Công tác quản lý cán bộ là một trong những nội dung rất quan
trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Thông qua
công tác quản lý cán bộ Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chính xác, thiết thực; bố trí, sử dụng
đúng người, đúng việc, đồng thời, hạn chế tối đa hiện tượng suy
thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình
đang bước vào giai đoạn mới, với những thách thức mới; yêu cầu cấp
thiết là phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
quản lý đội ngũ cán bộ lãnh cấp tỉnh, bảo đảm đội ngũ cán bộ này đủ
sức tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ
2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
Trước yêu cầu bức thiết của tỉnh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình”
làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN VĂN LỤC
QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH
TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đào Hữu Hòa
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hồng Cử
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Chí Thiện
Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 12 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác quản lý cán bộ là một trong những nội dung rất quan
trọng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng. Thông qua
công tác quản lý cán bộ Đảng đề ra chủ trương, kế hoạch, biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chính xác, thiết thực; bố trí, sử dụng
đúng người, đúng việc, đồng thời, hạn chế tối đa hiện tượng suy
thoái, biến chất của đội ngũ cán bộ.
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Bình
đang bước vào giai đoạn mới, với những thách thức mới; yêu cầu cấp
thiết là phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác
quản lý đội ngũ cán bộ lãnh cấp tỉnh, bảo đảm đội ngũ cán bộ này đủ
sức tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ
2015 - 2020 và những năm tiếp theo.
Trước yêu cầu bức thiết của tỉnh, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình”
làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Làm rõ các luận cứ khoa học và thực tiễn qua đó đề xuất các
giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo
cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác quản lý đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cấp tỉnh. Làm rõ thực trạng về công tác quản lý đội ngũ cán
bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán bộ
lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình trong tương lai.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý
đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
b.Về phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Việc phân tích thực trạng, xây dựng giải pháp
về: Quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tuyển chọn, bố trí,
sử dụng cán bộ; bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; kiểm tra, giám sát
cán bộ; đánh giá cán bộ; thực hiện chính sách đối với cán bộ. Chỉ tập
trung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo của các cơ quan chính quyền cấp
tỉnh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho việc đánh giá
thực trạng được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2016;
các dữ liệu sơ cấp được điều tra trong thời gian từ tháng 6 - 10/2017;
tầm xa của các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Thu thập các thông tin, số liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Phương pháp phân tích thống kê, so sánh.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm 3 chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
tỉnh.
Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý đội ngũ cán bộ lãnh
đạo cấp tỉnh tại Quảng Bình thời gian qua.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ cán
bộ lãnh đạo cấp tỉnh tại tỉnh Quảng Bình trong tương lai.
3
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
- Cao Khoa Bảng (2013), Sách “Nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH thủ đô”.
- Nguyễn Minh Tuấn (2012), Sách “Tiếp tục đổi mới đồng bộ
công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
- Trần Đình Hoan (2009), Sách “Đánh giá quy hoạch, luận
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH”.
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (2003), Sách “Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.
- Phạm Văn Sơn (2012), “Nghiên cứu phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức lãnh đạo, quản lý nhà nước trong sự nghiệp CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế ”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế”
do Tạp chí Cộng sản - Nxb Chính trị quốc gia tổ chức tại Hà Nội.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Bình (2007), “Nghiên cứu thực
trạng, giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá và quy hoạch cán bộ
lãnh đạo, quản lý của tỉnh Quảng Bình trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước”.
Các công trình khoa học đã cung cấp các phương pháp khoa
học để nghiên cứu, đưa ra những đánh giá về thực trạng cũng như
kinh nghiệm quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh trong nước;
phần nào giúp luận văn có một số tư liệu và kiến thức cần thiết để
hình thành những hiểu biết chung, tạo điều kiện cho việc tiếp cận và
đi sâu nghiên cứu vấn đề "Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
tại tỉnh Quảng Bình" của tác giả tiến hành trong luận văn này.
4
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO CẤP TỈNH VÀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO CẤP TỈNH
1.1.1. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Khái niệm đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là tập hợp các cán bộ lãnh
đạo cấp tỉnh; đội ngũ này bao gồm số lượng cán bộ nhất định, cơ
cấu và chất lượng cán bộ tương ứng với các vị trí làm việc khác
nhau trong bộ máy của hệ thống chính trị cấp tỉnh.
Về cơ bản, đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan chính
quyền cấp tỉnh gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên Thường
trực HĐND tỉnh; Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; trưởng,
phó các ban, ngành, sở thuộc HĐND tỉnh và UBND tỉnh; trưởng,
phó phòng và tương đương của các sở, ban ngành.
b. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vừa là những người thực thi
chính sách, vừa tham mưu xây dựng chính sách tầm chiến lược, vừa
tổ chức tác nghiệp điều hành.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh phải triển khai chủ trương,
chính sách, đồng thời phải cụ thể hóa chính sách, chương trình, kế
hoạch của tỉnh hướng dẫn chính quyền cấp huyện.
c. Vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng
trong nguồn nhân lực của tỉnh. Là một nhân tố quan trọng quyết định
5
sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như ở
mỗi địa phương nói riêng.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đảm nhiệm phần lớn các
hoạt động kinh tế - xã hội của bộ máy nhà nước ở địa phương.
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là những người lãnh đạo,
hướng dẫn, giám sát mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
1.1.2. Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Quan niệm về quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là hoạt động chủ
động, thường xuyên có mục đích của cơ quan quản lý cán bộ cấp
tỉnh, của cấp có thẩm quyền quyết định thông qua phân cấp quản lý
cán bộ; tác động có định hướng vào đội ngũ cán bộ và từng cán bộ
nhằm rèn luyện, bồi dưỡng, phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ để
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
b. Nguyên tắc quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ
cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng
đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ.
- Quản lý đội ngũ cán bộ nhằm đảm bảo kết quả tuyển chọn,
đào tạo, bố trí sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu
của tổ chức và xã hội trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO
CẤP TỈNH
1.2.1. Quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Các căn cứ quy hoạch
- Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý của
đơn vị, đặc thù nhiệm vụ chính trị được giao.
6
- Tổ chức bộ máy hiện có và dự báo mô hình tổ chức trong thời
gian tới; tiêu chuẩn cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất
nước và tiêu chuẩn cụ thể của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
b. Nội dung công tác quy hoạch
- Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch.
- Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
- Dự báo nhu cầu cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh cho từng thời kỳ căn
cứ vào nhiệm vụ chính trị, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý.
- Xác định nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
- Thực hiện quy trình xây dựng quy hoạch.
- Thực hiện và quản lý quy hoạch.
c. Chỉ tiêu đánh giá công tác quy hoạch
- Đảm bảo các tỷ lệ quy hoạch so với yêu cầu.
- Mức độ đáp ứng yêu cầu của người được quy hoạch.
1.2.2. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Xác định nhu cầu, đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Nhóm kiến thức về
chuyên môn, nghiệp vụ; nhóm kiến thức về lý luận chính trị; nhóm
kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý hành chính Nhà nước.
- Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:
- Phương pháp, hình thức đào tao, bồi dưỡng: Thông báo cho
người nghe một số kiến thức qua các buổi lên lớp, tọa đàm; đào tạo
dài hạn tích cực.
c. Chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ được đào tạo và đạt chuẩn.
- Mức độ đáp ứng đào tạo, bồi dưỡng qua tỷ lệ ý kiến đánh giá
của cán bộ về chất lượng các khóa học.
7
1.2.3. Tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ
* Tuyển chọn cán bộ
- Căn cứ tuyển chọn: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị
và số lượng, chất lượng cán bộ hiện có của đơn vị.
- Tiêu chuẩn tuyển chọn: Căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh của
cán bộ ở vị trí cần tuyển chọn.
- Nguồn tuyển chọn: Cán bộ trong quy hoạch; tiếp nhận cán bộ
từ các cơ quan đơn vị khác hoặc từ cấp cơ sở; thông qua thu hút, thi
tuyển công chức vào vị trí lãnh đạo.
* Bố trí, sử dụng cán bộ
Bố trí, sử dụng cán bộ là sắp xếp từng cán bộ vào vị trí thích
hợp và tạo điều kiện cho họ phát huy tốt nhất khả năng của mình.
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác bố trí, sử dụng cán bộ
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ được tuyển chọn, bố trí, sử dụng
- Ttỷ lệ ý kiến đánh giá của cán bộ về sự phù hợp trong bố trí,
sử dụng cán bộ.
1.2.4. Bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung công tác bổ nhiệm cán bộ
Bổ nhiệm cán bộ chính là quyết định trao cho một cán bộ cụ thể
thẩm quyền và trách nhiệm của một chức vụ lãnh đạo trong đơn vị.
* Quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh:
Bước 1: Trình cấp có thẩm quyền về chủ trương, số lượng và dự
kiến phân công công tác đối với cán bộ được đề nghị bổ nhiệm.
Bước 2: Đề xuất nhân sự cụ thể sau khi được cấp trên đồng ý về
chủ trương như sau:
- Trên cơ sở nguồn cán bộ trong quy hoạch và nhận xét, đánh
giá cán bộ, đề xuất phương án nhân sự.
8
- Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự.
- Người đứng đầu cùng với tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét,
đánh giá và biểu quyết nhân sự.
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác bổ nhiệm cán bộ
Số lượng, tỷ lệ được bổ nhiệm đúng quy hoạch, tiêu chuẩn.
1.2.5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với
cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung, yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát
Kiểm tra, giám sát đối với cán bộ về các tiêu chuẩn gồm: phẩm
chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn, ý thức trách
nhiệm trong công tác và thực hiện nhiệm vụ được giao, mối liên hệ
với quần chúng trong cơ quan và nơi cư trú.
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, giám sát
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ bị xử lý/ số các vụ việc phát hiện
1.2.6. Đánh giá đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
a. Nội dung, yêu cầu công tác đánh giá cán bộ
Đối với cán bộ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, được đánh giá gắn với
các nội dung như: Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện
nhiệm vụ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực
quy tụ, đoàn kết tập thể, mối quan hệ công tác...
b. Chỉ tiêu đánh giá công tác đánh giá cán bộ
- Số lượng, tỷ lệ cán bộ được được đánh giá hoàn thành tốt
nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.
1.2.7. Thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ
a. Nội dung các chính sách
- Nhóm chính sách về đãi ngộ vật chất, tinh thần như thu nhập,
văn hóa, tinh thần, chính sách bảo hiểm xã hội.
9
- Nhóm chính sách về tuyển chọn những cán bộ giỏi để đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng, khuyến khích phát triển tài năng; chính sách
vùng, miền, tôn giáo, con thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với
cách mạng
b. Chỉ tiêu đánh giá các chính sách đối với cán bộ
Tỷ lệ mức độ đánh giá của cán bộ qua khảo sát đối với các
chính sách; tỷ lệ cán bộ đề nghị điều chỉnh các chính sách.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Công tác quản lý cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh chịu ảnh hưởng rất
lớn của tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh tác động đến yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của
đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
1.3.2. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm
công tác cán bộ cấp tỉnh
Đội ngũ làm công tác quản lý cán bộ là người trực tiếp tham
mưu cho các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị về quản
lý đội ngũ cán bộ, do đó năng lực, trình độ của đội ngũ này ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
1.3.3. Chính sách đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
Chế độ, chính sách được hoạch định đúng đắn sẽ trở thành động
lực thúc đẩy cán bộ tự giác, chủ động sáng tạo, tích cực, dám chịu
trách nhiệm trong công việc của mình. Ngược lại, nếu chế độ, chính
sách còn nhiều khiếm khuyết, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thái độ, tinh
thần, khả năng sẵn sàng làm việc của cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
10
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO CẤP TỈNH CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng và tỉnh Quảng Trị
a. Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, Đà Nẵng luôn quan tâm đến công tác
xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp thành phố. Trình độ
đội ngũ đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thích nghi với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế - xã hội thích ứng thời kỳ đổi mới, khẳng định
được năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cán bộ.
b. Nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh của tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Quảng Trị đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
tỉnh. Qua các năm, số lượng cán bộ được đào tạo về lý luận chính trị,
nghiệp vụ, đào tạo sau đại học đều tăng cao; công tác quy hoạch cán
bộ cấp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 bằng 2,7 lần so với đương nhiệm.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Quảng Bình
- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, chặt chẽ, thống nhất
của Tỉnh ủy, sự điều hành của Ủy BNĐ tỉnh là nhân tố quan trọng,
quyết định trong thực hiện các khâu của công tác cán bộ đối với đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh.
- Phải có sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với công tác quy hoạch,
đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ.
- Công tác quy hoạch cán bộ phải đảm bảo tính hệ thống, đồng
bộ giữa các nội dung của công tác cán bộ. Trong bố trí, sử dụng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cần bố trí đúng người, đúng việc.
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH
ĐẠO CẤP TỈNH TẠI TỈNH QUẢNG
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP TỈNH CỦA TỈNH QUẢNG
BÌNH
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quảng Bình là một tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, tọa độ địa lý
vào khoảng 16056' - 18005' vĩ độ Bắc, 105037' - 107010' độ kinh
Đông, có diện tích đất tự nhiên 8.065,3 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Hà
Tĩnh với chiều dài 136,495 km; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị với
chiều dài 78,8 km; phía Đông giáp biển Đông với chiều dài 116,04
km; phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào với chiều dài 201,87 km. Là nơi giao thoa các điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội giữa hai miền Bắc - Nam và là cửa ngõ kinh tế
quan trọng có hành trình ngắn nhất nối với vùng Trung Lào và Đông
Bắc Thái Lan có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Dân số trung bình năm 2017 toàn tỉnh là 882.352 người, tăng
0,52% so với năm 2016 (877.499 người). Tỷ lệ tăng trung bình thời
kỳ 2012 - 2016 là 0,53,8%.
Tính hết năm 2016, lực lượng lao động trong độ tuổi ước tính
trên 530.064 người, trong đó có 521.208 người lao động trong các
ngành kinh tế. Cơ cấu sử dụng theo hướng thu hút nhiều lao động
vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và giảm dần trong lĩnh vực
nông nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm về kinh tế
Thời kỳ 2012 - 2016, kinh tế phát triển ổn định, đạt tốc độ tăng
12
trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; chất lượng, hiệu
quả từng bước được nâng lên. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng
bình quân 5 năm giai đoạn 2012 - 2016 đạt 6,5%; trong đó: nông, lâm,
ngư nghiệp tăng 4,2%, công nghiệp xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7%.
Năm 2012 tăng 8,6% và năm 2016 tăng 4,5%. Năm 2017, tăng
6,62% so với 2016.
Ngân sách tỉnh Quảng Bình dần cơ cấu theo hướng tích cực.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, tỉnh Quảng Bình thu ngân sách tăng
bình quân hàng năm khoảng 27%, tăng từ 4.163.152 triệu đồng năm
2012 lên 5.370.596 triệu đồng năm 2016. Bên cạnh đó, tổng chi ngân
sách ngân sách lại tăng rất lớn; trong năm 2012 tổng chi ngân sách là
9.342.540 triệu đồng, đến năm 2016 là 20.933.571 triệu đồng, tăng
11.590.853 triệu đồng.
2.1.4. Tình hình biến động đội ngũ cán bộ lãnh đạo của tỉnh
Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016
a. Về số lượng
Tính đến tháng 12/2016, tổng số cán bộ, công chức trong các cơ
quan chính quyền cấp tỉnh 1.244 người. Trong đó: Cán bộ lãnh đạo
giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên có 108 người; trưởng, phó
phòng thuộc sở, ngành có 562 người.
Bảng 2.1. Tình hình biến động về số lượng cán bộ lãnh đạo cấp
tỉnh giai đoạn 2012 - 2016
(ĐVT: Người)
Chỉ tiêu Số đơn vị
Năm
2012 2013 2014 2015 2016
Thường trực
HĐND
1 3 3 3 3 3
13
Chủ tịch và phó
chủ tịch UBND
1 3 4 5 4 5
Trưởng sở, ban,
ngành
27 25 26 26 26 27
Phó sở, ban
ngành
27 65 67 70 75 81
Trưởng, phó
phòng và tương
đương của sở,
ngành
27 520 527 539 554 562
Tổng cộng 616 627 643 662 678
(Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Bình, 2012 - 2016)
Bảng 2.2 cho thấy, số lượng cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh của
Quảng Bình được tăng lên qua các năm với tốc độ tăng hợp lý. Đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh nếu so sánh năm 2012 với năm 2016, tỷ
lệ tăng ít. Điều đó cho thấy, đội ngũ cán bộ cấp tỉnh ổn định, ít biến
động, chưa có sự thay đổi trong phát triển đội ngũ, chưa đáp ứng về
số lượng theo yêu cầu thực tế của địa phương.
b. Về cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh hiện nay
- Về giới tính:
Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh là nữ hiện nay rất thấp (chiếm
10,6%, quy định không dưới 15/%).
- Về độ tuổi:
Cán bộ dưới 40 tuổi chiếm tỉ lệ thấp (29,7%); đặc biệt là cán bộ
lãnh đạo giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên chỉ có 2,5 % trên tổng
số 116 người, độ tuổi từ 51 - 59 chiếm 57%. Như vậy, đội ngũ cán
bộ này tương đối già.
14
c. Về chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh
- Về trình độ:
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán bộ lãnh đạo cấp
tỉnh tốt nghiệp đại học, trong đó có 41,44% sau đại học.
+ Trình độ lý luận chính trị:100% (cử nhân, cao cấp) theo yêu
cầu đối với cán bộ giữ chức vụ từ phó sở, ngành trở lên.
+ Quản lý nhà nước, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức quốc phòng,