Tóm tắt Luận văn Xây dựng giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Hoà phú tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk hiện có 01 KCN Hòa Phú đang hoạt động với diện tích 181,73ha. Đến cuối năm 2017, diện tích đất công nghiệp thực tế đã cho thuê 94.72ha/113,75 ha, tỷ lệ lấp đầy 74.9%; còn lại 31.7ha, chiếm khoảng 25.1%. Hiện nay, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án điều chỉnh Quy hoạch mở rộng thêm 150 ha, dự kiến kêu gọi đầu tư lấp đầy từ 4-6 năm. KCN Hoà Phú nếu huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong, ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tư có hiệu quả sẽ là động lực có ý nghĩa quyết định nhịp độ phát triển kinh tế và xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk. KCN Hòa Phú được thành lập năm 2007, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đến nay khoảng 182,3 tỷ đồng. Hiện nay, việc đầu tư hạ tầng còn dở dang, chưa đồng bộ; hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào KCN còn hạn chế, hiệu quả đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, việc đầu tư mang lại hiệu quả và nguồn vốn ấy ở đâu? Bao nhiêu? đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và của Ban Quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk. Trong giai đoạn hiện nay, truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Thông qua truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. Tuy nhiên thời gian qua, công tác truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú còn rất hạn2 chế, chưa phong phú, chưa thật sự nổi bật. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa cao, số lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin, môi trường đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều nhà đầu tư lớn, có năng lực về tài chính và công nghệ đến; nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả chọn đề tài “Xây dựng giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Xây dựng giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp Hoà phú tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN VĂN TRƢỜNG XÂY DỰNG GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP HOÀ PHÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH. Mã số: 60.34.01.02 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ VĂN HUY Phản biện 1: PGS.TS NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 2: TS NGÔ QUANG HUÂN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 8 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Đắk Lắk hiện có 01 KCN Hòa Phú đang hoạt động với diện tích 181,73ha. Đến cuối năm 2017, diện tích đất công nghiệp thực tế đã cho thuê 94.72ha/113,75 ha, tỷ lệ lấp đầy 74.9%; còn lại 31.7ha, chiếm khoảng 25.1%. Hiện nay, UBND tỉnh đã xây dựng Đề án điều chỉnh Quy hoạch mở rộng thêm 150 ha, dự kiến kêu gọi đầu tư lấp đầy từ 4-6 năm. KCN Hoà Phú nếu huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong, ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đầu tư có hiệu quả sẽ là động lực có ý nghĩa quyết định nhịp độ phát triển kinh tế và xuất khẩu của tỉnh Đắk Lắk. KCN Hòa Phú được thành lập năm 2007, tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đến nay khoảng 182,3 tỷ đồng. Hiện nay, việc đầu tư hạ tầng còn dở dang, chưa đồng bộ; hoạt động thu hút đầu tư, xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào KCN còn hạn chế, hiệu quả đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa cao. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu hút được ngày càng nhiều vốn đầu tư, việc đầu tư mang lại hiệu quả và nguồn vốn ấy ở đâu? Bao nhiêu? đang là nỗi trăn trở của Đảng bộ, chính quyền và của Ban Quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk. Trong giai đoạn hiện nay, truyền thông marketing là một thành tố quan trọng có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Thông qua truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng, tạo nên sự khác biệt với các tổ chức khác. Tuy nhiên thời gian qua, công tác truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú còn rất hạn 2 chế, chưa phong phú, chưa thật sự nổi bật. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa cao, số lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin, môi trường đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều nhà đầu tư lớn, có năng lực về tài chính và công nghệ đến; nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tác giả chọn đề tài “Xây dựng giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào Khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk” để nghiên cứu là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu tổng quan về truyền thông; phân tích, đánh giá thực trạng truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú; và đề xuất giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk. - Về thời gian: Nghiên cứu hoạt đồng truyền thông và tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú qua 10 năm (2007-2017). - Về không gian: Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú tỉnh Đắk Lắk. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp sau đây đã được sử dụng: Phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp thu thập số liệu; phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp toán kinh tế; phương pháp tư duy lôgic, phương pháp minh họa bằng biểu đồ, bản đồ và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Làm sáng tỏ thêm những lý luận cơ bản về truyền thông marketing; đánh giá đúng thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh, thu hút vốn đầu tư tại KCN Hoà Phú; đề xuất giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư KCN Hoà Phú. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và thu hút vốn đầu tư. Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông thu hút vốn đầu tư tại KCN Hoà Phú. Chương 3: Giải pháp truyền thông thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Tác giả đã nghiên cứu tổng hợp các học liệu, nghiên cứu về vấn đề này nhằm phục vụ cho đề tài của mình, cụ thể: 1. Nhóm tác giả Lê Thế Giới, Nguyễn Xuân Lãn, Võ Quang Trí, Phạm Thị Lệ Trâm, Phạm Ngọc Ái (2011), Giáo trình Quản trị Marketing định hướng giá trị, NXB Tài Chính. 2. Philip Kotler, Kevin Keller (2013), Giáo trình Quản trị marketing, Biên dịch Lại Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Mai Bích Ngọc, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội. 3. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương (2007), Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. Nhóm tác giả Lưu Đan Thọ, Tôn Thất Hoàng Hải, Cao Minh Nhựt (2016), Quản trị truyền thông marketing tích hợp, NXB Tài Chính. 4 5. Trần Thị Ngọc Trang (2008), Quản trị chiêu thị, NXB Lao động–xã hội. 6. George E.Belch và Michael A. Betch (2003), Advertising and Promotion – An integrated marketing perspective, 6e. về truyền thông marketing và truyền thông marketing tích hợp. 7. Tham khảo Đề án, báo cáo, kế hoạch, chương trình hành động, chương trình xúc tiến đầu tư của UBND tỉnh Đắk Lắk, Ban Quản lý các KCN tỉnh, Công ty Phát triển hạ tầng KCN Hoà Phú, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Đắk Lắk. 8. Cuối cùng, tài liệu không thể thiếu đó là các đạo luật về đầu tư, về quảng cáo. Hiểu các đạo luật này giúp tác giả hoàn thiện các giải pháp truyền thông sao cho vừa đem lại lợi ích cho tổ chức và người tiêu dùng, vừa phù hợp với quy định của nhà nước. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ 1.1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG MARKETING 1.1.1. Khái niệm truyền thông a. Truyền thông: Truyền thông là quá trình truyền tải thông tin của doanh nghiệp (tổ chức) đến người tiêu dùng để họ biết đến những tính năng sản phẩm, dịch vụ, các chương trình của doanh nghiệp, lợi ích mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng thông qua các sản phẩm hoặc dịch vụ. b. Truyền thông marketing: Truyền thông marketing là phương thức truyền thông qua đó 5 công ty thông báo, thuyết phục và nhắc nhở người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp về sản phẩm, dịch vụ mà họ bán. 1.1.2. Vai trò của truyền thông Marketing Thông qua truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi thế, công dụng, giá trị, lợi ích của sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Truyền thông cũng giúp cho doanh nghiệp quảng bá thương hiệu. 1.1.3. Mục tiêu của truyền thông marketing Mục tiêu chính của truyền thông marketing là gây ảnh hưởng để khách hàng mua sắm. 1.1.4. Truyền thông marketing tích hợp Truyền thông tích hợp là sự phối hợp tất cả những hình thức (phối thức) truyền thông thành một chương trình đồng nhất nhằm cực đại ảnh hưởng đến người lĩnh hội, khách hàng. 1.1.5. Quá trình truyền thông Hình 1.1. Mô hình quá trình truyền thông (Nguồn: [8, tr.420]) 1.2. CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG MARKETING Các công cụ truyền thông gồm: Quảng cáo; hoạt động khuyến 6 mãi; các chương trình quan hệ công chúng PR; bán hàng cá nhân; marketing trực tiếp; quản trị marketing tương tác. 1.3. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG 1.3.1. Xác định công chúng mục tiêu 1.3.2. Xác định mục tiêu truyền thông 1.3.3. Thiết kế thông điệp 1.3.4. Chọn lựa phƣơng tiện truyền thông 1.3.5. Thiết lập ngân sách truyền thông 1.3.6. Quyết định chƣơng trình truyền thông 1.3.7. Đo lƣờng kết quả truyền thông 1.4. VỐN ĐẦU TƢ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ 1.4.1. Một số khái niệm a. Vốn đầu tư: Theo Luật Đầu tư ngày 26/11/2014 thì “Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”. c. Thu hút vốn đầu tư: Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh. 1.4.2. Các nguồn vốn đầu tƣ thu hút a. Nguồn vốn trong nước: Bao gồm: Nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn từ khu vực tư nhân (tiết kiệm của dân cư, tích luỹ doanh nghiệp). b. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư nước ngoài là vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào trong nước dưới các hình thức đầu tư gián tiếp hoặc đầu tư trực tiếp, gồm: Vốn đầu tư gián tiếp (ODA, NGO..), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. 7 1.4.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tƣ a. Số lượng dự án đầu tư được thu hút b. Quy mô vốn đầu tư được thu hút c. Lĩnh vực thu hút vốn đầu tư d. Nguồn thu hút vốn đầu tư e. Vốn đầu tư thực hiện 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ 1.5.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên 1.5.2. Điều kiện chính trị - xã hội a. Sự ổn định về chính trị - xã hội b. Nguồn nhân lực chất lượng c. Thủ tục hành chính. 1.5.3. Truyền thông marketing KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TẠI KHU CÔNG NGHIỆP HOÀ PHÚ 2.1. TỔNG QUAN VỀ KCN HOÀ PHÚ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển KCN Hoà Phú được thành lập năm 2007, diện tích 181,73ha. Qua hơn 10 năm hoạt động, tính đến tháng 12/2017, đã thu hút được 48 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.964 tỷ đồng; tổng diện tích đất đã thỏa thuận cho thuê 94.72ha/113,75 ha, tỷ lệ lấp đầy 74.9%. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức 8 a. Chức năng nhiệm vụ: KCN Hoà Phú được UBND tỉnh giao Ban Quản lý các KCN tỉnh quản lý toàn diện. Ban Quản lý các KCN tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các KCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. b. Cơ cấu tổ chức: Ban Quản lý các KCN tỉnh có 01 Trưởng Ban và 01 Phó Trưởng Ban; có 06 phòng, đơn vị chức năng, gồm: Phòng Quản lý đầu tư, Phòng Quản lý Quy hoạch – Xây dựng, Phòng quản lý Tài nguyên – Môi trường, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Văn phòng Ban và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Công ty phát triển hạ tầng KCN Hoà Phú. Ban có 21 biên chế công chức và hợp đồng lao động; Công ty phát triển hạ tầng KCN Hoà Phú có 20 biên chế viên chức và hợp đồng lao động. 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên, các nguồn lực, tiềm năng thu hút đầu tƣ a. Đặc điểm tự nhiên: KCN Hoà Phú thuộc địa giới hành chính xã Hoà Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15km theo Quốc lộ 14 về phía Nam. b. Cơ sở hạ tầng: - Cơ cấu sử dụng đất: KCN Hoà Phú có diện tích là 181,73ha, với cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất xây dựng nhà máy công nghiệp 126,55ha (69,64%); đất kho tàng bến bãi 1,04ha (0,57%); đất công trình kỹ thuật đầu mối 4,13ha (2.27%); đất công trình công cộng - dịch vụ 5,75ha (3,16%); đất cây xanh và Ta luy bờ kè 24,44ha (13,45%); đất giao thông 19,82ha (0,91). - Về hạ tầng: 9 + San nền: Diện tích san nền trong KCN là 147,44 ha đến nay đã san nền được 134,52 đạt 91%. + Đường giao thông: Tổng chiều dài là: 8,67 km, đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh. + Hệ thống thoát nước thải: Đầu tư xây dựng xong và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 2.900 m 3/ngày đêm; Hệ thống thoát nước thải đã đầu tư xây dựng được 3,999km/10,768km. + Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa có tổng chiều dài 12,11km, đã thi công xong 10,488km. - Lưới điện: Tổng chiều dài lưới điện 13,5km; hệ thống nguồn cấp điện ổn định, đảm bảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt. + Cây xanh, thảm cỏ: Tổng diện tích cây xanh thảm cỏ là 24,44 ha; đã trồng được 600 cây xanh các loại tại các trục đường CN2, CN3 và 2,6 ha thảm cỏ; còn lại các tuyến đường khác chưa được trồng cây xanh. + Hệ thống thông tin liên lạc: Được thiết kế đồng bộ theo yêu cầu sử dụng của các nhà máy trong KCN. c. Tình hình sử dụng lao động: Tính đến 31/12/2016, KCN Hòa Phú thu hút được 833 lao động, với 100% lao động trong nước. 2.1.4 . Đánh giá chung a. Thuận lợi: Được xây dựng tại thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm của tỉnh Đắk Lắk, KCN Hoà Phú được hưởng những thuận lợi của tỉnh Đắk Lắk như: Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực và cả 10 nước. Đắk Lắk là vùng đất sở hữu nhiều tiềm năng, thế mạnh. Ngoài ra, tỉnh còn có 73km đường biên giới với tỉnh Mondulkiri – Vương quốc Campuchia. Chính vì vậy, rất thuận lợi cho việc thu hút đầu tư. b. Khó khăn - Đắk Lắk là tỉnh miền núi, xa cảng biển, vận chuyển hàng hóa chủ yếu là đường bộ, ảnh hưởng rất lớn đến sức thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Do thiếu nguồn vốn đầu tư nên hạ tầng chưa đồng bộ. 2.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ, THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI KCN HOÀ PHÚ 2.2.1. Về đầu tƣ cơ sở hạ tầng Đến ngày 31/12/2017, tổng số vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN Hòa Phú là: 182,3 tỷ đồng. 2.2.2. Về thu hút vốn đầu tƣ Tính đến ngày 31/12/2017, tổng số dự án đầu tư và đăng ký đầu tư vào KCN Hòa Phú là 48 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3.964 tỷ đồng (26 dự án đang hoạt động, 15 dự án đang đầu tư xây dựng, vận hành sản xuất thử; 04 dự án mới và đang hoàn thiện hồ sơ; 03 dự án ngừng hoạt động). Trong đó, vốn đầu tư doanh nghiệp trong nước 2.974 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 74,87%, với 47 dự án; vốn đầu tư doanh nghiệp nước ngoài (FDI): 990 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,13%, với 01 dự án. 2.2.3. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh a. Về hoạt động cho thuê lại đất: Đến thời điểm đầu quý II năm 2018, có 40 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê lại đất với Công ty phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú, với tổng diện tích là 88,3268 ha/112,257 ha đạt tỷ lệ 78,68%. Tổng số tiền phải thu tiền thuê đất (đến 12/11/2017) là: 27,929 tỷ đồng. 11 b. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN giai đoạn 2007 - 2017: - Tổng giá trị sản xuất công nghiệp : 14.087 tỷ đồng; - Doanh thu ước đạt : 13.362 tỷ đồng; - Nộp ngân sách Nhà nước : 103,191 tỷ đồng; - Kim ngạch xuất khẩu ước đạt : 51,73 triệu USD; - Kim ngạch nhập khẩu ước đạt : 4,021 triệu USD. 2.3. THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TẠI KCN HOÀ PHÚ Thời gian qua, việc truyền thông, xúc tiến đầu tư tại KCN Hoà Phú hầu như không tách riêng biệt mà kết hợp, gộp chung vào các nội dung xúc tiến đầu tư, truyền thông thu hút đầu tư của tỉnh Đắk Lắk. Cơ quan được giao chủ trì thực hiện là Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý các KCN là đơn vị phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến KCN Hoà Phú. 2.3.1. Xây dựng và duy trì, cập nhật thông tin thƣờng xuyên Trang thông tin điện tử về đầu tƣ của tỉnh Đắk Lắk Xây dựng, duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử xúc tiến đầu tư của tỉnh về đầu tư để đăng tải thông tin về chính sách, thủ tục đầu tư, tiềm năng và cơ hội đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk, trong đó có KCN Hoà Phú. 2.3.2. Xây dựng Danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ: UBND tỉnh ban hành Danh mục dự án kêu gọi đầu tư hàng năm và cho giai đoạn 2010-2015, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Danh mục dự án kêu gọi đầu tư (trong đó có các dự án kêu gọi đầu tư vào KCN Hoà Phú) được tỉnh Đắk Lắk truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Báo Đắk Lắk, Đài Phát 12 thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử; cung cấp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước thông qua các Hội nghị xúc tiến đầu tư, các cuộc gặp song phương, ngoại giao đoàn, các hội nghị gặp mặt doanh nghiệp, các chương trình mời gọi đầu tư. 2.3.3. Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ: Xây dựng, in ấn tài liệu, video clip về tiềm năng thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk bằng tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn để phục vụ cho các sự kiện, các hoạt động xúc tiến đầu tư. 2.3.4. Các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về môi trƣờng, chính sách, tiềm năng và cơ hội đầu tƣ: Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để chuẩn bị tài liệu của tỉnh phục vụ tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại Việt Nam. Phối hợp với Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Báo Đầu tư để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk. Tham gia, phối hợp với các Báo thực hiện các chuyên đề về đầu tư như Chuyên đề “Đắk Lắk - PCI và sự thịnh vượng”, “Đắk Lắk – 15 năm đổi mới và phát triển”, chuyên đề về đối ngoại để giới thiệu về các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư của tỉnh 2.3.5. Thực hiện các hoạt động hợp tác trong nƣớc và quốc tế về xúc tiến đầu tƣ: Hàng năm UBND tỉnh tổ chức các đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đến một số quốc gia trọng điểm để thu hút đầu tư (Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia..), qua đó giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội đầu tư; trực tiếp mời gọi đầu tư. Tham gia các chương trình, hội nghị, hợp tác như: Hội nghị 13 gặp gỡ địa phương - ngoại giao đoàn 2016 tại Tây Nguyên; Hội thảo xúc tiến đầu tư và du lịch Việt Nam - Nam Phi; Diễn đàn Hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia năm 2016 tại Campuchia; Hội thảo xúc tiến đầu tư “Khu vực duyên hải miền Trung Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội cho các nhà đầu tư Thái Lan” tại Thái Lan; tham dự Hội nghị Tuần lễ cấp cao APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng, Thông qua các Hội nghị, hội thảo luôn kết hợp hoạt động quảng bá xúc tiến kêu gọi đầu tư, nắm bắt những thông tin chính sách, định hướng mới về đầu tư 2.3.6. Kinh phí truyền thông, xúc tiến: - Năm 2016: 1.105. triệu đồng. Trong đó, bố trí truyền thông, xúc tiến đầu tư vào KCN Hoà Phú 280 triệu đồng. - Năm 2017: 1.633 triệu đồng. Trong đó, bố trí truyền thông, xúc tiến đầu tư vào KCN Hoà Phú 270 triệu đồng. - Năm 2018: 1.685 triệu đồng. Trong đó, bố trí truyền thông, xúc tiến đầu tư vào KCN Hoà Phú 270 triệu. Kinh phí bố trí chủ yếu trên cơ sở những mục tiêu và nhiệm vụ cần phải giải quyết về phương diện truyền thông. 2.3.7. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong truyền thông, xúc tiến thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Hoà Phú a. Những tồn tại và hạn chế: - Việc truyền thông, xúc tiến đầu tư tại KCN Hoà Phú trong thời gian qua chưa tách riêng biệt. Các chương trình hoạt động truyền thông thu hút vốn đầu tư chưa phong phú, chưa thật sự nổi bật; Trang thông tin điện tử về đầu tư của tỉnh Đắk Lắk giới thiệu về KCN Hoà Phú rất ít, hầu như không có. - Chưa xác định rõ được khách hàng mục tiêu, đối tượng công chúng mà đơn vị cần hướng đến. - Nguồn kinh phí bố trí cho hoạt động truyền thông, quảng bá, thu hút vốn đầu tư ít, hạn chế so với nhiệm vụ. 14 - Chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa thật sự hấp dẫn nhà đầu tư. Từ những nguyên nhân trên dẫn đến việc thu hút vốn đầu tư vào KCN Hoà Phú chưa cao, số lượng nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tìm hiểu thông tin, môi trường đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều nhà đầu tư lớn, có năng lực về tài chính và công nghệ đến; nguồn vốn đầu tư nước ngoài còn khiêm tốn, đến cuối năm 2017, đầu năm 2018 mới có doanh nghiệp của Hàn Quốc đăng ký vốn đầu tư. b. Nguyên nhân của những hạn chế: - Kinh phí dành cho hoạt động truyền thông, xúc tiến đầu tư còn ít, đội ngũ công chức làm công tác xúc tiến đầu tư, truyền thông chưa chuyên nghiệp. - Việc xây dựng, quảng bá hình ảnh và sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện, tiến hành công tác truyền thông thu hút đầu tư phát triển công nghiệp còn hạn chế, chưa đồng bộ. - Công tác xây dựng hạ tầng KCN Hoà Phú chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, dẫn đến một số công trình đầu tư dở dang. Tình hình đầu
Luận văn liên quan