Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) bước
đầu đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất,
sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập Tuy nhiên,
sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều
hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung
vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng như
quy trình canh tác tiên tiến .trong sản xuất, công tác quy hoạch quản
lý, kiểm tra chỉ mới thí điểm ở một số vùng.
Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Đà Nẵng trong
bối cảnh hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị
trường trong nước và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và
bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa các
khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ
người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết
4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ
là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.
Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa, tổng diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố đang có xu hướng giảm nhanh thì việc ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp càng trở nên cấp bách và
cần thiết. Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng”làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ HẢI GIANG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN
Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn
Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC) bước
đầu đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, góp phần tăng năng suất,
sản lượng cây trồng, vật nuôi góp phần nâng cao thu nhập Tuy nhiên,
sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn hiện nay vẫn nhiều
hạn chế, chỉ dừng lại ở một số mô hình sản xuất nhỏ, chỉ mới tập trung
vào việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, đầu tư cơ sở hạ tầng
thiết yếu, chưa ứng dụng công nghệ tự động hóa, thông tin, cũng như
quy trình canh tác tiên tiến ...trong sản xuất, công tác quy hoạch quản
lý, kiểm tra chỉ mới thí điểm ở một số vùng.
Để nông nghiệp thực sự là một thế mạnh của Đà Nẵng trong
bối cảnh hội nhập, có thương hiệu mạnh và đủ sức cạnh tranh ở thị
trường trong nước và quốc tế cần phải tiến hành đầu tư mạnh mẽ và
bài bản cho sản xuất nông nghiệp, mở rộng và phát triển hơn nữa các
khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo và hỗ trợ
người nông dân trong sản xuất với sự đồng hành của mô hình liên kết
4 nhà: Nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp và nhà nông sẽ
là hướng đi đột phá của nông nghiệp Việt Nam trong thời đại mới.
Trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng đang đẩy nhanh tiến trình
đô thị hóa và công nghiệp hóa, tổng diện tích đất nông nghiệp trên
địa bàn thành phố đang có xu hướng giảm nhanh thì việc ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp càng trở nên cấp bách và
cần thiết. Do đó tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng”làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc quản lý
nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn
liên quan đến quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề về quản lý nhà nước
về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu các vấn đề trên phạm vi địa
bàn thành phố Đà Nẵng
Về thời gian: giai đoạn từ năm 2012– 2016
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp;
kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, phương pháp thu
thập số liệu, phân tích dữ liệu, tổng hợp xử lý thông tin, phân tích
thông tin, so sánh qua các giai đoạn, thời kỳ để tìm nét khác biệt.
5. Bố cục luận văn
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan
trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những
gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự
nhiên.
b. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học
và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt
trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng
đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là nền
nông nghiệp áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất để mang lại
năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ.
c. Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
Theo như những nghiên cứu ,Quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một quá trình từ việc
xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
4
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền,
phổ biến chính sách pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp; Tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ
máy thực hiện cũng như thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật
về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
a. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn,
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ
rệt. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không
thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành
sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau.Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi.Sản
xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao.
b. Đặc điểm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Là quá trình triển khai các đề án, dự án ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc
chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt động triển
khai thực nghiệm,sản xuất thử nghiệm nhằm nhằm tạo ra sản phẩm
công nghệ cao; xây dựng mô hình và đầu tư sản xuất sản phẩm để tạo
ra các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có chất lượng,
tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có
thể thay thế sản phẩm nhập khẩu
1.1.3. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp
Sự quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản
5
xuất nông nghiệp là hoạt động tất yếu nhằm tổ chức điều hành và
điều chỉnh các quan hệ phát sinh nhằm thực hiện những mục tiêu
nhất định. Cụ thể nhà nước có vai trò định hướng, điều hòa các mâu
thuẫn, vai trò điều tiết sự vận hành kinh tế nông nghiệp.
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ƢNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
Các cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành các quy định về
chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư vào khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao. Ban hành các kế hoạch về ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp. Ban hành các quyết định phê duyệt Quy
hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp. Ban hành các tiêu chí xác định chương trình dự án
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ
cao trong sản xuất nông nghiệp bao gồm cả cơ quan quản lý nhà
nước ở trung ương và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.
1.2.3. Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
Việc lập quy hoạch cần thực hiện các nhiệm vụ đánh giá điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thực trạng nguồn lực để phát triển vùng
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Nẵng. Đồng thời dự báo
khả năng phát triển công nghệ cao, đưa ra quan điểm, mục tiêu phát
triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Đà Nẵng.
6
Xây dựng phương án quy hoạch các vùng sản xuất ứng dụng
công nghệ cao trong nông, lâm nghiệp, thủy sản thành phố Đà Nẵng
với đầy đủ các tiêu chí về: loại hình công nghệ cao, quy mô, địa
điểm, quy trình kỹ thuật sản xuất, quản lý chất lượng và tiêu thụ sản
phẩm, quản lý dịch hại, tổ chức sản xuất. Đề xuất giải pháp, chính
sách, tổ chức triển khai, quản lý điều hành và sử dụng có hiệu quả
các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
1.2.4. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân tìm hiểu về công nghệ
cao, thủ tục đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao
Hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận với
nghiên cứu công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đồng thời
hướng dẫn các tổ chức cá nhân nắm rõ các quy trình thủ tục về cấp
giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các
Sở, ngành tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trình tự, thủ tục
hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao, danh mục nông nghiệp công nghệ cao và danh
mục sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên và khuyến
khích phát triển tại Thành phố trên website của Sở.
1.2.5. Xây dựng chính sách ứu đãi, thu hút đầu tƣ vào ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Cần có những chính sách thu hút đầu tư vào ứng dụng công
nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng như tăng cường hợp tác
đầu tư, chuyển giao công nghệ với các quốc gia, tổ chức trên thế giới
về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Các cơ quan nhà nước cần xây dựng các chính sách ưu đãi và
7
hỗ trợ, gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất; Miễn, giảm tiền thuê đất,
thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ tập trung đất đai; Tiếp cận, hỗ
trợ tín dụng; Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng
dụng nông nghiệp công nghệ cao; Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực,
phát triển thị trường; Hỗ trợ đầu tư cơ sở: Bảo quản, chế biến nông
sản; giết mổ gia súc, gia cầm; chế tạo thiết bị, linh kiện, máy nông
nghiệp; sản xuất sản phẩm phụ trợ; Hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi bò
sữa, bò thịt; Hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công và đầu tư
kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì không thể
tách rời cơ chế kiểm tra, thanh tra nhằm xử lý các vi phạm trong lĩnh
vực này. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một nội dung quan
trọng trong công tác quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự kỷ cương
và hạn chế những vi phạm về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp.
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1.3.3. Yếu tố pháp luật
1.3.4. Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản
lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH
HƢỞNG ĐẾN QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ
107°17' đến 108°20' Đông. Với vị trí địa lý chiến lược và hệ thống
giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội, là địa bàn để thành phố Đà Nẵng giao lưu, hợp tác
giao thương, trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong khu vực miền
Trung - Tây Nguyên, nhất là các địa phương trên tuyến hành lang
kinh tế Đông- Tây.
b. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa
có đồi núi. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ
700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu
nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển
bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố
c. Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu: Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa
khí hậu miền Bắc và miền Nam, đa dạng nhiều kiểu khí hậu và đa
dạng sinh học cao về các nguồn gen, loài sinh vật trong hệ sinh thái
9
biển và rừng.
Về thủy văn: Hệ thống sông ngòi phong phú bao gồm các
sông: sông Hàn, sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê, sông Cẩm
Lệ... với trữ lượng nước ngọt rất lớn, là nguồn cung cấp nước chính
cho các nhà máy nước của thành phố Đà Nẵng và một phần cho
huyện Hòa Vang.
d. Tài nguyên Đa dạng và phong phú các tài nguyên đất,biển
và tài nguyên rừng.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
a. Tốc độ tăng trưởng
Trong giai đoạn 2012-2016, tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội
GRDP của Đà Nẵng luôn ở mức 8-9%, cao hơn so với mức bình
quân chung của cả nước. Năm 2016, GRDP của Đà Nẵng đạt 58.546
tỷ đồng, tăng 9.04% so với năm 2015.
b.Dân số
Tính đến hết năm 2016, dân số Đà Nẵng là 1.046.200 người.
Thành thị, 915.000 dân (87%); nông thôn, 131.200 dân (13%). Mật
độ dân số trung bình 814 người/km², dân số trong độ tuổi lao động
72.491 người.
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Giá trị sản xuất thuỷ sản - nông - lâm (giá so sánh năm 2010)
ước đạt 2.048 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 3,6% so với năm
2015 (Kế hoạch tăng 2-3%); sản lượng khai thác ước đạt 34.000 tấn,
đạt 100% kế hoạch, giảm 1,4% so với năm 2015 do ảnh hưởng của
sự cố môi trường biển tại một số tỉnh miền Trung.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp,
ngành thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, ngành nông nghiệp
10
chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với ngành lâm nghiệp và ngành lâm
sản chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này cũng phù với điều kiện hiện
nay của Đà Nẵng là một thành phố biển.
Bảng 2.1. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2012 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010)
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016
Tổng GTSX 2120 2125 2193 2280 2048
1
Nông nghiệp 700 702 708 745 674
Cơ cấu (%) 33,01 33,03 36,18 32,67 32,9
2
Lâm Nghiệp 57 59 62 63 76
Cơ cấu (%) 2,68 2,77 2,82 2,76 3,7
3
Thủy Sản 1363 1364 1423 1472 1298
Cơ cấu (%) 64,29 64,18 64,88 64,56 63,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng)
2.1.4. Tình hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Sản xuất nông nghiệp bước đầu đã thu được nhiều kết quả khá
toàn diện trên các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi đến lâm nghiệp,
thủy sản...; năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng
được nâng cao, bước đầu hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung theo quy hoạch; xuất hiện nhiều mô hình liên kết từ sản
xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất
ngày càng được hoàn thiện gắn với mục tiêu chương trình nông thôn
mới; nhiều ứng dụng công nghệ được áp dụng rộng rãi trong sản
xuất; cơ giới hóa phát triển nhanh ở một số khâu góp phần nâng cao
trình độ sản xuất, thay đổi tập quán sản xuất của người dân.
11
2.2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp
UBND thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến việc ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nên đã ban hành nhiều văn
bản chỉ đạo, điều hành trong công tác quản lý nhà nước về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Mặc dù ban
hành nhiều văn bản tuy nhiên công tác ban hành văn bản về ứng dụng
công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, chủ
yếu là các văn bản hướng dẫn dựa vào các Luật, Nghị định, thông tư
của các cơ quan trung ương. Song song với việc ban hành thì công tác
hướng dẫn và tổ chức thực hiện các căn bản quy phạm pháp luật về
ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm
chỉ đạo, các cơ quan ban, ngành đặc biệt là Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn thường xuyên cập nhật các văn bản và quy định mới
để tập huấn hướng dẫn người dân tthực hiện đúng các quy định trong
việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về ứng
dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được quản lý theo cơ
cấu gồm UBND và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành
phố, các phòng ban chức năng thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn.
Ngoài ra còn có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ được
12
đào tạo bài bản về lĩnh vực nông nghiệp đang công tác tại các sở,
ngành tỉnh, các nhà khoa học của các viện, trường trong và ngoài
tỉnh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp có những đóng góp quan trọng đến
lĩnh vực ngành.
2.2.3. Thực trạng quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất nông nghiệp
Công tác quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp được các cấp chính quyền tại Đà Nẵng quan tâm.
UBND thành phố Đà Nẵng đã ký quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy
hoạch chi tết 2 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Xã
Hòa Phú và Xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang).
Năm 2017, HĐND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết
số 104/2017/NQ-HĐND ngày 7/7/2017 về chính sách khuyến khích
đầu tư nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch trên địa bàn
thành phố. Thành phố đã quy hoạch 7 vùng thu hút đầu tư nông nghiệp
ứng dụng CNC với diện tích hơn 500 ha, đến nay đã thu hút 7 nhà đầu
tư tiếp cận xúc tiến triển khai các dự án. Đối với Khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao đã hoàn thành xong công tác quy hoạch, chọn địa
điểm, hiện đang triển khai lập đề án trình phê duyệt và thành lập Khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diện tích 117 ha, tại xã Hòa
Ninh, huyện Hòa Vang. Thành phố đã thực hiện chính sách hỗ trợ trực
tiếp về kinh phí cho cá nhân, tổ chức có tham gia trực tiếp vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 1936/QĐ-
UBND ngày 13 tháng 04 năm 2017 phê duyệt địa điểm quy hoạch
sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo quy hoạch, có 7
địa điểm hình thành vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, chủ yếu tập trung ở huyện Hòa Vang.
13
2.2.4. Thực trạng hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tìm hiểu về
công nghệ cao, thủ tục đăng ký công nhận doanh nghiệp nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng
phối hợp với các Sở, ban ngành, UBND các quận huyện có liên quan
tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật đến
người dân, quản lý du nhập các giống cây trồng, vật nuôi mới, tuyên
truyền, tập huấn hỗ trợ cho cá