Đất nước ta xuất phát từ đặc thù là một quốc gia có nền nông nghiệp lạc
hậu, vừa mới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa lâu. Do vậy,
nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm theo kịp các
nước trong khu vực và trên thế giới là hết sức nặng nề. Để thực hiện thành
công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Tuy
nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi
các tổ chức tín dụng phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại là một tổ chức
đặc biệt và quan trọng với chức năng cốt lõi là trung gian tài chính lớn
của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng đã và đang tích cực đẩy mạnh các
hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín
dụng nhanh, nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế tương
đối lớn đã trở thành áp lực đối với các tổ chức tín dụng, do đó các tổ chức
tín dụng phải có chiến lược huy động vốn theo định hướng ổn định, bền
vững, triển khai kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, song song đó phải
chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, doanh nghiệp và
nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương
trình kinh tế trọng điểm của nước nhà.
Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam – Ngân hàng TMCP Quốc Dân thông qua hoạt động của mình
cũng đang góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế chung. Song
cũng không tránh khỏi những khó khăn mang tính hệ thống. Tuy nhỏ lẻ về
số tiền gửi nhưng với số lượng lớn về khách hàng, đa dạng về kỳ hạn và
phương thức lĩnh lãi, nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân ngày càng trở
nên quan trọng đối với hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì vậy,
những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nói chung, huy động
TGTK của khách hàng cá nhân nói riêng đã, đang và sẽ là những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của NCB cũng như cả hệ thống ngành ngân hàng.ii
Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài “Tăng cường huy động tiền gửi
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi
nhánh Cần Thơ” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của mình
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta xuất phát từ đặc thù là một quốc gia có nền nông nghiệp lạc
hậu, vừa mới thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế chưa lâu. Do vậy,
nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhằm theo kịp các
nước trong khu vực và trên thế giới là hết sức nặng nề. Để thực hiện thành
công chiến lược đó, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Tuy
nhiên để đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho khách hàng và nền kinh tế, đòi hỏi
các tổ chức tín dụng phải khai thác hiệu quả nguồn vốn huy động.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại là một tổ chức
đặc biệt và quan trọng với chức năng cốt lõi là trung gian tài chính lớn
của nền kinh tế, các tổ chức tín dụng đã và đang tích cực đẩy mạnh các
hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút
khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng tín
dụng nhanh, nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng và nền kinh tế tương
đối lớn đã trở thành áp lực đối với các tổ chức tín dụng, do đó các tổ chức
tín dụng phải có chiến lược huy động vốn theo định hướng ổn định, bền
vững, triển khai kế hoạch cụ thể trong từng thời kỳ, song song đó phải
chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, doanh nghiệp và
nền kinh tế, nhu cầu về vốn cho phát triển các dự án thuộc các chương
trình kinh tế trọng điểm của nước nhà.
Là một bộ phận cấu thành trong guồng máy hệ thống ngân hàng tại
Việt Nam – Ngân hàng TMCP Quốc Dân thông qua hoạt động của mình
cũng đang góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế chung. Song
cũng không tránh khỏi những khó khăn mang tính hệ thống. Tuy nhỏ lẻ về
số tiền gửi nhưng với số lượng lớn về khách hàng, đa dạng về kỳ hạn và
phương thức lĩnh lãi, nguồn tiền gửi của khách hàng cá nhân ngày càng trở
nên quan trọng đối với hầu hết các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Vì vậy,
những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn nói chung, huy động
TGTK của khách hàng cá nhân nói riêng đã, đang và sẽ là những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của NCB cũng như cả hệ thống ngành ngân hàng.
ii
Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài “Tăng cường huy động tiền gửi
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi
nhánh Cần Thơ” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về ngân hàng thương mại và hoạt
động huy động TGTK của KHCN tại NHTM.
- Phân tích thực trạng hoạt động huy động TGTK của KHCN tại Ngân
hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghi đến các cơ quan liên quan để tăng
cường hoạt động huy động TGTK của KHCN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
– Chi nhánh Cần Thơ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Hoạt động huy động TGTK của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Thương mại.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: số liệu thứ cấp thực tế tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân –
Chi nhánh Cần Thơ
- Nội dung: Theo tình hình thực tế số dư huy động tiền gửi tiết kiệm của
KHCN đạt trên 90% tổng số dư huy động tiền gửi của KHCN tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ. Do vậy, bài luận văn chỉ tập trung phân
tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của KHCN vì nó mang tính đại diện cao.
- Thời gian: số liệu được thu thập từ: năm 2013, 2014 và 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp sử dụng các phương pháp như: mô tả, giải thích, đối
chiếu – so sánh, phân tích – tổng hợp.
5. Kết cấu luận văn
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của
khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động
huy động tiền gửi tiêt kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
iii
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thƣơng mại
Theo Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực ngày
16/06/2010 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác
theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thƣơng mại
1.1.2.1 Trung gian tài chính
1.1.2.2 Trung gian thanh toán
1.1.2.3 Tạo phương tiện thanh toán
1.1.3 Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
1.1.3.1 Hoạt động huy động vốn
1.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
1.1.4 Nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại
1.1.4.1 Nguồn vốn chủ sở hữu
1.1.4.2 Vốn vay nợ
1.2 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.2.1 Khái niệm huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân
1.2.2 Đặc điểm của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách
hàng cá nhân
1.2.3 Các phƣơng thức huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng
cá nhân
1.2.3.1 Theo tiêu thức kỳ hạn
1.2.3.2 Theo tiêu thức loại tiền
1.2.4 Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng cá nhân đối với ngân hàng thƣơng mại
iv
1.2.5 Nguyên tắc huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân
1.2.5.1 Nguyên tắc đảm bảo an toàn
1.2.5.2 Chi phí thấp
1.3 TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.3.1 Quan niệm về tăng cƣờng huy động tiền gửi tiết kiệm
1.3.2 Các chỉ tiêu phản ánh tăng cƣờng huy động tiền gửi của khách
hàng cá nhân
1.3.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn huy động
1.3.2.2 Nguồn vốn có chi phí hợp lý
1.3.2.3 Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn
1.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.4.1 Các nhân tố chủ quan
1.4.1.1 Chính sách lãi suất của ngân hàng
1.4.1.2 Mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng
1.4.1.3 Hoạt động Marketing của ngân hàng
1.4.1.4 Tổ chức nhân sự
1.4.1.5 Uy tín và năng lực tài chính của ngân hàng
1.4.2 Các nhân tố khách quan
1.4.2.1 Khách hàng
1.4.2.2 Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng
1.4.2.3 Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương
1.4.2.4 Môi trường kinh tế
1.4.2.5 Môi trường văn hóa - xã hội
1.4.2.6 Môi trường pháp lý
1.5 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN SÀI GÒN THƢƠNG TÍN VÀ BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH CẦN THƠ
1.5.1 Kinh nghiệm trong hoạt động huy động tiền gửi của khách
hàng cá nhân của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng tín
1.5.2 Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc
Dân – chi nhánh Cần Thơ
v
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC DÂN – CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN QUỐC DÂN – CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thƣơng
mại Cổ phần Quốc Dân
2.1.2 Đôi nét sơ lƣợc về Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân
– Chi nhánh Cần Thơ
2.1.2.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
2.1.2.2 Chiến lược kinh doanh
2.1.2.3 Cơ cấu tổ chức
2.1.2.4 Tình hình HĐKD trong những năm gần đây
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT
KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.2.1 Các sản phẩm huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
Bao gồm một số sản phẩm: tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm định kỳ sinh
lời, tiết kiệm lũy tiến và các sản phẩm khác.
2.2.2 Số lƣợng khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
- Số lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm tại đơn vị
không ngừng tăng. Năm 2014 đạt 4.438 khách hàng, tăng 673 khách hàng
(+17,88%) so với năm 2013. Năm 2015 đạt 6.198 khách hàng, tăng 1.760
khách hàng (39,66%) so với năm 2014.
- Tỷ trọng khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm cũng tăng
trưởng ổn định qua các năm: 37,07% (năm 2013) – 37.30% (năm 2014) -
42,10% (năm 2015). Như vậy, so với tổng thể khách hàng đang giao dịch tại
ngân hàng thì có đến khoảng 70% là KHCN, trong đó có đến hơn một nửa
KHCN sử dụng sản phẩm tiền gửi tiết kiệm.
vi
2.2.3 Tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân so với tổng tiền gửi tiết kiệm tại
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
Tại NCB, cơ cấu TGTK đang tập trung ở nhóm khách hàng cá nhân (năm
2013 chiếm 88,26%), nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm dần đi, tỷ trọng cũng
xuống dốc (năm 2015 chỉ còn 59,40%) , trong khi tiền gửi huy động KHTC lại
có bước đột phá mạnh cả tốc độ lẫn tỷ trọng. Cụ thể:
2.2.4 Quy mô và tốc độ tăng trƣởng doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân – Chi
nhánh Cần Thơ
2.2.4.1 Theo kỳ hạn
Số dƣ huy động TGTK không kỳ hạn năm 2014 đạt 5.050 triệu đồng,
tăng 3.385 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tốc độ tăng 203,30%.
Năm 2015, chỉ tiêu này đạt 2.704 triệu đồng tức là giảm 46,46% so với năm
2014. Tỷ trọng TGTK không kỳ hạn năm 2013, 2014 và 2015 lần lượt là:
0,64% - 1,71% - 0,60% trong tổng số dư huy động.
TGTK có kỳ hạn năm 2014 đạt 290.650 triệu đồng, tăng 31.570 triệu đồng,
đạt tốc độ tăng 12,19% so với năm 2013. Trong năm tiếp theo, chỉ tiêu này đã
tăng 53% so với năm 2014 (năm 2014: 290.650 triệu đồng, năm 2015: 444.700
triệu đồng). Tỷ trọng qua các năm tương đối ổn định: 99,36% - 98,29% - 99,40%.
2.2.4.2 Theo loại tiền tệ
Huy động bằng VNĐ có những con số biến động như sau:
- Năm 2014 đạt số dư huy động là 292.700 triệu đồng, tăng 38.920 triệu
đồng (+15,34%) so với năm 2013. Năm 2015 tăng 148.104 triệu đồng so với
năm 2014, tương đương tốc độ tăng trưởng là 50,60%.
- Tỷ trọng lần lượt qua các năm như sau: 97,33% - 98,99% - 98,52%.
Huy động bằng ngoại tệ quy đổi chuyển biến như sau:
- Năm 2014 đạt 3.000 triệu đồng, giảm 3.965 triệu đồng so với năm 2013
(-56,93%). Tuy nhiên sau đó, tức là năm 2015, nó đã đạt 6.600 triệu đồng, tức
là tăng 3.600 triệu đồng (+120%) so với năm 2014.
2.2.4.3 Theo sản phẩm
o Tiết kiệm truyền thống: năm 2014 đạt 255.961 triệu đồng, tăng
3.400 triệu đồng so với năm 2013 (+1,35%). Sang năm 2015, tốc độ này
vii
tăng vượt trội khi lên đến 24,05% so với năm 2014 (năm 2015: 317.527
triệu đồng, năm 2014: 255.961 triệu đồng). Tỷ trọng lần lượt: 96,86% -
86,56% - 70,97%.
o Trong khi đó, tiết kiệm định kỳ sinh lời năm 2014 đạt 13.255 triệu đồng, tăng
11.176 triệu đồng (+537,57%) so với năm 2013, sau đó tốc độ tăng đã hạ nhiệt bớt đi
còn 92,76% trong năm 2015. Tỷ trọng lần lượt như sau: 0,8% - 4,48% - 5,71%.
o Tiết kiệm lũy tiến cũng tăng trưởng vượt trội như sản phẩm tiết kiệm
định kỳ sinh lời khi tốc độ tăng trưởng luôn đạt 3 con số. Cụ thể, năm 2014
tăng 372,44% so với năm 2013 (năm 2013: 5.500 triệu đồng, năm 2014:
25.984 triệu đồng). Sang năm 2015, tốc độ tăng trưởng dù bị giảm đi nhưng
vẫn đạt tăng trưởng 297,70% so với năm 2014.
2.2.5 Mức độ đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm
của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân –
Chi nhánh Cần Thơ
Cuối cùng, có một thực trạng không thể không nhắc đến đó là: mức độ
đa dạng hóa các hình thức huy động TGTK của KHCN
Các hình thức huy động tại NCB chi nhánh Cần Thơ hiện nay kém đa
dạng, chủ yếu là huy động tiền gửi đối với KHCN theo lối mòn truyền thống.
2.2.6 Chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
Về mặt bằng lãi suất huy động, đội bán hàng NCB Cần Thơ khảo sát trên
địa bàn Thành phố thì mức lãi suất huy động bình quân năm 2014 của NCB
đứng thứ 4 (sau Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng Phát triển Nhà Thành
phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam).
2.2.7 Mức độ hoàn thành kế hoạch của hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
- Về số lượng KHCN gửi tiết kiệm: So với kế hoạch mà NCB Hội sở
giao vào đầu năm tài chính thì NCB chi nhánh Cần Thơ đạt 75,30% (năm
2013), đạt 68,28% (năm 2014) và đạt 77,48% (năm 2015).
viii
- Về số dư huy động TGTK của KHCN: NCB chi nhánh Cần Thơ đạt
65,19% (năm 2013), 53,76% (năm 2014) và 65,91% (năm 2015) so với chỉ
tiêu được phân bổ của NCB Hội sở.
2.2.8 Thị phần doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Cần Thơ
Chiếm thị phần thấp và cách xa so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC DÂN – CHI NHÁNH CẦN THƠ
2.3.1 Kết quả đạt đƣợc
- Số dư huy đôṇg TGTK của KHCN tăng trưởng tốt và ổn định
- Số lượng KHCN sử dụng sản phẩm TGTK cũng không ngừng phát
triển. Tăng 2.433 khách hàng chỉ trong vòng hai năm (2013 – 2015).
- Lãi suất huy động TGTK tương đối cạnh tranh so với các NHTM khác
trên địa bàn Thành phố.
- Cơ cấu số dư huy động TGTK theo Kỳ hạn, Loại tiền và Sản phẩm:
phát triển đúng hướng.
- Mức độ hoàn thành kế hoạch được giao: đạt trên 50%
2.3.2 Một số hạn chế
- Thị phần huy động TGTK của cá nhân trên địa bàn còn rất thấp.
- Mức độ đa dạng hóa các hình thức huy động TGTK còn rất thấp
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan
Điều kiện tự nhiên (khí hậu, địa hình, thiên tai)
Xã hội
Chính sách lãi suất của NHNN Việt Nam và NCB
Môi trường kinh tế mất ổn định
Tập quán dân cư
ix
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT
ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN -
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH CẦN
THƠ ĐẾN NĂM 2020
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI NHÁNH
CẦN THƠ
3.2.1 Mạng lƣới huy động tiền gửi tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân
3.2.2 Hoạt động Marketing
3.2.3 Đa dạng các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm đối với khách
hàng cá nhân
3.2.4 Chăm sóc khách hàng
3.2.5 Tổ chức bộ máy nhân sự
3.2.6 Trình độ cán bộ
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN - CHI
NHÁNH CẦN THƠ
3.3.1 Đối với Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Quốc Dân
3.3.1.1 Chính sách huy động
3.3.1.2 Chính sách lãi suất huy động
3.3.1.3 Phát triển, đa dạng các sản phẩm huy động
3.3.1.4 Công nghệ ngân hàng
3.3.1.5 Các vấn đề khác có liên quan
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
3.3.3 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
x
KẾT LUẬN
Trải qua ba chương được trình bày ở bài luận văn này, bằng các số liệu
thực tế về tình hình hoạt động kinh doanh tại NCB Chi nhánh Cần Thơ, tôi đã
tiến hành xử lý số liệu. Từ dữ liệu cơ sở đó, tôi tiến hành phân tích hiện trạng
về hoạt động huy động TGTK của KHCN. Hiện trạng đó có những sự tăng
trưởng cả về quy mô lẫn tốc độ rất khả quan và cần tiếp tục phát huy trong
những giai đoạn sau. Tuy nhiên, phân tích các số liệu thực tế cũng phản ánh
những tồn tại của đơn vị. Đó là tình trạng huy động vốn còn nhiều bất cập
trong chiến lược, chính sách, cơ chế, nhân sự, dẫn đến hiệu quả chưa cao,
thương hiệu NCB còn khá mờ nhạt trong dân cư. Dù tốc độ tăng trưởng
dương nhưng chưa có sự đột phá và thị phần còn thấp bé. Trước thực trạng
trên, bài luận văn đã tìm hiểu và đưa ra các nguyên nhân khách quan, chủ
quan đã tác động đến công tác huy động TGTK. Và cuối cùng, các giải pháp
lần lượt được trình bày nhằm góp phần khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Bên cạnh đó, để hoạt động huy động TGTK đối với KHCN được thuận lợi và
đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, bài báo cáo đưa vài một số đề xuất,
kiến nghị đến các cơ quan, ban ngành có liên quan để cùng nhau hỗ trợ thúc
đẩy sự phát triển bền vững, hiệu quả, lâu dài cho nghiệp vụ này.
11