Ngành nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế trụ cột của nền kinh tế quốc dân,
đóng góp khoảng 17,4% GDP mỗi năm và là ngành có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối cao
với nhiều ngành kinh tế. Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến
lược và coi đó là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính
trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Năm 2008, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
lần thứ 7, khóa X đã xác định “ Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội ”. Để triển khai Nghị quyết của Đảng,
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, Nghị định về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này là một chính sách kinh tế - xã hội
quan trọng, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp,
khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
nhằm tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và góp phần thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế như công tác chuẩn bị triển khai chính sách chưa tốt, chỉ đạo triển khai
chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, việc kiểm soát sự thực hiện chính sách chưa
được chặt chẽ.
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua
là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, một chính
sách đúng đắn mới là “điều kiện cần” để đưa chính sách vào cuộc sống, tổ chức thực thi
chính sách mới là “điều kiện đủ” để đạt được các mục tiêu của chính sách.
Từ những cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức thực thi chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngành nông nghiệp là một trong ba ngành kinh tế trụ cột của nền kinh tế quốc dân,
đóng góp khoảng 17,4% GDP mỗi năm và là ngành có sức lan tỏa lớn, có tính kết nối cao
với nhiều ngành kinh tế. Đảng ta luôn xác định nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến
lược và coi đó là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính
trị, bảo đảm an ninh quốc phòng. Năm 2008, Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng
lần thứ 7, khóa X đã xác định “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Để triển khai Nghị quyết của Đảng,
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động, Nghị định về Chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Chính sách này là một chính sách kinh tế - xã hội
quan trọng, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp,
khuyến khích tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn
nhằm tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và góp phần thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, công tác tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ
một số hạn chế như công tác chuẩn bị triển khai chính sách chưa tốt, chỉ đạo triển khai
chính sách chưa đạt được mục tiêu đề ra, việc kiểm soát sự thực hiện chính sách chưa
được chặt chẽ.
Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua
là một chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, một chính
sách đúng đắn mới là “điều kiện cần” để đưa chính sách vào cuộc sống, tổ chức thực thi
chính sách mới là “điều kiện đủ” để đạt được các mục tiêu của chính sách.
Từ những cơ sở lý luận thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Tổ chức thực thi chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
Mục tiêu nghiên cứu: luận văn hướng tới xác định được khung nghiên cứu về tổ
chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW.
Từ đó, phân tích được thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn của NHNN để xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên
nhân của những điểm yếu. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện tổ chức
thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN.
Đối tượng nghiên cứu: tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn của NHNN tại trụ sở chính.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm: (i) về nội dung: luận văn nghiên cứu tổ chức thực
thi chính sách theo quy trình tổ chức thực thi chính sách và các nội dung cơ bản của
chính sách. (ii) về không gian: tổ chức thực thi chính sách tại Việt Nam. (iii) về thời gian:
các số liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn 2011 -2014. Các đề xuất giải pháp đến
năm 2020.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn áp dụng phương pháp tổng hợp, thống kê và
so sánh, nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng.
Kết cấu luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương, trong
đó:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA NGÂN
HÀNG TRUNG ƯƠNG
Luận văn xây dựng cơ sở lý luận về tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, tác giả khái quát một số nội dung về nông nghiệp, nông thôn và tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, nội dung của chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm: quy định về các lĩnh vực cho vay
phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; quy định về nguồn vốn cho vay; quy định về
cơ chế đảm bảo tiền vay; quy định về thời hạn và lãi suất cho vay.
Thứ hai, với quan điểm, tổ chức thực thi chính sách là quá trình biến chính sách
thành những hoạt động và kết quả trong thực tế, tác giả đã đưa ra được khái niệm tổ chức
thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHTW, xác
định mục tiêu và tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu tổ chức thực thi chính sách, các
hoạt động của quá trình tổ chức thực thi chính sách. Theo đó, quá trình tổ chức thực thi
chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm chuẩn bị triển
khai chính sách, tổ chức triển khai chính sách và kiểm soát sự thực hiện chính sách.
Thứ ba, tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức thực thi chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm 04 nhóm yếu tố: yếu tố thuộc về
NHTW, yếu tố thuộc về các tổ chức tín dụng cho vay vốn, yếu tố thuộc về các cơ quan có
liên quan, yếu tố thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC THI CHÍNH SÁCH TÍN
DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2014
Trên cơ sở khung lý thuyết đã xây dựng ở Chương 1, tác giả đã phân tích, đánh giá
thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
của NHNN giai đoạn 2011 – 2014, bao gồm các nội dung chính sau:
Thứ nhất, giới thiệu lịch sử hình thành và chức năng, nhiệm vụ của NHNN.
Thứ hai, giới thiệu nội dung chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn được thực hiện ở Việt Nam trên cơ sở xác định mục tiêu và phân tích các nội
dung cơ bản của chính sách bao gồm: quy định về các lĩnh vực cho vay phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn; quy định về nguồn vốn cho vay; quy đinh về cơ chế đảm
bảo tiền vay; quy định về thời hạn và lãi suất cho vay.
Thứ ba, phân tích thực trạng tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN giai đoạn 2011-2014 theo 03 nội dung: chuẩn bị
triển khai chính sách, chỉ đạo thực thi chính sách, kiểm soát sự thực hiện chính sách.
Thứ tư, qua phân tích thực trạng, tác giả đánh giá thực hiện mục tiêu tổ chức thực
thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của NHNN giai đoạn
2011 – 2014 với 04 mục tiêu: gia tăng số lượng các tổ chức tín dụng tham gia cho vay
nông nghiệp, nông thôn; gia tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn;
giảm tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích các tổ
chức tín dụng mở chi nhánh, phòng giao dịch tại khu vực nông thôn. Qua đó xác định
được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu của việc tổ chức thực thi chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể như sau:
Điểm mạnh
Thứ nhất, bộ máy thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn hoạt động tương đối hiệu quả.
Thứ hai, Ban lãnh đạo NHNN luôn quyết tâm trong công tác chỉ đạo thực thi các
kế hoạch và giải pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các tổ chức tín dụng cho vay vốn đầu tư lĩnh
vực nông nghiệp, nông thôn.
Thứ ba, các đơn vị tham gia thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn của NHNN đã tham mưu khá toàn diện cho Ban lãnh đạo NHNN.
Thứ tư, công tác tuyên truyền đã được quan tâm, tạo sự đồng thuận và tích cực
hưởng ứng của các cấp, các ngành, người nông dân và tổ chức trong các hoạt động tổ
chức thực hiện chính sách.
Điểm yếu
- Về công tác chuẩn bị triển khai chính sách
Thứ nhất, năng lực thực thi chính sách của đội ngũ cán bộ trực tiếp thực thi chính
sách còn hạn chế.
Thứ hai, chưa phát huy được vai trò của cấp cơ sở trong công tác lập kế hoạch.
Thứ ba, chưa xây dựng được kế hoạch truyền thông tổng thể về chính sách tín
dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, việc xây dựng một số chỉ tiêu trong kế hoạch mục tiêu thực thi chính sách
còn chưa sát với thực tiễn.
Thứ năm, việc ban hành các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của NHNN còn thiếu,
chưa đầy đủ và kịp thời.
Thứ sáu, công tác tập huấn triển khai thực hiện chính sách chưa được tổ chức
thường xuyên.
- Về tổ chức triển khai chính sách
Thứ nhất, công tác thông tin, truyền thông của NHNN về chính sách tín dụng phục
vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được thường xuyên và liên tục, diện bao phủ
của hoạt động truyền thông còn hạn chế, sự phối hợp giữa các đơn vị trong NHNN chưa
thực sự chặt chẽ.
Thứ hai, việc tổ chức triển khai các chương trình, dự án tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn còn chậm so với tiến độ đặt ra.
Thứ ba, việc phân bổ kinh phí thực hiện triển khai chính sách đôi khi còn chậm,
kinh phí còn hạn hẹp.
Thứ tư, hệ thống cơ sở dữ liệu và việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê số liệu
về kết quả thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa
đảm bảo tính kịp thời.
- Về kiểm soát sự thực hiện chính sách
Thứ nhất, nguồn thông tin từ các báo cáo còn hạn chế, đôi khi chưa kịp thời và
chính xác.
Thứ hai, việc tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu
của chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự thường
xuyên.
Thứ ba, chưa xây dựng được bộ chỉ số theo dõi, đánh giá tổ chức thực thi chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, do đó công tác đánh giá tại
NHNN chưa thực sự khoa học.
Thứ tư, vai trò của người dân và doanh nghiệp, hợp tác xã trong xây dựng và giám
sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách còn hạn chế.
Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cho vay tại các tổ chức tín dụng và
các khách hàng vay vốn chưa được thực hiện thường xuyên và liên tục.
Thứ sáu, chưa tổ chức được các cuộc thăm dò ý kiến của người nông dân, tổ chức
vay vốn, tổ chức có liên quan.
Nguyên nhân của những điểm yếu
- Nguyên nhân thuộc về NHNN: công tác chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHNN chưa
thực sự quyết liệt, năng lực và trình độ cán bộ còn hạn chế, nguồn kinh phí dành cho việc
tổ chức thực thi chính sách còn hạn hẹp.
- Nguyên nhân thuộc về các tổ chức tín dụng cho vay vốn: năng lực tài chính,
quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng còn yếu, thủ tục vay vốn của các tổ chức tín dụng
phức tạp, nhiều tổ chức tín dụng chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực cho vay nông
nghiệp, nông thôn.
- Nguyên nhân thuộc về các cơ quan có liên quan: các cơ quan liên quan chưa thực
hiện tốt công tác hoạch định và tổ chức thực thi chính sách phát triển nông nghiệp; sự
phối hợp giữa các các cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách đôi khi
còn chậm, thiếu chặt chẽ và đồng bộ.
- Nguyên nhân thuộc về tổ chức và cá nhân vay vốn: trình độ văn hóa và sự hiểu
biết của tổ chức và cá nhân vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp nên
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng tiền vay; khách hàng còn sử dụng vốn sai
mục đích; sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên
chịu rủi ro lớn.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC THỰC THI
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG
THÔN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Dựa trên những điểm đã xác định trong Chương 2, tác giả đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn của NHNN với nội dung như sau:
Thứ nhất, giải pháp về chuẩn bị triển khai chính sách của NHNN: hoàn thiện bộ
máy tổ chức thực thi chính sách; hoàn thiện việc lập kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách; hoàn thiện xây dựng văn bản và tập huấn triển khai chính sách.
Thứ hai, giải pháp về chỉ đạo thực thi chính sách của NHNN: hoàn thiện công tác
truyền thông và tư vấn chính sách; hoàn thiện tổ chức thực thi các kế hoạch; công tác
phối hợp triển khai chính sách; hoàn thiện hệ thống dịch vụ hỗ trợ.
Thứ ba, giải pháp về kiểm soát sự thực hiện chính sách của NHNN: hoàn thiện xây
dựng hệ thống thông tin phản hồi về thực hiện chính sách; hoàn thiện giám sát và đánh
giá sự thực hiện chính sách; hoàn thiện một số nội dung của chính sách.
Đồng thời đưa ra một số kiến nghị:
(1) Kiến nghị đối với NHNN: Ban lãnh đạo NHNN cần chỉ đạo quyết liệt hơn
trong việc tổ chức thực thi chính sách; chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề tồn tại, khó khăn trong quá trình tổ
chức thực thi chính sách; nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán
bộ; xây dựng đội ngũ cộng tác viên chuyên trách trong việc tổ chức truyền thông về chính
sách đồng thời đẩy mạnh các hoạt động truyền thông theo sự kiện, truyền thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản hóa quy trình, thủ
tục vay vốn của khách hàng; xây dựng chính sách thu hút nguồn vốn vay, tài trợ ủy thác
nước ngoài của các tổ chức tài chính quốc tế đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
(2) Kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan: cần làm tốt công tác quy hoạch
tổng thể, quản lý quy hoạch vùng, ngành, địa phương đối với từng sản phẩm có thế mạnh
của khu vực theo hướng sản xuất lớn, tạo ra chuỗi giá trị khép kín để hoạt động đầu tư tín
dụng của ngân hàng được an toàn, hiệu quả; thiết lập khung ưu đãi khuyến khích về mặt
đất đai đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học kỹ thuật công
nghệ, giống cây trồng vật nuôi; xây dựng các chính sách đặc thù để hỗ trợ cho các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh xuất khẩu; ban hành chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp xuất khẩu trong việc xúc tiến thương mại; triển khai và ban hành các văn bản dưới
Luật để hướng dẫn và hoàn thiện chính sách về đất đai.
Tóm lại: tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn có vai trò quan trọng trong việc khơi thông luồng vốn cho vay của các tổ
chức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là vấn đề cần quan tâm hiện nay và thực
hiện tốt chính sách này sẽ góp phần xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển
toàn diện theo hướng hiện đại, có năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh
cao.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho NHNN thấy được điểm yếu, nguyên nhân
của những điểm yếu về việc tổ chức thực thi chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn, từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết và phù hợp để thực hiện tốt
mục tiêu của chính sách.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, luận văn không tránh khỏi còn một số hạn
chế như chưa đi sâu vào mặt lý luận, các đánh giá vẫn còn mang tính chủ quan do kiến
thức của tác giả còn hạn hẹp. Các hạn chế này cũng là những gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.