Tóm tắt Luận văn - Rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại

Khái niệm thị trường ngoại hối[1] Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI ROTỶ GIÁ VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1Lý luận chung về thị trƣờng ngoại hối và kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Thị trường ngoại hối 1.1.1.1 Khái niệm thị trường ngoại hối[1] Giống như thương mại, du lịch, đầu tư, quan hệ tín dụng và các quan hệ tài chính quốc tế khác đều làm phát sinh nhu cầu mua bán (chuyển đổi) các đồng tiền khác nhau trên thị trường. Hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị trường ngoại hối. Một cách tổng quát: Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp (nghĩa thực tế) thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường Interbank. 1.1.1.2 Đặc điểm, chức năng của thị trường ngoại hối  Đặc điểm của thị trường ngoại hối  Chức năng của thị trường ngoại hối 1.1.1.3 Các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối  Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients )  Các Ngân hàng Thương mại (Commercial Banks)  Những nhà môi giới ngoại hối (Foreign exchange brokers)  Các Ngân hàng Trung ương (Central Banks) 1.1.2 Kinh doanh ngoại hối 1.1.2.1 Khái niệm ngoại hối[1] 1.1.2.2 Khái niệm kinh doanh ngoại hối và những vẫn đề cơ bản trong kinh doanh ngoại hối 1.1.2.3. Các nghiệp vụ cơ bản của thị trường ngoại hối 1.2 Rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thƣơng mại 1.2.1 Tỷ giá hối đoái 1.2.1.1 Khái niệm tỷ giá (Exchange Rate) Thương mại, đầu tư, và các quan hệ tài chính quốc tế đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này gọi là tỷ giá. Vậy, “tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”. 1.2.1.2 Phân loại tỷ giá 1.2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá 1.2.2Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng 1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tỷ giávà trạng thái ngoại hối  Khái niệm rủi ro tỷ giá Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.  Trạng thái ngoại hối Trạng thái ngoại tệ (The Foreign Exchange Position – EP): Các giao dịch làm phát sinh sự chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ làm phát sinh trạng thái ngoại tệ. Trạng thái ngoại tệ trường (Long theForeign Currency – LFC): Các giao dịch làm tăng quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái trường ngoại tệ nào đó. Trạng thái ngoại tệ đoản (Short theForeign Currency – SFC): Các giao dịch làm giảm quyền sở hữu về một ngoại tệ sẽ làm phát sinh trạng thái đoản ngoại tệ nào đó. 1.2.2.2Nguyên nhân rủi ro tỷ giá  Trạng thái ngoại tệ mở  Sự biến động của tỷ giá 1.2.2.3 Đo lường rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại 1.2.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại Một số ảnh hưởng chính của rủi ro tỷ giá tới hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng như sau: Thứ nhất, rủi ro tỷ giá ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của ngân hàng. Rủi ro ngoại hối buộc các ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản mục liên quan đến ngoại tệ. Thứ hai, rủi ro tỷ giá tạo áp lực cho ngân hàng khi gia tăng huy động vốn ngoại tệ hay gia tăng đầu tư, cho vay bằng ngoại tệ. Không giống như nội tệ, việc gia tăng nguồn vốn và tài sản bằng ngoại tệ luôn buộc ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ gây tổn thất do nguy cơ biến động của tỷ giá hối đoái. Thứ ba, rủi ro tỷ giá không đồng nghĩa với tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu, nhưng khi tổn thất xảy ra thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 1.3 Quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng thƣơng mại 1.3.1 Quan niệm quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại Kinh doanh ngoại hối với nguồn vốn lớn cũng giống như con dao hai lưỡi: chỉ cần một chút thay đổi trong chiến lược, loại hình hoạt động kinh doanh này có thể đem lại những khoản lời “kếch xù”, thế nhưng cũng chỉ cần một chút thiếu cẩn trọng trong việc phòng ngừa rủi ro cũng có thể gây ra những thiệt hại “khổng lồ”. Do vậy, quản trị rủi ro đang là mối quan tâm với ngân hàng. Để kinh doanh ngoại tệ có lãi thì các NHTM phải tạo trạng thái ngoại hối mở và tỷ giá phải biến động. Muốn tránh hoàn toàn rủi ro tỷ giá thì nhà kinh doanh chỉ việc không tiến hành bất kỳ giao dịch ngoại hối nào hoặc nếu đã tạo trạng thái ngoại hối thì tiến hành đóng trạng thái ngoại hối bằng các giao dịch đối ứng để làm cân bằng trạng thái. Tỷ giá luôn biếnđộng thất thường và không giới hạn làm cho cơ hội kiếm lãi trở nên thường xuyên và vô cùng hấp dẫn. Tiềm năng thu lãi và tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh ngoại hối là đồng hành với nhau. Lãi lỗ trong kinh doanh ngoại hối có thể phát sinh cùng với quy mô biến động tỷ giá, trong khi tỷ giá biến động là không giới hạn nên có thể làm cho lãi lỗphát sinh là rất lớn. Điều này buộc ngân hàng phải có một cơ chế quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng một cách chặt chẽ. 1.3.2Vai trò của quản lý rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối đối với ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối tốt giúp góp phần làm giảm thiểu chi phí hoạt động và hạn chế tổn thất cho các ngân hàng, từ đó sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận và giá trị cho cổ đông của ngân hàng. Quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối hiệu quả góp phần tạo điều kiện làm lành mạnh tình hình tài chính, ngăn ngừa nguy cơ phá sản và gia tăng uy tín cho các NHTM. Qua đó, các NHTM góp phần tăng lòng tin nơi khách hàng và các đối tác trong và ngoài nước. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế ổn định và bền vững cho đất nước. Quản lý rủi ro kinh doanh ngoại hối tốt giúp phát hiện kịp thời những nguyên nhân có thể gây nên rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối, từ đó ngân hàng có những giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro thích hợp. Quá trình này giúp xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của các quy định trong nước và các chuẩn mực quốc tế. 1.3.3 Các giải pháp quản trị rủi ro tỷ giá 1.3.3.1 Quản trị rủi ro tỷ giá bằng hạn mức 1.3.3.2 Quản trị rủi ro bằng công cụ phái sinh Thịtrường phái sinh là thị trường dành cho các công cụ tài chính phái sinh, những công cụ mang tính hợp đồng, mà thànhquảcủa chúng được xác định trên một hoặc một số công cụ tài sản khác.Các loại công cụ phái sinh:  Nghiệp vụ kỳ hạn (The Forward Operations)  Nghiệp vụ hoán đổi ( The Swaps Operations) 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của NHTM 1.3.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng từ phía các NHTM 1.3.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng từ bên ngoài ngân hàng CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG – VPBANK 2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vƣợng – VPBank 2.1.1 Vài nét về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng – VPBank 2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam – tên viết tắt là VPBank) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Ngân hàng được phép thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu.và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép. Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng. Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Theo chiến lược này, VPBank đặt mục tiêu trở thành một trong 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và một trong 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2017. 2.1.1.2 Những điểm nổi bật trong quá trình kinh doanh của VPBank 2.1.1.3 Mô hìnhtổ chức và hoạt động 2.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng 2.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế 2.1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại VPBank 2.2.1 Hoạt động kinh doanh ngoại hối của VPBank VPBank ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước:  Cung cấp các giaodịch hối đoái dưới hình thức quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai và các giao dịch hối đoái khác theo thông lệ quốc tế:  Bảo lãnh bằng ngoại tệ dưới các hình thức theo quy định của NHNN.  Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.  Cung cấp các dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản bằng ngoại hối.  Cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư bằng ngoại hối (mua, bán, sáp nhập, bảo lãnh và làm đại lý phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ...).  Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối.  Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác theo thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam. 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại VPBank 2.2.2.1 Cơ sở pháp lý để VPBank quản lý ngoại hối 2.2.2.2 Tình hình rủi ro tỷ giá tại VPBank 2.2.2.3 Tổ chức bộ máy kiểm soát rủi ro của VPBank 2.2.2.4 Các biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối của VPBank 2.3Đánh giá thực trạng quản trịrủi ro tỷgiá trong kinh doanh ngoại hối tại VPBank 2.3.1 Thành tựu đạt được Ngân hàng đã ban hành các quy định về hạn mức giao dịch trong kinh doanh ngoại hối trong nội bộ ngân hàng. Việc theo dõi trạng thái ngoại tệtheo ngày đảm bảo tuân thủ theo quy định về hạn mức do VPBank và NHNN đưa ra, được thực hiện, do đó VPBank đã có những phản ứng kịp thời, thay đổi lượng ngoại tệtránh bịlỗtrong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngân hàng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối của mình đã hạn chế được phần nào do rủi ro do tỷ giá gây ra, đảm bảo được lợi nhuận như dự tính. Tỷ giá thường xuyên biến động, sử dụng danh mục ngoại tệ sẽ giảm bớt rủi ro do tỷ giá biến động bất thường gây ra. Việc đa dạng hóa các loại ngoại tệ, đồng thời tăng dần việc giao dịch loại ngoại tệ: CAD, NOK, HKD, SGD,... đã giúp ngân hàng phân tán độ rủi ro, giảm thiểu tổn thất do rủi ro tỷ giá gây ra. 2.3.2 Hạn chế Việc thực hiện cân đối trạng thái ngoại tệ tương đối khó khăn, do nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng khó xác định, thông thường ngân hàng phải ứng ra bán trước khi mua vào do nguồn cung ngoại tệ thường bị thiếu hụt. Chính vì vậy có thể ngân hàng sẽ gặp rủi ro về tỷ giá khi tỷ giá tăng lên.Mặt khác,việc dựbáo,phân tích biến động tỷgiá còn hạn chế, đôi khi dự báo còn chưa chính xác. Các biện pháp đo lường rủi ro về định lượng và định tính chỉ mang tính chất tham khảo, thiếu sự cảnh báo và ngăn chặn kịp thời. Đội ngũ phân tích và dự báo còn rất mỏng và yếu, làm cho các giao dịch thiếu cơ sở định lượng thuyết phục, chủ yếu các giao dịch mang tính cảm tính nhiều. Các hợp đồng phái sinh hiện tại vẫn chưa được sử dụng thường xuyên cho các trạng thái ngoại hối mở của ngân hàng để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Khách hàng tiếp cận với các sản phẩm về phái sinh còn chưa nhiều, do hiểu biết còn hạn chế. Chính vì vậy, việc sử dụng các sản phẩm về phái sinh còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro do hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cao. 2.3.3 Nguyên nhân 2.3.3.1 Môi trường pháp lý 2.3.3.2 Môi trường kinh doanh 2.3.3.3 Ngân hàng 2.3.3.4 Khách hàng CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VPBANK 3.1 Định hƣớng phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối của VPBank Việt Nam tham gia vào sân chơi quốc tế WTO gần 7 năm, các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước dần từng bước thực hiện các cam kết với WTO theo lộ trình đã định. Đặc biệt các hoạt động của ngành ngân hàng, việc tuân theo các thông lệ quốc tế càng trở nên quan trọng và cần thiết. Bên cạnh những lợi thế có được từ việc hội nhập, lĩnh vực tài chính – ngân hàng Việt Nam cũng còn không ít những thách thức phải đối mặt. Với phương châm lấy “Khách hàng làm trọng tâm” VPBank đã có những định hướng và chính sách cụ thể nhằm mở rộng, nâng cao thương hiệu ngân hàng. 3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với VPBank khi Việt Nam gia nhập WTO 3.1.1.1 Cơ hội phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối Hội nhập quốc tế giúp VPBank sẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế dễ dàng hơn, nâng cao khảnăng huy động nguồn vốn từthị trường quốc tế,sửdụng vốn sẽhiệu quảhơn.Ngân hàng sẽ phản ứng nhanh nhạy, điều chỉnh linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu được rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động. Mặt khác, ngân hàng cũng nâng cao khảnăng cạnh tranh bởi khi hội nhập có cơhội hợp tác liên kết với nước ngoài trong việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản phẩm dịch vụvà khai thác thịtrường.Sự cạnh tranh và mở rộng thị trường dịch vụ tài chính cũng tạo ra động lực thúc đẩy trong việc nâng cao tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sẽ có những ảnh hưởng to lớn lên nền tảng văn hóa và quản trị của các tổ chức tín dụng theo hướng đáng tin cậy hơn, đặc biệt khi các tổ chức này có cổ phiếu hoặc trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này góp phần vào việc cải thiện độ tin cậy của VPBank đối với khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.Với tình hình thực tếhiện nay, việc tham gia các tổchức kinh tếlà động lực đểngân hàng ngày càng phải tự đổi mới mình, thúc đẩy ngân hàng phải luôn sáng tạo, phát triển, đa dạng hóa những sản phẩm dịch vụmới đểthu hút khách hàng có tiềm năng ngoài những khách hàng truyền thống. 3.1.1.2 Thách thức phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối Khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính, sự tự do di chuyển của các luồng vốn đầu tư gián tiếp giữa các nước một mặt sẽ là nguồn góp vốn quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng mặt khác sẽ là một nguy cơ tiềm tàng cho các bất ổn và suy thoái kinh tế. Một số doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính, làm hoạt động bịngưng trệ, một sốdoanh nghiệp nằm ngưỡng cửa phá sản.Đây là nguy cơ làm gia tăng nợ ngắn hạn cho các ngân hàng Việt Nam, trong đó có VPBank. Ngày 1/4/2007 theo cam kết Việt Nam với WTO, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.Trong khi đó, các ngân hàng TMCP thành lập ngày càng nhiều, làm tăng thêm các đối thủ cạnh tranh có ưu thế về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh hơn hẳn VPBank. Khi đó, ngân hàng phải san sẻthịphần. Một khó khăn nữa rất quan trọng không thểkhông nói đến là nguồn nhân lực, yếu tốquyết định sựsống còn của ngân hàng. 3.1.2 Định hướng phát triển ngân hàng VPBank  Tập trung xây dựng và củng cố hệ thống nền tảng vững chắc . Nâng cao năng lực tài chính, xây dựng nền tảng công nghệ hiện đại, phát triển hàng loạt các sản phẩm dịch vụ, áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất trong cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành, đặc biệt trong quản trị rủi ro.  Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động, phát triển hệ thống nhân sự, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa học đào tạo ngắn hạn đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành cũng như nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng thực hành; liên kết tổ chức các khóa học nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng anh.  Xây dựng một cấu trúc phát triển kinh doanh năng động và linh hoạt: tiếp tục nâng cao hiệu quả và chất lượng của đội ngũ bán hàng, cải tiến mô hình kinh doanh, phát triển các kênh phân phối bên cạnh các kênh bán hàng truyền thống, thực hiện cá biệt hóa mạnh mẽ trong các chính sách khách hàng và sản phẩm. 3.2 Giải pháptăng cƣờng quản lý rủi rotỷ giá trong hoạt động kinhdoanh ngoại hối tại VPBank Kinh doanh ngoại tệ ngày càng có vị thế quan trọng trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, việc đo lường, tính toán để đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh ngoại hối của các NHTM là rất quan trọng. Đểgóp phần tăng cườngquản trịrủi ro tỷgiá trong kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, có thể đưa ra những giải pháp như sau. 3.2.1Đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu là các giao dịch giao ngay, vì vậy các hoạt động kinh doanh ngoại tệ chưa đa dạng.Ngân hàng phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, một trong những công cụphòng ngừa hữu hiệu chính là các hợp đồng phái sinh về ngoại hối. Việc đa dạng hóa các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại hối tạo nên các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động tỷ giá trên thị trường tiền tệ trong tương lai.Các hợp đồng phái sinh ngoại hối bao gồm: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai để có thể giúp các doanh nghiệp cùng như ngân hàng có thể phòng tránh được rủi ro về tỷ giá. 3.2.2Đa dạng hóa ngoại tệ Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một khối lượng lớn sẽ đem lại lợi nhuận cao nếu đi đúng xu hướng biến động của tỷ giá. Nhưng điều đó cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn và sẽ không lường trước được hậu quả nếu tỷ giá biến động theo chiều hướng không mong muốn. Đi kèm với việc đa dạng hóa ngoại tệ, VPBank nên hoàn thiện hạn mức rủi ro trong quản trị rủi ro tỷ giá. Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng hạn mức kinh doanh ngoại tệ, việc xử lý linh hoạt, hiệu quả trong hạn mức là điều cần thiết. Ngoài ra có thể bổ sung một số hạn mức như sau:Hạn mức theo đồng tiền kinh doanh và hạn mức theo các nghiệp vụ phái sinh 3.2.3 Mởrộng phát triển mạng lưới hoạt động Với câu châm ngôn “Khách hàng là trọng tâm ” và vì mục đích lợi nhuận, ngân hàng cần tăng cường hoạt động marketing, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, đưa sản phẩm tới gần khách hàng hơn. Cùng với việc chú trọng phát triển trong thị trường nội địa, ngân hàng cần tìm hiểu để phát triển thị trường quốc tế. Mở rộng các chi nhánh hoặc công ty con có trụ sở ở nước ngoài hoặc mở các công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ trình độ cao. Khi có sự giao dịch trên thị trường quốc tế, ngân hàng sẽ có cơ hội huy động được nguồn vốn bằng ngoại tệ lớn làm tăng nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể học hỏi với đội ngũ nhân viên quốc tế kinh nghiệm, công nghệ quốc tế, cách quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế. 3.2.4 Quản lý trạng thái ngoại tệ linh hoạt Thông qu
Luận văn liên quan