Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam

Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm 2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối. Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP. Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh.

doc101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2072 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo dục và đào tạo Trường Đại học Ngoại thương Khoa Kinh tế Ngoại thương ====(((==== Khoá luận tốt nghiệp Đề tài Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Hồng Sinh viên thực hiện : Đào Thị Mai Hương Lớp : Trung 2 - K38F - ĐHNT Hà Nội năm 2003 Lời cám ơn -----=o0o=----- Em xin cám ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Ngoại thương - những người đã trực tiếp truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học qua. Em cũng xin cám ơn Khoa Kinh tế ngoại thương - trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp. Và đặc biệt, em chân thành cám ơn thầy giáo - tiến sĩ Nguyễn Văn Hồng vì sự hướng dẫn tận tình của thầy từ lúc hình thành ý tưởng cho đến lúc em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này. Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Thị trường Anh 1 I. Một số nét về đất nước Anh 1 1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người 1 1.1: Điều kiện tự nhiên 1 1.2: Sơ lược lịch sử 1 1.3: Con người 2 2. Chính trị và xã hội 2 2.1: Chính trị 2 2.1.1: Bộ máy chính quyền 2 2.1.2: Hệ thống luật pháp 3 2.2. Xã hội 4 2.2.1. Gia đình 4 2.2.2. Tầng lớp xã hội 4 2.2.3: Giới tính 5 2.2.4. Chủng tộc 5 2.2.5. Tôn giáo 6 3. Văn hóa và lối sống 6 II. Khái quát kinh tế Vương quốc Anh 6 1. Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế 6 1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế 6 1.2. Đánh giá tình hình kinh tế Anh trong những năm gần đây 8 2. Cơ cấu các ngành kinh tế chủ yếu 12 2.1: Ngành công nghiệp 13 2.2: Ngành nông nghiệp 14 2.3: Ngành dịch vụ 14 III. Đặc điểm thị trường Anh 15 1. Hệ thống phân phối 15 1.1. Hệ thống bán buôn 15 1.2. Hệ thống bán lẻ 17 2. Hệ thống dịch vụ 18 3. Đặc điểm thị trường Anh 20 3.1: Mức thu nhập và sức mua 20 3.2. Tập quán và thị hiều tiêu dùng 21 3.3. Những thay đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng tới tiêu dùng cá nhân 22 3.3.1. Tuổi thọ 22 3.3.2. Cơ cấu gia đình 23 3.3.3: Trách nhiệm xã hội 23 4. Tập quán kinh doanh 24 4.1. Thiết lập quan hệ trực tiếp 24 4.2. Thông tin liên lạc 25 IV. Ngoại thương nước Anh 26 1. Chính sách phát triển thương mại quốc tế của Anh 26 2. Những đối tác thương mại chiến lược của Anh 27 3. Tình hình xuất nhập khẩu của Anh trong những năm gần đây 28 3.1. Tình hình xuất khẩu 28 3.1.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu 29 3.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu 29 3.2. Tình hình nhập khẩu 29 3.2.1. Cơ cấu hàng nhập khẩu 30 3.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 30 Chương 2: Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam 31 I. Thị trường Anh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 31 1. Vai trò của thị trường Anh trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam 31 2. Những chế định và đòi hỏi của thị trường Anh Quốc 33 2.1: Tiêu chuẩn hóa 34 2.2. Sức khoẻ 35 2.2.1. Ký hiệu CE đối với sản phẩm công nghiệp 35 2.2.2. Hệ thống HACCP đối với thực phẩm chế biến 35 2.2.3. Tiêu chuẩn hàng nông sản - GAP 36 2.3. Môi trường 37 3. Chế độ ưu đãi phổ cập - GSP 37 II. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 39 1. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam theo một số lý thuyết về lợi ích ngoại thương 39 1.1. Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo 39 1.2. Lý thuyết về tỷ lệ yếu tố của Heckscher - Ohlin 41 2. Vài nét về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong những năm gần đây 43 3. Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Anh của hàng hoá Việt Nam 46 3.1. Nhóm hàng chế biến chính 47 3.1.1. Sản phẩm giày dép 47 3.1.2. Sản phẩm dệt may 49 3.1.3. Sản phẩm gỗ 52 3.1.4. Sản phẩm gốm sứ 53 3.2. Nhóm nông lâm thuỷ sản chính 54 III. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Anh Quốc 59 1. Tiến trình hợp tác thương mại Việt Nam - Anh Quốc 59 2. Tình hình ngoại thương Việt Nam - Anh Quốc trong những năm gần đây 61 2.1. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Anh 62 2.2. Tình hình xuất khẩu của Anh vào Việt Nam 64 2.2.1. Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng 64 2.2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu 65 3. Những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 66 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 71 I. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Anh Quốc 69 II. Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sang Anh trong thời gian tới 71 III. Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh 75 1. Giải pháp về phía nhà nước 76 1.1. Những chính sách chung 76 1.2. Về quan hệ song phương 76 1.3. Về hỗ trợ xúc tiến thương mại 77 1.4.Về hỗ trợ tài chính 79 2. Giải pháp đối với các doanh nghiệp 80 2.1. Tìm hiểu thị trường 80 2.2. Tạo nguồn hàng 81 2.3. Lựa chọn kênh phân phối 81 2.4. Tiến hành giao dịch 83 3. Giải pháp đối với ngành hàng 84 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Vương quốc Anh có diện tích 244.046 km2, dân số 60,2 triệu người (năm 2002), GDP năm 2002 là 1.491 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hàng năm là 24.500 USD/người/năm (năm 2002). Anh Quốc là một trong bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới (nhóm G7) và là một trong 15 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU). Trong EU, Anh là một trong ba nền kinh tế chủ đạo, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của toàn khối. Vương quốc Anh lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ 1/9/1973. Tuy nhiên quan hệ thương mại giữa hai nước mới chỉ thực sự khởi sắc từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh Quốc tăng liên tục từ con số khiêm tốn là 13,5 triệu GBP năm 1991 đến 612,93 triệu GPB (năm 2002). Cán cân thương mại giữa hai nước thường nghiêng về phía Việt Nam. Từ năm 1991 Việt Nam liên tục xuất siêu sang Anh. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 532 triệu GBP. Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp. Bên cạnh đó, Anh còn là một thành viên của EU - một đối tác thương mại đã dành cho Việt Nam nhiều ưu đãi. Bản thân mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Anh Quốc đã có những tiến triển rất tốt đẹp. Đây là những điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết những điều kiện này. Hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ những nhu cầu trên của thị trường Anh. Cơ cấu hàng xuất khẩu nhìn chung ít có sự thay đổi trong nhiều năm. Chủ yếu chỉ tập trung vào hai mặt hàng chính là giày dép và may mặc. Bên cạnh đó, hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Anh chủ yếu là gia công và xuất khẩu gián tiếp nên giá trị thu về là không đáng kể. Có thể nói, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh sẽ còn tăng lên rất nhiều. Anh còn là một thị trường đầy tiềm năng mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác hết. Với lý do trên, đề tài "Triển vọng xuất khẩu vào thị trường Anh Quốc của các doanh nghiệp Việt Nam" sẽ nghiên cứu những nét cơ bản về nền kinh tế Anh, nghiên cứu thị trường Anh, thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua. Từ đó đánh giá những triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của bài viết này bao gồm ba chương như sau: *Chương 1: Thị trường Anh. *Chương 2: Triển vọng xuất khẩu sang thị trường Anh của các doanh nghiệp Việt Nam. *Chương 3: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Anh Bài viết được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, có kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu và tài liệu thu thập, bài viết này khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Người viết kính mong nhận được sự thông cảm và chỉ dẫn của các thầy cô giáo ở trường cũng như những ý kiến đóng góp của độc giả. Chương 1 Thị trường Anh I. Một số nét về đất nước Anh 1. Điều kiện tự nhiên - Lịch sử - Con người: 1.1. Điều kiện tự nhiên: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen (gọi tắt là Vương quốc Anh hay nước Anh) là một quốc đảo thuộc quần đảo Britain và bán đảo Ailen. Vương quốc Anh nằm ở phía tây bắc Châu Âu, giáp với Cộng hoà Ailen, biển Bắc, biển Manche, eo Saint George và Đại Tây Dương. Với diện tích tự nhiên là 244.046 km2, phần lớn lãnh thổ Anh quốc có địa hình khá bằng phẳng. Chỉ có một số vùng, đặc biệt là Scotland và xứ Wales, có nhiều đồi núi. Nước Anh có đường bờ biển không đồng đều, tạo ra nhiều hải cảng có giá trị kinh tế. Nước Anh nằm trong vành đai ôn đới, được hưởng khí hậu hải dương, ấm do có dòng hải lưu nóng Gulf bao quanh toàn bộ quần đảo; nhiệt độ trung bình tháng giêng là 4,5 0C, tháng bảy là 18 0C; lượng mưa trung bình hàng năm là 600mm, đất đai rất màu mỡ, phì nhiêu. 1.2: Sơ lược lịch sử Vương quốc Anh Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen là một nhà nước nhất thể và tập trung. Anh là khu vực lãnh thổ lớn nhất của Vương quốc. Anh đã ra đời cách đây hơn 1000 năm, lâu hơn nhiều so với bất kỳ một quốc gia nào ở châu Âu. Đến thế kỷ thứ 16, xứ Wales sáp nhập vào hệ thống chính quyền và luật pháp của Anh. Vào thế kỷ thứ 17, khi vương quốc cổ Scotland và Anh hợp nhất dưới triều vua James đệ nhất thì Vương quốc Anh mới chính thức ra đời với tư cách là một thực thể chính trị. Năm 1801, sau hai thế kỷ nằm dưới sự thống trị của Anh, Ailen đã giải tán quốc hội của mình và chính thức trở thành một phần của Vương quốc Anh. Năm 1921, Ailen chỉ giành được độc lập ở miền Nam còn miền Bắc vẫn thuộc Vương quốc Anh. Vì vậy, Vương quốc Anh ngày nay bao gồm bốn khu vực lãnh thổ là Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ailen. 1.3: Con người: Dân số Vương quốc Anh năm 2002 là 60,2 triệu người với mật độ dân số là 247 người/km2, là một trong những quốc gia có mật độ dân số cao ở châu Âu. Mức độ tăng dân số ở Anh ổn định ở khoảng 0,4%/ năm. Khoảng 85% dân số sống ở thành thị. Một số thành phố lớn của Anh có số dân đông như: thủ đô London có khoảng 7 triệu dân, tiếp đến là thành phố Birmingham với số dân khoảng 1,1 triệu người, thành phố Liverpool khoảng 600 ngàn người, Manchester khoảng 500 ngàn người. Tuy nhiên, những người dân thành phố ở Anh đều có xu hướng muốn sống ở những vùng ngoại ô. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính của người Anh, ngoài ra nhiều người Celtic ở xứ Wales, Bắc Ailen và Scotland còn nói tiếng Galic với nhau. Vương quốc Anh là một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc bao gồm dân nhập cư từ nhiều vùng trên thế giới. Vì vậy, ngoài tiếng Anh và tiếng Galic, nước Anh còn có nhiều ngôn ngữ của những dân tộc khác nhau. 2. Chính trị và xã hội 2.1: Chính trị: 2.1.1: Bộ máy chính quyền: Vương quốc Anh là một quốc gia theo chế độ quân chủ lập hiến. Đứng đầu Nhà nước là vua, nhưng vua chỉ có vai trò tượng trưng. Vua hiện nay của Vương quốc Anh là Nữ hoàng Elizabeth II, lên ngôi năm 1953. Quyền lập pháp thuộc về vua và Quốc hội gồm hai viện: Viện Nguyên lão (Thượng nghị viện) gồm các nhà quý tộc tham gia theo chế độ cha truyền con nối và theo chức tước do vua phong; Viện dân biểu (Hạ nghị viện) gồm 650 nghị sĩ do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quyền hành pháp trên danh nghĩa thuộc về nhà vua nhưng thực tế nằm trong tay Chính phủ. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Thủ tướng là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện. Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Anh là ông Tony Blair, thủ lĩnh của Công đảng, lên cầm quyền từ năm 1997. 2.1.2: Hệ thống luật pháp: a) Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales: Hệ thống luật pháp của Anh và xứ Wales là một hệ thống riêng biệt với Scotland và Bắc Ailen. Hệ thống này bao gồm hai bộ phận cấu thành cơ bản là hệ thống luật của Quốc hội hay còn gọi là hệ thống luật thành văn (Statute Law) và hệ thống luật án lệ hay còn gọi là Thông luật (Common Law). Thông luật được hình thành từ thời Anglo - Saxon cách đây khoảng 1000 năm. Đây là hệ thống luật dựa trên những phán quyết và án lệ đã có trong quá khứ mà không có văn bản luật cụ thể. Còn hệ thống luật Quốc hội được ban hành thành văn bản từ thế kỷ thứ 13, theo đó những phán quyết phải được thi hành theo đúng như văn bản luật đã quy định. Ngày nay, ở Anh và xứ Wales, luật hình sự nằm trong hệ thống luật của Quốc hội trong khi phần lớn luật dân sự vẫn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống luật án lệ. Luật Cộng đồng châu Âu cũng được áp dụng bởi Anh là một quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu và luật này được áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. b) Hệ thống luật của Scotland và Bắc Ailen: Hệ thống luật của Scotland chịu nhiều ảnh hưởng của luật La mã giống như nhiều hệ thống luật ở châu Âu lục địa. Hệ thống toà án bao gồm Toà Hình sự địa phương và Toà Đại hình. Toà Đại hình gồm Tòa sơ thẩm và Toà phúc thẩm. Những vụ án dân sự và hình sự nhỏ sẽ được xét xử ở Toà án hình sự địa phương, những vụ án nghiêm trọng hơn được xét xử ở Toà đại hình. 2.2: Xã hội: Từ những năm 50 của thế kỷ XX, cơ cấu dân cư của Anh bắt đầu có sự thay đổi nhanh chóng về độ tuổi và kết cấu, điều này có ảnh hưởng lớn tới y tế, giáo dục và việc làm của người dân nước này. Anh Quốc hiện là một trong những quốc gia có dân số già nhất trên thế giới với tuổi thọ bình quân là 77,7 năm (2000). Nước Anh cũng là quốc gia có thứ hạng cao trên thế giới về chỉ số HDI (chỉ số phát triển con người). Hiện Anh đang xếp vị trí 18 trên tổng số 173 quốc gia về HDI. Ngày nay xã hội Anh có mức độ bình đẳng cao giữa nam và nữ. Anh đứng vị trí thứ 10 trên tổng số 146 quốc gia về chỉ số GDI (chỉ số phát triển giới). Bên cạnh đó xã hội Anh còn rất đa dạng với nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau. 2.2.1: Gia đình: Khác với cơ cấu gia đình ở những nước thuộc vùng Địa Trung Hải, cơ cấu gia đình ở Anh thường là những hộ gia đình ít người còn gọi là cơ cấu gia đình hạt nhân bao gồm một cặp vợ chồng với một hoặc hai con. Có khoảng 40% dân số Anh sống trong các gia đình hạt nhân. Anh là quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất ở châu Âu. 38% các cuộc hôn nhân ở Anh kết thúc bằng thủ tục ly hôn. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra ở những cặp vợ chồng có thu nhập thấp hoặc kết hôn khi còn quá trẻ. Đây là một vấn đề đáng quan tâm trong xã hội Anh hiện nay. 2.2.2: Tầng lớp xã hội: Ở Anh, người dân có nhận thức rất sâu sắc về địa vị xã hội. Xã hội Anh được phân hoá làm ba tầng lớp chủ yếu là thượng lưu, trung lưu và tầng lớp lao động. Tầng lớp thượng lưu có hai đặc trưng nổi bật là của cải và quyền lực. Tầng lớp trung lưu bao gồm những người trí thức, lao động trí óc như: luật sư, bác sĩ, những công chức cao cấp cho tới nhân viên văn phòng. Số còn lại là tầng lớp lao động nghèo, làm việc vất vả và thu nhập thấp. 2.2.3: Giới tính: Mặc dù quan niệm của xã hội về bình đẳng giới đã có nhiều thay đổi sau những cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng của phụ nữ khởi đầu từ những năm 60, phụ nữ vẫn bị yếu thế hơn: họ giành được ít quyền lực và của cải hơn so với nam giới. Tuy nhiên, tình hình ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tích cực trong xã hội Anh hiện đại. Năm 1971, có khoảng 52% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 44 tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Năm 1995, con số này đã tăng lên 75%. Địa vị xã hội của phụ nữ so với nam giới cũng được cải thiện, họ ngày càng nắm giữ những chức vụ quan trong trong các cơ quan nhà nước. Năm 1979, chỉ có 19 nữ nghị sĩ trong Quốc hội, đến năm 1997 đã tăng lên 120. Tỷ lệ phụ nữ giữ các chức vụ cao cấp trong các cơ quan của chính phủ tăng từ 5% năm 1984 lên 13% năm 2000. Hiện nay Anh đứng thứ 10 trong 146 quốc gia về chỉ số phát triển giới. 2.2.4: Chủng tộc: Vương quốc Anh là một quốc gia đa dạng với nhiều dân tộc khác nhau. Ngoài người Anh chiếm đa số còn có nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Người Anh hầu hết là người Anglo – Saxon và một số nhỏ những người di cư sang Anh từ lục địa châu Âu trong nửa đầu thế kỷ XX. Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Anh rất đa dạng, chiếm khoảng 7% tổng số dân, bao gồm người Ấn Độ, người Pakistan, Bangladesh, dân nhập cư từ các nước vùng Caribe, châu Phi, Trung Quốc....Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Anh thường sống tập trung lại ở những khu vực khác nhau trên khắp đất nước: người Caribe sống tập trung nhiều ở London, ngưòi gốc Ấn tập trung nhiều ở Leicester trong khi người gốc Pakistan lại tập trung ở miền trung đất nước...Tuy nhiên, thủ đô London vẫn là thành phố tập trung nhiều nhất dân tộc thiểu số với tỷ lệ 20% tổng số người thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số vào năm 1997 và sẽ tăng lên 28% vào năm 2011. 2.2.5: Tôn giáo: Hiện nay Anh có mặt hầu hết tất cả các cộng đồng tôn giáo.Trong đó Thiên chúa giáo chiếm phần đông, tới 50% dân số Anh. Tiếp đến là cộng đồng Hồi giáo với khoảng 1,5 triệu người, phần lớn là người gốc Pakistan và Bangladesh, tập trung nhiều ở London, Liverpool, Manchester, Leicester, Bradford. Các cộng đồng nhỏ hơn bao gồm khoảng 450.000 tín đồ đạo Sikhs (một nhánh của Ấn Độ giáo) chủ yếu là người gốc Ấn, tập trung ở London, Manchester và Birmingham; 320.000 tín đồ Hindu sống chủ yếu ở Leicester, London, Manchester. Ngoài ra còn có đạo Phật, đạo Jana, đạo Baha.... 3. Văn hoá và lối sống: Anh có một nền văn hoá hoàn toàn khác với các nước châu Âu lục địa. Bất cứ ai cũng có thể nhận ra người Anh chính gốc qua dáng vẻ lãnh đạm và ý thức đẳng cấp sâu sắc. Một nhà xã hội học ở Anh đã từng nói "Sự kiêu ngạo khắc sâu trong từng giọng nói của từng đứa trẻ Anh". Cách ăn mặc của người Anh cũng rất giản dị. Họ không quá cầu kỳ về thời trang, họ mặc những gì họ muốn. Ví dụ như tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu có xu hướng ăn mặc theo phong thái cổ điển. Anh là một trong những nước có di sản văn hoá và nghệ thuật lớn nhất trên thế giới. Nguồn gốc văn hoá Anh có thể tìm thấy từ thời trung cổ. Anh còn là nước tập trung nhiều di sản văn hoá và tác phẩm nghệ thuật của nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, có thể nói Anh là một quốc gia có nền văn hoá rất đa dạng và phong phú. II. Khái quát kinh tế vương quốc Anh 1.Khái quát chung về trình độ phát triển kinh tế: 1.1: Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế: Nước Anh chính là cái nôi của chủ nghĩa tư bản. Vào thế kỷ XIX, nhờ vào cuộc Cách mạng công nghiệp mà Anh trở thành "công xưởng của thế giới". Đến năm 1848, sản lượng công nghiệp của cả nước bằng 45% tổng giá trị sản lượng công nghiệp của toàn thế giới. Nước Anh còn là "Người thương nghiệp quốc tế". Năm 1870, mức chu chuyển hàng hoá của toàn thế giới tư bản là 37,5 tỷ Mác thì riêng nước Anh và thuộc địa của Anh chiếm 14 tỷ Mác. Với những khoản dự trữ khổng lồ, Anh còn là “chủ nợ, trung tâm cho vay của thế giới tư bản”. Cho nên thế kỷ XIX được xem là thế kỷ của nước Anh. Đến cuối thế kỷ XIX, xã hội loài người bước vào thời đại điện khí hoá, nước Mỹ và nhiều nước khác đã bứt lên và nước Anh không còn giữ được vị trí trước kia của mình. Vào thế kỷ XX, nền kinh tế Anh trải qua nhiều biến động. Đầu tiên là những tổn hại nặng nề do hai cuộc chiến tranh thế giới và những cuộc khủng hoảng kinh tế với quy mô toàn cầu vào các năm 1913-1914, 1929-1933...dẫn đến ưu thế kinh tế của Anh bị suy giảm trong những thập niên đầu sau chiến tranh và mức phát triển kinh tế thua hẳn Đức, Mỹ và Pháp. Vào những năm 70, 80, trước tình trạng lạm phát và thất nghiệp gia tăng, nước Anh đã đưa ra chính sách tự do cực đoan trong cạnh tranh kinh tế để chống lạm phát và thất nghiệp. Nhưng trên thực tế, việc đầu tư ra nước ngoài của người Anh tăng vọt đã làm cho chính sách trên không phát huy hiệu quả, ngược lại làm cho tỷ lệ lạm phát và tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng hơn. Kết quả là Anh vẫn không đạt được nhịp độ tăng trưởng kinh tế như phần lớn các nước khác của Cộng đồng châu Âu. Sau đợt suy thoái cuối những năm 70 và đầu 80, nền kinh tế Anh bắt đầu bước sang giai đoạn phục hồi khá chậm chạp. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 1981 đến 1989 đạt xấp xỉ 3%. Sang đầu thập kỷ 90, cũng như nhiều nước khác ở châu Âu, nước Anh lại lâm vào đợt suy thoái mới. Mức tăng trưởng kinh tế nă
Luận văn liên quan