Tóm tắt Luận văn - Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế ở nước ta. Trong đó, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng phát triển mạnh với mạng lưới rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Trong những năm qua, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (NHNN-ĐT) đã góp phần vào việc giữ ổn định hoạt động tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống TCTD trên địa bàn nói chung và QTDND nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN- ĐT còn những hạn chế về lực lượng cán bộ thanh tra thiếu kinh nghiệm, công tác GSTX chưa hiệu quả, công tác TTTC chưa chuyên nghiệp. đã dẫn đến hiệu lực của thanh tra, giám sát NHNN-ĐT đối với các QTDND còn nhiều hạn chế. QTDND còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động thể hiện qua trình độ và năng lực quản lý của cán bộ quản trị, điều hành còn nhiều hạn chế, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng, số lượng QTDND được xếp loại 1 hàng năm không cao Những vấn đề đó đòi hỏi NHNN-ĐT phải có giải pháp để khắc phục nhằm tăng cường hoạt động của thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với các QTDND trên địa bàn để kịp thời phát hiện, chỉ đạo, kiến nghị và xử lý những thiếu sót, sai phạm của các QTDND trên địa bàn. Với ý nghĩa đó, đề tài “Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua, các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng góp phần phát triển kinh tế ở nước ta. Trong đó, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp cũng phát triển mạnh với mạng lưới rộng khắp các huyện, thị xã trong tỉnh. Trong những năm qua, hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp (NHNN-ĐT) đã góp phần vào việc giữ ổn định hoạt động tiền tệ, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống TCTD trên địa bàn nói chung và QTDND nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN- ĐT còn những hạn chế về lực lượng cán bộ thanh tra thiếu kinh nghiệm, công tác GSTX chưa hiệu quả, công tác TTTC chưa chuyên nghiệp... đã dẫn đến hiệu lực của thanh tra, giám sát NHNN-ĐT đối với các QTDND còn nhiều hạn chế. QTDND còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro trong hoạt động thể hiện qua trình độ và năng lực quản lý của cán bộ quản trị, điều hành còn nhiều hạn chế, tình hình nợ xấu có xu hướng tăng, số lượng QTDND được xếp loại 1 hàng năm không cao Những vấn đề đó đòi hỏi NHNN-ĐT phải có giải pháp để khắc phục nhằm tăng cường hoạt động của thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với các QTDND trên địa bàn để kịp thời phát hiện, chỉ đạo, kiến nghị và xử lý những thiếu sót, sai phạm của các QTDND trên địa bàn. Với ý nghĩa đó, đề tài “Tăng cường thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” đã được tác giả lựa chọn để nghiên cứu. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có chi nhánh NHTM hoạt động, không có hội sở chính của NHTM. Vì vậy, QTDND là một pháp nhân đầy đủ và thể hiện rõ ràng hơn chỉ đạo của NHNN đối với QTDND, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN đối với các QTDND. - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức hoạt động thanh tra tại chổ và giám sát từ xa của NHNN-ĐT đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012-2014. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở lý luận để phân tích: Luận văn sử dụng cơ sở lý thuyết để đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD thông qua hệ thống phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một TCTD, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường. 3.2. Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo nội bộ về công tác thanh tra, giám sát như báo cáo hoạt động thanh tra, giám sát; báo cáo kết quả thanh tra; báo cáo tình hình thực hiện kiến nghị sau thanh tra; báo cáo giám sát từ xa để tổng hợp phân tích, đánh giá. 3.3. Dựa trên cơ sở lý luận và các dữ liệu thứ cấp và kinh nghiệm thực tế của bản thân, tác giả đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, giám sát; nhận xét những thành công và hạn chế tồn tại. Từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các QTDND trên địa bàn. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương đối với các QTDND. Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát các QTDND của NHNN- ĐT. Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, giám sát của NHNN-ĐT đối với QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG ĐỐI VỚI CÁC QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 1.1. Khái niệm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Trung ƣơng Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng (khoản 11 Điều 6 Luật NHNN 2010). Giám sát ngân hàng là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định của pháp luật có liên quan (khoản 12 Điều 6 Luật NHNN 2010). 1.2 Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 1.2.1 Hoạt động thanh tra ngân hàng Nội dung thanh tra ngân hàng bao gồm thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp; xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng; Phương thức thanh tra được áp dụng là thanh tra tại chỗ (TTTC). Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc TTTC gồm ba bước: Chuẩn bị thanh tra; Tiến hành thanh tra; Kết thúc thanh tra. 1.2.2. Hoạt động giám sát Nội dung giám sát ngân hàng bao gồm: Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng; phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; 1.3 Đánh giá kết quả thanh tra, giám sát Mục tiêu cuối cùng của thanh tra, giám sát đối với các TCTD là đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và ổn định. Để đánh giá hiệu quả của hoạt động thanh tra, giám sát đối với các TCTD, cách tốt nhất là đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các TCTD được thanh tra, giám sát. Hệ thống phân tích CAMELS được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của TCTD. An toàn được hiểu là khả năng của TCTD bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình và được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng và chất lượng quản lý. Phân tích theo chỉ tiêu CAMELS dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một TCTD, đó là: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản và Mức độ nhạy cảm thị trường. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC QTDND CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. Giới thiệu tổ chức NHNN-ĐT Số lượng công chức NHNN-ĐT đến 31/12/2014 là 48 người. Trong đó, TTGSNH có 14 người, bao gồm: 04 thanh tra viên (trong đó 01 Chánh Thanh tra, 01 Phó Chánh thanh tra) và 10 chuyên viên. Về trình độ chuyên môn có 01 thạc sỹ và 13 cử nhân. Thanh tra, giám sát NHNN-ĐT có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối 2.2. Khái quát về các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Tính đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 17 QTDND đang hoạt động trên địa bàn 44/135 xã, phường, thị trấn, trong tỉnh. Trải qua hơn 20 năm thành lập và hoạt động, hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các QTDND đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. 2.1.2 Kết quả hoạt động của QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn hoạt động của 17 QTDND là 522.066 triệu đồng; bình quân trên 30.709 triệu đồng/QTDND. Tổng số thành viên tham gia QTDND là 37.365 thành viên, bình quân trên 2.197 thành viên/ QTDND. Tổng dư nợ cho vay của các QTDND là 431.931 triệu đồng, bình quân dư nợ trên 25.407 triệu đồng/QTDND; trong đó nợ xấu (nhóm 3 đến nhóm 5) của các QTDND là trên 6.157 triệu đồng, chiếm 1,43% tổng dư nợ. Kết quả kinh doanh của các QTDND qua các năm đều có lãi. 2.3. Phân tích, đánh giá kết quả công tác thanh tra, giám sát của NHNN- ĐT thông qua an toàn của hệ thống QTDND trên địa bàn 2.3.1 Các tiêu chí đánh giá mức độ an toàn của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Để đánh giá kết quả hoạt động thanh tra, giám sát đối với QTDND, cách tốt nhất là đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động của các QTDND được thanh tra, giám sát theo các chỉ tiêu CAMEL dựa trên 6 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một TCTD. Đối với các QTDND, căn cứ vào các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định tại Quyết định số 1328/2005/QĐ-NHNN ngày 06/9/2005 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các QTDND, đó là: - Mức độ an toàn vốn: QTDND phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản “Có” rủi ro. - Chất lượng tài sản Có: Thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ (dưới 3%); các giới hạn tín dụng đối với khách hàng (Tổng dư nợ cho vay của QTDND đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của QTDND; Tổng dư nợ cho vay của QTDND đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của QTDND); - Quản lý: Thể hiện qua trình độ, năng lực của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Bộ máy điều hành QTDND đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của NHNN và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. - Lợi nhuận: Mặc dù QTDND hoạt động theo mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng phải bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. Vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh (lợi nhuận) cũng phản ánh mức độ an toàn trong hoạt động của QTDND. - Thanh khoản: QTDND phải duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với các loại tài sản “Nợ” phải thanh toán ngay của ngày làm việc tiếp theo và phải bảo đảm tỷ lệ về khả năng chi trả tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh toán ngay so với tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo. 2.3.2 Đánh giá mức độ an toàn của các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp Nhìn chung, chất lượng tín dụng của các QTDND trên địa bàn khá tốt, các số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của các QTDND tương đối thấp. Tỷ lệ này của một số QTDND đang có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức có thể kiểm soát được. Các QTDND trên địa bàn thực hiện đúng các giới hạn tín dụng đối với khách hàng (Tổng dư nợ cho vay của QTDND đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của QTDND; Tổng dư nợ cho vay của QTDND đối với một nhóm khách hàng liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của QTDND). Tổ chức bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát của các QTDND đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, tuy nhiên năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát của một số QTDND cũng còn những hạn chế thể hiện qua việc chưa chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ. Kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của các QTDND đều có lãi bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ để phát triển. 2.4 Phân tích và đánh giá các biện pháp thanh tra tại chỗ NHNN-ĐT thực hiện quản lý, giám sát và thường xuyên tiến hành TTTC đối với 17 QTDND trên địa bàn tỉnh. Việc TTTC chủ yếu là thanh tra định kỳ, thanh tra đột xuất đối với các QTDND có vụ việc bất thường. 2.4.1. Xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra Hàng năm, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định và căn cứ tình hình thực tế, kết quả GSTX của các TCTD trên địa bàn, Thanh tra, giám sát Chi nhánh xây dựng kế hoạch thanh tra, xác định số lượng các TCTD sẽ tiến hành TTTC trong năm, trình Giám đốc NHNN-ĐT ký ban hành kế hoạch thanh tra trong năm. Thông thường, NHNN-ĐT thanh tra định kỳ đối với 01 TCTD là 3 năm 1 lần. Các kế hoạch thanh tra tập trung vào các nội dung: thanh tra hoạt động quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ; thanh tra tài sản nợ, tài sản có; thanh tra công tác kế toán, tài chính và quản lý an toàn kho quỹ; thanh tra về việc chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh. 2.4.2 Tình hình thực hiện thanh tra tại chỗ đối với các QTDND Thanh tra, giám sát Chi nhánh áp dụng quy trình thanh tra quy định tại Thông tư 02/2010/TT- TTCP ngày 02/03/2010. Quy trình TTTC đối với các QTDND được Thanh tra, giám sát Chi nhánh thực hiện, trình tự tiến hành một cuộc thanh tra gồm 3 bước (chuẩn bị thanh tra, trực tiếp thanh tra và kết thúc thanh tra), trong đó bước chuẩn bị thanh tra là bước rất quan trọng trong khi tiến hành cuộc thanh tra, kiểm tra. Công tác chuẩn bị thanh tra, kiểm tra chu đáo sẽ giúp cho cuộc thanh tra, kiểm tra được thuận lợi, đảm bảo cuộc thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm; hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra. 2.4.3 Một số sai phạm của QTDND phát hiện qua thanh tra tại chỗ: Sai phạm được phát hiện qua TTTC đối với các QTDND chủ yếu liên quan đến công tác quản trị, điều hành và công tác cho vay, cụ thể: - Đối với công tác quản trị, điều hành: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban điều hành chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ. Kết quả thanh tra hàng năm, 100% các QTDND được thanh tra đều vi phạm. - Đối với công tác huy động vốn: Kết quả thanh tra phát hiện số QTDND vi phạm đối với nghiệp vụ huy động vốn không nhiều. Nội dung vi phạm chủ yếu lả việc tính và trả lãi tiền gửi chưa đúng quy định. - Đối với công tác cho vay: 100% QTDND được thanh tra hàng năm đều vi phạm các quy định về cho vay. Nội dung các sai phạm liên quan đến chất lượng thẩm định trước khi cho vay; Công tác đảm bảo tiền vay; Hồ sơ cho vay; Việc kiểm tra sau khi cho vay chưa được thực hiện theo quy định; Khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng; - Công tác kế toán, quản lý tài chính còn sai sót: Nội dung sai phạm chủ yếu là: chưa tính và hạch toán đầy đủ lãi dự thu và dự chi theo đúng quy định của NHNN Việt Nam làm sai lệch kết quả kinh doanh của QTDND. Trong 3 năm 2012 – 2014, chỉ có 1 QTDND bị xử phạt vi phạm hành chính, số tiền xử phạt chỉ 4 triệu đồng. 2.4.4 Công tác theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra đối với các QTDND Nhìn chung, tỷ lệ kiến nghị đã được QTDND khắc phục chiếm trên 50% số kiến nghị hàng năm. Một số kiến ghị chưa khắc phục kịp thời trong năm do thời điểm thanh tra và ban hành kết luận thanh tra vào những tháng cuối năm (tháng 11, 12 trong năm) trong khi một số kiến nghị về công tác quản trị, điều hành cần có thời gian để thực hiện. 2.4.5 Đánh giá công tác thanh tra tại chỗ Hoạt động TTTC đối với các QTDND trên địa bàn trong thời gian qua là công cụ quan trọng giúp NHNN-ĐT, NHNN Việt Nam có những đánh giá chuẩn xác về hoạt động của các QTDND, từ đó tham mưu, đề xuất những cơ chế, chính sách quản lý thích hợp nhằm đảm bảo mục tiêu quản lý, đảm bảo an toàn, duy trì sự ổn định của hệ thống QTDND trên cả nước. Kết quả thanh tra đã chấn chỉnh được khá nhiều sai phạm của các QTDND trong quá trình hoạt động. Có nhiều kiến nghị xác đáng giúp cho QTDND chấn chỉnh hoạt động để đảm bảo an toàn hơn. Kết quả trong những năm qua hoạt động thanh tra của NHNN-ĐT đã góp phần giữ ổn định hệ thống QTDND trên địa bàn, không để phát sinh vụ việc mất an toàn nghiêm trọng nào ảnh hưởng QTDND. Không phát sinh các đơn thư tố cáo khiếu kiện của khách hàng đối với hoạt động kinh doanh của QTDND. Tuy nhiên, TTTC nhìn chung chưa phát hiện hết các tồn tại, sai phạm của QTDND; các sai phạm phát hiện chủ yếu là những vi phạm nhỏ lẻ, mang tính vụ việc, lặp đi lặp lại; việc áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với các QTDND của Thanh tra, giám sát Chi nhánh còn hạn chế. Mặc dù Thanh tra, giám sát Chi nhánh đã ban hành quy trình, trình tự các bước tiến hành một cuộc thanh tra nhưng thực tế đôi lúc thực hiện chưa đúng quy trình, trình tự thanh tra, chưa đúng thời gian quy định do nhiều nguyên nhân khách quan. Một số cán bộ thanh tra trẻ chưa nắm vững nghiệp vụ, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát hiện nhiều sai phạm của đối tượng thanh tra. Do đó, nhiều đoàn thanh tra làm việc còn lúng túng, hiệu quả chưa cao, lãng phí về thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc thanh tra. 2.5 Phân tích, đánh giá công tác giám sát từ xa Thanh tra, giám sát Chi nhánh thực hiện công tác giám sát từ xa theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam tại Công văn số 395/CV-TTr1 ngày 31/5/1999 của NHNN Việt Nam về việc triển khai chương trình giám sát từ xa và Công văn số 175CV-TTr8 ngày 11/3/2005 về việc triển khai chương trình giám sát từ xa 2.5.1. Nội dung giám sát: Nội dung giám sát gồm diễn biến về cơ cấu tài sản nợ, tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện các quy định về các tỷ lệ để đảm bảo an toàn trong hoạt động của QTDND 2.5.2 Quy trình thực hiện giám sát Quy trình thực hiện giám sát bao gồm 5 bước: Tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác của thông tin; Tiến hành xử lý dữ liệu; Vận hành chương trình phần mềm giám sát, in ra một số bảng biểu theo hướng dẫn của chương trình; Thực hiện phân tích; Thực hiện chế độ báo cáo giám sát từ xa 2.5.3. Kết quả giám sát từ xa một số nội dung chủ yếu đối với các QTDND trên địa bàn như sau Nhìn chung, qua kết quả giám sát hàng tháng, quý, khi phát hiện thấy những diễn biến bất thường trong hoạt động của các QTDND, Thanh tra, giám sát Chi nhánh đã có những cảnh báo kịp thời để QTDND chấn chỉnh và khắc phục. 2.5.4 Đánh giá giám sát từ xa Qua công tác giám sát từ xa giúp Ban Giám đốc và Thanh tra, giám sát Chi nhánh nắm được tình hình hoạt động cũng như sự tăng trưởng của các QTDND, từ đó có sự chỉ đạo, điều hành phù hợp và ra những quyết định quản lý kịp thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các QTDND nói riêng và các TCTD nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Tuy nhiên, công tác giám sát từ xa cũng còn những hạn chế như: Chưa có cơ chế, quy định về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ hay quy trình làm việc của cán bộ thanh tra giám sát được cử theo dõi chuyên quản đối với các QTDND trên địa bàn dẫn đến việc nắm bắt tình hình, thu thập thông tin từ QTDND để phân tích, đánh giá gặp rất nhiều khó khăn. Hoạt động giám sát của bộ phận chuyên quản chưa đạt yêu cầu về chất lượng. Việc thu thập thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động của các QTDND còn rất ít, thông tin không thực sự có chất lượng, nguồn thông tin nhiều khi không đáng tin cậy; các thông tin, dữ liệu đều do QTDND báo cáo nên tính chính xác, khách quan của thông tin không được đảm bảo CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THANH TRA, GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỐI VỚI QTDND TRÊN ĐỊA BÀN 3.1 Giải pháp tăng cƣờng công tác thanh tra giám sát của NHNN đối với các QTDND trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 3.1.1 Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho cán bộ thanh tra ngân hàng Trong thời gian qua, công tác tổ chức cán bộ của thanh tra NHNN đã có đổi mới và chuyển biến tích cực về bố trí hệ thống tổ chức bộ máy cũng như trong công tác đào tạo, nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới thì còn phải nghiên cứu và đổi mới rất nhiều. Hiện tại, đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám sát Chi nhánh còn yếu về năng lực, trình độ cần được đào tạo, đào tạo lại, kiện toàn và nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ. Vì vậy, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cho cán bộ thanh
Luận văn liên quan