Tư tưởng Hồ Chí Minh và tham nhũng

MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU6 II. NỘI DUNG9 1.Quan điểm lý luận9 1.1Ý nghĩa của vấn đề chống tham nhũng9 1.2Quan điểm mới của thế giới và Việt Nam hiện nay11 1.3Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Về phòng chống tham nhũng13 2.Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam20 2.1 Thực trạng20 2.2 Đặc điểm27 2.3 Nguyên nhân30 3. Kết luận – kiến nghị32 3.1 Kết luận32 3.2 Kiến nghị33 III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO37 1.Quan điểm lí luận 1.1. Ý nghĩa của vấn đề chống tham nhũng a) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng - Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ. Muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ. - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ ta tiến bộ - Theo Bác, chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng dân chủ mới. Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính. Cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. b) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ - Tất cả mọi người, từ bộ đội đến đồng bào ủng hộ Chính phủ, đoàn thể để kháng chiến kiến quốc là một hình thức dân chủ tập trung. Không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu, hách dịch với người khác. - Cán bộ được giao quyền điều khiển bộ đội, chăm nom chiến sĩ. Đồng thời chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có quyền chỉ trích những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ đó. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh. - Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. “Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”. - Phải thực hành dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu. “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng. c) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch. - Thắng lợi trong cuộc chiến chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa. - Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân. - Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân. - Giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào. 1.2 Quan điểm mới của thế giới và Việt Nam hiện nay Như chúng ta đã biết, tham nhũng là một vấn nạn thế giới, một hiện tượng mang tính nhân loại, một tệ nạn mang tính toàn cầu. Có vô vàn biến tướng qua mọi thời đại và mọi thể chế chính trị. Năm 2008, trong danh sách 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới có đến 9 quốc gia theo chế độ đa Đảng về bản chất. Tham nhũng xuất hiện ở tất cả các quốc gia với những hình thức biểu hiện đặc trưng, nhưng tác động nguy hại của các nước đều dẫn đến sự bất ổn về chính trị, sự suy giảm lòng tin của dân chúng vào bộ máy công quyền, gây ra lãng phí các nguồn lực, thất thoát về kinh tế, làm cho bất bình đẳng xã hội gia tăng, kỉ cương xã hội bị rối loạn… Chính vì vậy, việc chống tham nhũng là công việc thường nhật của các quốc gia. Từ Trung ương đến chính phủ đều phải tỏ thái độ cứng rắn và kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng bằng nhiều biện pháp: + Biểu dương những tấm gương tố giác tham nhũng + Tập trung lực lượng kiểm tra xử lý + Phối hợp quốc tế phòng chống tham nhũng + Chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế “Tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng” với những dấu hiệu: - Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản Nhà nước - Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình. - Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Đặc trưng của tham nhũng ở Việt Nam: Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thông…và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của tham nhũng trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau: - Chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ Trung ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể. - Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân. - Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi cho bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm. Bản chất của tham nhũng: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia. Tham nhũng bao gồm những hành vi nguy hiểm ở mưc độ cao cho xã hội, nhà nước và nhân dân.

docx29 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh và tham nhũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA MỤC LỤC I.MỞ ĐẦU 6 II. NỘI DUNG 9 Quan điểm lý luận 9 Ý nghĩa của vấn đề chống tham nhũng 9 Quan điểm mới của thế giới và Việt Nam hiện nay 11 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh Về phòng chống tham nhũng 13 Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam 20 2.1 Thực trạng 20 2.2 Đặc điểm 27 2.3 Nguyên nhân 30 3. Kết luận – kiến nghị 32 3.1 Kết luận 32 3.2 Kiến nghị 33 III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 Quan điểm lí luận . Ý nghĩa của vấn đề chống tham nhũng a) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng - Tham ô, lãng phí, quan liêu là nọc độc xấu xa của chế độ cũ. Muốn xây dựng một xã hội mới phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ. - Chống tham ô, lãng phí, quan liêu để xây dựng đội ngũ, giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ ta tiến bộ - Theo Bác, chúng ta làm cách mạng là để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, xây dựng dân chủ mới. Đó là một xã hội tự do, bình đẳng, một xã hội cần, kiệm, liêm, chính. Cho nên phải tẩy cho sạch hết những thói xấu của xã hội cũ, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. b) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ - Tất cả mọi người, từ bộ đội đến đồng bào ủng hộ Chính phủ, đoàn thể để kháng chiến kiến quốc là một hình thức dân chủ tập trung. Không ai có thể lợi dụng quyền lực, vị trí công tác để tham ô, lãng phí của công, quan liêu, hách dịch với người khác. - Cán bộ được giao quyền điều khiển bộ đội, chăm nom chiến sĩ... Đồng thời chiến sĩ và đồng bào có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có quyền chỉ trích những cán bộ nào không làm tròn nhiệm vụ đó. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu là để xây dựng tổ chức, đoàn thể vững mạnh. - Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng. “Cho nên phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng thì mới thành công”. - Phải thực hành dân chủ để động viên được quần chúng tham gia và nhiệm vụ của quần chúng là phải hăng hái tham gia phong trào chống tham ô, lãng phí, quan liêu. “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng. c) Chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta hoàn thành đầy đủ kế hoạch. - Thắng lợi trong cuộc chiến chống tham ô, lãng phí, quan liêu sẽ giúp chúng ta đoàn kết hơn nữa, nâng cao năng suất hơn nữa. - Giúp cho mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần làm chủ, ý thức bảo vệ của công, hăng hái thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, để nâng cao đời sống của nhân dân. - Giúp cán bộ cải tạo tư tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật thà phụng sự bộ đội và nhân dân. - Giúp chính quyền ta thành một chính quyền trong sạch, vững mạnh xứng đáng với lòng tin tưởng và sự hy sinh của chiến sĩ và đồng bào. 1.2 Quan điểm mới của thế giới và Việt Nam hiện nay Như chúng ta đã biết, tham nhũng là một vấn nạn thế giới, một hiện tượng mang tính nhân loại, một tệ nạn mang tính toàn cầu. Có vô vàn biến tướng qua mọi thời đại và mọi thể chế chính trị. Năm 2008, trong danh sách 10 quốc gia tham nhũng nhất thế giới có đến 9 quốc gia theo chế độ đa Đảng về bản chất. Tham nhũng xuất hiện ở tất cả các quốc gia với những hình thức biểu hiện đặc trưng, nhưng tác động nguy hại của các nước đều dẫn đến sự bất ổn về chính trị, sự suy giảm lòng tin của dân chúng vào bộ máy công quyền, gây ra lãng phí các nguồn lực, thất thoát về kinh tế, làm cho bất bình đẳng xã hội gia tăng, kỉ cương xã hội bị rối loạn… Chính vì vậy, việc chống tham nhũng là công việc thường nhật của các quốc gia. Từ Trung ương đến chính phủ đều phải tỏ thái độ cứng rắn và kiên quyết trong đấu tranh chống tham nhũng bằng nhiều biện pháp: + Biểu dương những tấm gương tố giác tham nhũng + Tập trung lực lượng kiểm tra xử lý + Phối hợp quốc tế phòng chống tham nhũng + Chống tham nhũng chủ yếu bằng định chế “Tham nhũng – đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng” với những dấu hiệu: - Người có chức vụ, quyền hạn trộm cắp, tham ô tài sản Nhà nước - Lợi dụng địa vị công tác để trục lợi riêng quá đáng thông qua việc sử dụng không chính thức địa vị chính thức của mình. - Tạo ra sự xung đột về thứ tự quan tâm giữa trách nhiệm đối với xã hội và lợi ích cá nhân để mưu cầu trục lợi. Đặc trưng của tham nhũng ở Việt Nam: Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thông…và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của tham nhũng trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau: - Chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ Trung ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể. - Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân. - Người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi cho bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm. Bản chất của tham nhũng: Tham nhũng là một hiện tượng xã hội phản ánh các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, truyền thống, tập quán của một dân tộc, một quốc gia. Tham nhũng bao gồm những hành vi nguy hiểm ở mưc độ cao cho xã hội, nhà nước và nhân dân. 1.3 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng chống tham nhũng Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ Trung ương đến khu, đến Tỉnh, đến Huyện, đến xã bất kì ở cấp nào và ngành nào- đều phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Để Đảng ta thật sự là một Đảng lãnh đạo và là đầy tớ trung thành của nhân dân thì trước hết cán bộ, Đảng viên phải thực hành đoàn kết và thanh khiết. Chính vì lẽ đó, trong những phẩm chất cần có của cán bộ, Hồ Chí Minh đề cao chữ LIÊM. LIÊM tức là luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của nhà nước và của nhân dân. “Phải trong sạch, không tham lam, không tham địa vị, không tham sung sướng, không tham tiền tài, không ham người tang bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa, chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Người đã dẫn câu nói của Khổng Tử để răn dạy những kẻ bất liêm rằng: Người mà không liêm không bằng súc vật. Và trong thực thi quyền lực, ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy (Mạnh Tử). Lời dạy của Bác từ nửa thế kỷ trước về tệ quan liêu, tham nhũng: “Tham ô, lãng phí và tệ quan liêu là kẻ thù của nhân dân, nó là kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm, mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta…” Để thực hiện chữ Liêm, theo Hồ Chí Minh, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các cơ quan, đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân Người nói: “Mỗi người phải nhận ra rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”. Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấn gương cho quần chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách to lớn để từng bước cập bến bờ thắng lợi. Ngày nay, sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: từ kinh tế đến văn hóa… Đặc biệt, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng được nhận thức rõ hơn. Song để đi tới mục tiêu CNXH, chúng ta con phải vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách. Trong đó, một trong những thử thách lớn nhất đối với chúng ta là tình trạng thoái hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền, mà biểu hiện của nó là bất Liêm. Vì bất Liêm mà tham ô, tham nhũng đã trở thành quốc nạn, quốc sỉ đang làm lệch chuẩn những mục tiêu tốt đẹp của CNXH, làm băng hoại đạo đức – phong hóa, làm cho dân không yên, đe dọa đến sự an nguy của chế độ… Vì vậy, hơn lúc nào hết hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải ra sức thực hành chữ Liêm. Vào năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, vậy mà Bác vẫn phải vạch mặt một loại kẻ thù khá nguy hiểm “nằm trong các tổ chức của ta”, đây là một mặt trận không thể một phút buông lơi vũ khí. Khi cách mạng đã giành thắng lợi, vấn đề càng trở nên cấp thiết, đúng như Bác Hồ đã nói: “Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng; song, đến khi có ít nhiều quyền hạn ở trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu không tự giác, cho nên biến thành người có tội với cách mạng… Có những người miệng thì nói: phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng về vật chất, dễ dàng phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến tổ quốc, nhân dân…” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra bản chất của tệ quan liêu, tham nhũng, nguồn gốc nguyên nhân phát sinh, phát triển của tham nhũng cũng như tính phức tạp của cuộc đấu tranh phòng chống các tệ nạn này. Ngay trong quá trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã  công khai vạch trần, lên án nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền thực dân ở Việt Nam. Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân pháp " Người đã dành hẳn một chương để viết về nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị, trong đó vạch trần những hành vi tham nhũng của những kẻ luôn tự xưng là "Quan phụ mẫu" của dân. Người đã chỉ ra thói phung phí tiền của dân cho việc tham quan, triển lãm, ăn uống, tiếp khách, giải trí mua sắm biệt thự, xe cộ  và những thủ đoạn nhằm rút tiền từ việc nhận thầu các công  trình xây dựng, làm đường, khai man để chi tiêu, sử dụng của nhân viên nhà nước vào làm việc riêng. Chính thói tham lam, xa hoa, vô độ của bọn cai trị đã làm cho những gánh nặng thuế khóa trên đôi vai của người dân thuộc địa càng trĩu xuống và buộc họ  phải đấu tranh lật đổ chế độ cai trị của  chủ nghĩa đế quốc thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tệ tham ô, lãng phí vốn là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước và bất kỳ một nhà nước nào nếu như mà các hoạt động của bộ máy nhà không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí, Người đã sớm vạch ra một số hành vi tham nhũng mà công chức nhà nước thường dễ mắc phải, đó là tham ô của công, đục  khoét của dân, lợi dung của chung ăn hối lộ, Người đã nêu lên những lỗi lầm rất nặng nề mà các nhân viên nhà nước đã phạm phải như: Trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người kịch liệt lên án thói cậy thế: "Cậy mình ở trong ban này nọ ngang tàng phóng túng muốn sao làm vậy, coi khinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân đã bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không cậy thế với dân", "Đứng về phía cán bộ mà nói tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô",  "Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ và công nhân". Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ rất sớm chỉ ra hình dáng, bản chất của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tính phức tạp của cuộc đấu tranh chống lại các tệ nạn này mà Người còn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn đó trong việc tổ chức chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Người phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng phí, mặt khác Người yêu cầu mọi cán bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải cần kiệm liêm  chính, chí công, vô tư. Người cho rằng: "những người trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều có nhiều hoặc ít quyền hành, đều dể tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Nếu không giữ  đúng cần kiệm, liêm chính, chí công thì  trở nên hủ hóa, biến thành sâu  mọt của dân”. Bên cạnh đó Người còn chỉ ra rằng: "Chống tham ô lãng phí và bệnh quan liêu cũng  quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị muốn chống  tham ô lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình  mình và  giám phê bình người. Phải để cho người phụ trách thấy, để quân chúng thấy, tham ô, lãng  phí, không thể nẩy nở được”.  Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu tốt thì những người cán bộ trước hết phải hiểu rằng: "Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết  làm”. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng nên đi đôi với giải pháp chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng toàn dân, toàn diện, Người đã kiên quyết xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy chống tham nhũng. Ngay sau khi dành được chính  quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1946 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt, sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc biệt có quyền "đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt". Đến ngày 18/ 01/1949, sắc lệnh số: 138/SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy định thêm chức năng "thanh tra cả ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết ". Ngoài việc ký sắc lệnh về tổ chức thanh tra đặc biệt là tổ chức có tính chất chuyên trách chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường phát động các cuộc vận động có tính chất chống tham nhũng thông qua triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết định của Chính phủ, của Quốc hội như phát động phong trào" ba xây, ba chống"... Trong các cuộc hội nghị ,các cuộc gặp mặt các cán bộ, công chức tầng lớp nhân dân... Người luôn luôn nói đến đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính chống lãng phí, tham ô, chống bệnh quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo cánh... Bên cạnh các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Người cũng còn rất chú trọng đến  việc xử lý các hành vi tham nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã  hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân đội, ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này, thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đức liêm  khiết của cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những người “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan lieu, dù cố ý hay không, cũng là bạn động minh của thự dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Ngày 27/11/1946, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với mức từ 5 đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 26/1/1946, Hồ Chí Minh kí lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công dân là tội tử hình.   Nhìn lại lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển đất nước, việc phòng, chống tham nhũng luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhằm giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền liêm khiết. Hiện nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang  làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân,  nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Vì vậy, trong cuộc quyết chiến với quốc nạn tham nhũng hiện nay, chúng ta cần thực hiện nghiêm chỉnh việc lấy "Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động" bằng việc tiếp thu, vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo những tư tưởng đó trên cơ sở phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Thực hiện tốt những lời dạy của Người về vấn đề này chính là góp phần thiết thực làm trong sạch và nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính và sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay. Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam 2.1 Thực trạng Người xưa thường nói: "Tri nan hành dị" - biết khó làm dễ. Do không khắc phục được chủ nghĩa cá nhân, nhiều cán bộ đảng viên vẫn sa vào tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Những tệ nạn này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác đa phương đa dạng với tất cả các nước, các khu vực, các tổ chức quốc tế. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí ngày càng phát triển phổ biến trong một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, đã trở thành nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng, đến vận mệnh của chế độ XHCN. Điều này đã được nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết của Đảng. Mặc dù Đảng ta luôn ra sức kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, loại tội phạm này vẫn cứ tồn tại, gia tăng về lượng và tinh vi, xảo quyệt hơn về thủ đoạn. Thống kê của TAND thành phố, từ năm 2001 đến 2006, đã có 131 vụ án tham nhũng đưa ra xét xử. Trong đó, tội phạm ở lĩnh vực kinh tế quốc doanh, cổ phần... chiếm trên 50%; lĩnh vực hành chính, địa ốc, xây dựng chiếm 40%, còn lại thuộc vào tư pháp. Ngoài ra, còn một số vụ xuất phát từ hành vi sách nhiễu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ. Một thẩm phán có nhiều lần ngồi xử án tham nhũng cho biết, việc điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng hết sức phức tạp. Đối tượng thực hiện tội phạm này thường là người có địa vị xã hội, có học thức cũng như hiểu biết về quản lý. Do vậy, họ có kinh nghiệm, thủ đoạn đối phó với việc phát hiện tội phạm; việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Ngoài ra còn có các mối quan hệ khác của quan tham tác động vào quá trình điều tra, truy tố, xét xử... càng làm cho việc chống tham nhũng càng khó khăn. Có thể nói ở đâu có công quyền ở đó đều có nguy cơ cướp bóc và tham nhũng. Công quyền tuyệt đối thì đẻ ra cướp bóc. Công quyền tương đối thì dẫn đến tham nhũng. Ngày xưa, vua chúa không cần tham nhũng: Họ chỉ đơn giản cướp tài sản của cả nước làm của riêng. Chỉ có quan lại mới tham nhũng. Động cơ chính của cả cướp bóc lẫn tham nhũng đều là lòng tham. Nhưng vấn đề không phải là diệt trừ lòng tham. Đó chỉ là lý tưởng của các tôn giáo. Về phương diện chính trị, lý tưởng ấy chỉ là ảo tưởng. Bởi vậy, nhân loại luôn tìm cách chống lại cả cướp bóc lẫn tham nhũng bằng luật pháp.Tham nhũng thường gắn vớ
Luận văn liên quan