Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh chóng,
lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia cuộc chơi chung. Hội nhập kinh
tế quốc tế mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc nhận chuyển giao, tiếp
cận với khoa học công nghệ cao, chuyển giao về nghiên cứu phát triển, về thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao từ đó năng cao năng lực của mình.
Ngay từ năm 2006 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (TĐVTQĐ) đã thực hiện bước
đi đầu tiên ra nước ngoài đó là đầu tư vào thị trường Campuchia và Lào. Hiện tại
TĐVTQĐ đã đạt được những thành công nhất định tại 2 quốc gia này: 2 doanh nghiệp
TĐVTQĐ đầu tư (Metphone tại Campuchia) và liên doanh (StarTelecom tại Lào) đều trở
thành doanh nghiệp số 1 sau 2 năm cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh thành quả đạt
được đó, TĐVTQĐ cũng đang gặp phải vô vàn khó khăn thách thức, đó là: Thị trường
viễn thông di động tại Lào, Camphuchia hiện đã tới mức bão hòa; Các đối thủ của Tập
đoàn VTQĐ tại thị trường Lào, Campuchia bắt đầu nhận thức rõ sức mạnh của Tập đoàn
VTQĐ và đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược để đối phó. Vì vậy, Tập
đoàn VTQĐ cần có những giải pháp phát triển kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh
doanh tại thị trường Lào, Campuchia nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh doanh của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội trên khu vực ĐNA”.
Nội dung luận văn gồm có ba chương chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn
thông di động trên thị trường quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di
động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Phát triển kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trên khu vực ĐNA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng nhanh chóng,
lôi cuốn các quốc gia, các ngành, các lĩnh vực tham gia cuộc chơi chung. Hội nhập kinh
tế quốc tế mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc nhận chuyển giao, tiếp
cận với khoa học công nghệ cao, chuyển giao về nghiên cứu phát triển, về thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao từ đó năng cao năng lực của mình.
Ngay từ năm 2006 Tập đoàn Viễn thông Quân đội (TĐVTQĐ) đã thực hiện bước
đi đầu tiên ra nước ngoài đó là đầu tư vào thị trường Campuchia và Lào. Hiện tại
TĐVTQĐ đã đạt được những thành công nhất định tại 2 quốc gia này: 2 doanh nghiệp
TĐVTQĐ đầu tư (Metphone tại Campuchia) và liên doanh (StarTelecom tại Lào) đều trở
thành doanh nghiệp số 1 sau 2 năm cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên bên cạnh thành quả đạt
được đó, TĐVTQĐ cũng đang gặp phải vô vàn khó khăn thách thức, đó là: Thị trường
viễn thông di động tại Lào, Camphuchia hiện đã tới mức bão hòa; Các đối thủ của Tập
đoàn VTQĐ tại thị trường Lào, Campuchia bắt đầu nhận thức rõ sức mạnh của Tập đoàn
VTQĐ và đang có những điều chỉnh mạnh mẽ về chiến lược để đối phó. Vì vậy, Tập
đoàn VTQĐ cần có những giải pháp phát triển kinh doanh để tiếp tục phát triển kinh
doanh tại thị trường Lào, Campuchia nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh doanh của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội trên khu vực ĐNA”.
Nội dung luận văn gồm có ba chương chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn
thông di động trên thị trường quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của Tập
đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di
động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG DI ĐỘNG TRÊN
THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1.1 Nội dung phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông di động trên thị
trường quốc tế
Dịnh vụ thông tin di động được hiểu là dịch vụ truyền ký hiệu, số liệu, chữ viết,
âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin dưới dạng sóng giữa các các đối
tượng sử dụng dịch vụ thông tin di động tại mọi thời điểm, thời gian.
Kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp viễn thông di động là hoạt động đầu tư
thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm cung
cấp dịch vụ viễn thông di động tại nước đó.
Phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp viễn thông di động bao gồm hai
hoạt động chính:
Một là: các hoạt động mở rộng phát triển kinh doanh sang các thị trường mới xúc
tiến đầu tư, liên doanh, liên kết, mua bán sát nhập xin giấy phép kinh doanh.
Hai là: triển khai phát triển kinh doanh tại các thị trường đã có giấy phép kinh
doanh.
Việc mở rộng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông ra thị trường
nước ngoài là cơ sở giúp các doanh nghiệp đạt được bốn mục tiêu sau:
- Mở rộng phạm vi thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
- Tạo lợi thế cạnh tranh, giảm rủi ro trong kinh doanh.
- Tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu
- Tạo uy tín và hình ảnh trên thị trường quốc tế.
1.2 Đặc điểm thị trường các quốc gia ĐNA về viễn thông di động
ĐNA là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4,5 triệu km2, bao gồm 11 nước:
Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Đông Timor, Singapore, Myanmar, Brunei và
Malaixia. Vị trí địa lý dẫn tới khu vực ĐNA chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa tương
đối rõ rệt là: mua khô lạnh, mát và mùa mưa nóng ẩm. Khu vực ĐNA là một trong những
khu vực hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của hiệu ứng biến đổi khí hậu. Mưa bão, lũ
lụt, hạn hán liên tiếp xẩy ra.
Điều kiện tự nhiên như vậy gây khó khăn cho việc phát triển dịch vụ viễn thông di
động, hàng năm, mưa bão, lũ lụt ảnh hưởng lớn tới hoạt động phát triển hạ tầng mạng
lưới. Các khu vực hạn hán, đồi núi thiếu điện gây khó khăn cho việc triển khai, vận hành
khai thác các thiết bị viễn thông.
ĐNA là khu vực đông dân và có mật độ dân số cao nhất trên thế giới (hơn 640
triệu dân, mật độ trung bình 388 người/km2). Dân số các quốc gia trong khu vực thuộc
hàng dân số trẻ trên thế giới.
Mật độ dân số cao, kết cấu dân số trẻ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển
kinh doanh dịch vụ viễn thông di động.
Cơ sở viễn thông khu vực ĐNA phát triển không đồng đều, ngoài những nước đã
có thị trường viễn thông khá phát triển như Singapo, Thái Lan, Indonesia Malayxia các
nước khác trong khu vực đều có cơ sở hạ tầng về viễn thông còn hạn chế, lạc hậu so với
dòng chảy phát triển chung của viễn thông thế giới.
Về nhân lực, nhìn chung nhân lực lao động trong lĩnh vực viễn thông và CNTT tại
khu vực ĐNA còn thiếu và yếu. Đặc biệt các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu sản
xuất thiết bị, phần mềm và các chuyên gia, kiến trúc sư thiết kế các hệ thống viễn thông
lớn.
Các doanh nghiệp viễn thông di động trong khu vực cũng có sự phát triển không
đồng đều, chia làm hai cấp độ, các quốc gia như Singapore, Malayxia, Indoneixia, Thái
Lan có tiềm lực về vốn, nhân lực và công nghệ mạnh hơn hẳn các doanh nghiệp các quốc
gia còn lại.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp
viễn thông di động
Hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp viễn thông di động chịu tác động
rất lớn từ các yếu tố bên ngoài và yếu tố nội tại của ban thân doanh nghiệp, cụ thể:
Đối thủ cạnh tranh, chính sách kinh tế, khách hàng, yếu tố kinh tế và yếu tố kỹ
thuật là các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong
lĩnh vực viễn thông di động. Với xu thế hội nhập toàn cầu hóa, các quốc gia phải mở cửa
thị trường tất cả các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực viễn thông di động, việc mở cửa thị
trường làm tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông. Mặt khác, do sự giới
hạn về mặt tài nguyên cấp phát và viễn thông là một dịch vụ nhạy cảm chịu sự quản lý
chặt chẽ của nhà nước nên việc các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này chịu sự
tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của các chính sách quản lý của mỗi quốc gia.
Bên cạnh đó các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông do đặc thù là ngành cung cấp dịch vụ sử
dụng các kỹ thuật công nghệ cao, và thay đổi liên tục.
Bên cạnh các yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố bên trong bao gồm nguồn nhân lực, chính sách giá cước, các dịch vụ giá trị gia
tăng, hoạt động xây dựng thương hiệu, công tác chăm sóc khách hàng, hệ thống phân
phối sản phẩm và vốn.
Đối với mỗi doanh nghiệp, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt không thể thay thế,
bắt trước được. Trong lĩnh vực viễn thông di động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật có tay
nghề cao, cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh cũng phải là những người hết sức am hiểu
về kỹ thuật.
Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các doanh
nghiệp viễn thông luôn phải có chiến lược marketing đúng đắn, phát triển hệ thống phân
phối sản phẩm, bán hàng và chăm sóc khách hàng sâu rộng.
Mặt khác, việc đầu tư triển khai hạ tầng kinh doanh dịch vụ viễn thông di động hết
sức tốn kém, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một nguồn vốn lớn, kế hoạch tài chính ổn
định. Đặc biệt cho các dự án đầu tư nước ngoài.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG CỦA TĐVTQĐ
TẠI KHU VỰC ĐNA
2.1 Khái quát các điều kiện phát triển kinh doanh viễn thông di động của TĐVTQĐ
tại khu vực ĐNA
TĐVTQĐ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ viễn thông sang
các nước trong khu vực ĐNA đặc biệt là Lào và Campuchia.
Trong khu vực ĐNA, Lào và Campuchia là hai quốc gia có chung đường biên giới
với Việt Nam, có quan hệ về mặt chính trị và kinh tế hết sức gần gũi với Việt Nam. Hàng
năm Đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam đều dành sự quan tâm lớn và hỗ trợ cho hai
nước bạn. Đặc biệt trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
TĐVTQĐ là một doanh nghiệp trực thuộc bộ Quốc phòng Việt Nam, sớm có mối
quan hệ tốt đẹp với chính phủ và bộ Quốc phòng hai nước Lào và Campuchia. Được
chính phủ hai nước tạo điều kiện cho hoạt động xúc tiến đầu tư vào nước bạn, đặc biệt
trong lĩnh vực viễn thông.
Khi TĐVTQĐ bắt đầu đầu tư, thị trường Campuchia và Lào đều là thị trường có
mức độ thâm nhập khách hàng thấp, thể hiện: số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ít
(dưới 3 doanh nghiệp), số khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động dưới 5% dân
số.
Các doanh nghiệp viễn thông di động tại Lào và Campuchia đều có mạng lưới hạ
tầng viễn thông nghèo nàn, chỉ tập trung tại thủ đô.
Năm 2006 các nước khu vực ĐNA mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và đang
tập trung khôi phục phát triển kinh doanh trong nước, ngành sản xuất thiết bị viễn thông
trên thế giới bước vào chu kỳ suy thoái, các hãng sản xuất sẵn sàng bán thiết bị cho các
nhà khai thai với giá ưu đãi và chấp nhận trả chậm.
Việt Nam là nước ít bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng khu vực, khi đó
TĐVTQĐ sớm tận dụng được cơ hội đẩy mạnh, mở rộng đầu tư sang các quốc gia
khác.
Ngoài các nhân tố thuận lợi bên ngoài, TĐVTQĐ còn là một doanh nghiệp đã kinh
doanh thành công tại thị trường Việt Nam có nhiều điều kiện tương đồng với thị trường
Lào và Campuchia, TĐVTQĐ có những yếu tố nội lực mạnh để phát triển kinh doanh ra
thị trường quốc tế đó là: một lực lượng lao động với trình độ chuyên môn cao; các kinh
nghiệm phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông sâu rộng.
2.2 Thực trạng kinh doanh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
Tới hết tháng 9 năm 2013, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã có được giấy phép
kinh doanh và thực hiện triển khai kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại ba nước
trong khu vực ĐNA bao gồm: Campuchia, Lào và Đông Timor.
Các doanh nghiệp TĐVTQĐ đầu tư tại Lào và Campuchia đề đã trở thành những
doanh nghiệp viễn thông số một tại quốc gia đó. Năm 2012 TĐVTQĐ đã mang về nước
hơn 1470 tỷ VNĐ từ thị trường các nước trong khu vực ĐNA.
2.3 Đánh giá tính hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động của
TĐVTQĐ tại khu vực ĐNA
Sau bảy năm kể từ khi bắt đầu thực hiện chiến lược đầu tư vào các thị trường khu
vực ĐNA Tập đoàn VTQĐ đã thu được những thành tựu quan trọng đó là:
- TĐVTQĐ đã có được giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại 3
nước đó là: Campuchia, Lào và Đông Timor. Với 3 thị trường đầu tư, Tập đoàn VTQĐ
đã có được một thị trường ~ 22 triệu dân (Campuchia 15 triệu, Lào 7 triệu, Đông Timor
1,3 triệu) với 6 triệu thuê bao tương đương 1/6 thị trường trong nước. Năm 2012, doanh
thu từ 2 thị trường Lào, Campuchia đạt xấp xỉ 9177 tỷ VNĐ, lợi nhuận xấp xỉ 3129 tỷ
VNĐ.
- TĐVTQĐ đã có được một mạng lưới hạ tầng vững chắc gồm: tuyến cáp quang
đường trục Đông Dương (dài hơn 5300 km) đi qua các nước Việt Nam, Lào, Campuchia
và hai tuyến cáp quang biển kết nối quốc tế AAG (2012), APG (2014) đảm bảo kết nối
với mạng Internet toàn cầu. Trước đó, dung lượng kết nối quốc tế Internet của Lào và
Campuchia hết sức đắt đỏ gây khó khăn cho việc phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng
trên nền công nghệ truy cập Internet 3G, 4G.
TĐVTQĐ đã có một đội ngũ cán bộ lao động kỹ thuật, quản lý, kinh doanh có bản
lĩnh đương đầu khó khăn thử thách khi đầu tư tại thị trường nước ngoài.
Hoạt động đầu tư, sản xuất ở Lào, Campuchia, Đông Timor góp phần củng cố
mối quan hệ hữu nghị giữa các nước trong khu vực: Tập đoàn VTQĐ đã thực hiện các
chương trình hỗ trợ chính phủ nước Lào, Campuchia, Đông Timor xây dựng hệ thống
truyền hình hội nghị tại các tỉnh, xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho quốc hội,
chính phủ cùng với các chương trình xã hội như xây dựng trường học, cung cấp Internet
miễn phí cho trường học,
Bên cạnh đó, sự thành công của TĐVTQĐ khi đầu tư ra nước ngoài còn là cầu nối
cho các doanh nghiệp giữa Việt Nam với các nước trong khu vực mở rộng quan hệ hợp
tác đầu tư sang các lĩnh vực khác.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động đầu tư của TĐVTQĐ tại thị
trường ĐNA còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Việc phát triển mở rộng thị trường mới gặp rất nhiều khó khăn thách thức, ngoài
3 nước Campuchia, Lào và Đông Timor đã có giấy phép đầu tư, những thị trường còn lại
đều là thách thức hết sức khó khăn với TĐVTQĐ, trong đó quan trọng nhất phải kể đến
thị trường Myanmar với dân số đạt xấp xỉ 60 triệu, thị trường viễn thông di động còn ở
giai đoạn sơ khai chưa phát triển (tương tự thị trường Việt Nam những năm 90 thế kỷ
XIX) là đối tượng được nhiều tập đoàn viễn thông trên thế giới ngắm tới (TĐVTQĐ đã
không đạt được giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại thị trường này vào
tháng 6 năm 2013). Các thị trường như Singapore, Malayxia, Indoneisia, Philipin và Thái
Lan đều là những thị trường viễn thông đã phát triển, bão hòa và có mức độ phát triển
hơn hẳn thị trường Việt Nam.
- Ngay tại những thị trường đã có giấy phép đầu tư và kinh doanh thành công Tập
đoàn VTQĐ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn: bất ổn chính trị tại Campuchia 6 tháng
đầu năm 2013 khiến cho hoạt động kinh doanh của Metfone chỉ đạt 70% kế hoạch đề ra
(gần như không tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước). Tại Lào kế hoạch kinh doanh 6
tháng đầu năm 2013 cũng chỉ đạt 90% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch tăng 25% so với
cùng kỳ năm trước).
- Về công tác phát triển hạ tầng mạng lưới: việc mở rộng hạ tầng mạng lưới tại
Campuchia và Lào gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là việc thiếu điện ở thị trường
Campuchia. Hơn 50% số trạm phát sóng ở thị trường Campuchia mất điện hơn 8h/ngày.
Điều này đòi hỏi Tập đoàn VTQĐ phải đầu tư máy phát điện và hệ thống ắc quy dự
phòng. Điều này dẫn tới chi phí đầu tư, vận hành khai thác tăng cao.
- Về công tác nhân sự: Tập đoàn VTQĐ đang tiếp tục đầu tư phát triển các thị
trường khác trên thế giới, nguồn lực được ưu tiên cho việc phát triển các thị trường mới,
dẫn tới thiếu nhân sự giỏi cho thị trường Lào, Campuchia. Điều này được phản ánh qua
việc tại thị trường Campuchia Tập đoàn VTQĐ đã phải thay Tổng giám đốc 2 lần trong
thời gian 8 tháng gần đầy. Mặt khác, cơ chế tiền lương cùng chế độ đãi ngộ chưa thực sự
cạnh tranh cũng là rào cản khiến nhiều nhân sự có chuyên môn chuyển khỏi các công ty
Tập đoàn VTQĐ đầu tư sau một thời gian làm việc có kinh nghiệm.
- Về phát triển sản phảm mới: việc bão hòa các dịch vụ thoại, tin nhắn truyền
thống đòi hỏi Tập đoàn VTQĐ phải phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng và đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào đời sống, tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư tại Lào và
Campuchia cũng chưa thật sự tạo ra được các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin
phù hợp với văn hóa người Lào và Campuchia. Việc ra đời các ứng dụng cho phép gọi
điện và nhắn tin miễn phí qua mạng dẫn tới việc thay đổi hành vi sử dụng khách hàng.
Việc sử dụng các dịch vụ miễn phí có thể khiến doanh thu các nhà mạng giảm từ 20-50%,
các doanh nghiệp Tập đoàn VTQĐ đầu tư cũng không ngoại lệ.
Một số nguyên nhân chính dẫn đến các hạn chế trên trong việc phát triển kinh
doanh dịch vụ viễn thông di động của TĐVTQĐ tại khu vực ĐNA bao gồm:
- Chiến lược đầu tư và phát triển kinh doanh của Tập đoàn VTQĐ được xây dựng
từ kinh nghiệm phát triển tại thị trường Việt Nam, nó chỉ phù hợp với việc phát triển kinh
doanh dịch vụ viễn thông di động tại các thị trường kém phát triển nó thiên về phát triển
chiều rộng, dựa trên việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ cơ bản (thoại và tin nhắn) với giá
thành thấp. Với những quốc gia phát triển thì chiến lược này gặp rất nhiều khó khăn.
- Việc đầu tư của Tập đoàn VTQĐ tại Lào và Campuchia phụ thuộc nhiều vào
quan hệ chính trị giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ Lào và Campuchia. Việc bất ổn
chính trị tại thị trường Campuchia sẽ gây ra nhiều bất lợi đối với doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và Tập đoàn VTQĐ nói riêng tại thị trường này.
- Công nghệ, kỹ thuật đầu tư cho các thị trường cũng không được đổi mới kịp thời
tạo nên hạn chế trong việc quản lý, vận hành khai thác và tạo ra các dịch vụ giá trị gia
tăng cho người dùng, điển hình là việc quản lý các dịch vụ thoại và tin nhắn miễn phí trên
mạng.
- Là doanh nghiệp nhà nước nên Tập đoàn VTQĐ cũng khó tránh khỏi những hạn
chế về công tác tổ chức nhân sự, sự yếu kém và trì trệ của bộ máy quản lý nhân sự dẫn tới
việc ban hành các chế độ đãi ngộ người lao động luôn chậm trễ.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA TĐVTQĐ TẠI KHU VỰC ĐNA
3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của TĐVTQĐ tại khu vực ĐNA
tới năm 2020
Mục tiêu phát triển kinh doanh của TĐVTQĐ tại khu vực ĐNA tới năm 2020 nằm
trong chiến lược phát triển kinh doanh chung của Tập đoàn trong đó tập trung đẩy mạnh
đầu tư ra thị trường nước ngoài nhằm đạt được một thị trường với quy mô 400 tới 500
triệu dân vào năm 2015 và 1 tỉ dân vào năm 2020 làm cơ sở cho việc phát triển bốn mũi
nhọn chính bao gồm:
(1) Đẩy mạnh đầu tư nước ngoài, đưa giải pháp Việt Nam ra thế giới phấn đấu tới năm
2020 vào top 10 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất trên thế giới.
(2) Đưa viễn thông và công nghệ thông tin len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống nhằm
tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng cho ngành viễn thông, phù hợp với xu thế hội tụ
giữa viễn thông và công nghệ thông tin.
(3) Đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông, làm chủ công nghệ, tạo ra sản
phẩm Việt Nam hỗ trợ cho chiến lược đầu tư phát triển kinh doanh viễn thông tại
thị trường nước ngoài.
(4) Phân phối bán lẻ: đưa sản phẩm công nghệ tới tận tay người tiêu dùng, phát triển
sâu rộng mạng lưới phân phối tới mức xã.
Như vậy, tương lai của Tập đoàn VTQĐ được đặt đồng thời lên bốn hướng phát
triển chiến lược, ví như một cỗ máy có 4 động cơ. Trong đó sức mạnh cốt lõi vẫn là viễn
thông và công nghệ thông tin. Cả 4 động cơ ấy đều cùng chung một chiến lược là đưa sản
phẩm cao cấp trở thành hàng hóa bình dân và mang đến cho số đông người tiêu dùng.
3.2 Một số giải pháp Phát triển kinh doanh dịch vụ dịch vụ viễn thông di động của
Tập đoàn Viễn thông Quân đội tại khu vực ĐNA
Trên cơ sở các mục tiêu chiến lược đã đề ra, để thúc đẩy phát triển kinh doanh
dịch vụ viễn thông di động tại khu vực ĐNA, TĐVTQĐ cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp sau:
- Giải pháp phát triển sản phẩm nhằm tạo ra các dịch vụ giá trị gia tăng kích thích
khách hàng tiêu dùng tăng doanh thu trên mỗi khách hàng hàng tháng. Để thực hiện điều
này, Tập đoàn VTQĐ phải tích hợp công nghệ thông tin với viễn thông tạo ra nhiều ứng
dụng công nghệ thông tin hơn nữa cho khách hàng di động.
- Giải pháp phát triển chất lượng: đối với lĩnh vực viễn thông di động, chất lượng
dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào công nghệ sử dụng và sự phát triển hạ tầng mạng lưới. Để
thực hiện nâng cao chất lượng, Tập đoàn VTQĐ không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư
mạng di động thế hệ thứ 3 thay thế cho thế hệ thứ 2 đảm bảo cung cấp cho người dùng
tốc độ truy nhập Internet cao hơn, chất lượng âm thanh tốt hơn, cho phép triển khai nhiều
ứng dụng mới trên đó (ví dụ thế hệ di động thứ 2 không cho phép cuộc gọi hiện thị hình
ảnh người gọi, với thế hệ di động thứ 3 cho phép người gọi và người được gọi nhìn thấy
hình ảnh của nhau). Cùng với việc đổi mới công nghệ, Tập đoàn VTQĐ cũng không
ngừng phát triển hạ tầng, mở rộng vùng phù.
- Giải pháp phát triển thuê bao và mở rộng thị phần: tại các nước đã triển khai kinh
doanh, Tập đoàn VTQĐ tiếp tục thực hiện các chính sách bán hàng sâu rộng nhằm phát
triển thuê bao, tạo ra các gói giá, dịch vụ gia tăng mới nhằm tăng doanh thu. Với những
thị trường chưa có giấy phép kinh doanh, cụ thể thị trường Myanmar Tập đoàn VTQĐ
cần đẩy mạnh xúc tiến hợp tác liên doanh, liên kết với doanh nghiệp có sẵn giấy phép để
có thể triển khai kinh doanh.
- Việc ph