Tóm tắt Luận văn Văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Ericsson Việt Nam

Từ sau đại hội Đảng 1986, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày không những mang đến công nghệ mà còn mang đến cả phong cách quản lí cũng văn hóa doanh nghiệp riêng của mình. Ericsson, một tập đoàn toàn cầu, cũng đã quyết định thành lập công ty tại Việt Nam, công ty TNHH Ericssson ViệtNam. Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, Ericsson đã áp dụng văn hóa doanh nghiệp được triển khai toàn cầu vào Việt Nam. Tuy nhiên để đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Ericsson Việt Nam, có thể kinh doanh thành công và bền vững ở Việt Nam thì công ty cần xây dựng cho mình văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng phù hợp với văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với sụ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ thực tế xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh của Ericsson Việt Nam tác giả đã lựa chọn đề tài : “Văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Ericsson Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu với mục đích đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Ericsson Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triền văn hóa doanh nghiệp

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Ericsson Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .......................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANError! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆPError! Bookmark not defined. 2.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp .................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Văn hóa doanh nghiệp ................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Vai trò văn hóa doanh nghiệp ........................ Error! Bookmark not defined. 2.2 Các nhân tố tác động văn hóa doanh nghiệp ... Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Các nhân tố tác động bên trong ..................... Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Các nhân tố tác động bên ngoài ..................... Error! Bookmark not defined. 2.3 Các biểu trưng văn hóa doanh nghiệp ............. Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Các biểu trưng trực quan ............................... Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Các biểu trưng phi trực quan ......................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Xác minh văn hóa doanh nghiệp ................... Error! Bookmark not defined. 2.4 Quy trình phát triển VNDN ............................. Error! Bookmark not defined. 2.4.1 Định hình văn hóa doanh nghiệp ................... Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Triển khai xây dựng ....................................... Error! Bookmark not defined. 2.4.3 Ổn định và phát triển văn hóa ........................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH ERICSSON VIỆTNAM ........................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Giới thiệu chung về công ty Ericsson ViệtNamError! Bookmark not defined. 3.1.1 Ericsson toàn cầu ........................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Ericsson Việt Nam ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2 Thực trạng văn hóa Công ty TNHH Ericsson Việt NamError! Bookmark not defined. 3.2.1 Các giá trị trong văn hóa ETV ....................... Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Các hoạt động phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ETVError! Bookmark not defined. 3.2.3 Mức độ ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 3.3 Đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại công tyError! Bookmark not defined. 3.3.1 Thành tựu đạt được ........................................ Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH ERICSSON VIỆTNAM ............................... Error! Bookmark not defined. 4.1 Định hướng kinh doanh của ETV giai đoạn 2010 – 2015Error! Bookmark not defined. 4.2 Sự cần thiết phát triển văn hóa doanh nghiệp tại ETVError! Bookmark not defined. 4.3 Các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Ericsson Việt Nam ... Error! Bookmark not defined. 4.3.1 Tạo điều kiện để phát huy năng lực người lao độngError! Bookmark not defined. 4.3.2 Hoàn thiện công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 4.3.3 Tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 4.3.4 Hoàn thiện công tác đào tạo văn hóa doanh nghiệpError! Bookmark not defined. 4.3.5 Xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình ..... Error! Bookmark not defined. 4.3.6 Tổ chức lễ nghi, lễ hội, các hoạt động sinh họat tập thểError! Bookmark not defined. 4.3.7 Xây dựng văn hóa kinh doanh gắn liền với đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội. Error! Bookmark not defined. 4.3.8 Duy trì và phát triển thương hiệu Ericsson tại Việt NamError! Bookmark not defined. 4.3.9 Kết hợp văn hóa dân tộc trong phát triển văn hóa Ericsson tại Việt NamError! Bookmark not defined. 4.3.10 Xây dựng quy tắc ứng xử trong kinh doanh ở Việt NamError! Bookmark not defined. 4.3.11 Xây dựng phong cách văn hóa doanh nghiệp định hướng vào khách hàng.Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................. Error! Bookmark not defined. TÓM TẮT LUẬN VĂN Từ sau đại hội Đảng 1986, ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang thành lập doanh nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp ngày không những mang đến công nghệ mà còn mang đến cả phong cách quản lí cũng văn hóa doanh nghiệp riêng của mình. Ericsson, một tập đoàn toàn cầu, cũng đã quyết định thành lập công ty tại Việt Nam, công ty TNHH Ericssson ViệtNam. Trong quá trình kinh doanh ở Việt Nam, Ericsson đã áp dụng văn hóa doanh nghiệp được triển khai toàn cầu vào Việt Nam. Tuy nhiên để đảm bảo cho các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Ericsson Việt Nam, có thể kinh doanh thành công và bền vững ở Việt Nam thì công ty cần xây dựng cho mình văn hóa doanh nghiệp có bản sắc riêng phù hợp với văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp đối với sụ tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, từ thực tế xây dựng và phát triển văn hoá kinh doanh của Ericsson Việt Nam tác giả đã lựa chọn đề tài : “Văn hóa doanh nghiệp công ty TNHH Ericsson Việt Nam ” làm đề tài nghiên cứu với mục đích đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa Ericsson Việt Nam và đề xuất giải pháp phát triền văn hóa doanh nghiệp. 1. Các vấn đề lí luận cơ bản:  Văn hóa doanh nghiệp - Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. “Văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối họat động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của doanh nghiệp” - Vai trò văn hóa doanh nghiệp: o VHDN là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh: ảnh hưởng đến việc hình thành mục tiêu, chiến lược và chính sách; tác động đến tinh thần, thái độ, động cơ lao động của các thành viên và việc sử dụng đội ngũ lao động. o VHDN tạo nên bản sắc của doanh nghiệp: là nguyên tắc ứng xử chung cho toàn thể cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. o Thu hút nhân tài, tăng cường sự gắn bó giữa các thành viên: o Văn hoá doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo:  Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp - Các nhân tố tác động bên trong: o Ngành nghề kinh doanh: giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. o Lịch sử và qui mô doanh nghiệp o Hình thức sở hữu của doanh nghiệp o Người lãnh đạo: quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến lượccủa doanh nghiệp. - Các nhân tố tác động bên ngoài: o Nền văn hóa xã hội: Văn hóa doanh nghiệp với tư cách là một bộ phận của văn hóa dân tộc. Vì vậy sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh doanh là một điều tất yếu o Thể chế và chính sách kinh tế: những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh có ảnh hưởng sâu sắc tới việc hình thành và phát triển văn hóa kinh doanh o Khách hàng: tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho chủ thể kinh doanh. Khách hàng ra quyết định dựa trên bối cảnh văn hóa. o Quá trình toàn cầu hóa: các công ty lớn khi vào thị trường mỗi nước cũng tìm cách tiếp thu những tinh hoa văn hóa địa phương để dễ dàng thâm nhập thị trường, lấy được lòng tin của người tiêu dùng, qua đó làm giàu và sâu sắc thêm bản sắc kinh doanh của các doanh nghiệp.  Các biểu trưng văn hóa doanh nghiệp - Các biểu trưng trực quan o Kiến trúc đặc trưng: Những kiến trúc đặc trưng của một tổ chức bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở. o Nghi lễ, nghi thức: hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa – xã hội. o Biểu tượng: thông qua những giá trị vật chất cụ thể hữu hình các biểu trưng này muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong cho những người tiếp nhận theo các cách thức khác nhau. o Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Mẩu chuyện là những câu chuyện thường được thêu dệt từ những sự kiện có thực điển hình về những giá trị triết lý của VHDN. - Các biểu trưng phi trực quan o Tầm nhìn: là trạng thái trong tương lai mà doanh nghiệp mong muốn đạt tới. Tầm nhìn cho thấy mục đích, phương hướng chung để dẫn tới hành động thống nhất. o Sứ mệnh và các giá trị cơ bản: Sứ mệnh nêu lên lý do vì sao tổ chức tồn tại, mục đích của tổ chức là gì? o Mục tiêu chiến lược: những kế hoạch chiến lược để xác định “lộ trình” và chương trình hành động, tận dụng được các cơ hội, vượt qua các thách thức để đi tới tương lai, hoàn thành sứ mệnh của doanh nghiệp. o Giá trị: là khái niệm phản ánh nhận thức của con người về những chuẩn mực đạo đức mà họ cho rằng cần phải thực hiện. o Thái độ: là một thói quen tư duy theo kinh nghiệm để phản ứng theo một cách thức nhất quán thể hiện sự mong muốn hoặc không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng. o Niềm tin: là khái niệm thể hiện nhận thức của một người về việc mọi người cho rắng thế nào là đúng, thế nào là sai. o Lý tưởng: là khái niệm thể hiện niềm tin phát triển ở mức độ rẩt cao. Phát triển ở mức độ này, trạng thái tình cảm của con người không chỉ là sự tự giác và lòng nhiệt tình mà hơn thế còn là sự sẵn sàng hy sinh và cống hiến.  Quy trình phát triển VHDN - Định hình văn hóa doanh nghiệp: xác định được những yếu tố của văn hoá doanh nghiệp, bao gồm: Hệ tư tưởng (hoài bão và sứ mệnh của doanh nghiệp), hệ giá trị (triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi); các chuẩn mực hành vi và các biểu trưng nhận dạng của doanh nghiệp. - Triển khai xây dựng: bao gồm quy trình 5 bước o Bước 1: Phổ biến kiến thức chung o Bước 2: Xác định các giá trị văn hóa phù hợp với doanh nghiệp o Bước 3: Xây dựng bộ Sổ tay văn hóa o Bước 4: Triển khai VHDN trong doanh nghiệp o Bước 5: Kiểm định các giá trị văn hóa - Ổn định và phát triển văn hóa: tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới, không ngừng học tập và thay đổi. 2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của công ty Ericsson Việt Nam: Ericson là một công ty toàn cầu họat động trên lĩnh vưc viễn thông và công nghệ thông tin. Khách hàng của công ty được xác định là các khách hàng tổ chức gồm có: các nhà mạng viễn thông, các đài phát thanh truyền hình và công ty sản xuất nội dung. Bên cạnh nghành thông tin và truyền thông, các công ty họat động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tiện ích, giao thông vận tải và an ninh cũng là các khách hàng tiềm năng của công ty. Ngoài ra các công ty sản xuất thiết bị cầm tay cũng được xác định là khách hàng của Ericsson. Các bộ phận kinh doanh chính của Ericsson bao gồm: Thiết bị mạng, Cung cấp dịch vụ, Giải pháp hỗ trợ quá trình vận hành và kinh doanh cho nhà mạng, Quản lí quản quyền sáng chế, Thiết bị modems. Ericsson Việt Nam, ETV, là công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập năm 2008. Khách hàng của ETV là các công ty viễn thông của Việt Nam bao gồm: VNPT, Viettel, Hanoi Telecom, Gtel. Nhiệm vụ chính của ETV là quảng bá các sản phẩm Ericsson đến cho các khách hàng Việt Nam, triển khai các sản phẩm dịch vụ của Ericsson cho khách hàng Việt Nam. ETV áp dụng mô hình quản trị theo quá trình trong quá trình hoạt động của mình.  Bản tuyên ngôn sứ mệnh: Liên tục đổi mới nhằm trao quyền cho con người, doanh nghiệp và xã hội.  Tầm nhìn: Là người điều khiển chính trong mọi thế giới giao tiếp.  Chiến lược: Là nhà cung cấp giải pháp hàng đầu trên lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin; phát triển nhanh hơn thị trường; tạo ra giá trị cho khách hàng của chúng ta bằng việc kết hợp các tài sản: đứng về công nghệ, quy mô toàn cầu và đứng đầu về dịch vụ.  Giá trị cốt lõi: Ericsson theo đuổi 3 giá trị chính. - Chuyên nghiệp: Ericsson luôn coi trọng khách hàng coi khách hàng là hàng đầu. Ericsson chuyên nghiệp trong hành động và có trách nhiệm đối với hành động của mình. - Tôn trọng: Ở Ericsson tôn trọng khách hàng và đồng nghiệp. Ericsson tôn trọng sự đa dạng của nhân viên và tôn trọng môi trường, xã hội nơi công ty họat động. - Kiên trì: Ericsson không ngừng đổi mới vì lợi ích của khách hàng và lợi ích của chính Ericsson. Ericsson sẵn sàng chấp nhận thách thức để tìm kiếm cái mới.  Nguyên tắc chính: Ericsson theo đuổi 5 nguyên tắc chính quy định hành động của các nhân viên toàn cầu. o Khách hàng. Hàng đầu o Đổi mới. Mỗi ngày o Tốc độ. Chất lượng o Trao quyền. Hành động o Thực hiện. Tập thể  Kiến trúc đặc trưng: ETV đã xây dựng một quy chuẩn thiết kế cho các văn phòng của mình thể hiện các nguyên tắc mà công ty theo đuổi như thiết kế khu làm việc hiệu quả để khuyến khích sự sáng tạo tự chủ của nhân viên, thiết kế phòng họp tạo điều kiện tinh thần làm việc nhóm.  Nghi lễ, nghi thức: ETV tổ chức các buổi họp quý để cập nhập các thông tin về tình hình công ty mỗi quý cho tất cả các nhân viên cùng với đó lồng ghép tuyên truyền về điển hình các tấm gương về nguyên tắc công ty theo đuổi. ETV cũng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mục tiêu chiến lược của công ty. Các buổi sinh họat ngoại khóa được tổ chức hàng năm với các các trò chơi/họat động nhằm tăng cường nhận thức về văn hóa của công ty.  Biểu tượng: Ericsson đã xây dựng hệ thống logo để nhận diện thương hiệu cũng như các đặc trưng văn hóa của công ty  Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình: Các cá nhân điển hình tiên tiến thể hiện các giá trị của Ericsson đều được vinh danh trong các buổi họp quý cũng như trên website nội bộ và quảng bá thông tin đến tất cả nhân viên qua email.  Đánh giá thực trạng VHDN tại ETV: o Điểm mạnh: - Nói chung, ETV đã truyền thông được đến từng thành viên mục tiêu, giá trị mà công ty đang theo đuổi với 88% người được hỏi tin tưởng và ủng hộ định hướng tương lai của công ty. - Người lao động ở ETV có mức độ đồng thuận khá cao về các nguyên tắc mà công theo đuổi. - Về chất lượng, nhân viên ETV nhận định rằng công ty đã thực hiện rất tốt nguyên tắc này. - Với nguyên tắc trao quyền để hành động, nhân viên ETV cũng nhận định công ty đã thực hiện tốt nguyên tắc này. - Với các nguyên tắc hướng tới khách hàng và không ngừng đổi mới, nhân viên ETV nói chung có đánh giá khá cao các nguyên tắc này. Tuy nhiên, ETV cũng cần cải thiện một số khía cạnh trong các nguyên tắc này. - Tóm lại, VHDN tại ETV đã phát huy khá tốt vai trò của mình. Người lao động cảm thấy tự hào khi là thành viên của ETV (94%). VHDN đã tạo thành ý thức lam việc chủ động với hơn 83% đồng ý mình đã làm việc nhiều hơn mức yêu cầu. o Điểm yếu: - Mặc dù ETV đã tạo ra mức độ nhận thức khá cao tuy nhiên chỉ có 75% nhân viên cho rằng triển vọng tương lai của công ty có tác động thúc đẩy họ làm việc. - Tỷ lệ nhân viên tìm kiếm công việc ở các công ty khác còn lớn, nhân viên cảm thấy họ chưa phát huy hết được năng lực của mình. - Theo đánh giá của người lao động, ETV cần nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. - ETV cần có được các sản phẩm phù hợp thị trường Việt Nam. - Một bộ phận lớn người lao động cảm thấy những đóng góp của họ chưa được ghi nhận một cách xứng đáng. 3. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty Ericsson Việt Nam: - Tạo điều kiện phát huy năng lực người lao động. - Hoàn thiện công tác tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp. - Tuyển dụng nhân viên phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. - Hoàn thiện công tác đào tạo văn hóa doanh nghiệp. - Xây dựng quy chế khen thưởng, phê bình - Tổ chức lễ nghi, lễ hội, các hoạt động sinh họat tập thể. - Xây dựng văn hóa kinh doanh gắn liền với đạo đức kinh doanh. - Duy trình và phát triển thương hiệu Ericsson tại Việt Nam. - Kết hợp văn hóa dân tộc trong phát triển văn hóa Ericsson tại Việt Nam - Xây dựng quy tắc ứng xử trong kinh doanh ở Việt Nam - Xây dựng phong cách văn hóa doanh nghiệp định hướng vào khách hàng. 4. Những kết quả rút ra từ luận văn: Tích cực: Luận văn đã tìm hiểu nhữug lí luận cơ bản về VHDN. Trên cơ sở nghiên cứu VHDN tại một doanh nghiệp cụ thể là Ericsson Việt Nam, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm phát triển VHDN tại công ty. Hạn chế: luận văn chưa có được sự nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện đối với VHDN của các công ty nước ngoài tại Việt Nam cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực ICT.
Luận văn liên quan