Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, cũng chính là lúc họ bắt đầu tìm cách nhận thức về môi trường sống xung quanh mình, về chính bản thân và khám phá những năng lực của nội tâm hay nói khác hơn là tìm hiểu và lý giải về vũ trụ và nhân sinh.
Dù sớm hay muộn thì trên tất cả các nên văn minh trên thế giới đều đi tìm ẩn số trong bản thân con người, nhưng sớm nhất trên thế giới thì phải kể đến Ấn Độ. Một nơi tôn giáo phát triển rất mạnh. Vì nó là nơi tôn giáo xuất hiện sớm nhất trên trái đất này, đồng thời cũng là nơi nhiều tôn giáo nhất. Trong khi đạo Bà La Môn ở Ấn Độ được sùng bái ở thế kỷ thứ X TCN thì hình như trên thế giới này chưa có nơi nào có bóng dáng của tôn giáo. Sự ra đời của tôn giáo trong lịch sử nhân loại không phải là bước lùi mà là một bước tiến:
“Sự phát triển của lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng tôn giáo tôn giáo là hiện tượng xã hội mà nhân loại phát triển đến giao đoạn nào đó mới có được. Trong buổi đầu của xã hội loài người chưa thể có tôn giáo. Từ chỗ chưa có tôn giáo đến khi có tôn giáo ra đời đã đánh dấu một bước tiến của nhân loại”
7 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trong quá trình bình chú và chú giải Veda sự xuất hiện kinh Upanisad đánh dấu bước chuyển từ tư duy thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, bằng nội dung tư tưởng của Veda và Upanisad, anh chị hãy chứng minh luận điểm trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra giữa kỳ môn Lịch sử Triết học phương Đông cổ đại
(Võ Hoàng Anh Minh; MSSV: 0856070029)
Đề bài: Trong quá trình bình chú và chú giải Veda sự xuất hiện kinh Upanisad đánh dấu bước chuyển từ tư duy thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học, bằng nội dung tư tưởng của Veda và Upanisad, anh chị hãy chứng minh luận điểm trên.
Bài làm
Từ khi con người xuất hiện trên trái đất, cũng chính là lúc họ bắt đầu tìm cách nhận thức về môi trường sống xung quanh mình, về chính bản thân và khám phá những năng lực của nội tâm hay nói khác hơn là tìm hiểu và lý giải về vũ trụ và nhân sinh.
Dù sớm hay muộn thì trên tất cả các nên văn minh trên thế giới đều đi tìm ẩn số trong bản thân con người, nhưng sớm nhất trên thế giới thì phải kể đến Ấn Độ. Một nơi tôn giáo phát triển rất mạnh. Vì nó là nơi tôn giáo xuất hiện sớm nhất trên trái đất này, đồng thời cũng là nơi nhiều tôn giáo nhất. Trong khi đạo Bà La Môn ở Ấn Độ được sùng bái ở thế kỷ thứ X TCN thì hình như trên thế giới này chưa có nơi nào có bóng dáng của tôn giáo. Sự ra đời của tôn giáo trong lịch sử nhân loại không phải là bước lùi mà là một bước tiến:
“Sự phát triển của lịch sử nhân loại chứng tỏ rằng tôn giáo tôn giáo là hiện tượng xã hội mà nhân loại phát triển đến giao đoạn nào đó mới có được. Trong buổi đầu của xã hội loài người chưa thể có tôn giáo. Từ chỗ chưa có tôn giáo đến khi có tôn giáo ra đời đã đánh dấu một bước tiến của nhân loại”
Ngoài Bà La Môn giáo ra, Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo khác. Nhưng có lẽ, Bà La Môn giáo là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến đời sống của người dân Ấn Độ từ xưa tới nay. Nền tảng của nó chính là những bộ thánh kinh Veda.
Thánh kinh Veda được ra đời trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Người dân Ấn Độ cổ đại phải sống trong điều kiện tự nhiên rất phức tạp, địa hình đa dạng, chính những thế lực này đè nặng lên tâm trí họ. Họ không thể lý giải được thiên hình vạn trạng của thế giới tự nhiên, họ bắt đầu sợ hãi. Với tính chất huyền bí như vậy nên khi cố giải thích thế giới tự nhiên, người Ấn Độ cổ đã thần thánh hóa thế giới tự nhiên. Họ dùng những câu ca dao, vịnh phú mô tả vẻ đẹp, hùng vĩ của thiên nhiên Ấn Độ, những tập tục, lễ nghi, quan điểm và những bài thánh ca, ca ngợi các đấng thần linh, tập hợp tất cả những câu ca dao, vịnh phú trên là bộ thánh kinh Veda.
Theo các học giả hiện nay, thánh kinh Veda xuất hiện khoảng thế kỷ XV TCN, nhưng mãi đến những năm X-VIII TCN, nó mới được sưu tập và biên chép lại bằng một tiếng Phạn cổ. Veda bắt nguồn từ căn tự “vid” có nghĩa là tri thức, hiểu biết. Kết cấu của Veda có hai cách hiểu, hiểu theo nghĩa hẹp và ngịa rộng.
Theo nghĩa hẹp dùng để chỉ các Samhita. Bao gồm:
1)Rig Veda: tri thức về các thánh ca tán tụng. Có 1028 bài, 10580 câu thơ xuất hiện thế kỷ XV-X TCN.
2) Sama Veda: tri thức về các giai điệu. Có 1549 câu thơ.
3) Yajur Veda: tri thức về các lời khấn khi tế lễ.
4) Atharva Veda: tri thức về thần chú.
Bốn loại Veda trên được gọi chung là Tứ Veda.
Trong những bộ Veda đầu tiên coi nặng về tôn giáo, nhẹ về triết lý. Triết lý chỉ xuất hiện dưới dạng mầm mống phôi thai, nhưng lại cực kỳ quan trọng, bởi vì hầu hết những dòng sông triết học ở Ấn Độ đều từ suối nguồn này mà ra. Trong Rig Veda có thể thấy những suy tư ban đầu về triết học như bản nguyên, bản tính vũ trụ, quan hệ giữa vĩ mô và vi mô, linh hồn và hơi thở.
Về vấn đề bản nguyên, trong Rig Veda đã ít nhiều đề cập đến nó, có nhiều thuyết khác nhau hình thành nên thế giới, bản nguyên của thế giới là nước, đến nhiệt là động lực..., hoặc vũ trụ, thần linh, con người cũng như vạn vật đều từ quả trứng vàng sinh ra...
Khi đã có thế giới thì cái gì chi phối hoạt động của thế giới này? Người Ấn Độ cổ đã lý giải là thế gian này tồn tại theo sự chi phối của một lực vô hình nào đó. Lục vô hình đó RigVeda mệnh danh là nguyên tắc Rita của vũ trụ. Nguyên tắc này điều khiển vạn vật theo quỹ đạo nhất định. Nó được ví như khái niệm Ý Niệm của Plato, có điều nó xuất hiện sớm hơn nhưng vẫn còn dưới dạng sơ khai.
Rig Veda đã suy tư về quan hệ giữa thế giới vĩ mô và vi mô, quan hệ giữa tự nhiên và con người. Rig Veda không phân chia con người và tự nhiên thành chủ thể và khách thể mà đồng nhất con người và tự nhiên.
Trong Rig Veda còn đề cập đến linh hồn và hơi thở của con người. Hơi thở gắn liền sự sống, có nghĩa là gắn liền với linh hồn. Hơi thở đối với con người vô cùng quan trọng, người ta có thể nhịn ăn, nhịn uống tương đối lâu nhưng không nhịn thở lâu được. Người sống khác với người chết là người sống còn thở, kể cả trong lúc ngủ. Cho nên “nó không bao giờ ngủ trong cơ thể của người đang ngủ” “ hơi thở không rời khỏi người sống, kể khi đang ngủ, nhưng linh hồn có thể rời khỏi thể xác trong giấc mơ”.
Veda theo nghĩa rộng bao gồm Samhita(Tứ Veda), Brahmana, Aranyaka và Upanisad.
Brahmana: Phạm Thư, giải thích các quy tắc, nghi thức tế tự.
Aranyaka: Sâm lâm thư, do các Bà La Môn truyền thụ trong rừng, nộ dung chủ yếu làm rõ mặt lý luận việc cúng tế còn đề cập đến những ý tưởng triết học như đâu là cứu cánh vũ trụ, đâu là cứu cánh con người...
Upanisad: Áo Nghĩa Thư, kinh sách bình chú có tích chất tôn giáo-triết học, giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của các kinh Vede.
Như vậy, sự xuất hiện của Upanisad đánh dấu bước chuyển từ thế giới quan thần thoại sang tư duy triết học. Trong khi Tứ Veda thiên về con đường thờ phụng, cầu nguyện để tìm cách thể nhập với đấng tối cao thì Upanisad muốn khai phá con đường trí tuệ để lý giải vấn đề bản thể vũ trụ và cảnh giới nội tâm. Tuy nhiên, Upaniṣad không hoàn toàn bác bỏ những điều đã nêu trong Veda mà trái lại là một sự triển khai và hoàn tất hoàn hảo hơn.
Nhìn chung, quan niệm về sự sáng tạo này mang tính thần thoại nhiều hơn, nó phản ánh trình độ hiểu biết sơ khai mông muội của con người thời đó, và quan niệm về các thần linh cũng là hệ quả tất yếu của sự chưa phát triển khoa học.
Về thời gian xuất hiện, các học giả cho rằng vào thế kỷ VIII-V TCN, đây là thời kỳ đặc biệt của nhân loại mà Karl Jaspers đã mệnh danh là “thời đại trục”, thời kỳ con người rủ bỏ tấm áo thần thoại tôn giáo để tiến đến vương quốc tư duy triết học.
Từ Upanisad bắt nguồn từ gốc “upa” là bên cạnh, kề cận, “ni” nhiệt thành và “sad” có nghĩa ngồi xuống, tiêu diệt, phá hủy và nới lỏng. Do đó, Upanisad có nghĩa là các môn đồ ngồi xuống bên cạnh thầy mình, với lòng nhiệt thành để đón nhận những lời giáo huấn về hiện thực cao cả, giúp trút bỏ hoài nghi và tiêu diệt vô minh. Upanisad có nhiều loại, nhiều khuynh hướng và nhiều niên đại khác nhau vì nó tập hợp tư tưởng của nhiều triết gia, đạo sĩ trong những hoàn cảnh và thời gian khác nhau, cho nên tư tưởng triết học không phải lúc nào cũng thể hiện một cách rõ ràng, thống nhất. Thậm chí, Upanisad có nhiều chỗ vô lý, mâu thuẫn, ngây thơ, đôi khi mông lung như tư tưởng của Hegel, nhưng cũng có những chỗ ẩn dấu những tư tưởng triết lý sâu sắc nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, những vấn đề triết học biểu hiện chủ yếu trong Upanisad như: Brahman, Atman, luân hồi-nghiệp báo, giải thoát...
Brahman tiếng Sankrit có nghĩa là Thánh trí, Thần lực…, xuất phát từ căn tự “ Brah” có nghĩa là vuơn lên, ý nói đến một thực tạu tuyệt đối tối cao vĩnh hằng và bất diệt.
Trong Phạm Thư, quan niệm đa thần giáo đã được thay thế bằng nhất thần giáo. Đấng Brahman là vị thần tối cao sáng tạo ra thế giới. Đến Upanisad, Brahman được trừu tượng hóa, siêu hình hóa lên một bước
Brahman là căn nguyên tối cao hình thành nên vũ trụ. Trong Taittiriya, Brahman được định nghĩa là nơi mà vạn vật sinh ra, nhờ đó mà vạn vật sinh truởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khi tiêu tan. Sự tiến hóa các yếu tố được trình bày trong học thuyết năm lớp vỏ bọc trong Taittiriya. Cấp thấp nhất là vật chất, nó vô thức , vô hồn và không có sự sống. Nhưng nếu không có vật chất thì không có sự sống, vật chất là công cụ hòan thành mục đích của Brahman. Trạng thái thứ hai là sự sống, nó tràn ngập vũ trụ và ràng buộc con người vào phần còn lại của thế giới. Trạng thái thư ba chính là bản năng và hoạt động phản xạ, giai đoạn nhận thức bản năng đi vào hồi kết, khi nó tiến triển nguyên lý cao hơn, giúp sự nhận thức trở thành tự ý thức dựa trên lý trí. Do đó, trạng thái thứ tư là nhận thức lý trí. Trạng thái này chỉ có ở con ngừơi, nghệ thuật, tôn giáo, triết học, đạo đức…chỉ có thể xuất hiện ở giai đoạn này. Trạng thái thư năm hay là trạng thái cao nhất của sự tiến hóa chính là niềm hạnh phúc không nhị nguyên, hiện thực tối cao vuợt lên tất cả và là nền tảng cơ sở của tất cả. Cái thấp không bị mất đi hay tiêu diệt, nó đơn thuần chỉ chuyển hóa thành cái cao hơn. Vật chất không bị mất đi trong sự sống, sự sống không mất đi trong bản năng, bản năng không mất đi trong lý trí, lý trí không mất đi trong hạnh phúc. Brahman bao trùm tất cả chúng. Nó kiểm soát tinh thần nội tại và bản ngã của tất cả. Như tất cả các căm xe ở trục xe và bánh xe chi phối tất cả chúng, chứa đựng trong chúng, tất cả sự sống, thế giới, đều đựợcchứa trong bản ngã vũ trụ là Brahman. Nó tự tỏa sang, bất tử, là chỗ dựa của mọi thế giới, cao nhất và sau nó không còn gì.
Kế thừa truyền thống Veda, Upanisad dùng phương pháp phủ định để khẳng định Brahman. Bởi vì muôn vàn hiện tuợng trên thế gian đều là biểu hiện của Brahman nhưng Brahman không phải như vậy. Cho nên con người không thể nhận thức được Brahman theo logic thông thường, cũng không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả ngài. Cho dù dùng mọi ngôn ngữ trên thế gian cũng không thể nói được bản chất thật Ngài là gì, cũng giống như một nguời chưa bao giờ uống nước cho dù dùng mọi lời nói để diễn tả cho nguời đó, người đó cũng không thể hiểu được mùi vị của nuớc là gì, trừ khi nguời ấy đích thân uống ly nuớc thì sẽ cảm nhận được, lúc này ngôn ngữ sẽ trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy trong Brhadaranya Upanisad nói rằng “ đó là cái mà Bà La Môn gọi là bất diệt. Nó không phải là thô kệch, không phải là nhỏ nhắn, không dài không ngắn, không đỏ, không uớt, không hình, không bóng, không phải gió, không phải khoảng không, không dính, không mùi, không vị, không măt, không tai, không lời , không có cảm giác, không có sức nóng, không có hơi thở hoặc không có miệng, không đo đếm được, không có trong, không có ngoài, nó không ăn được gì và cũng không có gì ăn được nó” (III, 8.8).
Đồng thời lại khẳng định rằng: “ đó chính là Brahman, đó chính là sinh chủ, hết thảy chư vị thiên thần,…., bât luận là vật gì đều nhờ Thức chăn dắt. Thế giới này dựa vào Thức, được Thức chăn dắt. Thức là Brahman” ( Aitareya Upanisad, V.3)
Sự khác biệt giữa mặt ẩn và mặt hiện của Brahman cũng giống như sự khác biệt giữa bản chất và hiện tượng, giống như hình với bóng, nước với sóng. “ Brahman có hai biểu hiện: biểu hiện ra hình thể và không có hình thể,…., biểu hiện tồn tại ở đây và tồn tại ở kia” ( Brhadaranya Upanisad, II, 3.1”
Một khái niệm thường gặp ở Veda là Atman, nó là bản ngã cá nhân, là hỗn hợp của cái thực và cái không thực, là nút thắt của tồn tại và không tồn tại, là sự kết nối của cái đúng và sai.
Từ Atman nghĩa gốc là hơi thở của sự sống, dần dần mang nghĩa cảm xúc, trí tuệ, linh hồn và tinh thần. Đó chính là sự phát triển của các thời kỳ kinh Veda, cái sau thừa kế và phát triển cái trước. Trong Brahmana, Atman dùng để chỉ cho các bộ phận trong cơ thể nguời như máu, thịt, xương… Trong Aranyaka, Atman vừa là các bộ phận của con nguời hoặc hơi thở, vừa là nguyên lý sáng tạo vạn vật. Như vậy Atman vừa là tiểu ngã, vừa là đai ngã. Đến Upanisad, Atman được xem là linh hồn của vạn vật. Shankaracharya có câu thơ nói đến những ý nghĩa khác nhau của Atman , Atman là cái tràn ngập khắp nơi, là chủ thể và hiểu biết, trải nghiệm và soi rội khách thể, nó bất tử và luôn luôn bất biến.
Bản ngã là chủ đề nghiên cứu chính trong Upanisad. Trong Chandogya, sự phát triển của khái niệm bản ngã từ thực tế, hoặc trong giấc mơ, hay thực nghiệm và bản ngã trong giấc ngủ say không mộng mị, cuối cùng đến bản ngã tuyệt đối. Prajapati dạy Indra rằng “Thể xác không phải là bản ngã mặc dù nó tồn tại cho bản ngã. Những gì trãi nghiệm trong giấc không phải là bản ngã, dù nó chỉ có ý nghĩa khi nói đến bản ngã…Bản ngã là nền tảng của trạng thái mơ, ngủ, tỉnh và còn vượt ra khỏi các trạng thái đó. Bản ngã phổ biến khắp nơi chẳng khác gì siêu nghiệm. nó bất tử tự tỏa sáng, tự chứng minh.” Cũng như Brahman, bản ngã không thể nhìn thấy bằng các nhận thức cảm tính, lý tính mà phải bằng con đường thực nghiệm tâm linh. Những gì chúng ta thấy qua cảm giác, lý trí chỉ là tập hợp thoáng qua của những tính chất, bản sao rải rác mà không phải là bản ngã thật sự. Việc Prajapati nhấn mạnh bản ngã thật sự là chủ thể cuối cùng, là nguyên lý cơ bản của mọi tri thức, là sự hiểu biết thuần khiết tự tỏa sáng, mà bản thân nó biểu lộ như là chủ thể và khách thể, vừa là cái tôi vừa không phải tôi, đồng thời vượt qua sự phân chia này. Lúc này Atman đã đồng nhất với Brahman. “ đây là linh hồn trong tâm của ta, nó nhỏ như hạt gạo, hạt lúa mạch, cọng cải, cọng lúa, hạt nếp. linh hồn này ở trong ta lớn hơn trời, hơn đất, hơn không trung, hơn thế giới vạn hữu này” ( Chandogya,III, 14.3)
“ Tất cả cái này là Atman “ ( Chandogya, VII, 25.2)
“ Trước tiên chỉ có Atman “ ( Aitareya,II, 1)
Upanisad cho rằng Brahman là đại vũ trụ, còn Atman là tiểu vũ trụ. Cùng một hiện thực nhưng từ khía cạnh chủ quan là Atman, khía cạnh khách quan là Brahman. Brahman và Atman bản chất going nhau, tựa như không khí trong cái bình và không khí ngoài cái bình là như nhau. Deussen nói rằng “ chính ở đây, lần đầu tiên trong những nhà tư tưởng trong Upanisad, bằng tấm lòng thành kính vô biên, đã tìm thấy điều đó khi họ nhận thức được Atman-bản chất cá nhân sâu thẳm nhất của chúng ta, Brahman-bản chất sâu thẳm nhất của bản tính vạn vật và tất cả hiện tượng của nó.” Câu nói nôit tiếng trong Upanisad, “ ta là Brahman”, “Atman là Brahman”, “ Ta hạnh phúc bất nhị”…Nói tóm tại, bản ngã cá nhân không phải là một cá nhân nào mà là toàn bộ, nó đạt đến trình độ Phạm-Ngã đồng nhất. Nó cũng giống như khái niêm Thiên-Nhân hợp nhất vào thời nhà Hán Trung Quốc. Cả hai đều dùng cái siêu nhiên để giải thích cái tồn tại duới đất. Nhưng Phạm-Ngã đồng nhất hướng con người lên trời, còn Thiên-Nhân hợp nhất hướng con người xuống đất. Triết học phương Đông không phân chia rõ ràng giữa con người và tự nhiên, họ lấy quy phạm luân thường đạo lý của xã hội áp đặt cho quy luật khách quan của thế giới tự nhiên, lấy tự nhiên được luân thường đạo lý hóa thay thế cho tự nhiên khách quan hóa. Chính từ luận điểm này, nên phương Đông nhận thức tự nhiên để sống hòa đồng với tự nhiên, hay đồng nhất bản ngã với siêu nhiên hay Atman đồng nhất với Brahman.
Will Durant tóm lược quan điểm triết học quan trọng nhất trong Upanisad, Atman và Brahman có 3 giai đoạn:
Giai đoạn thư nhất: Atman là cái vô hình, vô thanh ở trong nội tâm ta, sâu thẳm không phải là tinh thần, thể chất…
Giai đoạn thư nhì: Brahman là bẻn thể thế giới không đụng chạm được…, Atman là linh hồn của mọi linh hồn, nó là sức mạnh duy nhất vượt ra khỏi, vừa trên vừa duới các vị thần…
Giai đoạn thứ ba, quan trọng hơn cả: Atman và Brahman chỉ là một. Linh hồn hoặc sức mạnh ở trong hòa đồng với linh hồn của thế giới. Vượt ra khỏi tất cả hình thức, ở phía sau tất cả các giả tướng, thì chủ thể và khách thể chỉ là một, chính chúng ta-xét về mặt thực thể phi cá tính hóa, và Thượng đế- bản thể của vạn vật, chỉ là một Thiên nhân đồng thể, hợp nhất…
Ở Veda, vấn đề bản nguyên vũ trụ đã được hình thành nhưng đó chỉ là những quan niệm về những vị thần sáng tạo thế giới, đó là lực lượng siêu nhiên, đến Upanisad quan điểm duy vật về bản nguyên vũ trụ đã được phát triển.
Thứ nhất, bản nguyên vũ trụ là một dạng vật chất cụ thể. Những dạng vật chất cụ thể như:
Đất: “ Brahman cũng từ đất mà ra nhưng lại không ở trong đất, cho nên đất không biết được. Brahman lấy đất làm thân thể, cho nên thân thể khống chế bởi đất. Đất là chúa tể của người đất sống mãi” (Briradranyaka III, 7.3)
Nước: “thưở ban đầu, thế giới này chỉ là nước, nước này đản sinh ra thực tại”( Briradranyaka,V,5.1)
Gió: “không khí quả thật là người thâu tóm thiên hạ…”(Chandogya, IV,3,1-2)
Lửa: “lửa lớn hơn nước lủa khống chế gió và hâm nóng không trung...” (Chandogya,VII,11,1-2)
Thứ hai bản nguyên vật chất ở dạng phổ biến hoặc vật chất trừu tượng. Như “tự nhiên”, “chất liệu”… Taittiriya ghi chép “ thế giới hiện hữu này từ chất liệu mà ra. Khi ra đời nó tồn tại theo chất liệu, khi hủy diệt nó trở lại với chất liệu”
Thứ ba, bản nguyên thế giới do một số nguyên tố vật chất đầu tiên tạo thành. Trong Upanisad có hai thuyết, một thuyết cho rằng thế giới do ba nguyên tố tạo thành, thuyết khác cho rằng năm nguyên tố tạo thành.
Quan niệm duy vật sơ khai về bản nguyên của thế giới được hình thành rất sớm trong Upanisad. Nhưng quan niệm triết học duy vật không được phát triển, có lẽ là do quan niệm về nhân sinh quan!
Ảnh hưởng mạnh mẽ của triết lý luân hồi-nghiệp báo đã tác động đến hầu hết người Ấn Độ cổ đại thời bấy giờ. Trong Rig Veda, chưa có quan niệm luân hồi-nghiệp báo, đến Upanisad, quan niệm luân hồi-nghiệp báo mới thể hiện một cách rõ ràng. Cơ sở của luân hồi-nghiệp báo là triết lý nhân quả. Upanisad cho rằng bất cứ một sự tồn tại nào cũng do nguyên nhân trước đó tạo nên. Sụ tồn tại của con người là do chính họ tạo ra trong quá khứ, cái đó gọi là nghiệp(Karma), nghệp như thế nào thì quả như thế ấy. Nếu họ làm điều thiện thì sẽ được báo đáp, nếu làm ác sẽ bị trừng phạt.
Trong Upanisad giải thích sinh vật không phải đều được sinh ra như nhau. Có loại từ bào thai, trứng,từ ẩm ướt, từ hạt hay mầm.Bốn loại sinh ra như vậy gọi là tứ sinh. Và ba con đường sau khi chết, gọi là tam đạo: Thiên đạo, Tổ đạo, Thú đạo.
Upanisad giải thích vì con người mãi luân hồi trong vòng sinh tử là vì nghiệp báo của mình tạo nên, muốn giải thoát được sự đau khổ đó thì phải lãnh hội sâu sắc nguyên lý Phạm-Ngã đồng nhất. Mà muốn lãnh hội nguyên lý trên thì phải nhận thức thượng trí chứ không thể dùng nhận thức hạ trí. Vì hạ trí là tri thức phản ánh thế giới hữu hình, thường biến của thế giới thực tại. Nó gồm các tri thức khoa học, Tứ Veda…Còn nhận thức thượng trí là trình độ vuợt qua tất cả thế giới sự vật, hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường biến của thế giới vật chất này, để nhận thức được thực tại tuyệt đối, tối cao, duy nhất. bên cạnh việc nhận thức thượng trí, muốn giải thoát còn phải ra sức tu hành.
Triết lý luân hồi-nghiệp báo của Ấn Độ và định mệnh của Trung Quốc đều khoác lên chiếc áo tôn giáo. Nhưng, thuyết định mệnh phủ nhận tính năng động chủ quan của con người hoặc làm cho con người không chịu bao nhiêu trước hành vi của mình. Như vậy, triết lý luân hồi-nghiệp báo xem trọng nguyên nhân bên trong, khuyên con người hòan toàn chịu trách nhiệm trước cái gọi là nghiệp của mình.
Hành trình từ Rig Veda đến Upanisad là một quá trình dài gần một thiên niên kỷ, đó là sự phát triển và kế thừa. Tất nhiên, trên nhiều phương diện, tiến trình phát triển luôn hướng theo tính cao dần và Upanisad cũng vậy. Upanisad được hình thành và phát triển trên nền tảng của bốn bộ Veda nhưng nó lại hàm chứa những tư tưởng sâu sắc hơn Veda. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những biến đổi trong xã hội, nhận thức của nguời Ấn Độ đã không còn ngây thơ trước những biến đổi của tự nhiên. Họ đã từng bước nhận thức được bản chất của thế giới, họ từ bỏ thế giới của các vị thần để đi đến miền đất của tư duy triết học. Các Upanisad đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của triết học, như bản thể luận, nhận thức luận, tâm lý học…Nhưng có một điểm rất đặc biệt mà vì sao người ta gọi “triết học tôn giáo Ấn Độ”, vì tất cả các học thuyết đều tập trung vào lý giải một vấn đề cơ bản nhất, là nhận thức được bản chất và giá trị của đời sống con người. Do tính chất xã hội và tự nhiên của Ấn Độ, cuộc sống hết sức khó khăn, đầy rẫy những bất công, đau khổ nhưng họ không nhận thức được nguyên nhân thực sự dẫn đến sự đau khổ là do tính khắc nghiệt của điều kiện sống và áp bức bóc lột của chế độ chiếm hữu nô lệ mang tính gia truởng lạc hậu, trì trệ, chế độ phân biệt đẳng cấp hà khắc. Họ tìm nguồn gốc của sự đau khổ ấy ở bình biện tâm l