Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong TTKDTM với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM, trong những năm qua, ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt nam nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì NHNo&PTNT Việt Nam, với vai trò là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, dịch vụ TTKDTM còn có những mặt hạn chế thể hiện qua số lượng tài khoản thanh toán của năm 2011 tăng 30% so với năm 2010, nhưng doanh số tiền gửi thanh toán năm 2011 chỉ tăng 11% so với năm 2010. Nhìn vào thực trạng của hệ thống NHNo&PTNT VN, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN” để làm đề tài luận văn thạc sỹ. Qua nghiên cứu tôi mong muốn đưa ra các giải pháp để dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT VN ngày càng phát triển. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Chương 2 : Lý luận chung về công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một Ngân hàng thương mại Chương 3 : Thực trạng công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt NamChương 4 : Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam

pdf17 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thập kỷ đầu tiên trong thế kỷ 21, thị trường Việt nam đã chứng kiến sự chuyển biến mạnh mẽ trong TTKDTM với sự ra đời của nhiều phương tiện và dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích đáp ứng được các nhu cầu của người sử dụng với phạm vi tiếp cận mở rộng tới các đối tượng cá nhân và dân cư. Từ nền tảng thanh toán hoàn toàn thủ công (mọi giao dịch thanh toán đều dựa trên cơ sở chứng từ giấy) chuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động sử dụng chứng từ điện tử, đến nay các giao dịch thanh toán được xử lý điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn. Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch được rút ngắn từ hàng tuần như trước đây xuống chỉ còn vài phút (đối với các khoản thanh toán khác hệ thống, khác địa bàn) và thậm chí chỉ trong vòng vài giây hoặc tức thời (đối với các khoản thanh toán trong cùng hệ thống, hoặc cùng địa bàn). Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM, trong những năm qua, ngành ngân hàng nói chung và hệ thống NHNo&PTNT Việt nam nói riêng đã tập trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanh toán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vào khu vực và thế giới. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì NHNo&PTNT Việt Nam, với vai trò là một trong bốn NHTM Nhà nước lớn của Việt Nam, dịch vụ TTKDTM còn có những mặt hạn chế thể hiện qua số lượng tài khoản thanh toán của năm 2011 tăng 30% so với năm 2010, nhưng doanh số tiền gửi thanh toán năm 2011 chỉ tăng 11% so với năm 2010. Nhìn vào thực trạng của hệ thống NHNo&PTNT VN, tôi quyết định chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT VN” để làm đề tài luận văn thạc sỹ. Qua nghiên cứu tôi mong muốn đưa ra các giải pháp để dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT VN ngày càng phát triển. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn Chương 2 : Lý luận chung về công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của một Ngân hàng thương mại Chương 3 : Thực trạng công tác phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam Chương 4 : Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 1.1. Tổng quan các kết quả nghiên cứu Với những lợi ích của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đề tài về phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt cũng đã được nhiều đề án, đề tài nghiên cứu đến vấn đề phát triển và hoàn thiện các phương tiện TTKDTM, như: Trong tài liệu hội thảo xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào tháng 05 năm 2005, về vấn đề TTLKDTM cũng được Thạc sỹ Lưu Thúy Mai – Thanh tra Ngân hàng Nhà nước có đề cập đến biện pháp mở rộng và phát triển TTKDTM. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 phê duyệt đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam và Quyết định số 2453/QĐ-TTg của Chính Phủ phê duyệt đề án đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015. Ngoài ra, qua tra cứu tại thư viện và website, tôi thấy cũng đã có một số đề tài luận văn thạc sỹ nghiên cứu về công tác phát triển dịch vụ TTKDTM, như: Ngô Văn Đức (2007), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam; Phạm Thùy Linh (2008), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng ở Việt Nam”; Nguyễn Thị Hương (2008), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTMM cổ phần Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hà Nội”; Mai Thị Thủy (2009), Luận văn thạc sĩ, “Giải pháp phát triển hoạt động TTKDTM tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”; Lê Thị Phương Nam (2010), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại kho bạc Nhà nước tỉnh Ninh Bình”; Phạm Thị Như Tuyết (2010), Luận văn thạc sĩ, “Phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đông Đô”; Các công trình nghiên cứu trên đã đánh giá được thực trạng sự phát triển về chất lượng dịch vụ TTKDTM và đưa ra nhưng tồn tại, hạn chế trong phát triền dịch vụ TTKDTM, đồng thời, đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ TTKDTM. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào lĩnh vực về việc phân tích, đánh giá lại thực trạng của các biện pháp đã sử dụng để phát triển dịch vụ TTKDTM và chỉ ra những tồn tại hạn chế của các biện pháp này, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp cho công tác phát triển dịch vụ TTKDTM. Qua quá trình nghiên cứu, đến thời điểm hiện tại, đề tài về “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Việt Nam”, tác giả cam kết chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT Việt Nam. 1.2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của luận văn - Mục đích nghiên cứu: + Hệ thống hóa lý luận về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM + Phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ TTKDTM và phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển dịch vụ này trong thời gian tới - Đối tượng nghiên cứu: công tác phát triển dịch vụ TTKDTM của một ngân hàng thương mại từ cơ sở lý thuyết đến cơ sở triển khai 1.3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại NHNo&PTNT Việt NAm + Phạm vi nghiên cứu về thời gian : giai đoạn 2007-2011 + Đề tài luận văn này tiếp cận theo hướng quản lý và phát triển dịch vụ ngân hàng trong marketing. Luận văn quan tâm đến quá trình và thủ tục liên quan đến việc phát triển dịch vụ ngân hàng mới; các yếu tố liên quan đến thành công trong việc sản phẩm mới được chấp nhận; làm thế nào để quản lý sản phẩm trong suốt vòng đời của nó trước sự cạnh tranh; cách thức sử dụng thương hiệu để tạo ra sự khác biệt về sản phẩm so với những lựa chọn tương tự rất giống nhau của các nhà cung cấp khác nhau trên thị trường - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập thông tin số liệu + Phân tích tổng hợp theo thời gian (giai đoạn 2007-2011); Phân tích tổng hợp theo không gian (so sánh với các ngân hàng khác); Phân tích tổng hợp theo nhóm vấn đề, nhóm đối tượng. + Phương pháp phân tích và dự báo: Phương pháp xu thế, phương pháp chuyên gia. CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA MỘT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng, với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng (cho vay), cung ứng các dịch vụ thanh toán. 2.2. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của NHTM 2.2.1. Thanh toán bằng Séc Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của người phát hành lập trên mẫu in sẵn do NHNN Việt Nam quy định, yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm Séc 2.2.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi – Lệnh chi Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng. 2.2.3. Thanh toán bằng Ủy nhiệm thu – Nhờ thu Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua. 2.2.4. Thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng là lệnh của người trả tiền yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định theo đúng những điều khoản đã ghi trên TTD. 2.2.5. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động (ATM). 2.3. Các nội dung chủ yếu của phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHTM 2.3.1. Phát triển các dịch vụ mới Phát triển dịch vụ mới là một nội dung quan trọng nhất của chiến lược cạnh tranh của ngân hàng, bởi các sản phẩm và dịch vụ mới sẽ làm đổi mới danh mục sản phẩm kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Có thể hiểu sản phẩm dịch vụ mới là những dịch vụ lần đầu tiên được đưa vào danh mục sản phẩm dịch vụ kinh doanh của ngân hàng. Theo cách hiểu này, sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng được chia làm 2 loại: Thứ nhất, sản phẩm dịch vụ mới hoàn toàn, là những sản phẩm dịch vụ mới đối với cả ngân hàng và thị trường. Ngân hàng sẽ không phải đối mặt với cạnh tranh nên có thể đưa đến thu nhập lớn cho ngân hàng. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ mới đối với bản thân ngân hàng, là sản phẩm chỉ mới đối với ngân hàng, không mới với thị trường. Loại dịch vụ này đã có sự cạnh tranh trên thị trường, thu nhập tiềm năng có thể bị giảm. Tuy nhiên, phát triển dịch vụ mới loại này giúp ngân hàng có thể tận dụng được lợi thế của người đi sau, tránh được những sai lầm của người đi trước. Vì vậy, phát triển loại sản phẩm dịch vụ này được coi là trọng tâm của xu thế phát triển sản phẩm dịch vụ mới trong các ngân hàng hiện nay. 2.3.2. Khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ Khác biệt hoá sản phẩm dịch vụ là với một dịch vụ đang cung cấp, ngân hàng làm khác đi theo nhiều cách khác nhau để phục vụ đa dạng những nhóm khách hàng khác nhau. 2.3.3. Xây dựng chính sách giá Chính sách giá của Ngân hàng thương mại là các nguyên tắc, cơ sở, qui định và phương pháp định giá cụ thể được Ngân hàng thương mại áp dụng trong việc ra quyết định giá. 2.3.4. Hoạt động phân phối Các sản phẩm dịch vụ TTKDTM ngân hàng có thể phân phối thông qua sự phối hợp giữa các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối hiện đại. + Kênh phân phối truyền thống tập trung vào 2 kênh được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam: Mạng lưới chi nhánh, đội ngũ bán hàng trực tiếp + Các kênh phân phối hiện đại: Sự phát triển của công nghệ đã tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến việc phân phối sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong vài thập niên gần đây và tốc độ thay đổi cũng như mức độ ảnh hưởng cũng đang ngày càng gia tăng. Trước tiên, các ngân hàng sử dụng các công nghệ trong các chi nhánh các ngân hàng như biện pháp giảm thiểu chi phí xử lý các công việc hàng ngày thông qua việc tập trung hóa và tự động hóa. Hiện nay, công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh trong việc phân phối sản phẩm và giao tiếp với khách hàng. Các kênh phân phối hiện đại đối với dịch vụ TTKDTM bao gồm: ATM, EFTPOST, Dịch vụ ngân hàng điện thoại (Telebanking), Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Online Banking). 2.3.5. Hoạt động truyền thông, xúc tiến Hoạt động truyền thông trong ngân hàng là một tiến trình trao đổi thông điệp có lời hoặc không lời của ngân hàng thông qua một kênh truyền thông theo cách thức nhất định đến người tiếp nhận thông điệp (khách hàng) nhằm để hiểu, phát triển và ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Những hình thức truyền thông mà NHTM có thể sử dụng: Quảng cáo, tài trợ, bán hàng cá nhân. Hoạt động xúc tiến trong ngân hàng thương mại là các hoạt động khuyến mại, giảm giá trong quá trình bán sản phẩm dịch vụ TTKDTM của ngân hàng thương mại nhằm thu hút khách hàng đối với một loại sản phẩm dịch vụ nào đó trong một thời gian nhất định. 2.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ TTKDTM của một số NHTM Kinh nghiệm của ngân hàng Citibank và HSBC trong phát triển dịch vụ TTKDTM như: - Tư vấn, hỗ trợ khách hàng thông tin cập nhật về hàng hóa, dịch vụ, thị trường - Không ngừng cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đặc biệt là hệ thống giao dịch trực tuyến, xây dựng các trung tâm thanh toán ở các châu lục - Đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. - Luân chuyển cán bộ từ phòng nghiệp vụ này sang phòng nghiệp vụ khác, nhằm giúp cho mỗi cán bộ nắm được một cách toàn diện các nghiệp vụ của ngân hàng. - Tìm hiểu phong tục tập quán địa phương phục vụ khách hàng giao dịch với các đối tác thành công.. Từ những kinh nghiệm của các ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam học tập trong công tác phát triển dịch vụ TTKDTM như: Đa dạng hóa danh mục dịch vụ thanh toán cung ứng trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin hiện đại; Nâng cao chất lượng các dịch vụ TTKDTM của mình, đặc biệt là tính an toàn để tạo lòng tin đối với khách hàng khi sử dụng dịch vụ; Cần tham gia vào các trung tâm thanh toán để mở rộng mạng lưới thanh toán của mình không những trong nước và trên thế giới; Cần có chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới khách hàng, mô hình một NHTM với bộ máy tổ chức, quản lý hợp lý. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NHNO&PTNT VIỆT 3.1. Giới thiệu khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngày 15/10/1996, được Thủ tướng chính phủ uỷ quyền, Thống đốc Ngân hàng Việt nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Trong nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam đã đạt được kết quả tốt, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam vẫn dẫn đầu hệ thống ngân hàng về thị phần huy động vốn và tín dụng. Các hoạt động dịch vụ phi tín dụng ngày càng phát triển cả về doanh số và chất lượng phục vụ Đến năm 2011, tổng tài sản có của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 561.249 tỷ đồng, tăng gấp 1,7 lần so với năm 2007. Trong giai đoạn 2007-2011, tổng tài sản tăng trưởng bình quân 22%/năm; Tổng nguồn vốn tăng trưởng bình quân 20%/năm; Tổng dư nợ nền kinh tế tăng trưởng bình quân 22%/năm; Chất lượng tín dụng được đảm bảo. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TTKDTM của NHNT&PTNT Việt Nam 3.2.1. Các nhân tố bên trong Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TTKDTM của NHNo&PTNT Việt Nam như: Định hướng chiến lược phát triển dịch vụ TTKDTM của ngân hàng; Vốn đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam; Cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ của NHNo&PTNT Việt Nam; Đội ngũ cán bộ ngân hàng; Mối quan hệ tương quan, gắn kết chặt chẽ giữa các dịch vụ ngân hàng. 3.2.2. Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ TTKDTM của NHNo&PTNT Việt Nam như: Môi trường pháp lý; Môi trường kinh tế vĩ mô; Yếu tố tâm lý, xã hội; Sự phát triển của khoa học công nghệ và viễn thông;Quá trình hội nhập kinh tế. 3.3. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ TTKDTM của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2007 – 2011 3.3.1. Sự phát triển về chủng loại và qui mô dịch vụ Phát triển dịch vụ TTKDTM là nhiệm vụ rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Vì vậy trong những năm qua NHNo&PTNT Việt Nam rất chú trọng tìm mọi biện pháp cải tiến dịch vụ thanh toán, đặc biệt là đẩy nhanh hiện đại hóa Ngân hàng để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán. - Thanh toán bằng Séc: Hiện nay chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2007 đạt 400 tỷ chiếm 0,11%, năm 2011 đạt 121 tỷ chiếm 0,01%. Tỷ trọng Séc chiếm rất nhỏ trong các loại phương tiện thanh toán, khách hàng ít sử dụng (chỉ chủ yếu thanh toán trong cùng địa phương và dùng để rút tiền mặt) và có xu hướng giảm dần qua các năm. - Thanh toán bằng UNC: ( hay còn gọi là lệnh chi ): Xuyên suốt giai đoạn năm 2007-2011, UNC vẫn là hình thức thanh toán chiếm tỷ trọng cao nhất xấp xỉ 90% trong tổng doanh số thanh toán. - Thanh toán bằng UNT: Chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2011 đạt doanh số thanh toán 150.337 tỷ chiếm 14,76% trong tổng giao dịch TTKDTM, tăng 138.537 tỷ và có xu hướng tăng trong những năm gần đây. - Thanh toán thẻ ngân hàng: Đối với thanh toán bằng thẻ chỉ đạt tỉ trọng 0,25% so với tổng TTKDTM, con số này qua nhỏ so với kỳ vọng của ngân hàng. - Thanh toán bằng Thư tín dụng: Đối với dịch vụ thanh toán qua Thư tín dụng, khách hàng sử dụng chủ yếu trong việc thanh toán xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, năm 2011, doanh số thanh toán đạt 154.680 tỷ giảm 12%, tổng thu phí dịch vụ giảm 26% so với năm 2010. Đối với công cụ thanh toán bằng Thư tín dụng tăng đều cho đến năm 2010, nhưng năm 2011 có dấu hiệu giảm. 3.3.2. Sự phát triển về chất lượng dịch vụ Trong giai đoạn năm 2007 – 2011, NHNo&PTNT Việt Nam đã có những bước hoàn thiện nhiều về chất lượng các dịch vụ TTKDTM như: hoàn thiện các mẫu phiếu, đơn giản các thủ tục thanh toán, cải thiện tốc độ và độ an toàn trong quá trình thanh toán. 3.4. Các biện pháp phát triển dịch vụ TTKDTM của NHNo&PTNT Việt Nam đã áp dụng 3.4.1. Phát triển dịch vụ mới và khác biệt hóa dịch vụ Phát triển dịch vụ mới của NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và dịch vụ TTKDTM mặt nói riêng mới đi theo một hình thức tự phát chưa có chiến lược cụ thể mà chỉ có chiến lược chung trong chiến lược của NHNo&PTNT Việt Nam trong đó có đề cập đến mục tiêu là đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ. Trong phát triển dịch vụ TTKDTM mới, NHNO&PTNT mới áp dụng biện pháp là tạo những dịch vụ mới về chủng loại (dịch vụ sao chép) mà trên thị trường đã xuất hiện nhưng chưa có ở NHNo&PTNT Việt Nam. Việc tạo ra sác sản phẩm dịch vụ TTKDTM mới này do Ban nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nghiên cứu và đề xuất. 3.4.2. Các biện pháp về phí dịch vụ Phí dịch vụ ngân hàng hay là giá cả dịch vụ là một vấn đề được khách hàng quan tâm khi lựa chọn ngân hàng giao dịch. Chính sách giá cả dịch vụ là chính sách quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh và thu nhập của ngân hàng. Mặc dù mức phí dịch vụ được NHNo&PTNT Việt Nam qui định một cách chặt chẽ qua từng thời kỳ, nhưng qui chế tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam lại cho phép Giám đốc các chi nhánh trong cùng hệ thống được quyết định mức phí áp dụng cho khách hàng của mình từ trên 50% mức qui định của NHNo&PTNT Việt Nam, phải được Tổng Giám đốc phê duyệt. Do vậy, với mục tiêu thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo thu nhập cho ngân hàng, các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam đã vận dụng qui định mức phí của NHNo&PTNT Việt Nam một cách linh hoạt kèm theo với chính sách khách hàng hợp lý. 3.4.3. Các biện pháp về phân phối Trong phát triển dịch vụ TTKDTM, NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng phối hợp giữa kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại để phát triển dịch vụ của mình, cụ thể các kênh phân phối đã được sử dụng trong việc phân phối dịch vụ TTKDTM bao gồm: 3.4.4. Các biện pháp về truyền thông, xúc tiến Về truyền thông, xúc tiến riêng cho các dịch vụ TTKDTM, NHNo&PTNT Việt Nam đã áp dụng các hình thức Quảng cáo, tài trợ, bán hàng khuyến mãi để quảng bá thương hiệu Agribank và các dịch vụ TTKDTM của ngân hàng đến khách hàng. Các biện pháp truyền thông, xúc tiến này do Ban Thông tin tuyên truyền đề xuất và triển khai Hoạt động truyền thông xúc tiến nhìn chung mới chỉ hoạt động mạnh cho việc quảng bá toàn hệ thông, hoạt động truyền thông xúc tiến cho từng sản phẩm dịch vụ thanh toán chưa thực sự phát triển, hệ thống mới có hoạt động quảng cáo về hệ thống thẻ vào năm 2008. Các dịch vụ TTKDTM khác chỉ được mô tả và quảng cáo trên trang Web của NHNo&PTNT Việt Nam chưa tạo được sự thu hút đối với khách hàng. 3.5. Đánh giá chung về phát triển dịch vụ TTKDTM tại NHNo&PTNT Việt Nam 3.5.1. Những kết quả đạt được TTKDTM của hệ thống NHNo&PTNT Việt nam trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đá
Luận văn liên quan