Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng
giữa các cá nhân, tổ chức. Sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một
bên có vốn đã xuất hiện quan hệ tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn
vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng
cung cấp vốn cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm
định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế
những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho
ngân hàng.
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng của Nhà nước mới
được thành lập (chính thức hoạt động từ tháng 3/2003), thực hiện hỗ trợ về tài chính
đối với nhiều đối tượng chính sách xã hội. Sự ra đời của NHCSXH nhằm góp phần
thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn
định chính trị xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đối tượng cho vay của
NHCSXH là những hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối
tượng vay vốn Giải quyết việc làm và vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
(Xuất khẩu lao động) do đó rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét
đặc thù riêng. Tuy nhiên, do hoạt động không vì lợi nhuận nên QTRRTD tại NH
này chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ.Vì vậy với kinh nghiệm thực tiễn
làm việc trong Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam, cùng với những kiến thức
khoa học và lý luận đã tiếp thu được ở trường, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam” để nghiên cứu.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng
giữa các cá nhân, tổ chức. Sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên cần vốn và một
bên có vốn đã xuất hiện quan hệ tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại
nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi được vốn
vay, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, làm giảm khả năng
cung cấp vốn cho nền kinh tế và cuối cùng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tín dụng có vai trò cực kỳ quan trọng đối
với các ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Việc đánh giá, thẩm
định và quản lý tốt các khoản cho vay, các khoản dự định giải ngân sẽ hạn chế
những rủi ro tín dụng mà ngân hàng sẽ gặp phải, và tất yếu sẽ giảm bớt nợ xấu cho
ngân hàng.
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng của Nhà nước mới
được thành lập (chính thức hoạt động từ tháng 3/2003), thực hiện hỗ trợ về tài chính
đối với nhiều đối tượng chính sách xã hội. Sự ra đời của NHCSXH nhằm góp phần
thực hiện tốt các chương trình tín dụng phục vụ chính sách về phát triển kinh tế, ổn
định chính trị xã hội, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Đối tượng cho vay của
NHCSXH là những hộ nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối
tượng vay vốn Giải quyết việc làm và vay vốn đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
(Xuất khẩu lao động)do đó rủi ro trong hoạt động của NHCSXH có những nét
đặc thù riêng. Tuy nhiên, do hoạt động không vì lợi nhuận nên QTRRTD tại NH
này chưa được quan tâm và nghiên cứu đầy đủ.Vì vậy với kinh nghiệm thực tiễn
làm việc trong Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam, cùng với những kiến thức
khoa học và lý luận đã tiếp thu được ở trường, tác giả đã chọn đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt nam” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách.
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi
ro tín dụng tại NHCSXH Việt nam trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
ii
chính sách xã hội Việt nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách
xã hội Việt nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng chính
sách xã hội Việt nam từ khi thành lập (tháng 3 năm 2003) đến tháng 12 năm 2009.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Xuất phát từ phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các
phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: logic và lịch sử; thống kê,
phân tích và tổng hợp; so sánh.
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Trong chương 1 tác giả đã trình bày đầy đủ trên phương diện lý luận những
vấn đề sau:
1.1. Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
* Khái niệm rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng
phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ
vốn và lãi.
* Để chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm
của rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. Rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản
như rủi ro mang tính chất gián tiếp; có tính chất đa dạng và phức tạp; có tính tất yếu.
* Để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và quản lý rủi ro có hiệu quả cần
thiết phải tiến hành phân loại rủi ro tín dụng. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân
loại, mỗi một tiêu thức khác nhau có các loại rủi ro khác nhau. Thông thường có các
tiêu thức sau để phân loại: theo nguyên nhân phát sinh rủi ro thì rủi ro tín dụng được
phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục; theo tính chất của nguyên nhân gây
ra rủi ro thì có rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan.
* Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: bao gồm những nguyên nhân từ phía
ngân hàng; các nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay; các nguyên nhân khách
quan liên quan đến môi trường bên ngoài.
iii
* Hậu quả của rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong kinh doanh
ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời
sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng
* Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình ngân
hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng
ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu
được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc thu gốc và lãi không đúng hạn.
* Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng: Để hạn chế khả năng xảy ra rủi ro
cũng như giảm thiểu những tổn thất khi rủi ro xảy ra; Ngân hàng cần thiết phải có
một hệ thống để dự đoán, phòng ngừa rủi ro và giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra;
Quản trị rủi ro sẽ tạo ra sự thống nhất trong quá trình thực hiện các bước đó; Việc
phòng chống rủi ro được thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng,
để tránh việc hành động chồng chéo, ý kiến trái ngược thì quản trị được đưa ra để
tất cả hoạt động một cách thống nhất; Quản trị đề ra mục tiêu để giúp ngân hàng đi
đúng hướng.
* Nội dung quản trị rủi ro tín dụng: Xác định nguyên tắc trong quản trị rủi ro;
Lựa chọn mô hình rủi ro; Xây dựng các biện pháp quản trị rủi ro; Kiểm tra, giám sát.
* Các yếu tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm: các yếu tố chủ
quan như nhận thức về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng; trình độ của đội
ngũ cán bộ làm công tác quản trị; hệ thống thông tin và việc xử lý thông tin phục vụ
cho hoạt động tín dụng; công nghê .̣ Các yếu tố khách quan như thuộc về phía khách
hàng vay; pháp lý; thị trường.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
NHCSXH là một tổ chức tín dụng Nhà nước được thành lập theo Quyết định
131/2002/QĐ-TTg trên cơ sở tổ chức lại và tiếp nhận chương trình tín dụng cho vay
hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ người nghèo (NHNg), tiếp nhận một số chương
trình tín dụng ưu đãi từ các Ngân hàng thương mại, và triển khai một số chương
iv
trình tín dụng mới theo qui định của Chính phủ để thực hiện chính sách tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
Mô hình tổ chức quản lý của NHCSXH có tính đặc thù, sáng tạo, do 4 bộ
phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị, xã hội và sức
mạnh của toàn dân, chung sức, chung lòng thực hiện chương trình mục tiêu quốc
gia về xóa đói giảm nghèo, bao gồm: Hội đồng quản trị và Ban đại diện HĐQT các
cấp tại địa phương; Bộ phận điều hành có trách nhiệm tổ chức việc quản lý vốn, đưa
vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng; Các tổ chức chính trị - xã hội làm
dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH; Tổ tiết kiệm và vay vốn ở thôn, ấp, bản,
làng do các tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo xây dựng và quản lý.
* Hoạt động cơ bản của NHCSXH Việt nam:
Hoạt động huy động vốn: Với đặc thù là một ngân hàng chính sách,
NHCSXH nhận được nhiều hỗ trợ từ Chính phủ, chính quyền địa phương, NHNN
Việt Nam, và các NHTM với cam kết cung cấp vốn cho các chương trình cho vay
hiện tại của NHCSXH. Tuy nhiên NHCSXH đã bắt đầu huy động vốn tiền gửi và
tiền gửi tiết kiệm của khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân. Nguồn vốn của
NHCSXH bao gồm: (i) vốn từ NSNN; (ii) vốn huy động; (iii) vốn vay (vay Ngân
hàng Nhà nước, vay nước ngoài); (iv) vốn nhận uỷ thác của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng nguồn vốn đạt 74.458 tỷ đồng,
tăng 19.767 tỷ đồng (36,1%) so với năm 2008, đạt 88% kế hoạch năm.
Hoạt động sử dụng vốn: Hoạt động sử dụng vốn của NHCSXH chủ yếu là
Cho vay hộ nghèo; Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học,
cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; Các đối tượng cần vay vốn để giải
quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11 tháng 04 năm 1992 của Hội
đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); các đối tượng chính sách đi lao động có thời
hạn ở nước ngoài; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn; Các đối
tượng khác theo chỉ định của Chính phủ; Cho vay doanh nghiệp làm nhà ở, cho
vay mua nhà trả chậm, cho vay NS&VSMT nông thôn; đồng bào dân tộc thiểu số
đặc biệt khó khăn; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử
dụng người lao động là người sau cai nghiện ma tuý
Khách hàng của NHCSXH phần lớn là những đối tượng hầu như không đủ
điểu kiện để có thể tiếp cận được vốn tín dụng thông thường của các NHTM với
các tiêu chuẩn khắt khe về thủ tục, tài sản đảm bảo thế chấpDo đó khả năng
v
sinh lời từ hoạt dộng cho vay những đối tượng khách hàng này của NHCSXH là
rất thấp, thậm chí không thể có được.
Chính vì lẽ đó NHCSXH thường hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
mà mục tiêu hoạt động của nó là nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia trong kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước.
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội
Việt Nam
* Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHCSXH Việt Nam: Đến ngày 31/12/2009,
tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 72.660 tỷ đồng, tăng 20.149 tỷ đồng (38,4%)
so với năm 2008, đạt 89,6%. Trong đó dư nợ cho vay hộ nghèo đạt 32.402 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ lớn nhất (chiếm 44,6%); dư nợ cho vay quỹ giải quyết việc làm đạt 4.025 tỷ
đồng; dư nợ cho vay học sinh sinh viên đạt 18.231 tỷ đồng; dư nợ cho vay mua nhà trả
chậm và doanh nghiệp sản xuất nhà đạt 580 tỷ đồng; dư nợ cho vay đối tượng chính
sách đi xuất khẩu lao động đạt 791 tỷ đồng; cho vay dự án Phát triển ngành lâm
nghiệp: 179 tỷ đồng, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ 192 tỷ đồng.
Ngân hàng chính sách xã hội đang có quan hệ tín dụng với 4.695 nghìn
khách hàng trong đó hộ nghèo là 3.900 nghìn hộ. Dư nợ bình quân 1 hộ nghèo từ
4,2 triệu đồng năm 2005 lên 5,2 triệu đồng năm 2009, tăng 1 triệu đồng/hộ.
* Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng CSXH Việt nam: Nợ quá hạn của
NHCSXH còn cao. Tại một số chi nhánh và khu vực, tỷ lệ nợ quá hạn cao dẫn đến
tỷ lệ nợ quá hạn toàn quốc cao. Tổng dư nợ của NHCSXH đến 31/12/2009 là
72.660 tỷ đồng. Trong đó nợ trong hạn là 71.695 tỷ đồng, nợ quá hạn là 720 tỷ
đồng, nợ khoanh là 245 tỷ đồng. Tổng nợ xấu là 965 tỷ đồng. Để có thể thu hồi vốn
và tiếp tục cho vay, Ngân hàng Chính sách xã hội vượt qua mọi khó khăn, nỗ lực
không ngừng, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên do đối tượng vay vốn là gia
đình nghèo, hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng nghèo; các dự án cho vay
giải quyết việc làm, các đối tượng đi xuất khẩu lao động, sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn vay vốn học tậpđây là những khách hàng thuộc đối tượng rủi ro cao, rất
ít khả năng được các NHTM cho vay, nên quá trình hoạt động Ngân hàng Chính
sách xã hội chứa đựng rất nhiều rủi ro.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong NHCSXH, tuy nhiên tập
trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Các yếu tố về môi trường kinh tế
không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng đến những người sản xuất đầu tư lớn mà hộ
vi
nghèo cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ; Rủi ro từ phía khách hàng; Rủi ro từ phía
Ngân hàng (bao gồm cả NHCSXH, tổ chức nhận uỷ thác và bên có liên quan khác).
* Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính Sách Xã hội Việt
Nam:
Hoàn thiện chính sách, bộ máy tổ chức, thủ tục quản trị rủi ro tín dụng.
Xử lý nợ quá hạn: thực hiện xử lý nợ tồn đọng nhận bàn giao và các khoản
nợ rủi ro từ năm 2005 đến đầu năm 2008; thực hiện xử lý các khoản nợ rủi ro thuộc
diện đơn lẻ, cục bộ năm 2008 và đợt I năm 2009; thực hiện thông báo xóa nợ vốn vay
từ quỹ Quốc gia về việc làm; Công tác tổng hợp báo cáo và phòng ngừa rủi ro.
* Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính xã hội Việt
Nam:
Kết quả đạt được: cơ cấu tổ chức hoạt động, cơ cấu giám sát và quản trị rủi ro tín
dụng đã có nhiều đổi mới; quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng được quy định rõ ràng; chính
sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng và đáp ứng các nhu
cầu của khách hàng; đội ngũ lao động dồi dào, trình độ ngày càng được nâng cao.
Hạn chế cần khắc phục: Hạn chế trong QT RRTD của NHCSXH: Hoạt động quản
lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng CSXHVN trong thời gian qua tuy đã được chú trọng hơn,
nhưng chưa toàn diện, chưa chặt chẽ thể hiện trên các mặt như; thực hiện quy trình cho
vay, thẩm định khoản vay; công tác quản lý và giám sát sau khi cho vay; phân loại dư nợ
và xử lý nợ đến hạn; trích lập và xử lý quỹ dự phòng rủi ro.
Về trích lập quỹ dự phòng rủi ro. NHCSXH được Chính phủ cho phép trích
lập theo một mức duy nhất là 0,02% tính trên dư nợ bình quân năm.
* Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại NHCXSH Việt nam:
- Các quy định cụ thể về quản lý và xử lý nợ rủi ro trong hoạt động của
NHCSXH còn thiếu, một số lĩnh vực xử lý rủi ro chỉ làm theo nếp của Ngân hàng
phục vụ người nghèo, chưa có văn bản hướng dẫn một cách cụ thể.
- Cơ chế lãi suất ưu đãi khiến người vay thiếu ý thức trả nợ, không chịu sức
ép về trả lãi, NHCSXH không có nguồn để trích lập quỹ rủi ro.
- Chính sách ưu đãi của Chính phủ trong việc xử lý nợ đến hạn.
- Công tác phối hợp giữa NHCSXH, cơ quan xác nhận và thẩm định phê
duyệt cho vay (Chương trình cho vay giải quyết việc làm) và tổ chức chính trị xã
hội chưa chặt chẽ.
- Phối hợp giữa các ngành các cấp chính quyền và đoàn thể với NHCSXH
vii
trong việc hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hướng dẫn kỹ thuật kết
hợp với cho vay vốn chưa được thực hiện và chỉ đạo thống nhất theo hệ thống từ
cấp TW để giúp hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.
- Đối tượng khách hàng của NHCSXH là chỉ định. Việc lựa chọn khách hàng
vay vốn do cơ quan hoặc cá nhân ngoài NHCSXH chịu trách nhiệm dẫn đến
NHCSXH không kiểm soát được vốn vay từ trước khi cho vay.
- Do đặc điểm của hộ nghèo phần lớn là thiếu kiến thức về sản xuất, kinh
doanh, mọi hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiênnên khi xảy ra thiên
tai, lũ lụt, dịch bệnhhoặc làm ăn không thuận lợi sẽ dẫn đến việc mất vốn hay bị
thua lỗ, người dân không có tiền trả nợ khi đến hạn phải xin gia hạn nợ.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu và định hƣớng hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng
của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
* Định hướng phát triển chung:
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược phát triển NHCSXH đến năm 2020 là đưa
NHCSXH trở thành một Ngân hàng có khả năng quản lý tốt các Nguồn vốn tín dụng ưu
đãi, đảm bảo vốn đến tay tất cả hộ nghèo và các đối tượng chính sách cần vốn theo đúng
chính sách, chế độ mà Nhà nước đã đề ra, mang lại hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, chính
trị, xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và
Nhà nước đề ra.
* Định hướng hoạt động tín dụng:
Ngân hàng Chính sách xã hội phấn đấu đến năm 2020:
- Tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 18%; 100% vốn tín dụng chính
sách của Chính phủ đến được với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Tất cả hộ nghèo và đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn đều được hỗ trợ
và tư vấn cách thức sử dụng vốn sản xuất, chuyển mạnh sang đầu tư theo các chương
trình dự án, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
- Từng bước cân đối cơ cấu cho vay các đối tượng chính sách cho phù hợp
với nhu cầu và sự phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể cũng
viii
như thực hiện mở rộng các đối tượng vay vốn theo quy định của Chính phủ.
- Tiếp tục sử dụng phương thức đầu tư ủy thác từng phần cho các tổ chức
chính trị - xã hội, không chỉ cho vay hộ nghèo, chương trình NS&VSMT nông thôn
mà mở rộng ủy thác tới các chương trình tín dụng khác mà người thụ hưởng là cá
nhân, hộ kinh tế gia đình ở địa bàn nông thôn.
* Định hướng quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng CSXH Việt Nam:
- Đẩy mạnh việc xã hội hoá cung cấp tài chính trong công tác xoá đói giảm
nghèo.
- Triển khai thực hiện các chức năng nhiệm vụ theo đúng Quy chế về tổ chức
và hoạt động của phòng Quản lý và xử lý nợ rủi ro do HĐQT phê duyệt.
- Tổ chức xây dựng chiến lược phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động
NHCSXH.
- Xây dựng các phương án trình Thủ tướng Chính phủ và các ban ngành liên
quan để hoàn thiện cơ chế quản lý và xử lý nợ rủi ro theo hướng: xử lý kịp thời khi có
rủi ro xảy ra và nâng cao thẩm quyền của NHCSXH trong việc xử lý nợ rủi ro, từ đó
xây dựng cơ chế quản lý và hạch toán các khoản nợ rủi ro trong hệ thống NHCSXH.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra các chi nhánh trong việc thực
hiện quản lý và xử lý nợ rủi ro để nắm bắt tình hình thực tế công tác quản lý và xử
lý nợ rủi ro và có các biện pháp xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Tiếp nhận hồ sơ xử lý nợ rủi ro trong toàn hệ thống và tổng hợp kịp thời
trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thực hiện việc báo cáo thông tin tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà
nước.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng CSXH
Việt Nam
Ban hành các quy chế quản trị và phân định trách nhiệm: Ban hành các quy
chế quản trị và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận và từng cá nhân
và quy chế về phối kết hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, giữa các bộ phận
trong cùng đơn vị trong việc quản lý nguồn vốn cho vay XĐGN.
Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức nhận cho vay ủy thác và tổ TK&VV:
Nâng cao trình độ của cán bộ tổ chức hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính
sách và giám sát sử dụng vốn vay.
Tiêu chuẩn hóa các đối tượng cho vay.
ix
Hoàn thiện quy trình tín dụng: Đa dạng hóa các phương thức cho vay; Điều
chỉnh mức cho vay đối với từng chương trình phù hợp với từng loại khách hàng và
phương án xin vay; Thực hiện quy trình thẩm định cho vay chặt chẽ; Xử lý nợ đến
hạn đúng nguyên tắc tín dụng và tích cực phối hợp để hỗ trợ người vay; Cải tiến quy
trình kiểm tra, kiểm soát.
Hướng dẫn hộ nghèo thực hiện đa dạng hóa các loại hình đầu tư cho vay và
tài sản để phân tán rủi ro.
Nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin khách hàng.
Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào quản trị rủi ro tín dụng.
Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro.
Thực hiện tốt công tác xử lý nợ rủi ro và thu hồi vốn: Thực hiện phân loại nợ,
nợ rủi ro, lập hồ sơ rủi ro kịp thời, đảm bảo chính xác, công bằng; Tích cực thu hồi nợ
rủi ro bằng các biện pháp thích hợp.
Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
3.3. Một số kiến nghị
Để giúp NHCSXH thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng, hoàn thành
mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong cuộc chiến chống đói
nghèo, tác giả luận văn xin kiến nghị một số vấn đề sau:
Kiến nghị với Chính phủ.
Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.
Kiến nghị với chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN
Dù mới hoạt động được khoảng một thập kỷ, NHCSXH Việt Nam đã đạt
được kết quả ấn tượng, toàn diện. Điều này đã minh chứng cho chủ trương thành
lập một trung gian tài chính trong việc cung cấp vốn cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách thoát khỏi đói nghèo một cách lâu dài và bền vững là hoàn toàn phù hợp
với thực tế đất nước. Chương trình cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách là chủ
trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay được tập trung vào
một đầu mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế,
được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã
đem lại hiệu quả lớn