Hiện nay trong báo cáo thu nhập - chi phí của các NHTM Việt
Nam thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 70% - 80%
trong tổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ổn
định của các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng
đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thông
qua việc không ngừng đƣa ra, hoàn thiện chính sách về kiểm soát tín
dụng. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cao nhƣng cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín
dụng cũng thay đổi khi các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh
của Việt Nam ngày càng bị sức ép của xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế. Chính vì vậy, làm thế nào để hoạt động hiệu quả trong
giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải cho các ngân hàng
thƣơng mại.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng NN & PTNT Việt Nam - Chi Nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HUỲNH BẢO NGỌC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
TRUNG DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: PGS.TS. TRƢƠNG HỒNG TRÌNH
Phản biện 2: TS. HUỲNH HUY HÒA
Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong báo cáo thu nhập - chi phí của các NHTM Việt
Nam thì thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 70% - 80%
trong tổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ổn
định của các ngân hàng. Do đó, việc nâng cao chất lƣợng tín dụng
đã, đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thông
qua việc không ngừng đƣa ra, hoàn thiện chính sách về kiểm soát tín
dụng. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cao nhƣng cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín
dụng cũng thay đổi khi các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh
của Việt Nam ngày càng bị sức ép của xu thế toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế. Chính vì vậy, làm thế nào để hoạt động hiệu quả trong
giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức nan giải cho các ngân hàng
thƣơng mại.
Tại Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng,
hoạt động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân chiếm
tỷ trọng hơn 20% trên tổng dƣ nợ, chất lƣợng tín dụng ở mức thấp
đặt biệt là tín dụng trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân, vì vậy
tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng cao trong những năm gần đây mà chủ
yếu là phát sinh từ cho vay trung dài hạn. Thực tế trên đòi hỏi Ngân
hàng No&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng phải tăng cƣờng
công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho với cho vay trung dài hạn
nhằm đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh là
một yêu cầu đặt ra hết sức cấp thiết đối với Ngân hàng No&PTNT
Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn
đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung dài hạn đối
2
với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi Nhánh Đà Nẵng” để nghiên cứu
làm luận văn thạc sĩ – chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa các khái niệm, kiến thứcvề rủi ro, các dạng rủi
ro trong hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt
động cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân trong hoạt
động NHTM.
- Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Đà Nẵng.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi
Nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tƣợng nghiên cứu là: vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro tín
dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển Nông thôn – Chi Nhánh Đà Nẵng, đề ra các biện pháp
nhằm khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu hoạt động tín dụng trong
cho vay trung và dài hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn – Chi Nhánh Đà Nẵng. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín
dụng tại Agribank – Chi Nhánh Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất cách nâng
cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi Nhánh Đà
Nẵng.
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo
tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng của
NHNo&PTNT Đà Nẵng.
4.2. Phương pháp phân tích số liệu
So sánh số tuyệt đối
Là hiệu giữa 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc.
Biểu hiện mức độ quy mô, khối lƣợng, giá trị của một chỉ tiêu kinh
tế ở thời điểm cụ thể. Dùng phƣơng pháp so sánh số liệu thực tế năm
nay so với số thực tế năm trƣớc, xem mức độ tăng giảm nhƣ thế nào
từ đó tìm ra những nguyên nhân gây ra sự thay đổi đó.
So sánh số tƣơng đối
Là phƣơng pháp so sánh dựa trên kết quả của phép chia giữa
trị số của năm sau so với năm trƣớc hay của kỳ phân tích so với kỳ
gốc, từ đó biết đƣợc số phần trăm thay đổi của năm sau so với năm
trƣớc đó hoặc của kỳ phân tích so với kỳ gốc.
5. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay trung – dài hạn tại Ngân hàng thƣơng mại.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng Nông
Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi Nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân
Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi
Nhánh Đà Nẵng.
4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã tham khảo một số
giáo trình, tài liệu viết về quản trị rủi ro và rủi ro tín dụng ngân hàng.
1. Nguyễn Tuấn Anh, luận án tiến sĩ kinh tế, “Quản trị rủi ro
tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam”, 2012.
2. Nguyễn Thị Hoài Thƣơng, luận án tiến sĩ kinh tế, “Quản lý
nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, 2012.
3. Phan Thị Linh, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, “Quản
trị rủi ro tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng”, 2010
Tổng hợp tham khảo từ 3 luận văn trên và nguồn tài kiệu tham
khảo khác mang tính tổng quát, đa dạng gồm: các bài viết liên quan
đến đề tài của các tác giả, báo chí, internet, tạp chí ngân hàng, các
báo cáo thƣờng niên, văn bản, chính sách do Agribank ban hành là
nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi toàn cảnh về quản trị rủi ro tín
dụng tại Agribank Chi nhánh thành phố Đà Nẵng. Các báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ năm 2013
đến năm 2016 của Agribank Chi nhánh thành phố Đà Nẵng cũng là
nguồn tài liệu quan trọng giúp tôi tập hợp số liệu viết về đề tài. Từ
đó có thể phân tích, so sánh các chỉ tiêu đƣa ra những đánh giá có cơ
sở.
5
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm về rủi ro và rủi ro tín dụng
a. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có
thể xảy ra cho con ngƣời.
b. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có đƣợc tạo ra khi
ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng. là những thiệt hại, mất
mát và tổn thất về tài chính mà ngân hàng gánh chịu do khách hàng
vay vốn không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng tín
dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không
đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi (Rose,
2004).
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
* Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng
đƣợc phân chia thành các loại sau đây.
- Rủi ro giao dịch.
- Rủi ro danh mục.
* Nếu phân loại theo tính khách quan, chủ quan của những
yếu tố gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng đƣợc phân ra thành rủi ro
khách quan và rủi ro chủ quan.
* Nếu phân loại theo phƣơng diện quản lý, giám sát của ngân
6
hàng, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành rủi ro tín dụng nhận diện
đƣợc và rủi ro tín dụng chƣa nhận diện đƣợc.
1.1.3. Những nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng
a. Những nhân tố từ phía Ngân hàng
b. Những nhân tố từ phía khách hàng
c. Những nhân tố khác
1.1.4. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
1.1.5. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng không những có vai trò rất quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại mà còn quan
trọng đối với nền kinh tế.
Đối với các ngân hàng thƣơng mại: hạn chế đƣợc rủi ro tín
dụng sẽ giúp các ngân hàng thƣơng mại đảm bảo an toàn vốn, lãi,
các thu nhập không bị giảm sút, giúp phát triển hoạt động tín dụng
và từ đó góp phần tăng trƣởng cho các hoạt động kinh doanh khác
của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Đối với nền kinh tế: hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng sẽ giúp các
ngân hàng thƣơng mại phát huy đầy đủ các chức năng vốn có của
mình, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh,
phát triển kinh tế, hạn chế lạm phát và thất nghiệp, đảm bảo sự ổn
định an ninh chính trị.
1.1.6. Tín dụng trung và dài hạn
1.1.7. Đặc điểm của tín dụng trung và dài hạn
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
Theo cách tiếp cận của quản trị rủi ro hiện đại, nội dung chính
của hoạt động quản trị rủi ro gồm có bốn bƣớc là nhận diện rủi ro; đo
lƣờng rủi ro; kiểm soát rủi ro; và tài trợ rủi ro. Các hoạt động này
đƣợc thực hiện liên tiếp nhau tạo thành một quá trình chặt chẽ: khâu
7
trƣớc sẽ định hƣớng cho khâu sau.
1.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng
* Các phương pháp nhận diện rủi ro tín dụng:
- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra.
- Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.
- Thanh tra hiện trƣờng
- Phân tích hợp đồng
- Phân tích lƣu đồ
- Thu thập thông tin
Để hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng có hiệu quả thì hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo đƣợc hai vấn đề là: nhận
thức của ngƣời lãnh đạo, nhà quản trị nói chung đối với hoạt động
quản trị phải có nhận thức đầy đủ và sâu rộng về hoạt động quản trị
rủi ro; thứ hai là vấn đề thông tin phải đầy đủ, chính xác, xử lý thông
tin khoa học, kịp thời và đồng bộ.
1.2.2. Đo lƣờng rủi ro tín dụng
Có hai phƣơng pháp cơ bản để phân tích, đo lƣờng rủi ro tín
dụng là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Hai
phƣơng pháp này không loại trừ lẫn nhau mà hỗ trợ lẫn nhau để phân
tích, đo lƣờng rủi ro tín dụng. Do vậy, tùy tình hình thực tế mà ngân
hàng có thể sử dụng một trong hai phƣơng pháp hoặc sử dụng cả hai
phƣơng pháp để đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng.
- Mô hình định tính:
Đây là mô hình ngân hàng tiến hành nghiên cứu, phân tích hồ
sơ đề nghị cấp tín dụng. Đó là mô hình chất lƣợng 6C, liên quan đến
việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng là: Tính
cách (Charater), Năng lực (Capacity), Thu nhập (Cash), Tài sản thế
chấp (Collateral), Điều kiện (Condition) và Kiểm soát (Control).
8
Tất cả các tiêu chí này phải đƣợc đánh giá tốt, thì khoản vay
mới đƣợc xem là khả thi.
- Mô hình định lượng:
Mô hình định tính đƣợc xem là mô hình cổ điển để đánh giá
rủi ro tín dụng. Sau đây là một số mô hình lƣợng hóa rủi ro tín dụng
thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất:
- Mô hình điểm số Z:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5
Ƣu điểm: Kỹ thuật đo lƣờng rủi ro tín dụng tƣơng đối đơn
giản.
Nhƣợc điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách
hàng vay có rủi ro và không có rủi ro.
Đánh giá rủi ro: Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi
ro đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng
thông thƣờng sẽ đƣợc thực hiện trên cơ sở lập và phân tích các chỉ
tiêu: (1) Tỷ lệ mất vốn; (2) Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng; (3) Khả
năng bù đắp các khoản cho vay bị mất vốn; (4) Khả năng bù đắp rủi
ro tín dụng của tổ chức tín dụng.
1.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro thông thƣờng đƣợc sử dụng,
gồm: Né tránh; ngăn ngừa tổn thất; chuyển giao rủi ro; đa dạng hóa.
Quản trị rủi ro tín dụng cũng áp dụng các kỷ thuật này.
1.2.4. Tài trợ rủi ro tín dụng
Xét về mặt quá trình thực hiện thì hoạt động tài trợ rủi ro tín
dụng phải gồm hai giai đoạn: Giai đoạn xây dựng phƣơng án tạo
nguồn, và giai đoạn thực hiện tài trợ. Dựa theo thời gian mà quỹ tài
trợ đƣợc chuẩn bị, tài trợ rủi ro có thể phân thành: Tài trợ rủi ro quá
khứ; tài trợ rủi ro hiện tại; tài trợ rủi ro tƣơng lai.
9
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG
1.3.1. Các yếu tố khách quan
- Do môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ chặt chẽ, các quy định
còn thiếu và chƣa đồng bộ.
- Các thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chính
phủ, trong tiến trình hội nhập quốc tế
- Do các biến động bất thƣờng về tỷ giá hối đoái, lãi suất
ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.
- Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác
cung cấp không chính xác, trung thực.
1.3.2. Các yếu tố chủ quan
- Trình độ và nhận thức của các cán bộ quản trị rủi ro tín dụng.
- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín
dụng của ngân hàng chƣa đạt đƣợc yêu cầu về sự tổng hợp và thống
nhất: Hệ thống thông tin chƣa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho
quá trình đánh giá rủi ro gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chƣa có đủ
thông tin về thị trƣờng, không có những kênh thông tin chính xác để
kiểm tra về các khách hàng.
- Chiến lƣợc khách hàng của ngân hàng: Tùy theo chiến lƣợc
kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đƣa ra các mức độ chấp nhận
rủi ro khác nhau.
- Mức độ phức tạp của các hoạt động ngân hàng: Các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đem
lại lợi nhuận ngày càng lớn tuy nhiên mức độ rủi ro cũng ngày càng
cao hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
10
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO
VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
2.1.3. Các hoạt động chính
2.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1. Hoạt động cho vay
Số liệu từ Bảng 2.1 cho thấy, hoạt động cho vay trong những
năm qua có xu hƣớng tăng trƣởng phù hợp với đặc điểm kinh tế của
tỉnh. Nhu cầu đầu tƣ vốn cho các hộ sản xuất, các cơ sở sản xuất
kinh doanh, hoạt động dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng tại địa
phƣơng ngày càng đòi hỏi lƣợng vốn lớn. Mức tăng trƣởng về đầu tƣ
tín dụng tại Chi nhánh đƣợc đánh giá là phù hợp với tăng trƣởng
kinh tế tại địa phƣơng.
Tình hình dƣ nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm tăng, sự
tăng trƣởng này là có cơ sở và gắn với các yếu tố thúc đẩy nhƣ: nhu
cầu về vốn từ phía khách hàng, từ nền kinh tế nói chung và kinh tế
trên địa bàn hoạt động nói riêng.
Nhìn vào bảng phân tích dƣ nợ ta thấy dƣ nợ ngắn hạn luôn
11
chiếm tỷ trọng cao qua các năm, điều đó là do Đà Nẵng là thành phố
mà công nghiệp chƣa phát triển nhƣ các thành phố khác nên nhu cầu
vay vốn đầu tƣ dự án không nhiều. Tại Agribank Đà Nẵng khách
hàng vay vốn chủ yếu cho thƣơng mại dịch vụ, những ngành nghề
này có nhu cầu vay vốn ngắn hạn nhiều hơn. Nguồn vốn trung – dài
hạn chủ yếu tập trung nhằm vào đối tƣợng khách hàng có nhu cầu
vay tiêu dùng và các dự án của địa phƣơng.
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.1. Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
tín dụng tại Agribank Đà Nẵng
Trong giai đoạn hiện nay, việc khuyến khích ngƣời dân vay
vốn để phục vụ nhu cầu cá nhân ngày càng tăng đã góp phần tăng
trƣởng tín dụng trong cho vay trung – dài hạn tại ngân hàng. Với
việc tăng trƣờng tín dụng đối với cho vay tiêu dùng thì lƣợng khách
hàng đa dạng cũng nhƣ rủi ro cho ngân hàng ngày càng tăng cao.
Tại Agribank Đà Nẵng, khách hàng chủ yếu là doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, nên dƣ nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
luôn cao hơn so với hộ gia đình. Tỷ trọng dƣ nợ của doanh nghiệp
ngoài quốc doanh luôn tăng qua các năm.
12
ĐVT: tỷ đồng
Biểu đồ 2.2. Đồ thị biểu diễn cơ cấu dư nợ cho vay theo thành
phần kinh tế tại Agribank Đà Nẵng
2.2.2. Hoạt động bảo lãnh
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp dư nợ bảo lãnh tại Agribank Đà
Nẵng từ năm 2013 đến 2016
Qua cơ cấu hoạt động bảo lãnh ta thấy, tại Agribank Đà Nẵng
hoạt động bảo lãnh thanh toán chiếm tỷ lệ cao nhất, bảo lãnh thực
hiện hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong hoạt động này. Các
doanh nghiệp xây dựng thƣờng có nhu cầu bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh dự thầu. Các doanh nghiệp thƣơng mại thì Trong
những năm sắp đến, khi tình hình kinh tế đi qua khó khăn, các doanh
nghiệp phục hồi sản xuất, mở rộng kinh doanh thì nhu cầu bảo lãnh
cũng tăng lên, khi đó Chi nhánh có điều kiện tốt để mở rộng hoạt
động bảo lãnh, nhằm tăng doanh thu cho Chi nhánh.
2.2.3. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Đà Nẵng
a. Nợ xấu phân theo nhóm nợ
Bảng 2.4. Nợ xấu phân theo nhóm nợ
13
Nợ xấu là nợ đƣợc phân vào các nhóm từ nhóm 3 đến nhóm 5,
ở mỗi nhóm nợ có tỷ lệ trích dự phòng rủi ro khác nhau; nợ nhóm 3
tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 25%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%.
Nếu ngân hàng để nợ xấu nằm ở nhóm 5 nhiều sẽ dẫn đến tổng số
trích dự phòng rủi ro nhiều, điều này làm suy giảm năng lực tài chính
của ngân hàng do phải trích từ lợi nhuận ra để trích dự phòng rủi ro.
b. Nợ xấu phân theo ngành nghề kinh doanh
Agribank Đà Nẵng đã làm rất tốt việc hạn chế nợ xấu đối với
nhóm khách hàng ngành nông, lâm nghiệp, đây là một điểm sáng cần
phải phát huy và duy trì bền vững hơn nữa. Còn đối với nhóm khách
hàng ngành kinh doanh thƣơng mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng,
khác, Agribank Đà Nẵng cũng rất quan tâm, hạn chế rủi ro đến
mức thấp nhất, nhƣng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động
bất lợi thì nợ xấu phát sinh tăng là đều khó tránh khỏi.
c. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 2.7. Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
giai đoạn 2013-2016
Có thể thấy việc hạn chế nợ xấu phát sinh trong nhóm khách
hàng hộ, cá thể tại chi nhánh là rất tốt; thể hiện ở chổ tỷ trọng số
14
lƣợng khách hàng nhiều hơn trên 96%, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng gần
89%, trong khi tỷ trọng dƣ nợ xấu cao nhất chỉ chiếm 64%.
d. Nợ xấu phân theo đảm bảo bằng tài sản
Tại Agribank Đà Nẵng nợ xấu theo thời hạn vay trung – dài
hạn nằm chủ yếu ở đối tƣợng vay tiêu dùng. Qua bảng trên ta thấy tỷ
trọng nợ xấu nhóm khách hàng cho vay có thời hạn vay trung – dài
hạn từ năm 2013 -2016 liên tục tăng cả về số tƣơng đối lẫn số tuyệt
đối, tăng từ 74 tỷ đồng năm 2013 tăng lên 193 tỷ đồng năm 2016,
tăng 119 tỷ đồng, tốc độ tăng 261%.
e. Kết quả hạn chế nợ xấu của Agribank Đà Nẵng
Xét về tổng thể hạn chế nợ xấu thì có thể nói ngân hàng đã chủ
động có nhiều giải pháp điều hành linh hoạt nhằm hạn chế nợ xấu
đến mức thấp nhất, luôn luôn thấp hơn định mức chỉ tiêu của
Agribank giao là không quá 3,5% trong năm 2016. Và định hƣớng
đến năm 2017 là dƣới 3% Đây là kết quả của hoạt động hết sức nổ
lực của tập thể cán bộ, nhân viên Agribank Đà Nẵng và đã đƣợc
ngân hàng cấp trên ghi nhận.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY TRUNG – DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG
2.3.1. Thực trạng hoạt động nhận diện rủi ro tín dụng
Những tồn tại của công tác nhận diện rủi ro tín dụng
trong cho vay trung – dài hạn tại Agribank Đà Nẵng những năm
qua:
* Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín
dụng:
Với thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng nhƣ vậy đã dẫn đến
hệ quả là thời gian qua Chi nhánh rất bị động trong việc ứng phó với
15
những thay đổi của tình hình rủi ro và mức rủi ro tín dụng, chất
lƣợng tín dụng gần nhƣ là phụ thuộc vào khách hàng.
Thực