Trước năm 1950: đây là giai đoạn sơkhởi của kếtoán quản trị. Trong giai đoạn
này, vai trò chủyếu của kếtoán quản trịlà xác định chi phí và kiểm soát tài chính.
Thông qua việc lập dựtoán và kếtoán chi phí.
Năm 1965: giai đoạn này, kếtoán quản trị đã bắt đầu hổtrợnhà quản lý cấp cao
trong hoạt động lập kếhoạch và kiểm soát thông qua kỹthuật phân tích quyết định và
kếtoán trách nhiệm
Năm 1985: kếtoán quản trịkhông chỉlà hổtrợmà là một hoạt động gắn liền
với nhà quản lý. Mục tiêu chủyếu của kếtoán quản trịtrong giai đoạn này là giảm hao
phí nguồn lực trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục
tiêu này, kếtoán quản trị đã vận dụng kỹthuật phân tích quá trình và quản lý chi phí.
Năm 1995: đây là giai đoạn phát triển của kếtoán quản trị. Mục tiêu trong giai
đoạn này là tạo thêm giá trịbằng cách sửdụng hiệu quảcác nguồn lực. Kỹthuật sử
dụng chủyếu là đánh giá các yếu tốtạo nên giá trịkhách hàng, giá trịcổ đông và sự
thay đổi của tổchức.
Nhưvậy, cùng với sựphát triển của xã hội và công nghệthông tin, kếtoán quản
trịdần dần đã được phát triển. Nó không chỉhỗtrợnhà quản lý kiểm soát chi phí mà
đã trởthành công cụkhông thểthiếu của nhà quản trịdoanh nghiệp.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6477 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng Quan về kế toán quản trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 1
MỤC LỤC
Trang
CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ................................... 3
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC...................................................................................... 3
1.1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ............................... 3
1.2 KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................................... 4
1.3 CÁC LOẠI BÁO.................................................................................................. 5
1.3.1. Báo cáo nội bộ .................................................................................................. 5
1.3.2. Báo cáo đối ngoại ............................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ................................. 7
2.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN.............................................................................. 7
2.1.1 Phạm vi của thông tin ....................................................................................... 7
2.1.2 Nguyên tắc cung cấp thông tin kế toán ............................................................. 8
2.1.3 Phương pháp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin ......................................... 9
2.2 NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ .......................................................... 9
2.3. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................................... 10
2.3.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định ......................... 10
2.3.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát ........................... 12
2.3.3 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc ra quyết định...................... 13
CHƯƠNG 3:QUẢN TRỊ CHI PHÍ- KẾ TOÁN CHI PHÍ - KẾ TOÁN TÀI CHÍNH16
3.1 QUẢN TRỊ CHI PHÍ.......................................................................................... 16
3.1.1 Khái niệm ........................................................................................................ 16
3.1.2 Vai trò của quản trị chi phí .............................................................................. 16
3.1.3 Quản trị chi phí trong môi trường kinh doanh hiện nay.................................. 17
3.2 KẾ TOÁN CHI PHÍ ........................................................................................... 20
3.3 SO SÁNH VAI TRÒ QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ.............. 21
3.4 KẾ TOÁN TÀI CHÍNH ..................................................................................... 21
3.4.1 Khái niệm ........................................................................................................ 21
3.4.2 Phân biệt Kế toán tài chính và Kế toán quản trị .............................................. 23
3.4.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị ......................................... 25
CHƯƠNG 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ .............................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 35
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 2
DANH MỤC BIỂU BẢNG
1. Bảng 1: Hệ thống các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị...................... 4
2. Bảng 2: So sánh môi trường kinh doanh trước đây và hiện nay. .................. 19
DANH MỤC HÌNH
1. Hình 1: Sơ đồ chu kỳ đời sống sản phẩm...................................................... 10
DANH MỤC SƠ ĐỒ
1. Sơ đồ 1: Quá trình lập kế hoạch chiến lược và mối quan hệ giữa việc lập
kế hoạch chiến lược với lập kế hoạch ngắn hạn............................................ 11
2. Sơ đồ 2: Quá trình ra quyết định của nhà quản trị ........................................ 13
3. Sơ đồ 3: Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện......................... 14
4. Sơ đồ 4 : Tổng quan hệ thống kế toán .......................................................... 22
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 3
CHUYÊN ĐỀ 1
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Chương 1
NGUỒN GỐC
1.1 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
Trước năm 1950: đây là giai đoạn sơ khởi của kế toán quản trị. Trong giai đoạn
này, vai trò chủ yếu của kế toán quản trị là xác định chi phí và kiểm soát tài chính.
Thông qua việc lập dự toán và kế toán chi phí.
Năm 1965: giai đoạn này, kế toán quản trị đã bắt đầu hổ trợ nhà quản lý cấp cao
trong hoạt động lập kế hoạch và kiểm soát thông qua kỹ thuật phân tích quyết định và
kế toán trách nhiệm
Năm 1985: kế toán quản trị không chỉ là hổ trợ mà là một hoạt động gắn liền
với nhà quản lý. Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị trong giai đoạn này là giảm hao
phí nguồn lực trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục
tiêu này, kế toán quản trị đã vận dụng kỹ thuật phân tích quá trình và quản lý chi phí.
Năm 1995: đây là giai đoạn phát triển của kế toán quản trị. Mục tiêu trong giai
đoạn này là tạo thêm giá trị bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Kỹ thuật sử
dụng chủ yếu là đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị khách hàng, giá trị cổ đông và sự
thay đổi của tổ chức.
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội và công nghệ thông tin, kế toán quản
trị dần dần đã được phát triển. Nó không chỉ hỗ trợ nhà quản lý kiểm soát chi phí mà
đã trở thành công cụ không thể thiếu của nhà quản trị doanh nghiệp.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 4
Bảng 1: Hệ thống các giai đoạn phát triển của kế toán quản trị
Nội dung
Giai đoạn
Nhiệm vụ chủ yếu Kỹ thuật sử dụng
Giai đoạn 1
(1995)
- Xác định chi phí
- Kiểm soát tài chính
- Lập dự toán
- Kế toán chi phí
Giai đoạn 2
(1965)
- Hỗ trợ nhà quản lý:
• Lập kế hoạch
• Kiểm soát
- Phân tích quyết định
- Kế toán trách nhiệm
Giai đoạn 3
(1985)
- Giảm hao phí nguồn lực
trong quá trình sản xuất
- Phân tích quá trình
- Quản lý chi phí
Giai đoạn 4
(1995)
- Tạo thêm giá trị bằng việc
sử dụng hiệu quả nguồn lực
- Đánh giá các yếu tố tạo nên:
• Giá trị khách hàng
• Giá trị cổ đông
• Sự thay đổi tổ chức
1.2 KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa như sau: “Kế
toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính
theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán” (Luật kế
toán, khoản 3, điều 4).
- Kế toán quản trị là quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, diễn giải và
truyền đạt thông tin nhằm thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Kế toán quản trị là một
bộ phận thống nhất trong quá trình quản lý, nhân viên kế toán, nhà quản trị là nhân tố
không thể thiếu trong đội ngũ quản lý của tổ chức. [5, trang 4]
- Kế toán quản trị là một bộ phận trong một hệ thống thông tin của một tổ
chức, các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát
hoạt động của tổ chức. (Hilton, 1991)
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 5
1.3 CÁC LOẠI BÁO CÁO
Có hai loại báo cáo: báo cáo nội bộ và báo cáo đối ngoại.
1.3.1 Báo cáo nội bộ
Các báo cáo nội bộ là các báo cáo chỉ dùng trong doanh nghiệp và mang tính
chất sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, báo cáo nội bộ được lập từ kế toán quản trị.
Các loại báo cáo nội bộ thường được sử dụng trong doanh nghiệp như:
- Báo cáo trong ngày: Tình hình tồn quỹ tại tổ chức; tình hình nhận đơn hàng và
giao hàng; tình hình sản xuất….
- Báo cáo trong tuần: Tình hình công nợ, thanh lý hợp đồng; báo cáo tình hình
sản xuất, nhận đơn hàng, giao hàng; công việc thực hiện trong tuần, kết quả so với kế
hoạch đề ra, giải trình lý do chưa đạt…
- Báo cáo trong tháng: Tình hình công nợ, những khoản công nợ khó đòi; tình
hình tồn kho; trọng tâm của các loại báo cáo này là cung cấp thông tin phục vụ cho các
nhà quản lý của doanh nghiệp….
Ví dụ : Bảng sau đây trình bày nhập xuất tồn nguồn hàng P10 của Công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ trong quý 2 năm 2009
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Báo cáo nhập xuất tồn nguồn P10 – Quý 2 năm 2009
ĐVT: Lít 15oC, Fo: kg
Tồn Cộng
Xuất hao
hụt
Tồn STT Loại hàng
đầu kỳ trong kỳ trong kỳ
1 Xăng M92 4,146,633 4,146,633 14,910 4,131,723
2 Diesel 0,25%S 11,982,732 11,982,732 4,314 11,978,418
3 Diesel 0,05%S 5,324,287 5,324,287 1,917 5,322,370
4 Dầu hỏa 5,049,699 5,049,699 2,121 5,047,578
5 Mazut 3,0%S 1,795,846 1,795,846 162 1,795,684
Tổng 28,299,197 28,299,197 23,424 28,275,773
(Nguồn : Phòng kinh doanh công ty)
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 6
1.3.2 Báo cáo đối ngoại
Báo cáo đối ngoại là những báo cáo được thông tin ra bên ngoài doanh nghiệp,
trình bày tóm tắt về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một
khoảng thời gian nhất định: tháng, quý, năm…cho các cơ quan, tổ chức bên ngoài,
những đối tượng quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp.
Các báo cáo đối ngoại thường là: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động
kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ…
Báo cáo đối ngoại được lập từ kế toán tài chính.
Ví dụ : Bảng sau đây trình bày kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty xăng
dầu Tây Nam Bộ trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2007-2009
ĐVT: Triệu đồng
2008/2007 2009/2008
STT Tên chỉ tiêu 2007 2008 2009
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
Trị giá
Tỷ lệ
(%)
1 Tổng doanh thu 1.568.406 1.838.035 3.070.203 269.629 17,19 1.232.168 67,04
2 Doanh thu thuần 1.568.406 1.838.035 3.070.203 269.629 17,19 1.232.168 67,04
3 Giá vốn hàng bán 1.527.211 1.785.298 2.992.804 258.087 16,90 1.207.506 67,64
4 CPBH và CPQLDN 39.664 46.482 65.403 6.818 17,19 18.921 40,71
5 LN từ hoạt động KD 675 4.790 9.754 4.115 610,09 4.965 103,65
6 LN từ hoạt động khác 371 327 368 -44 -11,86 41 12,54
7 Tổng LN trước thuế 1.046 5.117 10.122 4.071 389 5.005 97,81
8 Thuế TNDN 293 1.433 2.834 1.140 389,10 1.401 97,82
9 LN sau thuế 753 3.684 7.288 2.931 389,10 3.604 97,82
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 7
Chương 2
KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
2.1 VAI TRÒ CỦA THÔNG TIN
Thông tin chính là tri thức, là tin tức. Khác với các nguồn lực tự nhiên
như khoáng sản, đất đai…. Nếu càng bị khai thác thì càng cạn kiệt, thông tin
càng khai thác sẽ càng được mở rộng và phát triển đến một bậc cao hơn dựa
trên sự kế thừa có tính khoa học. Thông tin có vai trò vô cùng quan trọng
trong đời sống xã hội. Bản chất thông tin nói chung là quan trọng.Ở đây
chúng ta muốn đề cập đến nhu cầu thông tin đối với nhà quản lý. [9]
2.1.1 Phạm vi của thông tin
Có 2 loại thông tin (1) thông tin bên ngoài và (2) thông tin bên trong.
• Thông tin bên ngoài: giúp nhà quản lý nhận biết tình trạng hiện tại của
doanh nghiệp ra sao trong môi trường có sự tham gia của doanh nghiệp mình. Chẳng
hạn các thông tin về thị trường, về tình hình kinh tế, về ngành nghề của doanh nghiệp.
Ví dụ như công ty VMS Mobifone sẽ quan tâm đến tình hình tăng trưởng chung của
ngành, thu nhập bình quân của người dân, nhu cầu của khách hàng như thế nào….nhờ
có những thông tin như vậy mà công ty VMS Mobifone sẽ có những chiến lược kinh
doanh lâu dài phù hợp và tận dụng được những khách hàng tiềm năng khác.
• Thông tin bên trong: hệ thống thông tin kế toán, thông tin nhân sự, thông
tin của bộ phận sản xuất…nhưng quan trọng nhất vẫn là hệ thống thông tin kế toán:
bao gồm hệ thống kế toán tài chính và hệ thống kế toán quản trị. Kế toán tài chính
phản ánh những nghiệp vụ đã phát sinh trong quá khứ trong khi kế toán quản trị lại
cung cấp những dự tính cho tương lai cũng từ những dữ liệu trên. [3, trang 3]
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 8
2.1.2 Nguyên tắc cung cấp thông tin kế toán
Việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị không bắt buộc phải tuân thủ
đầy đủ các nguyên tắc kế toán và có thể được thực hiện theo những quy định nội bộ
của doanh nghiệp nhằm tạo lập hệ thống thông tin quản lý thích hợp theo yêu cầu quản
lý cụ thể của từng doanh nghiệp. Doanh nghiệp được toàn quyền quyết định việc vận
dụng các chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, vận dụng và chi tiết hoá các
tài khoản kế toán, thiết kế các mẫu báo cáo kế toán quản trị cần thiết phục vụ cho kế
toán quản trị của đơn vị. [3]
Tuy không bắt buộc làm theo quy mẫu nào nhưng việc cung cấp thông tin
trong kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng phải đáp ứng những yêu cầu như
sau:
• Chính xác: đây là yêu cầu cơ bản đầu tiên đối với những thông tin trong quá
khứ. Điều này cho chúng ta thấy tình hình thực tế đã diễn ra như thế nào, tuy không
giúp chúng ta đưa ra những nhận định chính xác về tương lai nhưng ít nhất cũng tạo ra
một xu thế để chúng ta có thể dự báo.
• Phù hợp: thông tin như thế nào được gọi là phù hợp? Như đã phân tích ở
trên, kế toán quản trị không cần thực hiện theo khuôn mẫu nhưng không phải chúng ta
muốn làm gì và dạng nào cũng được mà chúng tùy thuộc vào từng yêu cầu quản lý và
tùy vào từng tình hình cụ thể mà quyết định nên làm theo dạng nào và cần những
thông tin gì.
• Kịp thời: thông thường tất cả các báo cáo đều có hạn hoàn thành của nó, nếu
không có thời hạn thì một thông tin (báo cáo) dù chính xác và phù hợp nhất cũng
không có ý nghĩa đối với nhà quản trị, nhất là trong thời đại thông tin này. Nhưng đôi
khi 2 mục tiêu đó phải đánh đổi với nhau. Ví dụ: nhà quản trị cần báo cáo doanh số
bán hàng theo từng cửa hàng để có biện pháp marketing phù hợp cho từng khu vực và
báo cáo này phải được hoàn thành trong 1 ngày. Để hoàn thành được báo cáo này thì
nhà kế toán quản trị phải rất nỗ lực và tất nhiên không thể tránh khỏi những sai sót khi
phải hoàn thành trong thời gian ngắn.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 9
2.1.3 Để thực hiện việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình kinh
tế tài chính, kế toán quản trị cần sử dụng các phương pháp sau:
- Lập chứng từ để thu nhận thông tin;
- Đánh giá để làm cơ sở cho việc ghi sổ, tổng hợp theo chỉ tiêu giá trị;
- Sử dụng tài khoản để tổng hợp số liệu, theo chỉ tiêu giá trị;
- Ghi sổ kép nhằm phản ánh tài sản theo hai khía cạnh: Hình thức tồn tại và
nguồn hình thành;
- Kiểm kê nhằm xác định chính xác số lượng tài sản hiện có;
- Lập báo cáo nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu;
- Dự báo tình huống có thể xảy ra để nhà quản trị đưa ra quyết định phù hợp.
Những điều cần lưu ý khi làm kế toán quản trị :
- Quyết định xem thông tin nào là thích hợp cho vấn đề ra quyết định;
- Cung cấp thông tin chính xác và kịp thời cho việc ra quyết định. Trong quá
trình này nhân viên kế toán quản trị còn phải cân nhắc sự đánh đổi giữa tính chính xác
và nhanh chóng của thông tin.
2.2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán
quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán,...
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế
toán quản trị theo nội dung và thời gian.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết
định của các nhà quản trị doanh nghiệp. [3]
Trong mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau, kế toán quản trị có thể xác định
một hoặc một số nhiệm vụ nhất định.
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 10
*Trong giai đoạn giới thiệu ta có mục tiêu:
- Tối đa hóa thị phần hoặc đạt được một mức thị phần nào đó;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm.
*Trong giai đoạn phát triển:
- Cực đại giá trị tài sản;
- Tối đa hóa lợi nhuận hoặc đạt được mức lợi nhuận mong muốn;
- Cực tiểu chi phí.
*Trong giai đoạn trưởng thành:
- Đạt được sự ổn định trong nội bộ;
- Trách nhiệm đối với môi trường.
*Trong giai đoạn suy thoái: Duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp.
2.3 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ [5, trang 17-21]
Theo quan điểm của R.N Anthony, một tác giả hàng đầu về kiểm soát tổ chức,
thì các hoạt động lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định không được tách rời vì tất
cả các nhà quản trị đều phải lập kế hoạch và ra các quyết định kiểm soát. Ông đã nhận
diện ba loại hoạt động quản trị.
2.3.1 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc hoạch định
“Quá trình quyết định về các mục tiêu của tổ chức, về những thay đổi của các
mục tiêu này, về các nguồn lực sử dụng để đạt các mục tiêu đó, và về các chính sách
huy động, sử dụng và thanh lý các nguồn lực đó”
Lập kế hoạch chiến lược gồm các công việc sau:
- Xác định mục tiêu;
- Chọn chiến lược thích hợp để đạt được những mục tiêu này.
Hình 1:
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 11
Mục tiêu là đích đến của một tổ chức (hay cá nhân).
Chiến lược là phương hướng hành động khả dĩ mà có thể giúp tổ chức (hoặc cá
nhân) đạt được các mục tiêu của tổ chức (hoặc của cá nhân).
Lập kế hoạch chiến lược cũng gọi là lập kế hoạch tổng thể, bao gồm việc chọn
lựa các chiến lược thích hợp để soạn thảo một kế hoạch dài hạn nhằm đạt được mục
tiêu. Kỳ của kế hoạch chiến lược phụ thuộc vào tổ chức, ngành và môi trường liên
quan. Kỳ kế hoạch chiến lược thường là 2, 5, 7 hay 10 năm nhưng cũng có thể dài hơn.
Quá trình lập kế hoạch chiến lược là một quá trình chi tiết, lâu dài, về cơ bản
bao gồm 3 giai đoạn và kết thúc bằng một kế hoạch tổng thể.
Sơ đồ 1: Quá trình lập kế hoạch chiến lược và mối quan hệ giữa việc lập kế hoạch
chiến lược với lập kế hoạch ngắn hạn
GIAI ĐOẠN
ĐÁNH GIÁ
Đánh giá tổ chứcĐánh giá môi
trường bên ngoài
Đánh giá tương
lai
Đánh giá các
ước tính
GIAI ĐOẠN
MỤC TIÊU
GIAI ĐOẠN
LƯỢNG GIÁ
Lượng giá các mục tiêu tổ chức
Xem xét các phương án để đạt mục
tiêu
KẾ HOẠCH
TỔNG THỂ
Nhất trí một kế hoạch tổng thể
Lập KH sản xuất Lập KH nguồn
lực
Lập KH sản
phẩm
Lập KH nghiên cứu
& phát triển
Các kế hoạch hoạt động chi tiết nhằm thực thi kế hoạch tổng thể theo từng kỳ
tháng, quý và năm. Các kế hoạch bao gồm các dự toán, các tiêu chuẩn và các
mục tiêu
Lập KH ngắn
hạn
Lập KH chiến
lược dài hạn
Keá Toaùn Quaûn Trò Chuyeân ñeà 1: Toång Quan veà keá toaùn quaûn trò
GVHD: TS. Bùi Văn Trịnh SVTH: Nhóm 1 CH QTKD K17 12
2.3.2 Vai trò của báo cáo kế toán quản trị đối với việc kiểm soát
2.3.2.1 Kiểm soát quản lý: “Quá trình mà qua đó các nhà quản trị đảm bảo
rằng các nguồn lực đã được huy động và sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả trong
quá trình thực thi các mục tiêu của tổ chức”.
Trong khi các kế hoạch chiến lược quan tâm đến việc xây dựng các mục tiêu
và chỉ tiêu chiến lược, kiểm soát quản lý lại quan tâm đến các quyết định về việc sử
dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu hay
chỉ tiêu đó.
- Nguồn lực của tổ chức bao gồm con người, nguyên liệu, máy móc và tiền
(thường gọi là “4M”: Men – con người; Materials – nguyên liệu; Machines – máy
móc; và Money – tiền).
- Tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng kết quả tối
ưu đạt được từ nguồn lực đầu vào đã sử dụng. Tính hiệu quả liên quan với việc so sánh