Đạo đức là khái niệm hết sức phức tạp,
khái niệm này vừa phổ biến trong dân
gian, vừa đậm chất học thuật, bởi vậy nó
được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong
nh ững thời gian, không gian, đối tượng
khác nhau.
Trong đời sống hàng ngày, đạo đức
thường được quan niệm là đức hạnh, phẩm
hạnh của con người, đó là những nét đẹp, nết
tốt, những “phẩm chất tốt đẹp của con người
do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức
xã hội mà có”.
Như vậy, trong cuộc sống
thường ngày, khái niệm đạo đức được đồng
nhất với ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân.
Trong khoa học, đạo đức được hiểu theo
nhiều nghĩa với những phạm vi rộng, hẹp
khác nhau. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là “những
t iêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội
thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội
(nói một cách tổng quát)”.
Đạo đức là đạo
làm người, là phép đối nhân, xử thế bao gồm
tổng thể các chuẩn mực về các mối quan hệ
t rong gia đình, làng xóm, cộng đồng, các
chuẩn mực để tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện
khí tiết theo những định hướng giá trị nhất
định .
=
“Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ứng xử của con người trong quan
hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng
được thực hiện bới niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội”.
Mặc dù có sự khác nhau về câu chữ
song nhìn chung theo những cách hiểu này
đạo đức được xem như là loại công cụ,
phương tiện điều chỉnh hành vi con người
trong các mối quan hệ xã hội.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức có
n ội h àm rất rộng bao gồm tư tưởng, lí tưởng
đạo đức, quy tắc đạo đức, hành vi đạo đức,
đánh giá đạo đức
Nói cách khác, đạo
đức được xem xét trong toàn bộ “cơ chế vận
hành” của nó, từ khi nó được hình thành,
tham gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
cũng như tham gia vào cơ chế đánh giá hành
vi con người. Theo cách hiểu này, đạo đức
trước hết là hệ thống quan niệm, quan điểm,
tư tưởng của cộng đồng (dân tộc, giai cấp,
tôn giáo ) về thiện ác, tốt xấu, chân giả,
vinh nhục, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh
dự và về những phạm trù khác thuộc đời
sống tinh thần của xã hội, trong đó cơ bản và
cốt lõi là quan điểm về điều thiện. Trên cơ
sở các quan niệm, quan điểm đó, hệ thống
quy tắc ứng xử của con người được hình
thành. Những quan điểm, quan niệm, quy tắc
này được các cá nhân tiếp thu, hấp thụ, được
nội tâm hoá trở thành ý thức đạo đức cá
10 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3372 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của đạo đức trong quản trị xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiªn cøu - trao ®æi
40 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011
Ths. NguyÔn V¨n N¨m *
ạo đức là khái niệm hết sức phức tạp,
khái niệm này vừa phổ biến trong dân
gian, vừa đậm chất học thuật, bởi vậy nó
được hiểu theo nhiều cách khác nhau trong
những thời gian, không gian, đối tượng
khác nhau.
Trong đời sống hàng ngày, đạo đức(1)
thường được quan niệm là đức hạnh, phẩm
hạnh của con người, đó là những nét đẹp, nết
tốt, những “phẩm chất tốt đẹp của con người
do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn đạo đức
xã hội mà có”.(2) Như vậy, trong cuộc sống
thường ngày, khái niệm đạo đức được đồng
nhất với ý thức, phẩm chất đạo đức cá nhân.
Trong khoa học, đạo đức được hiểu theo
nhiều nghĩa với những phạm vi rộng, hẹp
khác nhau. Theo nghĩa hẹp, đạo đức là “những
tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội
thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của
con người đối với nhau và đối với xã hội
(nói một cách tổng quát)”.(3) Đạo đức là đạo
làm người, là phép đối nhân, xử thế bao gồm
tổng thể các chuẩn mực về các mối quan hệ
trong gia đình, làng xóm, cộng đồng, các
chuẩn mực để tu thân, dưỡng tâm, rèn luyện
khí tiết theo những định hướng giá trị nhất
định.(4) “Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ứng xử của con người trong quan
hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng
được thực hiện bới niềm tin cá nhân, bởi
truyền thống và sức mạnh của dư luận xã
hội”.(5) Mặc dù có sự khác nhau về câu chữ
song nhìn chung theo những cách hiểu này
đạo đức được xem như là loại công cụ,
phương tiện điều chỉnh hành vi con người
trong các mối quan hệ xã hội.
Theo nghĩa rộng, khái niệm đạo đức có
nội hàm rất rộng bao gồm tư tưởng, lí tưởng
đạo đức, quy tắc đạo đức, hành vi đạo đức,
đánh giá đạo đức…(6) Nói cách khác, đạo
đức được xem xét trong toàn bộ “cơ chế vận
hành” của nó, từ khi nó được hình thành,
tham gia điều chỉnh các mối quan hệ xã hội
cũng như tham gia vào cơ chế đánh giá hành
vi con người. Theo cách hiểu này, đạo đức
trước hết là hệ thống quan niệm, quan điểm,
tư tưởng của cộng đồng (dân tộc, giai cấp,
tôn giáo…) về thiện ác, tốt xấu, chân giả,
vinh nhục, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh
dự và về những phạm trù khác thuộc đời
sống tinh thần của xã hội, trong đó cơ bản và
cốt lõi là quan điểm về điều thiện. Trên cơ
sở các quan niệm, quan điểm đó, hệ thống
quy tắc ứng xử của con người được hình
thành. Những quan điểm, quan niệm, quy tắc
này được các cá nhân tiếp thu, hấp thụ, được
nội tâm hoá trở thành ý thức đạo đức cá
Đ
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước
Trường Đại học Luật Hà Nội
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011 41
nhân, nó có vai trò chỉ đạo, chi phối hành vi
hàng ngày của mỗi người. Như vậy, những
quan điểm, quan niệm, quy tắc đạo đức đã đi
vào đời sống, chúng được hiện thực hoá
thành những hành vi đạo đức một cách sống
động, trở thành đạo đức trong cuộc sống.
Sau cùng, đến lượt mình, hành vi đạo đức
của các chủ thể lại trở thành đối tượng đánh
giá của cộng đồng cũng như của chính bản
thân chủ thể. Sự đánh giá này là mắt khâu
của việc điều chỉnh bằng đạo đức đối với
hành vi con người. Sự đồng tình hay phản
đối của cộng đồng đối với hành vi của chủ
thể không chỉ có vai trò củng cố ý thức đạo
đức, hoàn thiện nhân cách, định hướng hành
vi cho chính chủ thể đó mà còn có vai trò
quan trọng trong việc hình thành và hoàn
thiện các quan niệm, quan điểm, quy tắc đạo
đức xã hội. Tóm lại, theo nghĩa rộng, đạo
đức được nhận thức cả từ góc độ ý thức (ý
thức đạo đức xã hội và ý thức đạo đức cá
nhân), cả từ góc độ thể chế (nguyên tắc, quy
tắc, chuẩn mực đạo đức), cả từ góc độ thực
tiễn (hành vi đạo đức).
Khái niệm rất gần với đạo đức và nhiều
khi được sử dụng thay thế cho đạo đức đó là
khái niệm luân lí.(7) Về mặt từ ngữ, “luân” là
trật tự, “lí” là lẽ phải; luân lí là quy tắc,
chuẩn mực được thừa nhận là đúng đắn
nhằm thiết lập trật tự. Luân lí không đồng
nhất với đạo đức, nó chỉ là bộ phận của đạo
đức nhưng đó là phần kết tinh của đạo đức,
là phần đạo đức ổn định, bền vững, được
thừa nhận rộng rãi, trở thành phổ biến và có
giá trị cho tất cả mọi người.(8)
Trong mọi xã hội, từ cổ đại đến hiện đại,
trên phạm vi toàn thế giới, ở đâu có con
người, ở đó có đạo đức. Là một trong những
phương tiện quan trọng bậc nhất để quản lí
xã hội, đạo đức thể hiện những vai trò nổi
bật sau đây:
Một là đạo đức xã hội là hệ thống chuẩn
mực để mỗi người tự tu thân, dưỡng tâm, rèn
luyện nhân cách, lối sống.
Nhân cách là những phẩm chất mang
tính đặc trưng, tương đối ổn định của cá
nhân, thể hiện ở những cách ứng xử của họ.
Nhân cách là tổng hợp những đặc tính cá
nhân, là kết quả cụ thể của quá trình kết hợp
giữa vận động nội tâm của chủ thể với sự tác
động đa chiều của môi trường bên ngoài.(9)
“Ở Việt Nam khi nói đến nhân cách người ta
thường nghĩ đến hai thành phần cơ bản: đức
và tài hay phẩm chất và năng lực”.(10) Như
vậy, đức (đạo đức) là phương diện căn bản,
cốt yếu của nhân cách. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khẳng định, không có tài thì làm
việc gì cũng khó nhưng không có đức sẽ trở
thành người vô dụng.
Nhân cách của mỗi người, những phẩm
chất đạo đức cá nhân không phải tự nhiên
mà có, không phải là “bản tính” hay “bẩm
sinh”. Sự hình thành và phát triển nhân cách
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó hệ
thống thể chế xã hội mà nhất là đạo đức giữ
vai trò đặc biệt quan trọng. Tuỳ thuộc vào hệ
chuẩn mực đạo đức của từng xã hội mà hình
thành nên con người với những phẩm chất
nhất định, phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của
xã hội đó. Trên cơ sở hệ thống quan niệm,
chuẩn mực đạo đức xã hội, các cá nhân lấy
nghiªn cøu - trao ®æi
42 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011
đó làm tiêu chuẩn để tu thân, dưỡng tâm, rèn
luyện nhân cách, lối sống của mình. Nói một
cách cụ thể hơn, đạo đức xác định những
chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử mà chủ
thể cần hướng tới, nó xác định hành vi nên
làm, cần phải làm, không được làm. Nó làm
hình thành ở mỗi người thói quen suy nghĩ
và hành động phù hợp chuẩn mực xã hội.
Đạo đức góp phần quan trọng tạo nên tính
kiềm chế, hình thành phong cách sống điềm
tĩnh, chủ động trong mọi tình huống. Nó
khơi dậy tình cảm yêu thương, quý trọng con
người, nó hướng con người xử sự phù hợp
với điều thiện. Đạo đức góp phần xây dựng
bản lĩnh cá nhân, tạo ra cơ chế phòng ngừa,
miễn dịch trước những cám dỗ trong cuộc
sống. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc xây dựng và rèn luyện tinh thần làm
việc tận tụy, ý thức trách nhiệm của cá nhân
trước người khác và trước cộng đồng, trước
Tổ quốc, nhân dân…
Vai trò của đạo đức trong việc hình
thành, phát triển nhân cách được thực hiện
thông qua con đường nhận thức và hoạt động
thực tiễn của chủ thể.
Trước hết, thông qua gia đình, nhà
trường, các thiết chế xã hội, thông qua giao
tiếp hàng ngày, đặc biệt, thông qua việc tự ý
thức, tự nỗ lực tiếp nhận của bản thân, những
quan niệm, quan điểm, tư tưởng chuẩn mực
đạo đức xã hội được các chủ thể tiếp thu,
hấp thụ, được nội tâm hoá trở thành tri thức,
tình cảm, nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức của
họ, nói cách khác, trở thành ý thức đạo đức
của cá nhân mỗi người. Bằng con đường
này, chủ thể tự ý thức về địa vị của mình
trong xã hội, ý thức về trách nhiệm và bổn
phận của mình, tự xây dựng thành phương
châm ứng xử, thành phong cách sống của
mình. Điều này được rèn luyện theo thời
gian, trở nên ổn định, trở thành những nét
đẹp, nết tốt, thành đức hạnh, phẩm hạnh, trở
thành nhân cách đạo đức của mỗi người.
Nhận thức là cơ sở cho hành vi ứng xử
của mỗi người, đến lượt mình, giao tiếp, ứng
xử là sự hiện thực hoá kết quả của sự nhận
thức, là sự vận dụng những quan điểm,
chuẩn mực đạo đức đã được tiếp nhận vào
thực tiễn cuộc sống. Nhờ hoạt động thực tiễn
“mà lí tưởng trở nên kiên định, tình cảm trở
nên sâu sắc, hành vi trở nên nhất quán và
nói chung toàn bộ đời sống đạo đức của con
người trở nên ổn định”.(11) Nói cách khác,
thông qua hoạt động thực tiễn, những tri
thức, tình cảm, nghĩa vụ đạo đức của cá nhân
được củng cố, được khẳng định và trở nên
sâu sắc hơn.
Ở khía cạnh khác, sau mỗi hành vi ứng
xử, chủ thể thường có sự tự xét mình, tự
trách mình, tự đánh giá về bản thân mình,
về cách đối nhân, xử thế của mình đồng
thời từ phía cộng đồng xã hội cũng luôn có
sự đánh giá đối với hành vi, ứng xử đó.
Thông qua đánh giá từ phía xã hội sẽ xác
định cách ứng xử nào được xã hội cho là
đúng đắn, là tốt và ngược lại, qua đó sẽ góp
phần củng cố nhận thức, tình cảm và cách
ứng xử của chủ thể, góp phần hoàn thiện
nhân cách của họ. Thông qua sự tự đánh
giá, tự xét mình, tự trách mình, chủ thể càng
ý thức sâu sắc hơn về bồn phận, trách
nhiệm của mình. Tự xét mình, tự trách mình
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011 43
là tự ý thức về phẩm giá cá nhân, là sự chủ
động, chân thành, tự giác ngộ, tự kiểm điểm
với lương tâm và phẩm giá của mình. Tự xét
mình, tự trách mình là thao tác cơ bản trong
quan hệ mình với chính mình. Theo Francois
Jullien: “Sự hiện diện của quan hệ mình với
mình có giá trị vô song đối với nhân cách và
bản lĩnh con người”.(12) Đây là đặc thù đồng
thời là sức mạnh của đạo đức, nó có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc hoàn thiện
nhân cách mỗi người.
Như vậy, đạo đức xã hội là khuôn vàng
thước ngọc cho mỗi người trong tác phong và
hành động. Chính vì vậy, trên thực tế, bất cứ
hệ thống đạo đức nào cũng đều bao hàm các
quy tắc, chuẩn mực để mỗi người rèn luyện
và tu dưỡng nhân cách.(13) Tuy nhiên, nhân
cách con người có quá trình hình thành, phát
triển và hoàn thiện gắn liền với sự trưởng
thành và sự tham gia hoạt động xã hội của
chủ thể. Vì vậy, tuỳ từng lứa tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, tuỳ từng giai cấp, tầng lớp, tôn
giáo, dân tộc, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của
từng xã hội, từng thời đại mà có những chuẩn
mực đạo đức riêng cho từng đối tượng để họ
tu dưỡng, rèn luyện nhân cách, lối sống.
Hai là đạo đức là công cụ quan trọng bậc
nhất để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội,
trước hết là các mối quan hệ trong gia đình,
dòng họ, làng xóm, cộng đồng dân cư, tổ
chức xã hội.
Gia đình là hình thức cộng đồng người
được xây dựng chủ yếu trên quan hệ hôn
nhân và quan hệ huyết thống, các thành viên
gắn bó hết sức chặt chẽ trong sự chi phối sâu
sắc của tình cảm. Gia đình là môi trường lí
tưởng trong việc giáo dục con người, có vai
trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình
thành và phát triển nhân cách con người. Gia
đình tốt, cá nhân sẽ tốt, không có gia đình,
con người không có điều kiện để phát triển
và hoàn thiện. Gia đình là cái nôi của tình
thương và trách nhiệm, tình cảm và trách
nhiệm trong gia đình là cơ sở của tình cảm
và trách nhiệm trước đồng loại. Gia đình là
tế bào, là nền tảng của xã hội, là xã hội thu
hẹp, vì vậy, “trong ấm, ngoài êm”, gia đình
tốt, xã hội sẽ tốt, gia đình hoà thuận, hạnh
phúc là cơ sở tạo nên xã hội ổn định, trật tự.
Chính vì vậy, có thể nói, các hệ thống đạo
đức đều hướng tới việc thiết lập và củng cố,
giữ gìn trật tự, ổn định trong gia đình. Việt
Nam và các nước Á Đông chịu sự ảnh hưởng
sâu sắc của Nho giáo, ở những nước này,
đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong
việc giữ gìn ổn định, trật tự trong gia đình.
Theo quan điểm của Nho giáo, người quân tử
muốn trị quốc, bình thiên hạ thì trước hết phải
tu thân, tề gia. Trong “tam cương”(14) của
Nho giáo có tới hai mối quan hệ là trong gia
đình (quan hệ cha con, quan hệ chồng vợ).
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Quốc có quốc
pháp, gia có gia quy”, “gia quy”, “gia lễ”,
“gia pháp”, “gia phong” chính là những quy
tắc ứng xử trong gia đình, trong đó bao gồm
hầu hết là những chuẩn mực đạo đức hoặc
được xây dựng trên nền tảng đạo đức. Không
chỉ gia đình truyền thống mà cả gia đình hiện
đại đều duy trì, bảo vệ mô hình của mình, xác
định trách nhiệm, bổn phận của các thành
viên trong gia đình chủ yếu bằng những
chuẩn mực đạo đức. Có thể nói, trong gia
nghiªn cøu - trao ®æi
44 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011
đình truyền thống Việt Nam, một khi đạo đức
trở nên bất lực mới có chỗ cho pháp luật và
khi phải sử dụng pháp luật để xác định quyền,
nghĩa vụ của mỗi thành viên thì gia đình đó
có biểu hiện của sự lung lay. Chính sự xa rời
chuẩn mực đạo đức trong gia đình đã tạo nên
sự lung lay, bất ổn, thậm chí khủng hoảng,
tan vỡ gia đình. Vì vậy, có thể nói, đạo đức là
công cụ, phương tiện để xây dựng và bảo vệ
gia đình, nó có vai trò hết sức quan trọng
trong việc giữ gìn ổn định trật tự gia đình, giữ
gìn lề thói gia đình, bảo vệ những giá trị
truyền thống, giá trị văn hoá gia đình, đảm
bảo gia đình ngày càng đầm ấm, hạnh phúc,
bảo vệ gia đình khỏi những nguy cơ tan vỡ.
Đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ trong gia
đình bằng cách xác định địa vị của từng thành
viên trong gia đình, xác định trách nhiệm của
mỗi thành viên đối với người khác cũng như
đối với việc phát triển gia đình, giữ gìn kỉ
cương, nền nếp gia phong, giữ gìn và phát
huy truyền thống gia đình.
Từ các mối quan hệ trong gia đình, đạo
đức mở rộng phạm vi điều chỉnh tới các mối
quan hệ trong họ hàng, làng xóm. Quan hệ
huyết thống, thân tộc là sợi dây cố kết cộng
đồng khá bền vững. Trong thời kì hiện đại,
mặc dù quan hệ huyết thống, thân tộc không
còn khả năng cố kết cộng đồng như trước
đây, song “một giọt máu đào” vẫn “hơn ao
nước lã”, “đi việc làng để giữ lấy họ, đi việc
họ để giữ lấy anh em” vẫn là phương châm
sống của người Việt. Nghiên cứu lịch sử
Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng
trải qua hàng nghìn năm bị ngoại bang đô hộ
nhưng dân tộc Việt Nam vẫn giành lại được
độc lập chính là xuất phát từ yếu tố cố kết,
gắn bó chặt chẽ trong các cộng đồng làng xã.
Trong các cộng đồng ấy, người ta cần có
nhau, biết sống vì nhau, từng cá nhân đều
xác định được vị trí, vai trò, bổn phận, trách
nhiệm của mình trước người khác và trước
cộng đồng. Đạo đức chính là phương tiện
quan trọng nhất đảm bảo sự gắn kết các mối
quan hệ trong họ, ngoài làng, giữ gìn ổn định
trật tự cộng đồng, giữ gìn tình làng nghĩa
xóm theo phương châm “thứ nhất cận lân,
thứ nhì cận thân”, “bán anh em xa mua láng
giềng gần”. Nó là cơ sở của sự đoàn kết, yêu
thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó
khăn hoạn nạn, lúc tối lửa tắt đèn.
Đạo đức cũng có vai trò quan trọng trong
việc thiết lập, giữ gìn, củng cố các mối quan
hệ trong nội bộ các cơ quan, tổ chức trong xã
hội. Có thể nói, tổ chức vững mạnh là do các
thành viên đều tốt, có phẩm chất đạo đức, có
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Chính vì
vậy, bất kì cơ quan, tổ chức nào cũng đều đặt
ra tiêu chí về phẩm chất đạo đức đối với các
thành viên. Trong trường hợp này, đạo đức
là cơ sở để mỗi thành viên tự tu dưỡng, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, xây dựng lối sống,
hoàn thiện nhân cách, giữ gìn kỉ luật của cơ
quan, tổ chức, giữ quan hệ đúng mực, thân
thiện với đồng chí, đồng nghiệp, góp phần
làm hài hoà hoá các mối quan hệ trong nội
bộ cơ quan, tổ chức. Ở khía cạnh khác, các
mối quan hệ trong nội bộ cơ quan, tổ chức
được điều chỉnh trước hết bằng thể chế do
chính nó đặt ra. Tuy nhiên nhìn chung, hệ
thống thể chế của các cơ quan, tổ chức có
khá nhiều quy định là sự thể chế hoá các
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011 45
quan niệm, tư tưởng đạo đức hoặc ghi nhận
các quy tắc, nguyên tắc đạo đức. Thậm chí,
những chuẩn mực đạo đức xã hội mặc dù
không được ghi nhận trong hệ thống thể chế
của một cơ quan, tổ chức nhưng khi đã trở
thành những giá trị chung phổ biến, nó vẫn
có thể được sử dụng để điều chỉnh mối quan
hệ trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Trên
thực tế, có những tổ chức xã hội, trong cơ
cấu của nó có thiết chế chuyên xem xét đánh
giá về đạo đức của các thành viên.(15)
Đạo đức điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội bằng cách xác định nghĩa vụ, bổn phận
cho các chủ thể. Trên cơ sở các chuẩn mực
đạo đức xã hội, tuỳ thuộc vào việc tu thân,
dưỡng tâm, mỗi người tự xác định vị trí, vai
trò của mình, tự xác định nghĩa vụ, bổn
phận, trách nhiệm của mình, tự biết cách
điều chỉnh lời nói, hành động của mình sao
cho phù hợp.
Ba là đạo đức là công cụ hướng thiện,
hướng hành vi con người đến nhân đạo,
nhân văn.
“Thiện” là sự tốt lành, là tất cả những
hành vi, ứng xử “có vai trò tích cực, có tác
động thuận lợi trong đời sống”, mang lại “lợi
ích cho con người và cho xã hội”.(16) “Thiện”
tức là làm những điều có ích, có lợi cho
người khác và cho xã hội, là đấu tranh chống
lại cái ác, cái bất công. Điều thiện luôn phù
hợp với lẽ công bằng, nhân đạo bởi đó chính
là biểu hiện cụ thể của sự thương yêu, thông
cảm, chia sẻ, giúp đỡ, đùm bọc, quí trọng
sâu sắc con người, tôn trọng và bảo vệ các
giá trị con người, đem lại tự do và hạnh phúc
cho con người.
Nhìn chung, ai cũng luôn mong muốn
vươn tới điều thiện bởi vì điều đó đem lại
hạnh phúc cho chính mình và cho người
khác. Trong xã hội, một khi cái ác còn tồn
tại thì “chiến đấu cho cái thiện, đẩy lùi cái
ác đã trở thành ước mơ, khát vọng, đã trở
thành chất men, thành động lực, kích thích,
cổ vũ nhân loại vươn lên, xốc tới”.(17) Đạo
đức là công cụ hướng thiện, nó ra đời nhằm
hướng hành vi con người theo giá trị nhân
bản của cuộc sống, bởi vì “đạo đức là lĩnh
vực thực sự người”,(18) “cái gốc của đạo đức
là lòng nhân ái”, “nội dung xã hội của đạo
đức hay luân lí bắt nguồn từ quan niệm
người này giúp đỡ người khác một cách vô
tư”.(19) “Đạo đức chính là bản chất của con
người trong quá trình phát triển của mình
theo hướng ngày càng đạt tới giá trị đích
thực của cái thiện”.(20) Đạo đức làm nảy nở
những giá trị nơi con người, phát triển những
gì cao quý, tốt đẹp trong bản thân mỗi người.
Nhờ có đạo đức, con người sống với nhau
ngày càng có tình, quan hệ giữa người với
người ngày càng trở nên gắn bó chặt chẽ, xã
hội ngày càng trở nên nhân đạo hơn, nhân
văn hơn. Chỉ bằng tình thương và tinh thần
nhân đạo cao cả của đạo đức, với tình cảm
“thương người như thể thương thân”, “một
con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, “thương cho
trót, vót cho tròn”, “lá lành đùm lá rách”,
“một miếng khi đói bằng một gói khi no”…
mới khiến người ta thực hiện hành vi giúp
đỡ lẫn nhau một cách hào hứng, tận tâm,
tuyệt đối, đến cùng. Đạo đức là mục tiêu
đồng thời cũng là động lực mạnh mẽ thúc
đẩy con người đấu tranh chống lại cái ác, cái
nghiªn cøu - trao ®æi
46 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2011
bất công, cái đi ngược lại lợi ích của cộng
đồng. Trong xã hội có thể có nhiều hệ thống
đạo đức khác nhau, tuy nhiên tất cả mọi nền
đạo đức đều hướng con người đến việc làm
điều lành tránh điều dữ. Đạo đức là con
đường đạt tới chí chân, chí thiện, chí mĩ,
nhân đạo, nhân văn - những hằng số giá trị
của loài người. Khuyến khích cái thiện, lên
án cái ác, hướng hành vi con người vươn tới
cái thiện, xây dựng thái độ căm thù đối với
cái ác, thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại
cái ác là vai trò quan trọng của đạo đức.
Bốn là đạo đức góp phần quan trọng
trong việc củng cố, giữ gìn, phát huy các giá
trị truyền thống, thuần phong mĩ tục, bản sắc
của dân tộc.
Có thể nói, đây là thế mạnh của đạo
đức, là địa hạt của nó, bởi vì, đạo đức trước
hết và chủ yếu là phản ánh đời sống tinh
thần của xã hội. Giữa truyền thống, phong
tục tập quán và đạo đức xã hội có sự giao
thoa, chồng lấn, xoắn bện lấy nhau. Có thể
nói, trong đời sống cộng đồng, nếu xử sự
nào đó không phù hợp với đạo đức xã hội,
bị cộng đồng phản đối thì tuyệt đối không
thể trở thành truyền thống, phong tục, tập
quán. Nhìn chung các truyền thống tốt đẹp,
các thuần phong, mĩ tục đều được khái quát
hoá thành những quan niệm, quan điểm đạ