Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu

Tiểu luận được tạo ra đểhoàn thành quá trình nghiên cứu môn học Kinh tếvĩmô 2. Tiểu luận được nghiên cứu với mục đích phân tích tác động của tỷgiá hối đoái lên xuất nhập khẩu, đểthấy được mối quan hệ đồng thời giải thích hiện tượng và có thể dựbáo tác động của chính sách tỷgiá lên xuất nhập khẩu trên một thịtrường mởcửa.

pdf19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỷ giá hối đoái tác động lên xuất nhập khẩu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG LÊN XUẤT NHẬP KHẨU Họ và tên: TRẦN TRUNG THU Năm sinh: 1990 Nghề nghiệp: Sinh viên năm 4 – Trường Đại học Kinh tế - luật Số điện thoại: (+84) 168.994.2447 Địa chỉ email: thutrungtran90@gmail.com TIỂU LUẬN MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu Tiểu luận được tạo ra để hoàn thành quá trình nghiên cứu môn học Kinh tế vĩ mô 2. Tiểu luận được nghiên cứu với mục đích phân tích tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất nhập khẩu, để thấy được mối quan hệ đồng thời giải thích hiện tượng và có thể dự báo tác động của chính sách tỷ giá lên xuất nhập khẩu trên một thị trường mở cửa. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng của tiểu luận là nghiên cứu việc hình thành tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu. Phạm vi nghiên cứu là việc sử dụng lý thuyết để giải thích hiện tượng đã diễn ra trong thực tế. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính như mô tả, diễn giải, quy nạp vấn đề kết hợp việc tổng hợp các số liệu thực tế. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG LÊN XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm về tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái được phân ra hai loại: - Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này tương ứng với số lượng đơn vị tiền tệ nước khác. Trong cuộc sống hay phân tích kinh tế, khi nói đến tỷ giá hối đoái giữa nước này với nước kia là ám chỉ đến tỷ giá hối đoái. - Tỷ giá hối đoái thực tế là tỷ lệ trao đổi giữa hàng hóa nước này với hàng hóa nước khác. Trong bài tiểu luận này xác định mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất, nhập khẩu ròng dưới các chính sách của Nhà nước. 1.1.2 Phương pháp biểu thị tỷ giá Xét từ thị trường giao dịch, đồng tiền quốc gia của thị trường này được coi là chủ thể, thì yết giá được thực hiện bằng hai cách sau: - Yết giá trực tiếp: là phương pháp lấy ngoại tệ làm đồng tiền yết giá, còn nội tệ là đồng tiền định giá. Ví dụ: tại Hà Nội 1USD = 17.620 VND (yết giá kiểu Châu Âu). - Yết giá gián tiếp: là phương pháp lấy nội tệ làm đồng tiền yết giá, còn ngoại tệ là đồng tiền định giá. Ví dụ: tại New York 1USD = 0,6235 GBP (yết giá kiểu Mỹ). Hiện nay hầu hết các quốc gia đều sử dụng cách yết giá trực tiếp, chỉ có một số ít các quốc gia có đồng tiền mạnh áp dụng yết giá gián tiếp. Yết giá trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ là những phương pháp nêu tỷ giá tùy thuộc vào mục đích và tập quán của từng thị trường, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến giá trị trao đổi và phương thức chuyển giao giữa các đồng tiền. Về cách yết giá trực tiếp hay gián tiếp, chưa có một văn bản nào quy định. Trên thực tế cũng không thể có một tổ chức nào quy định áp đặt vấn đề này, vì đó là việc làm hoàn toàn mang tính độc lập của mỗi quốc gia. Nhưng trong lịch sử trao đổi tiền tệ thì những đồng tiền mạnh như : USD, EUR, GBP đã và đang là đồng tiền yết giá. Đồng thời, những đồng tiền quốc tế SDRs luôn luôn giữ vị trí đồng tiền yết giá vì chúng là ngoại tệ của các quốc gia thành viên. 1.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái - Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường • Tỷ giá chính thức là tỷ giá do Ngân hàng trung ương của nước đó xác định. Trên cơ sở của tỷ giá này các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kì hạn, hoán đổi. • Tỷ giá thị trường là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái. - Căn cứ vào kì hạn thanh toán, có thể chia làm tỷ giá giao ngay và tỷ giá có kì hạn • Tỷ giá giao ngay (SPOT) là tỷ giá do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng Nhà nước qui định. Việc thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo, sau ngày cam kết mua hoặc bán. • Tỷ giá giao dịch kì hạn (FORWARDS) là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo trong biên độ qui định về tỷ giá kì hạn hiện hành của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm kí hợp đồng. - Căn cứ vào giá trị của tỷ giá, có thể chia làm tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực. • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ giá của một loại tiền tệ được biểu hiện theo giá hiện tại, không tính đến bất kì ảnh hưởng nào của lạm phát. • Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá có tính đến tác động của lạm phát và sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả hàng hóa tương quan có thể bán ra nước ngoài và hàng tiêu thụ trong nước. Tỷ giá này đại diện cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. - Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối, có thể chia làm tỷ giá điện hối và tỷ giá thư hối • Tỷ giá điện hối là tỷ giá thường được niêm yết tại ngân hàng. Đó là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Tỷ giá điện hối là tỷ giá cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác. • Tỷ giá thư hối tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư. Tỷ giá điện hối thường cao hơn tỷ giá thư hối. - Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối có thể phân biệt tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng. • Tỷ giá mua là tỷ giá của ngân hàng mua ngoại hối vào. • Tỷ giá bán là tỷ giá của ngân hàng bán ngoại hối ra. Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Thông thường thì ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí kết trong môt ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí kết cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi đó là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó. Tỷ giá được công bố vào đầu giờ của đầu ngày giao dịch được gọi là tỷ giá mở cửa. Trong nghiệp vụ mua bán ngoại hối của ngân hàng còn chia ra tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản. Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt . 1.1.4 Cách xác định tỷ giá hối đoái thực Công thức của tỷ giá hối đoái thực: ER = E.P*/P ER > 1 đồng nội tệ định gía thực thấp ER <1 nhập nhiều hơn ER = 1 ngang giá sức mua PPP 1.1.5 Ý nghĩa sự thay đổi tỷ giá thực - Tỷ giá thực tăng, làm cho sức mua đối ngoại của đồng nội tế giảm, nên ta nói là nội tệ giảm giá thực. Như vậy, một đồng tiền giảm giá thực khi sức mua đối ngoại của nó giảm từ thời điểm này sang thời điểm khác (sức mua đối ngoại là số lượng hàng hóa mua được ở nước ngoài khi chuyển một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ. Đồng tiền giảm giá thực có tác dụng làm tăng sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này). - Tỷ giá thực giảm, làm cho sức mua đối ngoại của đồng nội tệ tăng nên ta nói là nội tệ lên giá thực. Như vậy, một đồng tiền lên giá thực khi sức mua đối ngoại của nó tăng từ thời diểm này sang thời điểm khác. Đồng tiền lên giá thực có tác đụng làm xói mòn sức cạnh tranh thương mại quốc tế của quốc gia này. - Tỷ giá thực không đổi có tác dụng duy trì cố định sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Ứng dụng với các nhân tố khác không đổi, tỷ giá danh nghĩa tăng, làm cho tỷ giá thực tăng. Điều này hàm ý, do giá hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên khi phá giá nội tệ sẽ giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách tỷ giá. 1.1.6 Các chức năng của tỷ giá 1.1.6.1 Chức năng so sánh sức mua giữa các loại tiền tệ với nhau Tất cả các hoạt động và tính toán trong ngoại thương, như tính toán hiệu quả của các quan hệ kinh tế với nước ngoài, quyết định tham gia hợp tác kinh tế, phân công lao đọng với các nước khác, nhận các nguồn đầu tư của nước ngoài hay đầu tư liên doanh với nước ngoài,… đều thể hiện qua đơn vị tiền tệ, qua việc so sánh giá trị đồng tiền trong nước với nước ngoài. Mà việc đó, tức so sánh giá cả sẽ thể hiện được sự so sánh về sức mua. Để đảm bảo được tính ngang giá sức mua thì phải thông qua tỷ giá. Vì thế tỷ giá phải phản ánh thật khách quan và đúng chức năng thước đo giá trị của tiền tệ. 1.1.6.2 Chức năng kích thích Tỷ giá hối đoái cao hay tỷ giá hối đoái thấp đều có ảnh hưởng lớn đến doanh thu và thu nhập của nhà xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái cao tức nội tệ giảm giá và ngoại tệ tăng giá, nghĩa là nội tệ rẻ một cách tương đối so với ngoại tệ, kích thích người nước ngoài mua hàng hóa trong nước nên nó kích thích sản xuất nhằm tăng xuất khẩu ra nước ngoài. Ngược lại, tỷ giá hối đoái thấp tức nội tệ tăng giá và ngoại tệ giảm giá làm cho hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với hàng hóa nước ngoài nên nó kích thích gia tăng nhập khẩu hàng hóa nước ngoài. Nhờ thông qua tỷ giá mà nhà nước có thể kiểm soát, tác động đến cơ cấu xuất nhập khẩu. Các nước đều dùng tỷ giá để kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, nâng năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu nhằm điều tiết cán cân thanh toán, ngoài ra có thể làm tăng thu nhập ngoại tệ và hạn chế chi tiêu ngoại tệ ra nước ngoài. 1.1.6.3 Chức năng phân phối: Tỷ giá không chỉ có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành kinh tế trong một nước, mà còn có khả năng phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các nước có quan hệ kinh tế với nhau. Khi một nước phá giá nội tệ với một tỷ lệ lớn làm tăng khả năng xuất khẩu và trợ cấp cho các nhà xuất khẩu, phân phối lại một phần thu nhập của nhà nhập khẩu. Khi một nước nâng giá nội lệ, làm hàng hóa trong nước đắt hơn tương đối so với nước ngoài, tức là làm giảm đi phần thu nhập của nhà xuất khẩu và làm tăng thêm thu nhập cho nhà nhập khẩu. Trong ba chức năng trên thì chức năng so sánh sức mua giữa các loại tiền tệ là quan trọng nhất. 1.1.7 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và hoạt động xuất nhập khẩu 1.1.7.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá - Lạm phát: Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đoái. - Lãi suất: Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đặc biệt, lãi suất còn là công cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nôi tệ. Ví dụ nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy và trong nước làm tăng cung ngoại tệ và tăng cầu nôi tệ dẫn đến nội tệ lên giá làm cho việc nhâp khẩu gia tăng nhưng xuất khẩu lại giảm sút. - Cán cân thanh toán quốc tế: Cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau trong đó có cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa có thể dẫn đến khả năng cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ và ngược lại. Sự cân bằng của cán cân thanh toán quốc tế lại phụ thuộc vào các nguồn cung và cầu ngoại tệ cấu thành nên cán cân thanh toán quốc tế. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm đi. Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao. - Chính sách của chính phủ: Một chính phủ có thể tác động đến tỷ giá hối đoái bằng phương pháp trực tiếp hay gián tiếp: ● Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị trường hối đoái mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều này gọi là can thiệp không vô hiệu hóa. Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can thiệp vô hiệu hoá bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường ngoại hối đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở. ● Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ; như lãi suất, các biện pháp kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch quốc tế, như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu thuế đánh trên bất cứ thu nhập nào do đầu tư ở nước đó của các nhà đầu tư ngoại quốc. - Cán cân thương mại: Tỷ giá hối đoái được hình thành bới cung và cầu ngoại tê.Cán cân thương mại thể hiện chênh lệch giữa kim ngạch xuất nhập khẩu, do đó nếu một nền kinh tế nhập khẩu nhiều tức cầu về ngoại tệ tăng hoặc ngược lại một nền kinh tế thiên về xuất khẩu thì cung ngoại tệ tăng và tất cả những điều này đều tác động đến tỷ giá hối đóai thông qua cung và cầu ngoại tệ. -Yếu tố tâm lý: Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối. Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. 1.1.7.2 Ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến hoạt động xuất, nhập khẩu Vai trò của xuất nhập, khẩu trong nền kinh tế mở Trong nền kinh tế mở, một phần sản lượng bán trong nước và một phần được xuất khẩu nước ngoài.Chúng ta có thể chía chi tiêu để mua sản lượng Y của nền kinh tế mở thành 4 yếu tố và được biếu thị thành đồng nhất thức: Y = CD+ID+GD+EX Tổng của 3 thành tố đầu là chi tiêu trong nước để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. EX là chi tiêu nước ngoài để mua hàng hóa và dịch vụ trong nước. Nhưng vì chi tiêu để mua hàng hóa nhập khẩu cũng là một bộ phận của chi tiêu trong nước điều này dẫn đến việc ta có khái niêm xuất khẩu ròng (NX). Từ đó ta có đồng nhất thức thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng và NX: Y = C + I + G + NX Hay NX = Y - (C + I + G) Xuất khẩu ròng = Sản lượng - Chi tiêu trong nước Nếu sản lượng vượt quá chi tiêu trong nước, xuất khẩu phần chênh lệch làm cho xuất khẩu ròng mang giá trị dương. Nếu sản lượng nhỏ hơn chi tiêu trong nước, nhập khẩu phần chênh lệch làm cho xuất khẩu ròng mang giá trị âm. Khác với nền kinh tế đóng, trong nền kinh tế mở xuất, nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng vì nó trực tiếp đóng góp vào sản lượng cả nước. Nếu các yếu tố khác không đổi xuất khẩu ròng tăng làm cho sản lượng cũng tăng và ngược lại khi xuất khẩu ròng giảm khiến sản lượng cũng giảm. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thực đến xuất khẩu ròng: Tỷ giá hối đoái thực tế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất, nhập khẩu vì nó thể hiện sự cạnh tranh quốc tế giữa hàng hóa các nước. Tỷ giá hối đoái thực tế = (Tỷ giá hối đoái danh nghĩa* giá hàng nội)/ giá hàng ngoại Khi tỷ giá hối đoái thực tế cao là hàng hóa của nước đó sẽ trở nên tương đối đắt đối với người nước ngoài dẫn đến cầu đối vơí hàng hóa nội địa của người nước ngoài sẽ ít hơn khiến gỉảm xuất khẩu đồng thời hàng ngoại trở nên tương đối rẻ đối với người nội địa, do đó, gia tăng nhập khẩu làm xuất khẩu ròng giảm. Khi tỷ giá hối đoái thực tế thấp có nghĩa là hàng nội trở nên tương đối rẻ đối với người nuớc ngoài dẫn đến cầu đối với hàng hóa nội địa của người nước ngoài sẽ gia tăng, lúc này, xuất khẩu gia tăng đồng thời giá hàng hóa nước ngoài cũng trở nên đắt hơn và giảm nhập khẩu. Khi này xuất khẩu ròng tăng. Biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng như sau: NX = NX (tỷ giá hối đoái thực) 0 T giá hi đoái th NX(tỷ giá HĐ thực) Xuất khẩu ròng Hình này biểu thị mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực tế và xuất khẩu ròng , tỷ giá hối đoái thực tế càng thấp, hàng nội càng tương đối rẻ so với hàng ngoại, do đó xuất khẩu ròng của chúng ta càng cao và ngược lại. Khi tỷ giá của một quốc gia biến động sẽ gây tác động đầu tiên đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Khi tỷ giá tăng ( nội tệ giảm giá) gây tác động tiêu cực cho các doanh nghiệp nhập khẩu và ngược lại khi tỷ giá giảm ( nội tệ lên giá) gây tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu. Tỷ giá thay đổi cũng có tác động điều tiết việc di chuyển tư bản(vốn) từ quốc gia này sang quốc gia khác. Việc di chuyển tư bản trên thế giới nhằm mục đích kiếm lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro. Do đó nếu tỷ giá giảm trong trường hợp người ta dự đoán tỷ giá đó không tiếp tục giảm nữa thì tư bản nhập khẩu sẽ gia tăng , tư bản xuất khẩu sẽ giảm. 1.2 Lý thuyết thương mại quốc tế Trong phần này, các lý thuyết thương mại quốc tế được nghiên cứu và đi đến kết luận là các quốc gia được hưởng lợi khi tham gia các hoạt động ngoại thương. 1.2.1 Quy luật lợi thế so sánh và nền tảng của hoạt động thương mại Vấn đề tại sao các quốc gia phải giao thương với nhau, họ sẽ được lợi ích gì từ việc giao thương đó cũng như cơ sở về mậu dịch quốc tế là gì đã được đề cập và nghiên cứu từ nhiều thể kỷ nay. Adam Smith vào giữa thế kỷ thứ 18, đã cố giải thích nó bằng quan điểm Lợi Thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối ở đây là chi phí sản xuất thấp hơn. Theo ông, nếu quốc gia A có thể sản xuất sản phẩm X với chi phí thấp hơn quốc gia A, thì quốc gia A sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X, quốc gia B sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y và trao đổi với nhau. Bằng cách đó, tài nguyên của mỗi nước sẽ được sử dụng có hiệu quả hơn và sản phẩm sản xuất của hai nước sẽ tăng lên. Phần tăng lên này chính là lợi ích từ chuyên môn hóa. Vậy giả sử quốc gia A có ợi thế tuyệt đối về cả sản phẩm X và Y hơn quốc gia B thì liệu các quốc gia có còn giao thương với nhau nữa không và lợi ích mậu dịch sẽ nằm ở chỗ nào? David Ricardo, nhà kinh tế học người Anh thế ký thứ 19, đã trả lời có với điều kiện là tồn tại sự khác nhau về tương quan giá cả sản phẩm X và Y trước khi có mậu dịch của hai quốc gia. Ricardo dựa vào lý thuyết tính giá trị bằng lao động để giải thích cho giá cả tương quan giữa các sản phẩm. Tức là xem xét giá trị hoặc giá vả của một sản phẩm chỉ dựa trên số lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Harberler sau đó đã phát triển mối tương quan giá cả của sản phẩm dựa trên Lý thuyết chi phí cơ hội để giải thích quy luật Lợi thế so sánh của Ricardo. Theo lý thuyết chi phí cơ hội thì chi phí để sản xuất thêm ra một sản phẩm chính là số lượng của một sản phẩm khác phải hy sinh. Vì vậy nếu chi phí cơ hội của một sản phẩm khác nhau giữa hai quốc gia, cả hai đều có lợi từ mậu dịch nếu mỗi bên chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm với chi phí cơ hội thấp hơn. Những lý thuyết trên dây đều có những mặt hạn chế. Chúng đều dựa trên những giả định đơn giản không mang tính thực tế cao cũng như không phản ánh chính xác mậu dịch quốc tế. Tuy nhiên, có một cơ sở hợp lý rằng sự giao thương giữa các quốc gia dựa vào lợi thế so sánh. Những lý thuyết này đã cho chúng ta khái niệm đầu tiên về mậu dịch quốc tế và là nền tảng cho những lý luận sau này. 1.2.2 Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết Hecksher – Ohlin Heckscher và Ohlin là những nhà kinh tế học đầu tiên giải thích nền tảng của lợi thế so sánh bởi sự khác nhau về chi phí so sánh dưới dạng phân bổ nguồn lực. Mỗi quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gi
Luận văn liên quan