Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thứ nhất, đối với quốc gia, CCNKT của các đô thị là động lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế đô thị. Việc hình thành nên CCNKT ở các đô thị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất đó là vai trò của QLNN. Vì vậy, trong nhiều năm qua, chuyển dịch CCKT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành nhiều chính sách, giải pháp đổi mới công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCNKT. Nhờ đó, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 7,2%/năm trong suốt giai đoạn 2001 - 2010, GDP trên đầu người đạt 1.200 USD; CCNKT chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, nhất là chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật liên quan đến chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ Thứ hai, Lâm Đồng là một tỉnh có lợi thế về phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày, phát triển du lịch đóng góp 31% GDP vùng Tây nguyên và 1,77% GDP của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 15 đô thị. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh nói chung và của các đô thị vừa và nhỏ nói riêng. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng, bằng 72% mức bình quân cả nước, CCNKT: N-LN-TS chiếm 49%, CN-XD 20%, DV 31% trong GDP. Trên thực tế, CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh chuyển dịch chậm, còn manh mún, nhỏ và phân tán; chủ yếu dựa vào các ngành khai, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động phổ thông, trình độ công nghệ và giá trị gia tăng còn thấp. Những hạn chế yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do công tác QLNN ở các đô thị vừa và nhỏ của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực và phát huy tốt lợi thế so sánh của mỗi đô thị và điạ phương.

doc26 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý Nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---/--- HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ---/--- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH NGUYỄN VĂN HẬU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở CÁC ĐÔ THỊ VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Chuyên ngành: Quản lý hành chính công. Mã số: 60 34 82 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRANG THỊ TUYẾT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thứ nhất, đối với quốc gia, CCNKT của các đô thị là động lực để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế đô thị. Việc hình thành nên CCNKT ở các đô thị chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, nhưng nhân tố quan trọng nhất đó là vai trò của QLNN. Vì vậy, trong nhiều năm qua, chuyển dịch CCKT đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành nhiều chính sách, giải pháp đổi mới công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCNKT. Nhờ đó, tốc độ tăng GDP bình quân đạt 7,2%/năm trong suốt giai đoạn 2001 - 2010, GDP trên đầu người đạt 1.200 USD; CCNKT chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với quá trình chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập, nhất là chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH; tổ chức thực thi các chính sách, pháp luật liên quan đến chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ Thứ hai, Lâm Đồng là một tỉnh có lợi thế về phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp dài ngày, phát triển du lịch đóng góp 31% GDP vùng Tây nguyên và 1,77% GDP của cả nước. Trên địa bàn tỉnh có 15 đô thị. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCNKT của tỉnh nói chung và của các đô thị vừa và nhỏ nói riêng. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng, bằng 72% mức bình quân cả nước, CCNKT: N-LN-TS chiếm 49%, CN-XD 20%, DV 31% trong GDP. Trên thực tế, CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh chuyển dịch chậm, còn manh mún, nhỏ và phân tán; chủ yếu dựa vào các ngành khai, sử dụng nhiều tài nguyên và lao động phổ thông, trình độ công nghệ và giá trị gia tăng còn thấp... Những hạn chế yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do công tác QLNN ở các đô thị vừa và nhỏ của tỉnh còn nhiều bất cập, chưa khai thác hiệu quả các nguồn lực và phát huy tốt lợi thế so sánh của mỗi đô thị và điạ phương. Thứ ba, từ những lý do nêu trên, cùng với nhận thức xu thế khách quan của QLNN về kinh tế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác QLNN trên lĩnh vực này, nhằm thúc đẩy kinh tế các đô thị trong tỉnh phát triển. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu, xây dựng một khung lý luận về CCNKT ở đô thị vừa và nhỏ và QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá kinh nghiệm quốc tế về QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng CCNKT, chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và thực trạng QLNN đối với quá trình chuyển dịch đó. - Xây dựng những định hướng, đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: 3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ. Trong đó, chủ thể quản lý là cơ quan QLNN; khách thể quản lý là CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ và các công cụ quản lý như chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan đến chuyển dịch CCNKT; các công cụ vật chất như nguồn nhân lực, vốn, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các công cụ vật chất khác 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách pháp luật có liên quan đến chuyển dịch CCNKT; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chuyển dịch CCNKT và công tác kiểm tra, giám sát quá trình chuyển dịch CCNKT. Về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Thời kỳ nghiên cứu từ năm 2000 đến nay (2010) và định hướng đến năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận, vai trò của chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ. Đồng thời, góp phần hoàn chỉnh hệ thống lý luận về QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ. Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị này. Sau khi đề tài này hoàn thành có thể dùng làm tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách về phát triển kinh tế đô thị. 7. Kết cấu của đề tài: Kết cấu của đề tài có mở đầu, kết luận và 3 chương, 112 trang, 6 bảng số liệu trong luận văn, 19 bảng số liệu phụ lục, 6 biểu đồ và 2 bản đồ. Nội dung gồm: Chương 1: Cơ sở khoa học về cơ cấu ngành kinh tế và quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng . Chương 3: Phương hướg và iải pháp tiếp tục đổi mới quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở CÁC ĐÔ THỊ VỪA VÀ NHỎ. 1.1. Một số vấn đề lý luận về CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ : 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: 1.1.1.1. Khái niệm về CCKT ở các đô thị vừa và nhỏ: a). Khái niệm CCKT:“CCKT là tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau về số lượng và chất lượng trong một không gian và thời gian nhất định, với những điều kiện xã hội cụ thể để hướng vào các mục tiêu đã định”. b). Khái niệm CCNKT: CCNKT à mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Chúng thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu nhất định. c). Khái niệm CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ thực chất cũng là một dạng cơ cấu ngành, là tổng thể các quan hệ kinh tế hợp thành trong phạm vi phát triển kinh tế của các đô thị vừa và nhỏ. Các quan hệ này gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau, tồn tại như một chỉnh thể mang tính hệ thống, thường được thể hiện ở chất lượng, nhịp độ phát triển và tỷ trọng giá trị của từng bộ phận cấu thành tổng thể diễn ra trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đô thị trong từng thời kỳ. 1.1.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: a). Đặc điểm nổi bật của CCNKT: Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. b).Ba đặc điểm chung chủ yếu của CCNKT ở các đô thị là: Hướng ngoại; loại hình dịch vụ chiếm tỷ trọng tương đối lớn; xu hướng phát triển theo chiều sâu. c).Ba đặc điểm riêng tương đối của CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: Trình độ phân công lao động thấp; CCNKT chuyển dịch nhanh; giai đoạn đầu phát triển chủ yếu theo chiều rộng. 1.1.2. Chuyển dịch(CD) CCNKT ở các đô thị vừa nhỏ: 1.1.2.1. Khái niệm về CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: a). Khái niệm về CDCCKT: CDCCKT là quá trình CCKT chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển. b). Khái niệm về CDCCNKT: CDCCNKT là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. c). Khái niệm về CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: Thực chất cũng là quá trình phát triển về số lượng và chất lượng của các ngành kinh tế trong nội bộ các đô thị này dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành kinh tế đô thị, làm thay đổi quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. 1.1.2.2.Ý nghĩa của việc CD CCNKT ở các đô thị vừa nhỏ: Được thể hiện ở 4 nội dung: (1) Thúc đẩy đổi mới công nghệ, là con đường chủ yếu để tăng trưởng kinh tế đô thi; (2) Là một bộ phận không thể tách rời trong tiến trình CNH,HĐH và phát triển kinh tế đô thị; (3) Thúc đẩy sự phát triển công bằng và tiến bộ xã hội; (4) Trực tiếp quyết định tăng trưởng tổng mức kinh tế đô thị. 1.1.2.3. Bốn nhân tố ảnh hưởng đến CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: a). Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội. b). Những định hướng chiến lược, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước và năng lực thực thi của chính quyền các đô thị. c). Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ. d). Xu thế toàn cầu hoá kinh tế, khu vực hoá, liên kết, liên minh và xu thế tự do hoá thương mại 1.2. Một số vấn đề lý luận về QLNN đối với CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: 1.2.1. Khái niệm QLNN về CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: QLNN về CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền thông qua một hệ thống các chính sách, các công cụ quản lý kinh tế đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, làm biến đổi về lượng, thay đổi mối quan hệ về chất của các ngành kinh tế, hướng tới mục tiêu hình thành và ngày càng hoàn thiện CCNKT đô thị hợp lý, hiệu quả. 1.2.2. Sự cần thiết của QLNN đối với CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: 1.2.2.1. QLNN đối với CDCCNKT là nhằm thực hiện mục tiêu định hướng XHCN của kinh tế đô thị. 1.2.2.2. QLNN đối với chuyển dịch CCNKT là nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối và bền vững kinh tế đô thị. 1.2.2.3. QLNN đối với chuyển dịch CCNKT nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội ở các đô thị. 1.2.3. Những nội dung cơ bản của QLNN đối với CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ: (5 nội dung). 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. 1.2.3.2. Xây dựng và thực thi đồng bộ các quy định của pháp luật. 1.2.3.3. Xây dựng và thực thi các chính sách kinh tế có liên quan. 1.2.3.4. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng. 1.2.3.5. Giám sát, kiểm tra quá trình CDCCNKT. 1.3. Kinh nghiệm QLNN đối với CDCCNKT ở các đô thị của một số quốc gia và khu vực trên thế giới: 1.3.1. Kinh nghiệm của các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Trung Quốc, Hàn Quốc. 1.3.2. Một số bài học có thể vận dụng vào Việt Nam. Thứ nhất, Chuyển đổi và chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ phải có sự lựa chọn và định hướng của Nhà nước Thứ hai, Tận dụng những lợi thế về tự nhiên để tạo tích lũy ban đầu, tạo ra những lợi thế so sánh mới, có khả năng cạnh tranh cao hơn. Thứ ba, Khuyến khích phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Thứ tư, Thực hiện chiến lược đô thị hoá bền vững gắn với CNH, HĐH, ưu tiên phát triển các đô thị vừa và nhỏ. Thứ năm, Thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường. Kết luận chương 1 Tăng trưởng của các ngành dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế. Cho nên, chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra là kết quả của quá trình phát triển khách quan. QLNN đối với chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ là nhân tố quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế đô thị phát triển nhanh, bền vững đạt hiệu quả cao. Thực tiễn đã chứng minh rằng, để được thực hiện được các mục tiêu KT - XH, Chính phủ các nước đều chủ động quản lý định hướng chuyển dịch CCNKT trong chiến lược phát triển của mình, đây cũng là trọng tâm của việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở CÁC ĐÔ THỊ VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng: 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Lâm Đồng có địa hình núi và cao nguyên, khí hậu, thời tiết ôn hoà và mát mẽ quanh năm, lượng mưa nhiều, đất đai màu mỡ, cảnh quan hùng vĩ, ngoạn mục. 2.1.2. Đặc điểm xã hội: Dân số 1.189.327 người (thành thị chiếm 37,9%) gồm nhiều dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 78%; lao động có 677.750 người; tài nguyên nhân văn khá đa dạng, nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá của nhiều dân tộc. 2.1.3. Đặc điểm về kinh tế: Có vị trí địa lý kinh tế tương đối thuận lợi; ưu thế nổi trội về phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực du lịch; phát triển nông nghiệp trồng cây công nghiệp lâu năm trà, cà phê , điều, tiêu 2.2. Thực trạng CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: 2.2.1. Thực trạng CDCCNKT của tỉnh Lâm Đồng: Giai đoạn 2001 – 2010 đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 12,3%/năm, nhưng phát triển chưa bền vững; CCNKT chuyển dịch chậm; khả năng hội nhập, năng lực cạnh tranh của tỉnh còn thấp; CCNKT năm 2010: N-LN-TS 495%; CN-XD 20%; DV 31%. 2.2.2. Thực trạng CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh: Đến tháng 6/2009, cả nước có 754 đô thị, trong đó Lâm Đồng có 15 đô thị ( 01 đô thị lớn và 14 đô thị vừa và nhỏ.). Luận văn nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu, phân tích thực trạng CDCCNKT của 5/14 đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn, đại diện các tiểu vùng kinh tế đặc trưng trong tỉnh. 2.2.2.1. Thành phố Bảo Lộc (đô thị loại III): Diện tích tự nhiên 23.256, 28 ha, dân số 150.428 người, là đô thị trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội vùng phía Nam của tỉnh; trung tâm sản xuất công nghiệp của tỉnh Lâm Đồng, Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2001 – 2010 là 15,4% /năm nhưng không ổn định trong các năm; đến năm 2009, so với cả tỉnh Lâm Đồng, Tp.Bảo Lộc chiếm 12,6% dân số, đóng góp khoảng 22% GDP toàn tỉnh; GDP bình quân/người năm 2010 ước 22 triệu đồng; CDCCNKT đúng hướng, CCNKT đến năm 2010 : N-LN-TS 17,3%; CN-XD 43,3%; DV 38,4%. 2.2.2.2. Thị trấn Liên Nghĩa (đô thị loại IV) thuộc huyện Đức Trọng: Diện tích tự nhiên 3.770,76 ha, dân số 50.195 người, chiếm 30% dân số toàn huyện; là một trong số ít đô thị huyện lỵ trong cả nước được công nhận là đô thị loại IV. GTSX thời kỳ 2004 - 2009 tăng mạnh, bình quân 19,6 %/năm; Thu nhập bình quân đầu người ước năm 2010 đạt 18,5 triệu đồng. CDCCNKT tích cực, CCNKT đến năm 2010 : N-LN-TS 31,5%; CN-XD 22,1%; DV 46,4%. 2.2.2.3. Thị trấn Đinh Văn (đô thị loại V) thuộc huyện Lâm Hà: Diện tích tự nhiên 3.531 ha, dân số 18.720 người, chiếm 13,6% dân số toàn huyện, thuộc vùng kinh tế mới. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 16,3%/năm nhưng không đều trong từng năm, những năm cuối giảm sút rõ rệt. Thu nhập bình quân /người/năm ước năm 2010 đạt 19,7 triệu đồng. CDCCNKT tích cực, CCNKT đến năm 2010 : N-LN-TS 34,9%; CN-XD 22%; DV 43,1%. 2.2.2.4. Thị trấn Đạ Tẻh (đô thị loại V) thuộc huyện Đạ Tẻh: Diện tích tự nhiện 52.419 ha, dân số năm 2009 là 44.105 người, thuộc vùng kinh tế mới. Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân thời kỳ 2006 – 2010 đạt 13,3%/năm; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18,7 triệu đồng/người năm 2010). CDCCNKT tương đối tích cực, CCNKT đến năm 2010 : N-LN-TS 40,3%; CN-XD 23,7%; DV 36%. 2.2.2.5. Thị trấn Di Linh (đô thị loại V) thuộc huyện Di Linh: Diện tích tự nhiên 1.826ha, dân số 21.172 người, chiếm 13,6% dân số toàn huyện; nằm trong vùng chuyên canh trồng cây cà phê và xuất khẩu cà phê lớn nhất toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GTSX của thị trấn Di Linh thời kỳ 2006 – 2010 đạt 22%/năm, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 20,5 triệu đồng. CDCCNKT còn chậm, CCNKT đến năm 2010: N-LN-TS 42,6%; CN-XD 20,7%; DV 36,7%. 2.2.3. Đánh giá chung về chất lượng quá trình chuyển dịch CCNKT các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Đến năm 20059 các đô thị vừa và nhỏ trong tỉnh đóng góp 29,5 % GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, chuyển dịch CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ còn chậm, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực đô thị còn thấp, tăng trưởng kinh tế chưa bền vững. 2.2.4. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong CD CCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh: 2.2.4.1. Một số tồn tại, hạn chế chủ yếu là: CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ còn chậm; cơ cấu công nghiệp của đô thị vẫn còn còn lạc hậu; tương quan tỉ lệ trong CCNKT chưa hợp lý; mối quan hệ gắn kết giữa các ngành trong hệ thống, giữa các đô thị với nhau và giữa đô thị với nông thôn còn lỏng lẽo, sức tác động thúc đẩy lẫn nhau kém. 2.2.4.2. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế tồn tại trong CDCCNKT nói trên là: Sức hút mạnh mẽ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có thể làm giảm cơ hội thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài đến Lâm Đồng; Sự tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường, giá cả trong nước và quốc tế; Máy móc thiết bị của các ngành công nghiệp và nông nghiệp còn lạc hậu; Phân công chuyên môn hoá giữa các đô thị trong tỉnh chưa tốt; Kết cấu hạ tầng đô thị chưa hoàn thiện. 2.3. Thực trạng QLNN đối với CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: 2.3.1. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế đô thị của tỉnh và từng đô thị trong tỉnh: Cấp tỉnh có: “Quy hoạch Tổng thể phát triển KT – XH đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, điều chỉnh thành “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020”; Quy hoạch chung TP Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Lâm Đồng; Chương trình phát triển hệ thống đô thị đến năm 2025 và các Quy hoạch chuyên ngành cấp tỉnh. Cấp đô thị quy mô vừa có: “Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thị xã Bảo Lộc thời kỳ 1996-2010”, sau đó điều chỉnh bổ sung thành “ Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thị xã Bảo Lộc tầm nhìn đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể xây dựng của thị xã đến năm 2015” sau đó được điều chỉnh thành “Quy hoạch chung xây dựng thị xã Bảo Lộc” định hướng đến năm 2025”. Đối với các đô thị quy mô nhỏ: 12/13 đô thị có quy hoạch chung về xây dựng, chưa có đô thị nào có Quy hoạch phát triển KT-XH. 2.3.2. Công tác tổ chức thực thi pháp luật có liên quan đến CDCCNKT ở các đô thị vừa và nhỏ trên địa bàn: Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền các cấp được quy đị
Luận văn liên quan