Tóm tắt Luận văn - Tăng cường khả năng tiếp cập các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp ngày càng cao vào ngân sách nhà nước. Chiếm tỷ lệ khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, DNNVV là khu vực tương đối năng động, thích nghi nhanh với biến đổi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nhưng các DNNVV vẫn phát triển khả quan. Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển như: sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số rào cản về thủ tục hành chính, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài trợ còn gặp nhiều trở ngại, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém, Trong đó, vấn đề tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của các DNNVV là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài Tăng cường khả năng tiếp cập các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường khả năng tiếp cập các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp ngày càng cao vào ngân sách nhà nước. Chiếm tỷ lệ khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, DNNVV là khu vực tương đối năng động, thích nghi nhanh với biến đổi của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nhưng các DNNVV vẫn phát triển khả quan. Phát triển DNNVV là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế các DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển như: sự phân biệt đối xử về hành chính giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một số rào cản về thủ tục hành chính, nguồn vốn hoạt động hạn chế, cơ hội tiếp cận với các nguồn tài trợ còn gặp nhiều trở ngại, khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém,Trong đó, vấn đề tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động của các DNNVV là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất. Chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài Tăng cường khả năng tiếp cập các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích của đề tài Tôi thực hiện đề tài với một số mục đích hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về các nguồn tài chính hỗ trợ cho sự phát triển DNNVV, đánh giá được thực trạng tình hình tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của DNNVV và nghiên cứu đưa ra một số giải pháp giúp cho các DNNVV dễ dàng tiếp cận được các nguồn tài chính. ii 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển của DNNVV và khản năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV Phạm vi nghiên cứu: Các DNNVV ở Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ cở một số bảng câu hỏi đã thực hiện trong các cuộc điều tra liên quan đến vấn đề tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển DNNVV để thu thập thông tin. Phỏng vấn một số doanh nghiệp để kiểm chứng, xác nhận lại thông tin. Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, suy luận logic 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về Doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Thực trạng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa. iii CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa Khái niệm DNNVV tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 để thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Trong phần này luận văn cũng đưa ra một số khái niệm về DNNVV của một số nước trên thế giới. 1.2 Đặc điểm và vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.1 Đặc điểm của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong phần này luận văn đưa ra các đặc điểm cơ bản của DNNVV như: Đặc điểm về vốn, đặc điểm về lao động, đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị, đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.1 Vai trò của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Vai trò về kinh tế: Giúp huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển. DNNVV đóng vai trò quan tr ọng trong sự tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Hỗ trợ doanh nghiệp lớn và bảo đảm lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn cho xã hội. Tạo dựng các “vườn ươm” tài năng kinh doanh và chuyển giao khoa học-công nghệ. Là trụ cột kinh tế địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng động và hiệu quả. Vai trò về xã hội: Tạo nhiều việc làm mới và giảm tỉ lệ thất nghiệp. Nâng cao thu nhập của dân cư, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh. 1.3 Các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong phần này luận văn đưa ra những vấn đề cơ bản về các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển và vai trò của nó đối với sự phát triển của DNNVV bao gồm: iv 1.3.1 Nguồn vốn tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, và các tầng lớp dân cư được thực hiện thông qua việc sử dụng tiền tệ lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và tiền lãi vay. 1.3.2 Thuê tài chính Theo Nghị định của Chính phủ số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 : “Cho thuê tài chính (CTTC) là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng giữa bên thuê và bên cho thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tải sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã thỏa thuận”. 1.3.3 Các quỹ đầu tư Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. 1.3.4 Các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. 1.4 Khả năng tiếp cận và điều kiện để các DNNVV tiếp cận đƣợc các nguồn tài chính hỗ trợ Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của các DNNVV được thể hiện thông qua tỷ lệ phần trăm (%) các DNNVV đáp ứng được các yêu cầu đạt ra và nhận được sự hỗ trợ từ các nguồn tài chính trên tổng số DNNVV. Điều kiện để các DNNVV tiếp cận đươc các nguồn vốn tài chính hỗ trợ bao gồm: điều kiện về mặt vĩ mô và điều kiện về mặt vi mô v CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA HIỆN NAY Trong chương 2 này luận văn tập trung phân tích đánh giá về thực trạng DNNVV Việt Nam hiện nay, phân tích đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của các DNNVV 2.1 Cơ chế chính sách của Nhà nước về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng được thành lập theo Nghị định 90/2001/NÐ-CP ngày 23/11/2001. Kế hoạch Phát triển DNNVV 2006 – 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 236/2006/QĐ – CP ngày 23 tháng 10 năm Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho Nghị định số 90/2001/NĐ-CP. Nghị quyết số 22/NQ – CP ngày 05 tháng 05 năm 2010 nhằm hỗ trợ các DNNVV. 2.2 Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay Trong phần này luận văn đưa ra đánh giá thực trạng DNNVV Việt Nam trên cơ sở những thành tựu, kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém trong thời gian của các DNNVV Việt Nam. 2.2.1 Những thành tựu, kết quả đạt được Tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới Tăng nhanh về số vốn đăng ký thành lập mới Đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, đào tạo nguồn nhân lực Tham gia tích cực vào thúc đẩy quá trình hình thành liên kết với các DN lớn. vi 2.2.2 Những hạn chế, yếu kém Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, số doanh nghiệp hoạt động thực sự ít Kinh nghiệm, khả năng quản trị doanh nghiệp còn hạn chế Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu 2.3 Thực trạng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.3.1 Tiếp cận nguồn vốn Tín dụng ngân hàng Trong khuôn khổ đề tài này, trong tổng số những DNNVV được phỏng vấn thì tỷ có 1/3 đã tiếp cận và vay được vốn của ngân hàng, 1/3 đã tiếp cận nhưng chưa vay được vốn còn lại 1/3 cho biết họ chưa hề tiếp cận nguồn vốn này mà chỉ kinh doanh bằng vốn tự có hoặc huy động từ nguồn khác. 2.3.2 Tiếp cận nguồn cho thuê tài chính Trong phạm vi đề tài này, trong số những DNNVV được phỏng vấn thì chỉ có khoảng 10% đã tìm hiểu và đã tiếp cận được dịch vụ CTTC, trong khi đó có tới 70% số doanh nghiệp được hỏi biết rất ít và chưa bao giờ tìm hiểu, dử dụng dịch vụ CTTC, gần 20% doanh nghiệp hoàn toàn không hề biết về dịch vụ này, thậm chí có doanh nghiệp hiểu CTTC như một hoạt động mua trả góp, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu rõ bản chất cấp tín dụng của dịch vụ CTTC, chưa thấy rõ được hiệu quả, lợi ích từ dịch vụ CTTC mang lại 2.3.3 Tiếp cận các quỹ đầu tư phát triển Trong phạm vi đề tài này đã phỏng vấn một số DNNVV và kết quả là có đến 90% số được hỏi không hề biết thông tin cũng như sự hỗ trợ của các quỹ này, 10% còn lại nói là có biết đến các quỹ này và một số đã tìm cách tiếp cận nhưng trong số này chưa doanh nghiệp nào nhận được sự hỗ trợ từ các quỹ này. 2.3.4 Tiếp cận các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế Trong số những DNNVV được hỏi thì không có doanh nghiệp nào nhận được sự hỗ trợ từ nguồn vốn này, có khoảng 30 % số doanh nghiệp được hỏi trả lời là có biết đến nguồn vốn này trong đó có khoảng 10% nói là đã tiếp cận nguồn vốn này thông qua các NHTM nhưng chưa nhận được sự hỗ trợ. Còn lại phần lớn số vii doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng họ không hề biết đến nguồn vốn ODA từ các chương trình, dự án hỗ trợ DNNVV của các quốc gia, tổ chức quốc tế. 2.4 Đánh giá thực trạng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính hỗ trợ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong phần này luận văn đưa ra đánh giá chung về khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của các DNNVV và phân tích các nguyên nhân về măt vĩ mô và mặt vi mô từ phía các tổ chức tín dụng và các DNNVV của thực trạng đó. 2.5 Kinh nghiệm một số nƣớc về hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong phần này luận văn đưa ra kinh nghiệm về hỗ trợ tài chính cho các DNNVV của một số nước trên thế giới, trên cơ sở đó tham khảo nghiên cứu đưa ra các giải pháp hỗ trợ tài chính phù hợp cho các DNNVV Việt Nam. viii CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC NGUỒN TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 3.1 Định hƣớng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới Trong phần này luận văn nêu lên những định hướng cơ bản, các quan điểm phát triển và các mục tiêu cụ thể về phát triển DNNVV trong giai đoạn 2011 – 2015. 3.2 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng ngân hàng cho DNNVV 3.2.1 Các ngân hàng cần thiết lập các cơ chế phù hợp cho DNNVV Đổi mới cơ chế thế chấp, tín chấp. Ngân hàng có thể áp dụng hình thức đảm bảo bằng các khoản phải thu của doanh nghiệp chỉ cần doanh nghiệp cam kết thu tiền hàng qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản công ty mở tại ngân hàng cho vay. Ngân hàng có thể thu nợ bằng cách trích từ tài khoản này của doanh nghiệp. Ngân hàng nên mở rộng dịch vụ cung cấp thông tin kinh tế tài chính, hướng dẫn thủ tục, giới thiệu đối tác đầu tư, nhà cung cấp, hỗ trợ khách hàng tham gia các khóa đào tạo, triễn lãm, hội chợ giới thiệu sản phẩm, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các ngân hàng nên cùng doanh nghiệp tham gia từ khâu dự án, giám sát thực hiện, hỗ trợ đào tạo cho doanh nghiệp. Ngân hàng nên có chính sách lãi suất riêng dành cho khối khách hàng là DNNVV 3.2.2 Nâng cao chất lượng tín dụng Thiết lập các cơ quan quản lý tín dụng và tích hợp các công cụ liên quan đến tín dụng vào hệ thống cho vay của các ngân hàng sẽ mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho DNNVV. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng, làm căn cứ đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất đối với mỗi khách hàng. ix Tăng cường các hoạt động hỗ trợ phi tài chính về tín dụng đối với khách hàng DNNVV. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ như tư vấn cho DNNVV về cách quản lý, cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả và đạt giá trị kinh doanh cao nhằm nâng cao khả năng trả nợ vay cho ngân hàng của DNNVV. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 3.2.3 Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và DNNVV Công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm của ngân hàng đến doanh nghiệp cũng cần được mở rộng hơn nữa, ngân hàng tích cực có các biện pháp tiếp thị tìm đến với doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp khi cần vay vốn. Các DNNVV cũng cần phải nâng cao trình độ quản lý, nâng cao khả năng xây dựng các dự án kinh doanh, thiết lập cơ chế tài chính minh bạch. 3.2.4 Tăng cường hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV tại các địa phương Đẩy mạnh việc thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương. Các địa phương cần xây dựng quy hoạch để chọn ra các ngành nghề mũi nhọn cần ưu tiên phát triển để thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Cần mở rộng đối tượng bảo lãnh tín dụng cho mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Cần có quy định cụ thể về lãi suất vay vốn đối với hình thức bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh tín dụng. Cũng cần có sự chỉ đạo của các Bộ, ngành để hỗ trợ về vốn, công tác đào tạo cán bộ, mô hình hoạt động. 3.2.5 Thành lập văn phòng tín dụng tư nhân Một giải pháp khác nhằm trợ giúp DNNVV tại Việt nam có thêm điều kiện để tiếp cận với tín dụng ngân hàng là Chính phủ cần thiết phải có những thay đổi trong luật lệ, xây dựng khung khổ pháp lý để cho phép các tổ chức không phải là ngân hàng NN triển khai dịch vụ văn phòng tín dụng tư nhân. x 3.3 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tài chính dƣới hình thức cho thuê tài chính 3.3.1 Phát triển thị trường cho thuê tài chính Cần hoàn thiện môi trường pháp lý về CTTC, phát triển đồng bộ thị trường CTTC. Hoàn thiện cơ chế đăng ký sở hữu tài sản cho thuê tạo thuận lợi cho công ty cho thuê và doanh nghiệp đi thuê trong quá trình sử dụng tài sản thuê. Nâng mức tài trợ của công ty CTTC đối với DNNVV. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các loại hình công ty CTTC liên doanh với nước ngoài để thu hút nguồn vốn lớn và nâng cao trình độ chuyên môn về kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Các công ty CTTC cần mở rộng thêm địa bàn hoạt động trên khắp các tỉnh thành của cả nước. 3.3.2 Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính Các công ty CTTC cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn Thực hiện đa dạng hóa các hình thức CTTC Đơn giản hóa các thủ tục cho thuê, rút ngắn thời gian thẩm định hợp đồng, năng lực tài chính, khả năng trả nợ của doanh nghiệp đi thuê. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng theo tiêu chí nhanh chóng, an toàn, thuận lợi cho khách hàng. 3.3.3 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ cho thuê tài chính đối với các DNNVV Cần phải có chiến lược tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi về hoạt động CTTC để nâng cao sự hiểu biết cho công chúng Các công ty CTTC cần thường xuyên tiến hành tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp học giới thiệu hoạt động CTTC đến với các chủ doanh nghiệp. Các DNNVV cũng cần phải chủ động tìm kiếm, tìm hiểu thông tin về các công ty CTTC. Đồng thời cũng phải hoàn thiện mình để đáp ứng các yêu cầu đặt ra của các công ty CTTC như: hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch, lập kế hoạch, phương án kinh doanh hiệu quả xi 3.4 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các quỹ đầu tƣ cho DNNVV. Các DN cần có sự chuẩn bị chu đáo với một tinh thần làm việc nghiêm túc. Chuẩn bị những bản báo cáo tài chính minh bạch là công việc đầu tiên chứng minh năng lực điều hành, bởi một hệ thống kế toán rõ ràng, chính xác mới có thể tạo ra báo cáo tài chính đúng đắn. Ngoài báo cáo tài chính, doanh nghiệp trưởng thành còn phải cung cấp những bản công bố thông tin khác, mà điển hình là bản cáo bạch. Các DNNVV cần phải chủ động tiếp cận, nắm bắt và đáp ứng những yêu cầu đặt ra để các quỹ. Chính phủ cần có những biện pháp để hoàn thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư để thu hút và tạo niềm tin cho các quỹ đầu tư. 3.5 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế Về phía các DNNVV trước hết cần chủ động tiếp cận thông tin về các nguồn vốn ODA để nhận thức đúng vai trò, đối tượng hỗ trợ của nguồn vốn ODA, để tự tin tìm đến nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Các DNNVV cần có các ý tưởng táo bạo, đột phá và có tính khả thi cao để xây dựng các dự án có tầm ảnh hưởng lớn tới kinh tế-xã hội của địa phương tại vùng triển khai dự án. Các DNNVV cần thực hiện theo chuẩn mực chế độ báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính gửi đến cơ quan quản lý phải đầy đủ, số liệu chính xác đảm bảo tính công khai, minh bạch. Đây là vấn đề rất quan trọng để các nhà tài trợ đánh giá cũng như ra các quyết định hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hoàn thiện các kênh thông tin cung cấp cho doanh nghiệp. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách để thu hút và quản lý nguồn vốn ODA để các dự án ODA được triển khai trên địa bàn rộng khắp thay vì tập trung vào một số tỉnh, thành phố. Mở rộng phạm vị lĩnh vực, ngành nghề hỗ trợ
Luận văn liên quan