MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, tất cả các quốc gia đều coi con người là mục đích và
động lực cho sự phát triển. Nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong bối cảnh
các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm là nguồn lực con người (nguồn nhân
lực). Vì lẽ đó, các quốc gia đều quan tâm đến nguồn nhân lực qua chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục nói chung và giáo dục dạy nghề Việt Nam nói
riêng, hiện nay đã và đang thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy
mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.
Song với xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường tạo ra sự chuyển dịch lao động
giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo và làm việc ở những lĩnh
vực cao. Để thực hiện được có hiệu quả định hướng trên, mỗi quốc gia cần đặc biệt
quan tâm chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao tại các
Trường dạy nghề.
26 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận văn Phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề công nghiệp Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------
NGÔ PHƯƠNG THÚY
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 60.34.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ MINH TRAI
Phản biện 1: TS. NGUYỄN HOÀNG YẾN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN XUÂN VINH
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: 11 giờ 15’ ngày 02 tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, tất cả các quốc gia đều coi con người là mục đích và
động lực cho sự phát triển. Nguồn lực quan trọng cho sự phát triển trong bối cảnh
các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan hiếm là nguồn lực con người (nguồn nhân
lực). Vì lẽ đó, các quốc gia đều quan tâm đến nguồn nhân lực qua chiến lược phát
triển giáo dục và đào tạo. Giáo dục nói chung và giáo dục dạy nghề Việt Nam nói
riêng, hiện nay đã và đang thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy
mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường.
Song với xu thế hội nhập, việc mở cửa thị trường tạo ra sự chuyển dịch lao động
giữa các nước, đòi hỏi mỗi quốc gia càng phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, hướng tới xuất khẩu lao động qua đào tạo và làm việc ở những lĩnh
vực cao. Để thực hiện được có hiệu quả định hướng trên, mỗi quốc gia cần đặc biệt
quan tâm chú trọng đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao tại các
Trường dạy nghề.
Trong quyết định số: 630/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ về “Phê duyệt Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020” đã chỉ
rõ giải pháp “Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề tại
các Trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm dạy nghề ” là một trong hai giải pháp
đột phá đổi mới và phát triển dạy nghề ở Việt Nam.
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp (CĐNCN) Thanh Hoá là một trong các
trường được thành lập đầu tiên theo quyết định số 1985/QĐ-BLĐTBXH ngày
29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH trên cơ sở nâng cấp từ trường Kỹ thuật
Công nghiệp Thanh Hoá (thành lập năm 1961), trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá.
Trường CĐNCN Thanh Hoá là cơ sở đào tạo nghề với bề dày truyền thống 50 năm
đào tạo nghề, đội ngũ giảng viên (ĐNGV) của nhà trường không ngừng phát triển về
số lượng và chất lượng. Tuy nhiên nhằm để phục vụ tốt hơn cho thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì đội ngũ giảng viên của nhà
trường còn nhiều bất cập như: Số lượng giảng viên của trường còn thiếu, chưa đáp
2
ứng được sự tăng trưởng về quy mô đào tạo của nhà trường; trình độ giảng viên
không đồng đều và nhìn chung còn thấp, khả năng nghiên cứu khoa học, khả năng tự
học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế; cơ cấu đội ngũ giảng viên chưa đồng bộ, nhiều khoa, nhiều bộ môn
lực lượng giảng viên còn quá mỏng. Hơn nữa với sự phát triển như vũ bão của khoa
học công nghệ (KHCN) trên thế giới, các máy móc thiết bị ra đời đã ngày càng phong
phú đa dạng và hiện đại hơn, điều này đã gây khó khăn trong việc tiếp cận và vận
dụng công nghệ trong giảng dạy đối với đội ngũ giảng viên nghề. Thêm vào đó cũng
như các cơ sở giáo dục khác, nhà trường hiện cũng đang chịu tác động khắc nghiệt
của qui luật cạnh tranh về tuyển sinh và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường. Do
vậy, nhiệm vụ sắp tới nhất thiết cần phải phát triển đội ngũ giảng viên nhà trường
đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, và chuẩn về chất lượng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “ Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Thanh hoá ” đã được lựa chọn làm nội dung nghiên cứu
cho luận văn Thạc sỹ nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề về phát triển nguồn nhân lực đã thu hút
không ít sự quan tâm các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt các nhà nghiên cứu,
các viện các trường đại học Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên
các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực
và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội. Chẳng hạn:
- Tác giả Lê Thị Ái Lâm và tác giả Trần Văn Tùng: “Phát triển nguồn nhân lực
thông qua giáo dục và kinh nghiệm Đông Á”.
- Tác giả Kiều Thanh Uy “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Công
nghệ Hà Nội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà trường trong bối cảnh mới”, năm bảo
vệ 2012.
- Tác giả Lê Thị Mỹ Linh: “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhỏ
và vừa ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, năm bảo vệ 2009.
3
- Tác giả Trịnh Thị Mai: “Phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Đại
Nam giai đoạn (2013 – 2015)”, năm bảo vệ 2011.
- Tác giả Chu Hương Giang: “Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên của Trường Đại học Dân lập Lương Thế Vinh giai đoạn (2013 - 2015)”,
năm bảo vệ 2007.
- Tác giả Bùi Quốc Việt: “Phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Trường Đại
học Sư phạm Kĩ thuật Nam Định”, năm bảo vệ 2012.
Ngoài ra có các bài đăng trên các báo, tạp chí như bài viết của Ths. Phạm Xuân
Thu - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học dạy nghề về “Phát triển đội ngũ
giáo viên dạy nghề góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, tạp
chí tuyên giáo số 7 năm 2012. Tuy nhiên những kết quả được nghiên cứu về nguồn
nhân lực mới chỉ đề cập tới những vấn đề chung của nguồn nhân lực, và mới chỉ từng
bước giải quyết tháo gỡ những khó khăn trước mắt của những vấn đề cơ bản này.
Nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung trong những năm gần
đây đã được đề cập đến nhiều, còn nguồn nhân lực trong lĩnh vực dạy nghề nói riêng
lại ít được đề cập đến. Kế thừa có chọn lọc những thành tựu của các tác giả đi trước,
luận văn tập trung phân tích luận giải những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn đang
đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên trong lĩnh vực giáo dục dạy nghề
ở các Trường Cao đẳng nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường
CĐNCN Thanh Hóa nói riêng là cần thiết và không trùng lặp với các công trình đã
công bố trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu như sau:
- Khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực
trong tổ chức nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) trong các Trường
Cao đẳng dạy nghề nói riêng.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên của
Trường CĐNCN Thanh Hoá những năm qua.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá trong thời gian tới.
4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phát triển ĐNGV tại Trường Dạy nghề.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: nghiên cứu hoạt động phát triển đội ngũ giảng viên tại
Trường CĐNCN Thanh hoá.
+ Về thời gian: thực hiện nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
đội ngũ giảng viên tại Trường CĐNCN Thanh hoá trong giai đoạn 2010 - 2013 và đề
ra giải pháp cho giai đoạn 2013 - 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu:
+ Thu thập số liệu sơ cấp.
+ Thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp phân tích so sánh; phương
pháp dự báo; phương pháp chuyên gia.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt,
tài liệu tham khảo thì nội dung của luận văn được kết cấu gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên trong các trường dạy
nghề.
Chương 2: Thực trạng công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao
đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá.
Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Cao đẳng nghề
Công nghiệp Thanh Hoá.
5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ
1.1 Khái quát về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong
tổ chức
1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
Theo Giáo trình Quản trị Nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân do Th.s Nguyễn
Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên (2004) thì khái niệm này được hiểu
như sau:
“Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm
việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực của mỗi con người
mà nguồn nhân lực này gồm có thể lực và trí lực” [5, tr.8].
1.1.2 Khái niệm phát triển nguồn nhân lực
Phát triển NNL là quá trình gia tăng, biến đổi đáng kể về chất lượng của nguồn
nhân lực và sự biến đổi này được biểu hiện ở việc nâng cao năng lực và động cơ của
người lao động. Như vậy, thực chất của việc phát triển nguồn nhân lực là tìm cách
nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực đó.
1.1.3 Nội dung của công tác phát triển nguồn nhân lực
1.1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển
1.1.3.2 Mục tiêu của đào tạo và phát triển
1.1.3.3 Lựa chọn đối tƣợng đào tạo
1.1.3.4 Xây dựng chƣơng trình đào tạo và lựa chọn phƣơng pháp đào tạo
1.1.3.5 Dự tính chi phí cho đào tạo và phát triển
1.1.3.6 Thực hiện chƣơng trình đào tạo
1.1.3.7 Đánh giá chƣơng trình đào tạo
1.2 Giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên tại các Trƣờng dạy nghề.
1.2.1 Giảng viên
1.2.1.1 Khái niệm giảng viên
6
Theo Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 7 công bố thì giảng viên là nhà giáo làm nhiệm vụ
giảng dạy và nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ trong các trường ĐH - CĐ.
1.2.1.2 Giảng viên dạy nghề
► Khái niệm Dạy nghề
Là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm
sau khi hoàn thành khóa học tại Trường Cao đẳng, trung cấp nghề công lập hoặc tư
thục, tại các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp.
► Khái niệm Giảng viên dạy nghề
Giảng viên dạy nghề là người dạy lý thuyết, dạy thực hành hoặc vừa dạy lý
thuyết vừa dạy thực hành trong các cơ sở dạy nghề.
1.2.1.3 Giảng viên cơ hữu
Đội ngũ giảng viên cơ hữu là đội ngũ được tuyển dụng làm việc chính thức ở
trường Cao đẳng, Đại học.
1.2.1.4 Giảng viên thỉnh giảng
Đội ngũ giảng viên (ĐNGV) thỉnh giảng là đội ngũ được mời từ các trường cao
đẳng, đại học khác tham gia giảng dạy tại trường là các trường ngoài công lập, các
viện nghiên cứu, hoặc từ các doanh nghiệp.
1.2.2 Đội ngũ giảng viên
1.2.2.1 Đội ngũ
Đội ngũ là tập hợp một số đông người, cùng chức năng, nghề nghiệp được tập hợp
và tổ chức thành một lực lượng hoạt động trong hệ thống và cùng chung một mục đích
nhất định.
1.2.2.2 Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm cùng chức năng nhiệm vụ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tham gia công tác quản lý
đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học và các Trường dạy nghề.
7
1.2.3 Vai trò của giảng viên dạy nghề trong việc đảm bảo chất lượng
dạy nghề
- Vai trò là người thầy.
- Vai trò là nhà NCKH.
- Vai trò là người đồng nghiệp.
1.2.4 Công tác phát triển đội ngũ giảng viên tại các Trường Cao đẳng
dạy nghề
1.2.4.1 Phát triển đội ngũ giảng viên
Phát triển ĐNGV là phạm trù chỉ sự tăng tiến, chuyển biến theo chiều hướng
tích cực của ĐNGV trong việc hoàn thành mục tiêu GD&ĐT của các Trường Đại
học, Cao đẳng nói chung và các Trường dạy nghề nói riêng.
1.2.4.2 Mục đích phát triển đội ngũ giảng viên
Mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực lao động chất lượng cao cho xã hội.
1.2.4.3 Nội dung công tác phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.4.3.1 Công tác lập kế hoạch, quy hoạch đội ngũ giảng viên
1.2.4.3.2 Công tác tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên
1.2.4.3.3 Công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên
1.2.4.3.4 Các chính sách nhằm đảm bảo phát triển đội ngũ giảng viên
1.2.4.4 Các tiêu chí phản ánh chất lƣợng của công tác phát triển đội
ngũ giảng viên
1.2.4.5 Ý nghĩa của công tác phát triển đội ngũ giảng viên
Chiến lược giáo dục 2011-2020 đề ra mục tiêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo
đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa
tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”.
8
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG
NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HOÁ
2.1 Tổng quan về Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh hoá
Trường CĐNCN Thanh Hoá là một trong các trường được thành lập đầu tiên
theo quyết định số 1985/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ
LĐTB&XH.
2.1.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trƣờng CĐNCN Thanh Hoá
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
2.1.2 Quy mô đào tạo
Số lượng HSSV bình quân 4.000HSSV/năm; đào tạo 09 nghề trình độ cao
đẳng, 11 nghề trình độ trung cấp và 20 nghề sơ cấp; ngành nghề đào tạo: Công nghệ
thông tin, Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, Điện công nghiệp, Điện nước,
Điện tử công nghiệp, Công nghệ ôtô, Cắt gọt kim loại, Hàn, Nguội và lắp ráp cơ khí,
Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, Kế toán doanh nghiệp, May và thiết kế
thời trang.
2.1.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Trường CĐNCN Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2
khu: khu vực đang sử dụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng đang xây dựng 7
ĐẢNG UỶ HIỆU TRƢỞNG HỘI ĐỒNG KH & ĐÀO TẠO
PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG PHÓ HIỆU TRƢỞNG
ĐOÀN THỂ PHÒNG/BAN KHOA/BỘ MÔN TRUNG TÂM TV & GT VIỆC LÀM
9
ha. Đến hết năm học 2011/2012 qua kết quả của đoàn kiểm định - Tổng cục Dạy
nghề thì Nhà trường được đánh giá là một trong những trường có đủ trang thiết bị
theo khung quy định cho đào tạo cao đẳng nghề của BLĐTB-XH đã ban hành và đạt
cấp độ 3 theo quy định của BLĐTB-XH đã ban hành.
2.1.4 Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường
2.1.4.1 Mục tiêu của Nhà trƣờng
2.1.4.3 Nhiệm vụ của Nhà trƣờng
2.1.4.2 Chức năng của Nhà trƣờng
2.2 Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Trƣờng Cao đẳng nghề Công
nghiệp Thanh Hóa giai đoạn (2010 - 2013)
2.2.1 Tình hình về đội ngũ giảng viên của Nhà trường
■ Về số lƣợng của đội ngũ giảng viên Nhà trƣờng
Tính đến hết năm học (2012 – 2013), Trường CĐNCN Thanh Hóa có tổng số
nhân sự là: 212 người gồm cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên phục vụ các
phòng chức năng. Trong đó có 27 cán bộ, nhân viên phục vụ các phòng chức năng và
180 giảng viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy tại 10 khoa chuyên môn và thực
hiện công tác kiêm nhiệm tại các phòng ban khác, ngoài ra còn có 5 giảng viên thỉnh
giảng giảng dạy theo hợp đồng tại các khoa.
Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng giảng viên từ năm 2010 – 2013
Năm học 2010 - 2011 2011 - 2012 2012 - 2013
Giảng viên cơ hữu 170 175 180
Giảng viên thỉnh giảng 6 6 5
Cán bộ và nhân viên 26 26 27
Tổng số 202 207 212
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
■ Về cơ cấu của đội ngũ giảng viên
- Cơ cấu về giới tính.
- Cơ cấu về độ tuổi.
- Cơ cấu về chuyên môn.
10
Bảng 2.4: Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên toàn trƣờng từ năm
2010 đến 2013
Năm học
Tổng
số
giảng
viên
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
Số
lƣợng
Tỷ lệ
(%)
2010 - 2011 176 45 25,6 131 74,4
2011 - 2012 181 48 26,5 133 73,5
2012 - 2013 185 2 1,1 50 27 133 71,9
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
0
20
40
60
80
100
120
140
Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học
2010- 2011
2011- 2012
2012- 2013
Biểu đồ 2.3: Tổng hợp trình độ chuyên môn của giảng viên từ năm 2010 đến 2013
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
Qua số liệu tại bảng 2.4 và biểu đồ 2.3 có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên của
nhà trường hiện nay đang còn rất nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn, trình độ chủ
yếu của đội ngũ là đại học chiếm tỷ lệ từ 71,9% đến 80,1% trên tổng số giảng viên,
trình độ sau đại học còn hạn chế về số lượng đội ngũ giảng viên chỉ chiếm khoảng từ
19,9% đến 27% trên tổng số giảng viên. Ngoài ra nhà trường cũng chỉ mới có 2 tiến
sĩ, số lượng rất khiêm tốn.
2.2.2 Biện pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Nhà trường
2.3 Thực trạng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà
trƣờng
2.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ giảng
viên của Nhà trường.
11
2.3.1.1 Những yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến sự phát triển của
đội ngũ giảng viên
2.3.1.2 Những yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến sự phát triển của đội
ngũ giảng viên
2.3.2 Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà
trường
2.3.2.1 Thực trạng về công tác quy hoạch của đội ngũ giảng viên
- Quy hoạch về số lượng: Hàng năm nhà trường có đưa ra chỉ tiêu biên chế cụ
thể cho các ngành và dựa trên cơ sở đó nhà trường tiến hành tuyển dụng đội ngũ
giảng viên.
Bảng 2.6: Bảng thống kê hiện trạng CBGV ở các khoa tính đến năm học (2012 – 2013)
Đơn vị Tổng số GV
GV cơ
hữu
GV
thỉnh
giảng
TB số tiết
/GV/ năm
Khoa Công nghệ Thông tin 12 12 560
Khoa Điện 23 23 560
Khoa Điện tử 17 17 560
Khoa Cơ khí 21 21 560
Khoa Công nghệ Ô tô 16 16 560
Khoa Lý thuyết cơ sở 8 8 560
Khoa Khoa học cơ bản 22 17 5 640
Khoa Chính trị và Ngoại ngữ 15 15 560
Khoa Kinh tế 9 9 560
Khoa May và Thiết kế thời trang 5 5 560
Phòng, Ban còn lại 37 37 180
Tổng 185 180 5
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
- Quy hoạch về chất lượng: Nhà trường đưa ra kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng
và tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức; trình độ chuyên môn và
năng lực giảng dạy, NCKH, Ngoại ngữ, CNTT,..
12
Bảng 2.10: Đánh giá chất lƣợng đội ngũ giảng viên từ năm 2010 đến 2013
Năm học
Tổng số
GV
Xếp loại giảng dạy
GV giỏi GV khá
GV trung
bình
Gh
i
chú SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
2010 - 2011 176 31 18 131 74 14 8
2011 - 2012 181 33 18 133 73 15 9
2012 - 2013 185 38 21 130 71 17 8
(Nguồn: Phòng Tổ chức - hành chính Trường CĐNCN Thanh Hóa)
- Quy hoạch về cơ cấu: Nhà trường thực hiện quy hoạch về cơ cấu giới tính, độ
tuổi, chuyên môn.
2.3.2.2 Thực trạng về công tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên của Nhà
trƣờng
Hàng năm nhà trường lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng căn cứ vào yêu cầu quy
hoạch và định hướng phát triển của nhà trường. Đối tượng được tuyển dụng từ nhiều
nguồn như: một số được đào tạo từ các trường đại học sư phạm kỹ thuật, một tỷ lệ
khá lớn là những người đã có trình độ CMKT được bồi dưỡng kỹ năng nghề và
nghiệp vụ sư phạm để trở thành CBGV. Nhưng trên thực tế các trường đại học sư
phạm kỹ thuật mới chỉ đào tạo sư phạm kỹ thuật, bồi dưỡng kỹ năng nghề được
khoảng 30 trong tổng số hơn 400 nghề, chiếm 7,5% tổng số danh mục nghề đào tạo,
điều này tạo sự dư thừa nguồn giảng viên dạy nghề đối với các nghề này trong khi
các nghề khác còn thiếu hụt rất lớn.
2.3.2.3 Thực trạng về công tác tổ chức, thực hiện công tác đào tạo, bồi
dƣỡng và tự bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên
Trong 3 năm qua nhà trường đã liên tục cử CBGV đi đào tạo và bồi dưỡng
theo bảng thống kê dưới đây:
► Về công tác đào tạo nâng cao trình độ độ ngũ giảng viên
13
Bảng 2.12: Thống kê số lƣợng CBGV đƣợc đào tạo từ năm 2010 đến 2013
Năm học Nghiên cứu sinh Cao học Đại học Đại học (Bằng 2)
2010 - 2011 8 4
2011 - 2012 7 3
2012 - 2013 2 8 3 2
Tổng 2 23 10 2
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Trường CĐNCN Thanh hóa)
► Về bồi dưỡng
Bảng 2.13: