Tóm tắt Luận văn - Phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Tài chính - Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế, hệ thống đó hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả sẽ là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Doanh nghiệp SME) nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, mang lại nguồn thu nhập lớn đối với hoạt động của mỗi Tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng luôn tìm mọi cách để mở rộng hệ thống khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ về tín dụng và nâng cao chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Doanh nghiệp trong thời gian tới. Để giữ vững thị phần và phát triển tín dụng doanh nghiệp trong điều kiện luôn phải cạnh tranh với các Tổ chức Tín dụng khác, Ngân hàng luôn cần có những định hướng phát triển về tín dụng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cho mình. Xác định được tính quan trọng của tín dụng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển ngân hàng, với tiềm năng khai thác và phát triển với nhóm khách hàng là Doanh nghiệp SME còn rất lớn, để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và giải quyết những thách thức đang đặt ra, bảo đảm dự phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần phát triển tín dụng Doanh nghiệp SME theo hướng bề vững, tranh thủ những lợi thế và giải quyết các khó khăn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho khách hàng. Bản thân đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

pdf10 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống Tài chính - Ngân hàng được ví như hệ thần kinh của cả nền kinh tế, hệ thống đó hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả sẽ là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng hiệu quả, kích thích tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (Doanh nghiệp SME) nói riêng là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ đạo, mang lại nguồn thu nhập lớn đối với hoạt động của mỗi Tổ chức tín dụng, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng luôn tìm mọi cách để mở rộng hệ thống khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ về tín dụng và nâng cao chất lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của Doanh nghiệp trong thời gian tới. Để giữ vững thị phần và phát triển tín dụng doanh nghiệp trong điều kiện luôn phải cạnh tranh với các Tổ chức Tín dụng khác, Ngân hàng luôn cần có những định hướng phát triển về tín dụng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng cho mình. Xác định được tính quan trọng của tín dụng cho nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự phát triển ngân hàng, với tiềm năng khai thác và phát triển với nhóm khách hàng là Doanh nghiệp SME còn rất lớn, để khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội và giải quyết những thách thức đang đặt ra, bảo đảm dự phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần phát triển tín dụng Doanh nghiệp SME theo hướng bề vững, tranh thủ những lợi thế và giải quyết các khó khăn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cho khách hàng. Bản thân đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng”. - Mục tiêu nghiên cứu đề tài:  Hệ thống hoá được cơ sở lý thuyết về tín dụng và Doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Làm rõ được nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ.  Phân tích được tình hình phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong giai đoạn 2010 - 2014.  Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển tín dụng cho nhóm khách hàng là các doanh nghiệp SME. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân, hạn chế trong việc phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng trong thời gian qua.  Đề xuất được các giải pháp phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian tới. - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, cụ thể là phát triển cho vay đối với các Doanh nghiệp SME. - Phương pháp thu thập số liệu:  Dữ liệu thứ cấp: Qua nghiên cứu, thu thập từ các nguồn tài liệu sẵn có: Báo cáo tổng kết, tổng hợp số liệu... để đánh giá thực trạng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Với đề tài nêu trên, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả khái quát đối tượng nghiên cứu. Trong đó phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng nhiều nhất. NỘI DUNG LUẬN VĂN  Chương 1. Những vấn đề cơ bản về phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME tại các Ngân hàng TMCP. 1.1. Tổng quan về tín dụng tại các Ngân hàng TMCP - Trình bày các nội dung cơ bản về Khái niệm, Đặc điểm, Vai trò của tín dụng Doanh nghiệp và Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp tại các Ngân hàng TMCP hiện nay. 1.2. Những vấn đề cơ bản về Doanh nghiệp SME - Trình bày Khái niệm và các đặc điểm của Doanh nghiệp SME trong nền kinh tế; Cũng như tiêu chí phân loại Doanh nghiệp SME hiện nay. - Một số Đặc điểm của Doanh nghiệp SME:  Đa dạng về loại hình sở hữu  Quy mô vốn, lao động nhỏ và khó tiếp cận thị trường  Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính  Tính năng động và linh hoạt cao  Trình độ quản lý chưa cao  Lao động có trình độ thấp và sử dụng công nghệ cũ  Khó tiếp cận với nguồn vốn từ Ngân hàng - Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp SME  Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ các Doanh nghiệp SME phát triển, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh của các Doanh nghiệp SME.  Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp SME tiếp cận các nguồn vốn từ nước ngoài.  Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệ thống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các Doanh nghiệp SME.  Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp SME.  Góp phần nâng cao trình độ công nghệ khoa học, chất lượng và mẫu mã sản phẩm  Góp phần nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và trình độ tay nghề người lao động 1.3. Phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME 1.3.1. Nội dung phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME: - Theo các quan điểm khác nhau, phát triển được hiểu là quá trình thăng tiến, chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời ký nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện, tiến bộ về cơ cấu kinh tế; Đó là sự nâng cao chất lượng, sự tiến bộ, thịnh vượng làm cho tốt đẹp hơn. Như vậy, phát triển tín dụng SME dựa trên hai khía cạnh là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.  Phát triển tín dụng theo chiều rộng Phát triển tín dụng SME theo chiều rộng là việc tăng lên theo quy mô, số lượng của các sản phẩm dịch vụ mới, khách hàng, số dư cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng theo tiêu chí nhóm đối lượng khác nhau và mở rộng thị trường mới gồm: (1) Phát triển các sản phẩm, dịch vụ làm gia tăng giá trị gia tăng, khai thác các dịch vụ mang lại giá trị lớn, các dịch vụ có lợi thế cạnh tranh. (2) Thu hút khách hàng tiềm năng thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng, thị trường. (3) Mở rộng các thị trường mới. (4) Phát triển dịch vụ tín dụng mới hoàn toàn trên thị trường và phát triển các sản phẩm, dịch vụ đã có trên thị trường trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng.  Phát triển tín dụng theo chiều sâu Việc phát triển tín dụng theo chiều sâu có thể xem xét dưới các góc độ: (1) Nâng cao chất lượng dịch vụ. (2) Cơ cấu dịch vụ hợp lý. (3) Nâng cao hiệu quả của dịch vụ thông qua các chỉ số nguồn thu, các chỉ số an toàn vốn, rủi ro trong quá trình thực hiện. 1.3.2. Các tiêu chí phản ánh phát triển tín dụng SME 1.3.2.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô, tăng trưởng dư nợ cho vay Giá trị tăng trưởng cho vay DN SME = Dư nợ cho vay DN SME năm (t) - Dư nợ cho vay DN SME năm (t-1) 1.3.2.2. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng dư nợ và tăng tưởng dư nợ cho vay  Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp SME trên tổng dư nợ Tỷ trọng dư nợ cho vay SME (%) = Dư nợ cho vay DN SME Tổng dư nợ cho vay  Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp SME Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DN SME (%) = Dư nợ cho vay DN SME năm (t) -1 Dư nợ cho vay năm (t-1) 1.3.2.3. Chỉ tiêu phản ánh đa dạng hóa, kết cấu cho vay Doanh nghiệp SME 1.3.2.4. Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp SME  Tăng trưởng Lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp SME Giá trị tăng trưởng Lợi nhuận = LN từ cho vay DN SME năm (t) - LN từ cho vay DN SME năm (t-1)  Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp SME Tốc độ tăng trưởng Lợi nhuận (%) = LN từ cho vay DN SME năm (t) -1 LN từ cho vay DN SME năm (t-1) 1.3.2.5. Chỉ tiêu về chất lượng khoản vay  Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) = Dư nợ xấu cho vay DN SME Tổng dư nợ cho vay DN SME  Tốc độ tăng trưởng nợ xấu Tốc độ tăng trưởng nợ xấu (%) = Nợ xấu năm (t) - Nợ xấu năm (t-1) Nợ xấu năm (t-1) 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng Doanh nghiệp SME - Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô  Môi trường chính trị  Môi trường pháp luật  Môi trường kinh tế - xã hội  Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp SME  Đối thủ cạnh tranh - Yếu tố về phía các Doanh nghiệp SME  Năng lực tài chính Doanh nghiệp SME  Năng lực tổ chức quản lý của Doanh nghiệp SME  Năng lực sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp SME  Năng lực phát triển thị trường của Doanh nghiệp SME - Các yếu tố nội bộ các Ngân hàng TMCP  Năng lực tài chính  Năng lực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh  Năng lực phát triển thị trường  Chính sách tín dụng của ngân hàng  Quy trình cấp tín dụng và chất lượng dịch vụ tín dụng  Chương 2. Thực trạng phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - Trình bày các nội dung chung về lịch sử hình thành, phát triển; Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển và giá trị cốt lõi; cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) - Kết quả hoạt động và kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian gần đây: 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.2.1. Khái quát chung về tín dụng cho Doanh nghiệp SME tại VP Bank - Giới thiệu một số nội dung chính của hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp SME trong thời gian qua tại VP Bank. - Kết quả hoạt động tín dụng cho Doanh nghiệp SME  Quy mô, tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp SME Tốc độ tăng trưởng dư nợ toàn hệ thống năm sau so với năm trước tương đối nhanh  Đa dạng hóa cho vay theo loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh Nhóm khách hàng là công ty TNHH và Công ty Cổ phần chiếm tỷ trọng dư nợ là chủ yếu (trên 80% dư nợ vay Doanh nghiệp SME). Xu hướng cơ cấu tỷ trọng nợ vay: Công ty TNHH có xu hướng giảm xuống và công ty Cổ phần lại tăng lên. Ngành nghề luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu dư nợ là các Doanh nghiệp SME là Thương mại, sản xuất và chế biến (tỷ trọng thường chiếm trên 70% giá trị dư nợ SME toàn hệ thống).  Lợi nhuận từ tín dụng cho Doanh nghiệp SME Lợi nhuận từ nhóm khách hàng trong những năm gần đây luôn tăng đều hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2012 có đột biến do ngân hàng đẩy mạnh hoạt động cho vay doanh nghiệp SME.  Chất lượng khoản nợ Tỷ lệ nợ quá hạn trong những năm gần đây tương đối cao Tỷ lệ nợ xấu trong các năm 2013 và 2014 ở mức cao, khoảng 10% tổng dư nợ nhóm khách hàng Doanh nghiệp SME. 2.2. Đánh giá thực trạng phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 2.2.1. Những kết quả đạt được - Dư nợ cho vay Khách hàng Doanh nghiệp SME tăng nhanh hàng năm - Tỷ trọng Dư nợ cho Doanh nghiệp SME ổn định trong Tổng dư nợ - Lợi nhuận từ cho vay Doanh nghiệp SME tăng nhanh qua các năm - Sản phẩm cho vay đa dạng, linh hoạt 2.2.2. Hạn chế - Tỷ lệ nợ xấu tương đối cao - Một số nhóm ngành có tỷ lệ cho vay còn thấp 2.2.3. Nguyên nhân - Nguyên nhân từ phía khách hàng  Phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME trong những năm qua đã được nhiều kết quả khả quan nhưng vấn đề Marketing, phát triển thị trường và khách hàng mới vẫn chưa phát huy hiệu quả như kỳ vọng.  Một số loại hình doanh nghiệp chưa được chú trọng và tập trung phát triển cho vay, thiếu các sản phẩm đặc thù cho các nhóm khách hàng riêng biệt.  Vấn đề thẩm định, giám sát tín dụng trong quá trình cấp tín dụng đã tác động đến chất lượng khoản vay trong thời gian qua.  Chất lượng nguồn nhân lực của ngân hàng trong phân khúc khách hàng Doanh nghiệp SME còn nhiều hạn chế.  Hạn chế về tiềm lực tài chính  Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho nhóm khách hàng Doanh nghiệp SME còn hạn chế. - Nguyên ngân từ phía Doanh nghiệp và môi trường kinh tế vĩ mô  Chương 3. Giải pháp phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 3.1. Phân tích SWOT về tín dụng cho doanh nghiệp SME Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) - Quy mô vốn của Ngân hàng VP Bank; - Sản phẩm Dịch vụ hoàn chỉnh và linh hoạt; - Hệ thống công nghệ thông tin; - Hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn. - Thị phần, mạng lưới trung tâm SME còn hạn chế so với tiềm năng; - Chính sách Marketing chưa mang lại hiệu quả cao; - Quy trình, thủ tục vẫn mất nhiều thời gian xử lý. Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats) - Môi trường kinh doanh cho ngân hàng được cải thiện; - Tiềm năng phát triển khách hàng Doanh nghiệp SME còn rất lớn; - Minh bạch thông tin. - Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD; - Sự thay đổi của Pháp luật và cải tiến công nghệ; - Nguồn nhân lực chất lượng; - Sự thay đổi thị hiếu và nhu cầu của khách hàng 3.2. Định hướng phát triển tín dụng cho doanh nghiệp SME 3.2.1. Định hướng phát triển chung Doanh nghiệp SME - Các định hướng chính sách hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp SME như: Chính sách khuyến khích đầu tư thông qua biện pháp tài chính, tín dụng; Chính sách thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để bảo lãnh cho Doanh nghiệp SME; Chính sách về mặt bằng sản xuất cho Doanh nghiệp SME; Chính sách về thị trường và cạnh tranh; Chính sách về xúc tiến xã hội. 3.2.2. Định hướng phát triển của ngân hàng VPBank - Mục tiêu: Trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. - Sứ mệnh phát triển: Đối với khách hàng, Đối với nhân viên, Đối với cổ đông, Đối với cộng đồng và vấn đề thương hiệu - Định hướng phát triển tín dụng SME trong thời gian tới  Đảm bảo nguồn lực tài chính  Chiến lược  Thị trường  Sản phẩm và dịch vụ  Nguồn lực và tổ chức  Hệ thống vận hành  Quản trị rủi ro 3.3. Giải pháp phát triển tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 3.3.1. Các giải pháp về thị trường, mạng lưới kinh doanh 3.3.2 Các giải pháp về phát triển khách hàng 3.3.3 Các giải pháp về chính sách phát triển sản phẩm, dịch vụ 3.3.4 Các giải pháp về giám sát tín dụng và xử lý nợ xấu 3.3.5 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 3.3.6 Đầu tư phát triển công nghệ tiên tiến, hiện đại KẾT LUẬN Phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp nói chung và cho doanh nghiệp SME nói riêng đang được các ngân hàng hướng tới. Đây là xu thế phát triển, là định hướng kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường. Việc đánh giá được thực trạng phát triển tín dụng tại mỗi ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển lâu dài của mỗi ngân hàng thương mại. Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn về phát triển tín dụng doanh nghiệp SME tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank), tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tín dụng, tín dụng doanh nghiệp, lý thuyết về doanh nghiệp vừa và nhỏ và các yếu tố ảnh hưởng đến đến tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, luận văn đã phân tích thực trạng phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VP Bank trong thời gian qua thông qua các chỉ tiêu về số dư cấp tín dụng, thu nhập, tình hình nợ xấu, chất lượng khoản cấp tín dụng Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua tại Ngân hàng, tác giả đã đánh giá những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân. Xác định cơ hội, thách thức đặt ra trong quá trình phát triển để đưa ra những giải pháp nhằm phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME trong thời gian tới. Nhóm giải pháp đc tập trung về đảm bảo nguồn lực tài chính, giải pháp về thị trường, giải pháp về phát triển sản phẩm, dịch vụ, giải pháp về phát triển khách hàng, Nguồn nhân lực và giải pháp công nghệ Bài viết đã đưa ra các giải pháp mang tính thực tiễn và sát với tình hình thực tế hoạt động của Ngân hàng VP Bank trong giai đoạn hiện nay, đây cũng chính là những giải pháp để VP Bank có thể khai thác tốt hơn nguồn lực nội tại và sử dụng các nguồn lực khác để phát triển tín dụng cho Doanh nghiệp SME một cách có hiệu quả và phát triển.
Luận văn liên quan