Phần 1 – MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hình thức và Công Năng là hai trong các yếu tố có khả năng “biến
đổi” ở một công trình kiến trúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
biến đổi này, một trong số đó là từ việc cần thiết chuyển đổi công
năng (CĐCN) đáp ứng nhu cầu sử dụng của công trình kiến trúc.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có một hệ thống các công trình
kiến trúc cũ có giá trị lớn lao nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mất
dần vì công năng phục vụ không còn phù hợp với xã hội hiện tại.
Đứng trước sự chuyển biến của xã hội, các kiến trúc cũ có giá trị
thường được xử lý theo hai cách. Một là bị đập bỏ hoàn toàn, xây lại
một công trình với chức năng đáp ứng nhu cầu mới tại đúng vị trí cũ.
Hai là được trao cho một cuộc sống mới, thông qua việc CĐCN bằng
cách biến đổi hình thức và công năng công trình.
14 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Tóm tắt] Luận văn Sự chuyển đổi công năng những kiến trúc cũ có giá trị thành công trình văn hóa tại TP. Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------
LƯU THỊ THANH TRANG
SỰ CHUYỂN ĐỔI CÔNG NĂNG
NHỮNG KIẾN TRÚC CŨ CÓ GIÁ TRỊ
THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TẠI TP.HCM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
TP. HỒ CHÍ MINH 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------
LƯU THỊ THANH TRANG
SỰ CHUYỂN ĐỔI CÔNG NĂNG
NHỮNG KIẾN TRÚC CŨ CÓ GIÁ TRỊ
THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TẠI TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC
MÃ SỐ:60.58.01.02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THANH SƠN
TP. HỒ CHÍ MINH 2016
MỤC LỤC
Phần 1 – MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1 Đặt vấn đề ..................................................................................... 1
2 Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài ................... 2
3 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................... 3
4 Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 4
5 Qui mô và Giới hạn nghiên cứu .................................................... 4
6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 4
Phần 2 – NỘI DUNG .................................................................................. 5
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ SỰ CĐCN NHỮNG KIẾN TRÚC
CŨ THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA .............................................. 5
1.1 Tiềm năng CĐCN của kiến trúc cũ có giá trị ở Tp. HCM ......... 5
1.1.1 Thực trạng của Kiến trúc cũ có giá trị ở Tp. HCM ............ 5
1.1.2 Tiềm năng CĐCN .............................................................. 6
1.2 Khái quát thực trạng công tác CĐCN kiến trúc cũ có giá trị
thành công trình văn hóa ở Tp. HCM .................................................. 6
1.2.1 Thuận lợi ............................................................................ 6
1.2.2 Một số hạn chế ................................................................... 7
1.3 Một số ví dụ điển hình về CĐCN ở Việt Nam và trên Thế giới 8
1.3.1 Các trường hợp ở Việt Nam ............................................... 8
1.3.2 Các trường hợp trên thế giới .............................................. 9
CHƯƠNG 2 – CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CĐCN CỦA KIẾN
TRÚC CŨ CÓ GIÁ TRỊ THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA .........10
2.1 Cơ sở lịch sử ............................................................................10
2.1.1 Sự hình thành kiến trúc cũ có giá trị khu vực Trung tâm lịch
sử đô thị qua các thời kỳ .................................................................10
2.1.2 Quá trình đô thị hóa và sự phát triển của đời sống kinh tế -
văn hóa – xã hội. .............................................................................11
2.2 Cơ sở thực tiễn ..........................................................................11
2.2.1 Chiến lược quy hoạch bảo tồn và phát triển khu vực trung
tâm hiện hữu Tp. HCM ...................................................................11
2.2.2 Nhu cầu thực tiễn về sự CĐCN đối với hệ thống các kiến
trúc cũ có giá trị của Tp. HCM .......................................................12
2.3 Cơ sở lý luận .............................................................................13
2.3.1 Lý thuyết về bảo tồn, trùng tu ...........................................13
2.3.2 Lý luận về cải tạo thích ứng phát triển (hình thức và nội
dung) ..........................................................................................13
2.3.3 Tư duy lý luận kiến trúc dưới ảnh hưởng của sự phát triển
đô thị ..........................................................................................14
CHƯƠNG 3 – ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CĐCN KIẾN TRÚC
CŨ CÓ GIÁ TRỊ THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA TRONG BỐI
CẢNH HIỆN NAY TẠI TP. HCM QUA CÁC TRƯỜNG HỢP TIÊU
BIỂU .......................................................................................................15
3.1 Một số trường hợp tiêu biểu về sự CĐCN kiến trúc cũ có giá trị
thành công trình văn hóa ở Tp. HCM .................................................15
3.1.1 Di tích kiến trúc CĐCN thành công trình văn hóa ............15
3.1.2 Công trình có giá trị di sản được CĐCN thành địa điểm văn
hóa ..........................................................................................16
3.2 Các giá trị đạt được của việc CĐCN kiến trúc cũ có giá trị thành
công trìnhvăn hóa ................................................................................16
3.2.1 Giá trị lịch sử .....................................................................16
3.2.2 Giá trị văn hóa – nghệ thuật ..............................................17
3.2.3 Giá trị kinh tế - xã hội .......................................................17
3.2.3 Giá trị phát triển bền vững ................................................17
3.3 Đánh giá về công tác CĐCN kiến trúc cũ có giá trị thành công
trình Văn hóa ở Tp. HCM ...................................................................18
20
Phần 3 – KẾT LUẬN
Trải qua quá trình phát triển đô thị của Tp. HCM, sự hình thành hệ
thống kiến trúc cũ có giá trị qua các giai đoạn lịch sử khác nhau là
điều tất yếu. Trong số đó có nhưng kiến trúc cũ có giá trị hội tụ
những giá trị cao về lịch sử, văn hóa, cũng như kinh tế xã hội dẫn đến
nhu cầu về việc cần phải lưu giữ chúng cho sự phát triển bền vững
của thành phố. CĐCN là một giải pháp phù hợp cho vấn đề này.
Việc thực hiện công tác này ở Tp.HCM nhìn chung được thực hiện
trên cơ sở giải quyết các vấn đề cụ thể:
- Sự tương thích giữa không gian và hình thức kiến trúc cho
công năng văn hóa mới được thiết lập
- Giải pháp cải tạo về kết cấu, vách ngăn tổ chức không gian,
vật liệu bổ sung
- Biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật về xây dựng cũng như phong
cách thiết kế cải tạo
- Việc cải tạo có thể bổ sung những yếu tố mới nhưng những
chi tiết đặc trưng thể hiện giá trị của di sản nhất thiết phải
được lưu giữ
Thời gian qua, việc thực hiện công tác CĐCN kiến trúc cũ có giá trị
thành công trình văn hóa ở Tp. HCM về cơ bản đã đạt được hiệu quả
nhất địnhtuy nhiên lại đang đứng trước thách thức của sự đô thị hóa.
Một thành phố có chiều dài lịch sử và đang phát triển mạnh mẽ như
Tp. HCM luôn cần đặt ra cho mình sự lựa chọn đúng đắn giữa việc
lưu giữ những cái cũ tốt đẹp và việc xây mới những công trình kiến
trúc đương đại. Tất nhiên chúng ta không thể giữ lại hay đập bỏ toàn
bộ, vấn đề then chốt ở đây là sự cân bằng, sự vừa đủ. Vừa đủ để nhận
diện sự phát triển, vừa đủ để ghi dấu ký ức, vừa đủ để dòng chảy đô
thị liền mạch, không ngắt quãng.
19
3.3.3 Một sốđặc trưng đối với việc thiết kế CĐCN cho một kiến
trúc cũ có giá trị
Việc thiết kếCĐCN, không đơn thuần chỉ là thiết kế về kiến trúc, mà
phải là sự kết hợp giữa các chuyên ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế,
văn hóa và du lịch.Sự phối hợp này sẽ đưa ra những định hướng và
giải pháp cụ thể cho sự “tái sinh” kiến trúc cũ có giá trị. Qua đó sẽ
nhận thức được giá trị và hiệu quả của việc làm ngay từ ban đầu.
Khi kiến trúc cũ có giá trị được đảm bảo an toàn về sử dụng, việc
thiết kế mới bắt đầu được “tầm soát” trên những khía cạnh sau:
- Ý tưởng thiết kế chủ đạo: nghiên cứu cụ thể từ công trình được
chuyển đổi để phù hợp với dự kiến thiết kế một công trình văn hóa.
- Sử dụng và công năng: quyết định chức năng mới cho một di sản
cần sự cân nhắc kỹ lưỡng.
- Chất lượng thiết kế: luôn để ý tầm quan trọng của những can thiệp
đương đại vào công trình chủ thể.
- Tôn trọng bối cảnh
- Vật liệu và kỹ thuật: cần đạt mức độ cao nhất có thể đồng thời phản
ánh tính đương đại
- Linh hoạt và chuyển đổi: dự trù được khả năng thay đổi trong tương
lai.
- Khả năng kinh tế: tạo nguồn thu ổn định để công trình tự phục hồi
và bảo dưỡng.
- Sự phối hợp: các bên liên quan hợp tác cùng tiếp cận trong một dự
án, thay vì chỉ chịu trách nhiệm cho "một phần riêng của họ về dự
án" nhằm giải quyết được vấn đề đảm bảo kinh tế với việc bảo tồn .
- Hoạt động sau chuyển đổi: dự trù sựthay đổi tương ứng với nhu cầu
hiện tại của hoạt động mới.
3.3.1 Phương pháp và chất lượng thực hiện ...............................18
3.3.2 Hiệu quả việc CĐCN di sản thành công trình văn hóa ......18
3.3.3 Một số đặc trưng đối với việc thiết kế CĐCN cho một kiến
trúc cũ có giá trị ..............................................................................19
Phần 3 – KẾT LUẬN ..................................................................... 20
1
Phần 1 – MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Hình thức và Công Năng là hai trong các yếu tố có khả năng “biến
đổi” ở một công trình kiến trúc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự
biến đổi này, một trong số đó là từ việc cần thiết chuyển đổi công
năng (CĐCN) đáp ứng nhu cầu sử dụng của công trình kiến trúc.
Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) có một hệ thống các công trình
kiến trúc cũ có giá trị lớn lao nhưng đang đứng trước nguy cơ bị mất
dần vì công năng phục vụ không còn phù hợp với xã hội hiện tại.
Đứng trước sự chuyển biến của xã hội, các kiến trúc cũ có giá trị
thường được xử lý theo hai cách. Một là bị đập bỏ hoàn toàn, xây lại
một công trình với chức năng đáp ứng nhu cầu mới tại đúng vị trí cũ.
Hai là được trao cho một cuộc sống mới, thông qua việc CĐCN bằng
cách biến đổi hình thức và công năng công trình.
Việc thực hiện công tác này đã mở ra một hướng đi mới cho hoạt
động bảo tồn, vừa đảm bảo sự gìn giữ vừa thích ứng với sự phát
triển. Rất nhiều nơi trên thế giới đã thực hiện và đạt được thành công
nhất định trong công tác này, đặc biệt là lĩnh vực công trình văn hóa.
Tp. HCM cũng vậy, nhưng việc thực hiện cụ thể diễn ra như thế nào,
đạt hiệu quả ra sao thì câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
Qua tìm hiểu, học viên nhận thấy rằng mặc dù là một hoạt động phổ
biến và cần thiết cho xã hội của ngành kiến trúc, nhưng hầu như chưa
có chương trình nào đi sâu nghiên cứu chi tiết đến vấn đề này. Thiết
nghĩ đây là một sự cấp thiết của thành phố trong quá trình phát triển
và hội nhập, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Sự chuyển đổi công
năng những kiến trúc cũ có giá trị thành công trình văn hóa tại Thành
phố Hồ Chí Minh” thông qua một số trường hợp trên địa bàn thành
phố làm luận văn tốt nghiệp khoá học Thạc sỹ của mình.
18
3.3 Đánh giá về công tácCĐCNkiến trúc cũ có giá trị thành
công trình Văn hóa ở Tp. HCM
3.3.1 Phương pháp và chất lượng thực hiện
Phương pháp
Hình thức được trùng tu, duy trì áp dụng đối với di sản là di tích đã
được công nhận.
Hình thức được cải tạo, bổ sung yếu tố mới thích ứng với công năng
khi di sản chưa hoặc không đủ giá trị để được xếp hạng di tích.
Nội dung hay công năng của di sản được tiếp cận và chuyển đổi theo
hướng CĐCN gần gũi: gần gũi về mặt bản chất công năng và gần gũi
về mặt không gian hoạt động (vùng văn hóa).
Việc thực hiện chủ yếu qua 4 tác động đó là sự thay đổi về: đồ đạc,
vật dụng (stuff); phân khu chức năng (space plan); cơ sở hạ tầng,
trang thiết bị kỹ thuật (services); và lớp vỏ kiến trúc (skin)[32].
Chất lượng
Nhìn chung chất lượng của công tác CĐCN kiến trúc cũ có giá trị
thành công trình văn hóa ở Tp. HCM còn thấp.Việc thiết kế chưa
được quan tâm đúng mức, đúng cấp độ của công trình. Việc thi công
còn thô sơ, kỹ thuật kém thậm chí đôi chỗ còn mang tính tạm bợ.
3.3.2 Hiệu quả việc CĐCN di sản thành công trình văn hóa
Việc CĐCN các kiến trúc cũ có giá trị thành công trình văn hóađã
đem lại cho di sản những đặc tính cụ thể khác biệt:
Tính địa điểm (tinh thần nơi chốn) – “nơi chốn mới”
Tính hồi sinh – quan tâm đến tương lai của di sản
Tính sáng tạo di sản – thiết lập di sản cho tương lai
Tính cộng sinh trong “không gian văn hóa” của đời sống đô thị
Tính “hữu cơ” – tính “tự thân, tự lập” trong đời sống kinh tế đô thị
Tính đương đại – khẳng định thời điểm
17
3.2.2 Giá trị văn hóa – nghệ thuật
Bản thân kiến trúc cũ có giá trị đã mang giá trị văn hóa. Việc đưa di
sản hòa vào cuộc sống đương đại thông qua CĐCN chính là việc tiếp
biến văn hóa cho các thế hệ cộng đồng dân cư. Điều này làm càng
làm phong phú thêm sự đa dạng vốn có của yếu tố văn hóa ở Tp.
HCM.
Ngoài ra đây chính là hình thức lưu giữ các giá trị về nghệ thuật của
di sản. Bên cạnhgiá trị về nghệ thuật chính thống ở các di tích kiến
trúc, giá trị nghệ thuật của khu 3A Tôn Đức Thắng lại mang một màu
sắc khác thể hiện qua sự phối hợp giữa cái cũ và cái mới theo hình
thức của nhiều phong cách khác nhau như vintage hay retro nhưng
vẫn tạo được sự hài hòavề tổng thể. Đặc biệt đưa những loại hình
nghệ thuật đường phố được hàn lâm hóa đến với mọi người, giúp cho
việc cảm thụ nghệ thuật trở nên phổ biến và gần gũi hơn.
3.2.3 Giá trị kinh tế - xã hội
Tái sử dụng và khai thác giá trị kiến trúc cũ có giá trị là hai vấn đề
quan trọng tác động hỗ trợ lẫn nhau. Điều này giúp cho sự tồn tại và
hoạt động của các công trình cũ không tạo ra những ngăn cản cho sự
phát triển kinh tế mà còn giúp nền kinh tế phát triển. Đây chính là sự
“cộng sinh” với kiến trúc hiện đại để nâng cao giá trị ở khía cạnh
kinh tế xã hội[22]. Việc khai thác hoạt động kinh tế hiệu quảsẽ tạo
nguồn lực vật chất, tài chính để duy trì và bảo quản bản thân kiến
trúc cũ có giá trị, sau là góp phần phát triển nền kinh tế chung của đô
thị.
3.2.3 Giá trị phát triển bền vững
Kết hợp những giá trị về môi trường với giá trị văn hóa, xã hội và giá
trị kinh tế, công tác CĐCN các kiến trúc cũ có giá trị tại Tp. HCM đã
phần nào tạo ra được những giá trị nhất định về phát triển bền vững.
2
2 Tổng quan về những nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tập sách “Bảo tồn và Trùng tu các di tích kiến trúc” của Nguyễn
Khởi[15] là một nghiên cứu có mối liên hệ với công tác CĐCN kiến
trúc cũ có giá trị.Nội dung chính được đề cập trong sách bao gồm hai
phần. Phần một, tập trung vào các vấn đề cốt lõi xung quanh lý luận
về công tác bảo tồn và trùng tu di sản văn hóa. Phần hai, đưa ra các
dữ liệu tham khảo kinh nghiệm bảo tồn di sản kiến trúc ở nước ngoài
và các đề xuất bảo tồn kiến trúc cũ có giá trịở Việt Nam.
Hội thảo “Cải tạo phát triển khu trung tâm thành phố: Công trình
xanh và bảo tồn phát triển kiến trúc cũ có giá trị đô thị” với tiêu chí
“Tái sử dụng công trình kiến trúc cũ” diễn ra vào tháng 12 năm 2014,
[18].Tại đây, Luc Van Muyzen đã trình bày ý tưởng tái sử dụng công
trình kiến trúc cũ như là một trong những phương thức bảo tồn. Đó là
sự cải tạo nâng cấp một phần hoặc toàn bộ công trình kiến trúc cũ,
“khoác” cho “nó” công năng mới và nếu cần có thể xây thêm công
trình kiến trúc mới “bổ trợ” cho công trình cũ.Sự bổ trợ này có thể
cho công năng, cho cảnh quan hoặc cả hai...
Bài báo nghiên cứu khoa học nhan đề “Building Rehabilitation -
Tendencies of Functional Transformation in Spain” tạm dịch là “Xây
dựng phục hồi công trình- Khuynh hướng biến đổi công năng ở Tây
Ban Nha” của Anna Nora Kóródy. [30]
Nội dung của bài báo cho biết, trong thập kỷ qua, thay vì xây dựng
mới, việc xây dựng phục hồi đã trở thành tâm điểm của kiến trúc
quốc tế. Với cách tiếp cận mở rộngđối với việc bảo vệ di sản đã giúp
tìm ra rất nhiều các công cụ kiến trúc mới bên cạnh các giải pháp
truyền thống được áp dụng để bảo vệ các công trình cũ có giá trị về
kinh tế cũng như nghệ thuật. Cácthủ pháp hiện đại được sử dụng
nhằm phục vụ cho sự bền vững của các công trình đó thông
3
quaviệcsử dụng và tạo điều kiện cho công trình có khả năng thích
ứng với các chức năng mới.
Cuốn sách “The factories: conversions for urban culture”, Andrew
Mead.Tạm dịch: “Những nhà máy: CĐCN cho văn hóa đô thị”[28].
Đây là sản phẩm của nhóm TransEuropeHalles (TEH). Nội dung cơ
bản của sách đề cập đến bức tranh đô thị châu Âu cuối thế kỷ 20 với
những bãi hoang công nghiệp và giải pháp chung để giải quyết vấn
đề kiến trúc cảnh quan ở đây. Nhận diện được khả năng tái sử dụng
đồng thời đem lại những giá trị về văn hóa và nghệ thuật khác thường
của các công trình công nghiệp cũ, các kiến trúc sư tài ba đã giải
phóng những công trình này khỏi những công năng cụ thể và giúp
chúng “thích nghi với những dự án bất thường nhất, tự bản thân
chúng luôn sẵn sàng cho việc chuyển đổi”. Kết quả đạt được là
những bãi hoang đã trở thành những khu trung tâm văn hóa của đô
thị.
Mỗi nghiên cứu trên đây có một tâm điểm khác nhau. Nhưngtất cả
đều đã nêu ra được sự cần thiết, tính hợp lý dẫn đến xu hướng tất yếu
của công tác CĐCN các kiến trúc cũ có giá trị có giá trị. Tuy nhiên,
chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu về hình ảnh thực tế của thành phố
trong việc sử dụng lại các kiến trúc cũ có giá trị qua công tác CĐCN
thành công trình văn hóa. Do vậy, luận văn sẽ tập trung vào vấn đề
này.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn được đề ra như sau:
- Nhận diện những giá trị đạt được từ việc CĐCNkiến trúc cũ
có giá trịqua phân tích các trường hợp tiêu biểu
- Đánh giá về hoạt động CĐCN hiện nay ở Tp. HCM trên cơ
sở kết quả phân tích các trường hợp tiêu biểu
16
3.1.2 Công trình có giá trị di sản được CĐCN thành địa điểm
văn hóa
Khu sáng tạo Nghệ thuật 3A Tôn Đức Thắngđược chuyển đổi từ
khuôn viên khunhà cũ bỏ hoang trong tổng thể khu vực 3A Tôn Đức
Thắng.
Giải pháp được sử dụng tại đây là giữ lại toàn bộ hệ kết cấu của công
trình, thiết kế cải tạo nội, ngoại thất kết hợp bổ sung những không
gian mới với kết cấu nhẹ[Hình 3.27]trên cở sở kết hợp giữa yếu tố cũ
và mới.
Toàn bộ khu vực sau quá trình chuyển đổi đã được mang một màu
sắc tươi trẻ, không gian, giao thông bố trí hợp lý đáp ứnglinh động
với công năng mới.[Hình 3.29]
Tuy nhiên, vì là khu vực sở hữu tư nhân thuê để kinh doanh trong
một thời gian nhất định nên việc đầu tư còn mang tính tạm bợ, sử
dụng vật liệu thông thường, không có sự tinh tế; việc xử lý không
gian lấp liếm, chưa triệt để; không quan tâm đến giải pháp thẩm mỹ
cho các hệ điện và điều hòa.
3.2 Các giá trị đạt được của việc CĐCNkiến trúc cũ có giá trị
thành công trìnhvăn hóa
3.2.1 Giá trị lịch sử
Các công trình cũ có giá trị không bị loại bỏ cũng như không bị cô
lập mà hiện diện ngay trong đời sống của đô thị, hòa nhập với không
gian văn hóa xã hội của cộng đồng. Nó trở thành một bộ phận hữu cơ
của cuộc sống, tạo điều kiện để cư dân tiếp cận và sử dụng, qua đó
cảm nhận các giá trị mà công trình di sản đem lại cho đô thị. Bảo tồn
kiến trúc cũ có giá trị chính là lưu giữ lịch sử.
15
CHƯƠNG 3 – ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CĐCN KIẾN
TRÚC CŨ CÓ GIÁ TRỊ THÀNH CÔNG TRÌNH VĂN HÓA
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY TẠI TP. HCM QUA CÁC
TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU
3.1 Một số trường hợp tiêu biểu về sự CĐCN kiến trúc cũ có
giá trị thành công trình văn hóa ở Tp. HCM
3.1.1 Di tích kiến trúcCĐCNthành công trình văn hóa
Các trường hợp tiêu biểu:
Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh được hình thành từ sự CĐCN Dinh
Gia Long trước đó.
Dinh thự tư nhân của Hui Bon Hoa được CĐCN thành Bảo tàng Mỹ
thuật thành phố Hồ Chí Minh
Câu lạc bộ của sĩ quan Pháp trở thànhNhà truyền thốngNhà thiếu nhi
thành phố
Việc CĐCN của ba di tích trên về cơ bản là giữ nguyên cấu trúc và
lớp vỏ kiến trúc. Sự thay đổi tập trung vào cải tạo và kiến thiết nội
thất các không gian chức năng của công năng sử dụng mới. Riêng
Nhà truyền thống Nhà thiếu nhi thì hầu như không có sự can thiệp rõ
ràng nào về cả hình thức và tổ chức không gian nội thất, việc tái sử
dụng cho mục đích mới dựa hoàn toàn vào nền tảng cũ.
Ngoài ra hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được bổ sung để đảm bảo nhu
cầu phục vụ mới của công trình. Riêng đối với Nhà truyền thống Nhà
thiếu nhi, do có niên đại muộn hơn và kỹ thuật xây dựng tiên tiến hơn
và mới trải qua một đợt trùng tu năm 2014 nên cơ sở hạ tầng của tòa
nhà hiện vẫn trong tình trạng ổn định.
4
4