Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và việc nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đúng đắn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân là giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là con đường tất yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người. Đó là sự lựa chọn của Đảng, Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. Vậy vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được thể hiện như thế nào theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Và tư tưởng đó đã được vận dụng như thế nào trong điều kiện cụ thể của nước ta?

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11683 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và việc nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và việc nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay BÀI LÀM Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chính trị đúng đắn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt và bao trùm trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đặc sắc ấy thể hiện nhất quán mục tiêu của con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, nó vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc của dân tộc và khát vọng của quần chúng nhân dân là giành lấy độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc, giải phóng cuộc đời lầm than, đói khổ dưới ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai. Sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là con đường tất yếu khách quan, hợp với quy luật phát triển của đất nước, hợp lòng người. Đó là sự lựa chọn của Đảng, Bác Hồ và cũng chính là sự lựa chọn của nhân dân, của lịch sử. Vậy vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã được thể hiện như thế nào theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Và tư tưởng đó đã được vận dụng như thế nào trong điều kiện cụ thể của nước ta? Trước hết, vấn đề độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh xác định như thế nào? Đầu tiên, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc được thể hiện qua những nội dung sau: - Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. Hồ Chí Minh nói: “ Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi mong muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”, “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” ( Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945). Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc. Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình…kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.   - Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập . Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…”, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”. “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”. Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác nhau. Tiếp đó, quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được thể hiện qua các định nghĩa khác nhau của Người. Định nghĩa tổng quát, xem xét chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản như là một chế độ xã hội hoàn chỉnh,bao gồm nhiều mặt khác nhau của đời sống, là con đường giải phóng nhân loại cần lao áp bức. Cách định nghĩa này được Người được Người sử dụng trước năm 1954, khi chủ nghĩa xã hội là xu thế tất yếu mà quá trình cách mạng Việt Nam cần đạt tới. Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách chỉ ra một mặt nào đó của nó ( kinh tế, chính trị, văn hóa,…). Hồ Chí Minh viết: “… chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,v.v. làm của cải chung...”. Khi đề cập về kinh tế, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh hai yếu tố: chế độ sở hữu và quan hệ phân phối, Người nhấn mạnh mặt bản chất nhất của chủ nghĩa xã hội đó là nhà nước dân chủ kiểu mới, nhà nước của dân, do dân, và vì dân. Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được muc tiêu đó. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh hỏi : “ Chủ nghĩa xã hội là gì” và Người tự trả lời: “ là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do”,… Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó: “ Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do dân tự xây dựng lấy”. Khái quát những định nghĩa này, ta có thể thấy tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh đầy đủ những đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Đó là: Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và văn hóa, dân giàu, nước mạnh; thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu san xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công – nông – lao động trí óc, do Đảng cộng sản lãnh đạo; chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng,không còn áp lực; chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy. Hơn nữa, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là tiền đề để tiến lên thực hiện mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc là mục tiêu cao cả, là giá trị tinh thần quý nhất của người Việt Nam, là sự thể hiện tập trung của chủ nghĩa yêu nước và ý chí tự lực, tự cường Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho ý chí đó, Người viết: “Trên đời ngàn vạn điều cay đắng, cay đắng chi bằng mất tự do”. Trong bản “Tuyên ngôn độc lập 1945” Người đã trịnh trọng tuyên bố “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở thành một nước tự do và độc lập, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vừng quyền độc lập tự do ấy”. Hay, khi giặc Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Người đã khẳng khái kêu gọi “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; Đến khi giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, hòng kéo nước ta trở về thời kỳ đồ đá, Người tuyên bố “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là sự khẳng định ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân. Độc lập dân tộc và dân chủ hai nội dung này có mối quan hệ chặt chẻ và thúc đẩy lẫn nhau. Song, trong hoàn cảnh Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã xác định mâu thuẫn cơ bản lúc này là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân, do đó phải tập trung vào độc lập dân tộc. Vì nó giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược. Giải quyết được mâu thuẫn này cũng là thực hiện được hai mâu thuẫn của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ở đây Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề dân tộc nổi trội hơn vấn đề giai cấp, Vì: nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trong đó có Việt Nam là chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược. Cho nên con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam lúc này không giống với các nước ở Châu Âu mà thực hiện theo lộ trình: giải phóng dân tộc – giải phóng giai cấp – giải phóng loài người.Như thế, rõ ràng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng không ngừng, là sự thống nhất giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để huy động sức mạnh toàn dân tộc chống đế quốc Hồ Chí Minh đã tập hợp rộng rãi mọi giai cấp, tầng lớp, cá nhân yêu nước tán thành độc lập dân tộc đi đôi với cách mạng. Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927), Người nhấn mạnh: dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, công, nông, thương đều nhất trí chống cường quyền. Hồ Chí Minh coi “công nông là gốc cách mệnh”, đồng thời xem học trò, nhà buôn, điền chủ như là bầu bạn cách mệnh của công nông. Độc lập dân tộc là nguồn sức mạnh vô tận của cách mạng Việt Nam: Độc lập dân tộc là yêu cầu nóng bỏng của mọi người dân mất nước. Sự nô dịch của chủ nghĩa đế quốc làm quần chúng nhân dân căm phẫn đến tột độ. Nhân dân ta nhất quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lê. Tinh thần ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn nhấn chìm lũ bán nước và cướp nước, thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là minh chứng cho sự khát khao của sức mạnh độc lập. Sức mạnh của yếu tố dân tộc, theo Hồ Chí Minh, không chỉ là sức mạnh tự có mà còn phụ thuộc một cách quyết định vào việc kết hợp với chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh luôn xác định mục tiêu của cách mạng, giai cấp lãnh đạo cách mạng, kẻ thù cụ thể...đều xuất phát từ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong thực tiễn chỉ đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta một mặt thực hiện chính sách mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, mặt khác đấu tranh chống tư tưởng đòi giành hoặc chia quyền lãnh đạo của giai cấp tư sản; Bởi vì: nếu quyền lãnh đạo rơi vào tay giai cấp tư sản thì chẵng những cuộc cách mạng dân tộc dân chủ không thể tiến hành đến cùng mà không thể tiến lên chủ nghĩa xã hội khi có đủ điều kiện. Khi miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong khi nhân dân miền Nam đang sống trong kìm kẹp của Mỹ - Ngụy, thì những thành tựu của chủ ghĩa hội ở miền Bắc, của chế độ mới là nguồn sức mạnh cổ vũ to lớn đối với nhân dân ta đang chiến đấu ở miền Nam. Nhờ tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời chiến cho nên đã làm tròn đã làm tròn nhiệm vụ hậu phương đối với tiền tuyến, kết quả là thống nhất nước nhà, mở đường cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thư IV (1976) đã đánh giá: “không thể có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, không giành được độc lập dân tộc thì không có điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc đòi hỏi xóa bỏ áp bức, nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác; gắn liền độc lập với tự do, bình đẳng, hạnh phúc của nhân dân”. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu, là điều kiện vững chắc để bảo vệ và cũng cố nền độc lập. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “Nhưng nếu nước được độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta là theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vấn đề dân tộc được nhận thức và giải quyết trên lập trường giai cấp công nhân. Do đó, sau cách mạng dân tộc dân chủ giành thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó là bước phát triển tất yếu. Quan niệm về độc lập dân tộc theo quan điểm của giai cấp công nhân, không đơn giản chỉ là đánh đuổi đế quốc xâm lược, khôi phục lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc mà tiếp theo nó là phải xây dựng một xã hội trong đó mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân lao động, đem lại đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân; xóa bỏ áp bức bất công; xây dựng một xã hội trong đó người với người là bạn bè, là đồng chí, là anh em; các dân tộc đều bình đẳng, tạo điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn của mình,...và bản chất của chủ nghĩa xã hội là thực hiện triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội sẽ xoá bỏ căn nguyên kinh tế sâu xa của tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra, những điều tốt đẹp đó chỉ có trong chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không có được nếu đi theo con đường cách mạng tư bản chủ nghĩa. Chính từ tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và thực tiễn của cách mạng Việt Nam cho nên Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, là con đường phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin luôn khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, vật chất quyết định ý thức. Vậy nên sau cách mạng Tháng Tám, nước ta tuy đã giành được độc lập, nhưng nhân ta đứng trước muôn vàn khó khăn. Người đã chỉ rõ: “Chúng ta gianhf được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Vì vậy, Người đề nghị phải làm cho dân có ăn, có ở, có học hành, đó là cái mục đích mà chúng ta phải đi tới để cũng cố độc lập. Nếu như chúng ta không làm đảm bảo cuộc sống ấm no cho nhân dân thì khó có thể bảo vệ được kết quả của cách mạng. Hồ Chí Minh nói: Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới càng no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm. Vậy, Nhà nước ta đã vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới hiện nay như thế nào? Thực tiễn minh chứng, 78 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường thắng lợi cho cách mạng Việt Nam; và ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động tiến lên xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, định hướng xã hội chủ nghĩa.  Trong điều kiện hiện nay, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ nghĩa Mác-Lênin càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Hiện nay, Đảng ta đã và đang vẫn dụng tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung vào các hướng sau: - Giữ vững, kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi vì, đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, sự lựa chọn của lịch sử, phù hợp với điều kiện Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. - Thông qua tổng kết thực tiễn, ngày càng làm rõ hơn diện mạo mô hình, những đặc điểm, ưu thế của của nghĩa xã hội ở nước ta. - Xác định đúng mục tiêu lâu dài cũng như mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn phát triển, từ đó phát huy tốt hệ thống động lực vốn có của chủ nghĩa xã hội, hạn chế, khắc phục những khó khăn, phát sinh trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội thường xuyên có sức hấp dẫn, có năng lượng tiềm tàng để tự vận động và hoà thiện. - Vạch ra được các phương hướng cơ bản, thực hiện có hiệu quả một hệ thống các biện pháp cụ thể, tiến hành các bước đi thích hợp trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó tập trung cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy tất cả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, nhưng chủ yếu lấy nguồn lực bên trong làm gốc, có phát huy mạnh mẽ nguồn lực trong nước mới sử dụng tốt và có hiệu quả nguồn lực bên ngoài. Nói cách khác, quán triệt tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay chúng ta cần phải làm cho tư tưởng đó sống động, biến thành tình cảm, ý thức, hành động của mỗi người trong công tác thực tế hàng ngày, thành kết quả và hiện thực sinh động phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Cách tốt nhất để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta, biểu hiện trong công cuộc đổi mới hiện nay là tập trung phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế tự cường, tạo điều kiện nâng cao đời sống, mức sống của nhân dân thì mới xây dựng và cũng cố vững chắc chế độ chính trị do nhân dân lao động làm chủ đúng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi đã có một chế độ chính trị ổn định thì nó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta là tiếp tục sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, trong điều kiện mới. Độc lập dân tộc lúc này đối với chúng ta chính là sự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, khẳng định vị thế của Việt Nam bình đẳng với tất cả các quốc gia dân tộc khác trên thế giới, ở mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa hoc,....Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điều kiện cơ bản để bảo vệ nền độc lập một cách thực tế, vững chắc trong hội nhập kinh tế quốc tế phức tạp như hiện nay. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta đã sớm cảnh báo nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng không tốt tới an ninh quốc gia, chủ quyền dân tộc và nền độc lập của đất nước. Đổi mới để phát triển và phát triển để đổi mới mạnh mẽ vững chắc hơn là nhận thức căn bản và biện chứng về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tập trung tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ quá độ chính là làm cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ngày một nhiều hơn trong thực tế; do đó càng có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác bảo vệ và giữ vững nền độc lập, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng ta xác định trong phát triển kinh tế thị trường có ý nghĩa căn bản đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo quy luật một cách đúng hướng vừa làm điều kiện nền tảng giải quyết những vấn đề xã hội bền vững. Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chính trị không thay đổi dù bất cứ ở giai đoạn nào, hoàn cảnh nào của cách mạng Việt Nam. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải vững tin vào con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong giai đọan cách mạng hiện nay, tiếp tục quá trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, tiến lên xã hội xã hội chủ nghĩa, vì dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – Nxb Chính trị quốc gia 2. Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 4 3. 4.
Luận văn liên quan