Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực
lượng lao động cảnước(gồm những người đủ15 tuổi trởlên tham gia hoạt
động kinh tế) có hơn 42.128 ngàn người,trong đó khu vực thành thịchiếm
24,18%,khu vực nông thôn chiếm 75,82%.So với thời điểm 1/7/85%.Bên
cạnh đó,nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ởViệt Nam
có quy mô lớn đã , đang và sẽtạo ra cung vềnhân lực với sốlượng
nhiều.Hằng năm sốlượng người cần có việc làm tăng thêm hơn 1,5 triệu
người .Trong khi đó,với trình độphát triển kinh tếvà cơcấu kinh tếnhư
hiện nay ,cầu vềnhân lực phản ánh một cơcấu lạc hậu,đại bộphận nguồn
nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp.Chính sựbất cân đối này đã
đặt ra vấn đềlà phải giải quyết việc làm cho người lao động.
Vấn đềgiải quyết việc làm không chỉ được thực hiện bằng thịtrường
trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cảthịtrường ngoài biên
giới,chính vì vậy vấn đềxuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay đang được
quan tâm rất nhiều.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới ởnước ta và chỉphát triển
mạnh mẽnhất trong những năm gần đây.Mặt khác hoạt động này ởnước ta
cũng đang bộc lộrất nhiều khiếm khuyết.Chính vì vậy ,với mục đích tìm
hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm pháy huy hiệu quảhơn,em quyết
định chọn đềtài vềhoạt động XKLĐ đểnghiên cứu,và lấy Nam Định làm
thí điểm cho việc nghiên cứu đểcó thểnhìn nhận một cách cụthểnhất trong
việc thực hiện hoạt động này.
46 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
Theo kết kết quả điều tra Lao động- Việc làm , tại thời điểm 1/7/2003 lực
lượng lao động cả nước(gồm những người đủ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt
động kinh tế) có hơn 42.128 ngàn người,trong đó khu vực thành thị chiếm
24,18%,khu vực nông thôn chiếm 75,82%.So với thời điểm 1/7/85%.Bên
cạnh đó,nhiều cuộc điều tra khác cũng cho thấy nguồn nhân lực ở Việt Nam
có quy mô lớn đã , đang và sẽ tạo ra cung về nhân lực với số lượng
nhiều.Hằng năm số lượng người cần có việc làm tăng thêm hơn 1,5 triệu
người .Trong khi đó,với trình độ phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế như
hiện nay ,cầu về nhân lực phản ánh một cơ cấu lạc hậu,đại bộ phận nguồn
nhân lực còn nằm trong khu vực nông nghiệp.Chính sự bất cân đối này đã
đặt ra vấn đề là phải giải quyết việc làm cho người lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm không chỉ được thực hiện bằng thị trường
trong nước mà còn phải chú trọng phát triển cả thị trường ngoài biên
giới,chính vì vậy vấn đề xuất khẩu lao động (XKLĐ) hiện nay đang được
quan tâm rất nhiều.
Xuất khẩu lao động là một hoạt động khá mới ở nước ta và chỉ phát triển
mạnh mẽ nhất trong những năm gần đây.Mặt khác hoạt động này ở nước ta
cũng đang bộc lộ rất nhiều khiếm khuyết.Chính vì vậy ,với mục đích tìm
hiểu thực trạng để đưa ra giải pháp nhằm pháy huy hiệu quả hơn,em quyết
định chọn đề tài về hoạt động XKLĐ để nghiên cứu,và lấy Nam Định làm
thí điểm cho việc nghiên cứu để có thể nhìn nhận một cách cụ thể nhất trong
việc thực hiện hoạt động này.
Mặc dù đã có cố gắng trong việc nghiên cứu,song chắc chắn bản thảo này
vẫn còn nhiều thiếu sót.Em rất mong được thầy xem xét và chỉ bảo để đề án
2
của em được hoàn chỉnh nhất trong bản chính sắp tới.Em xin chân thành
cảm ơn thầy.
PHẦN 2 : NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận
I. Xuất khẩu lao động
1.Khái niệm:
Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) .Đây là một
hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn
nhân lực,giải quyết việc làm,tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho
người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước,đồng thời tăng
cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.
Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua
việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và
mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao
động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp
luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc
chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể
cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ.
2.Các hình thức XKLĐ:
Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định, XKLĐ có thể được thực
hiện thông qua 4 hình thức :
Một là, thông qua cung ứng lao động theo các hợp đồng kí kết với bên
nước ngoài.
Hai là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận
thầu, khoán công trình ở nước ngoài.
3
Ba là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các
dự án đầu tư ở nước ngoài.
Bốn là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:
Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ.
Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước
ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt
Nam.
Tất cả các doanh nghiệp trên muốn XKLĐ thì phải được Cục quản lý lao
động Nhà nước cấp giấy phép. Hiện nay trong cả nước ta có 154 doanh
nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ trong đó 16 doanh nghiệp chuyên
doanh XKLĐ, 134 doanh nghiệp (chiếm 87%) doanh nghiệp được bổ sung
chức năng XKLĐ,còn lại là doanh nghiệp tư nhân tham gia XKLĐ,trong số
154 doanh nghiệp này thì hơn 25% doanh nghiệp có giấy phép lao động
được XKLĐ và tu nghiệp sinh tại Nhật và gần 20% doanh nghiệp có giấy
phép tuyển lao động sang Hàn Quốc
II. Lợi ích và hạn chế của việc XKLĐ:
a.Lợi ích của việc XKLĐ :
XKLĐ thời gian qua cũng mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, góp
phần quan trọng trong việc cải thiện đời sống cho người lao động và tăng
nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
4
Bảng 1 : Kết quả hoạt động XKLĐ giai đoạn 1991-1999
Năm Số lao động XK
(người)
Số ngoại tệ thu
về(1.000 USD)
1991 1.020 2.500
1992 810 6.800
1993 3.960 15.800
1994 9.230 43.100
1995 10.050 77.900
1996 12.660 100.800
1997 18.470 129.200
1998 12.240 148.300
1999 20.700 150.800
2002 46.122 1.200.000
Tổng cộng 136.622 1.875.200
( Chỉ tính số thu ngoại tệ qua các tổ chức lao động đưa đi)
Riêng hai năm 1996-1997, Việt Nam có khoảng 50.000 lao động đang
làm việc ở nước ngoài đã gửi về nước 350 triệu USD. Nếu tính cả số lao
động của nước ta đi theo các hình thức khác nhau đang làm việc ở nước
ngoài thì con số lao động vào khoảng 250.000, thu nhập hàng năm lên tới
khoảng 1 tỷ USD - đây là con số mà chỉ ít ngành sản xuất đạt được. Doanh
thu từ XKLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của những đơn vị
5
hoạt động ở lĩnh vực này. Theo báo cáo của một số doanh nghiệp thì tỷ suất
lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động XKLĐ đạt khoảng 15 –
20%. Đối với Nhà nước, mức đầu tư chi phí quản lý nhà nước bình quân cho
một lao động mỗi năm khoảng 30 USD và thu về cho ngân sách khoảng 36,7
USD - đây là một khoản lợi lớn mà chưa có suất đầu tư nào có được. Tính
chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 – 15
lần so với thu nhập của lao động trong nước. Do vậy, XKLĐ không những
làm tăng thu nhập quốc dân mà còn là cơ hội tốt để người lao động tích lũy
vốn, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc của bản thân và gia đình họ.
Bên cạnh đó, XKLĐ thời gian qua cũng đã tạo việc làm cho một bộ phận
người lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội.
Bình quân trong 10 năm 1980 – 1990 theo hiệp định Chính phủ, hàng năm
Việt Nam đưa đi được khoảng 26.000 lao động, chiếm khoảng gần 3% lực
lượng lao động tăng hàng năm. Từ năm 2001 đến nay đã đưa đi được trên
157.000 người, nghĩa là đã giải quyết việc làm tạm thời cho họ cùng với
hàng ngàn người khác qua các tổ chức kinh tế làm dịch vụ XKLĐ.
Mặt khác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài giúp Nhà nước giảm
được khoản chi phí đầu tư đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới cho người
lao động. Ngoài ra, thông qua lao động ở nước ngoài, người lao động đã
nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật,ngoại ngữ, tiếp thu được những công
nghệ và tác phong sản xuất công nghiệp tiên tiến, do đó từng bước đáp ứng
các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khi họ trở
về.
Như vậy, hoạt động XKLĐ nước ta đã đem lại lợi ích kinh tế, xã hội
không nhỏ, góp phần trực tiếp và gián tiếp vào việc tăng tích lũy vốn cho
công nghiệp hóa.
b.Hạn chế trong công tác XKLĐ :
6
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, người sử dụng lao động
ngày càng có điều kiện để đưa ra nhiều đòi hỏi khắt khe hơn. Công nhân
không những phải có sức khỏe tốt, có ý thức phục tùng kỷ luật cao, mà còn
phải sử dụng được ngôn ngữ của nước tiếp nhận. Đây là điểm yếu của người
lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam nhiều khi chưa đáp ứng được đầy
đủ các yêu cầu mà thị trường đặt ra như ngoại ngữ, tay nghề, sức khỏe và
đặc biệt là ý thức kỷ luật, tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là 59,25%, Nhật
Bản là 27,09%, Đài Loan 7%. Tại thị trường Malaysia, nhiều lao động Việt
Nam đã vi phạm kỷ luật như: uống rượu, đánh nhau và đình công.
Bên cạnh đó, đa số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là nông dân,
tiếp thu ngoại ngữ chậm, lại được đào tạo trong thời gian quá ngắn, vì vậy
vốn kiến thức mà họ được trang bị cũng như học hỏi được là rất ít và không
đồng bộ. Ưu điểm của số lao động này là có sức khỏe, nhưng họ lại không
có nghề nghiệp chuyên môn và chưa quen với tác phong công nghiệp trong
nền sản xuất của nước bạn.
Mặt khác, hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho người
lao động tìm hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp
cũng như những đặc trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động, vì vậy tạo cho
người lao động sự bỡ ngỡ khi làm việc trong môi trường hoàn toàn mới và
xa lạ này. Ngoài ra, công tác XKLĐ còn bị hạn chế trong quá trình tiến
hành, mặc dù Nhà nước đã có nhiều chủ trương khuyến khích, nhưng người
lao động vẫn là người phải bỏ vốn như là khoản chi phí ban đầu cho công
việc mới của họ. Khoản phí ban đầu này là quá lớn đối với người lao động,
đặc biệt là đối với lao động nông thôn không có việc làm phải đi XKLĐ.
Như vậy, bên cạnh những lợi ích to lớn mà XKLĐ mang lại, hiện nay
công tác XKLĐ vẫn đang còn nhiều hạn chế cần được khắc phục để ngày
càng có thể hoàn thiện hơn công tác này.
7
III. Quan điểm, chính sách và vấn đề quản lý XKLĐ:
1.Quan điểm XKLĐ:
Đảng và Nhà nước ta luôn cho rằng, phát triển hợp tác quốc tế trong việc
tổ chức đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước
ngoài là một hoạt động kinh tế - xã hội nhằm góp phần phát triển nguồn
nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho
người lao động, tăng nguồn thu cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác
với các nước trên thế giới. Song song với quan điểm này, Chính phủ cũng đã
ban hành nhiều văn bản quy định cụ thể về hoạt động XKLĐ như bộ luật lao
động, nghị định, thông tư hay các công văn hướng dẫn thi hành…
Quan điểm về XKLĐ cũng đã được thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định
trong một hội nghị về XKLĐ quy tụ hơn 350 đại biểu của các bộ, các ngành
trên cả nước và 5 đại sứ tại các nước có người Việt Nam ,rằng “XKLĐ và
chuyên gia là một chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài”.
Qua những quan điểm như trên cho thấy rằng, mặc dù đây là một hoạt
động còn rất non trẻ, nhưng trong tương lai với sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước cùng các cấp chính quyền ,hoạt động này sẽ mang lại nhiều thành
tựu to lớn, góp phần đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa của đất nước.
2.Chính sách XKLĐ:
Nhằm đưa những quan điểm trên vào thực tiễn, Chính phủ đã sử dụng rất
nhiều công cụ cũng như chính sách khuyến khích nhằm tạo cho hoạt động
XKLĐ những con đường phát triển thuận lợi nhất. Mới đây, thông qua nghị
định 81/2003/NĐ-CP, Chính phủ đã có quyết định về việc thành lập quỹ hỗ
trợ XKLĐ, theo đó quỹ này sẽ hỗ trợ chi phí cho việc phát triển thị trường
lao động mới, cho việc đào tạo người lao động , việc hỗ trợ người lao động
và doanh nghiệp giải quyết rủi ro cũng như việc thưởng cho các cơ quan,
đơn vị có thành tích trong hoạt động XKLĐ. Như vậy, quỹ này ra đời sẽ góp
8
phần phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh
tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, đồng thời hỗ
trợ rủi ro cho người lao động và doanh nghiệp trong hoạt động này.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với
người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi XKLĐ không thuộc
diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp
tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là
đối với những lao động nghèo ở nông thôn – lực lượng chính của XKLĐ, mà
trước đây không có tiền để đóng góp chi phí XKLĐ hoặc không có tài sản để
thế chấp. Đồng thời với chính sách này, hồ sơ thủ tục xin đi XKLĐ cũng đã
được giảm bớt và trở nên đơn giản thuận lợi hơn.
Mặc dù chủ trương chính sách đã được ban hành tương đối đồng bộ và
từng bước hoàn thiện, nhưng vẫn còn chậm để triển khai vào cuộc sống, vẫn
còn tình trạng một số ngành, địa phương đứng ngoài hoạt động XKLĐ hoặc
có tham gia nhưng thiếu triệt để. Ở một số địa phương, cán bộ còn quan liêu,
cửa quyền và sách nhiễu dân trong việc giải quyết thủ tục đi XKLĐ. Bên
cạnh đó, còn nhiều khoản mục khác cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước
nhưng vẫn còn vắng bóng. Ví dụ như chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối
với vấn đề tạo lập , giữ vững và phát triển thị trường XKLĐ, vấn đề tư pháp
quốc tế, vấn đề bảo hộ họat động XKLĐ khi tham gia vào thị trường mới …
3.Quản lý hoạt động XKLĐ:
Bộ lao động – thương binh và xã hội là cơ quan trực tiếp giúp Chính phủ
quản lý hoạt động XKLĐ. Tùy từng trường hợp mà một số cơ quan khác
như Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ thương mại, Ngân
hang Nhà nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng như các
đoàn thể liên quan đều chịu trách nhiệm liên đới trong việc quản lý hoạt
động này.
9
Nhằm thực hiện một cách có hiệu quả nhất, công tác quản lý đã được
tăng cường nhằm hạn chế những vi phạm của các doanh nghiệp XKLĐ cũng
như góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức cá
nhân ngoài xã hội. Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã tiến hành 140
cuộc kiểm tra và 37 cuộc thanh tra đối với các doanh nghiệp XKLĐ trong đó
thu hồi giấy phép của 8 doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, đình chỉ có
thời hạn 10 doanh nghiệp do có vi phạm đặc biệt là vi phạm trong buông
lỏng quản lý hoặc có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao , buộc ngưng hoạt động vô
thời hạn đối với 7 đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc xử
lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp và cá nhân người lao động đã từng
bước góp phần lập lại kỷ cương trong hoạt động XKLĐ, ổn định và giữ
vững uy tín cho doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế.
Mặc dù vậy, công tác quản lý lao động xuất khẩu vẫn còn nhiều yếu kém,
đội ngữ cán bộ mỏng, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh phát
triển thị trường XKLĐ, không thể bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể tham gia hoạt động trên thị trường XKLĐ cũng như xử phạt
nghiêm minh những hành vi vi phạm của doanh nghiệp và người lao động.
Hiện nay mới chỉ có 6 ban quản lý lao động ở nước ngoài trong khi thị
trường XKLĐ Việt Nam đã trải rộng trên hơn 40 nước, dẫn đến tình trạng
quá tải trong công tác điều hành, nhất là điều hành từng thị trường. Mặt
khác, đối với từng doanh nghiệp , việc quản lý lao động xuất khẩu chỉ giới
hạn trong phạm vi hẹp ở các vấn đề như: quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp
và người lao động khi ký kết hợp đồng XKLĐ, giữa người lao động Việt
Nam với chủ sử dụng lao động ở nước ngoài hoặc người môi giới, còn
những quan hệ khác thì không thể quản lý nổi.
IV.Chất lượng của các doanh nghiệp và các trung tâm làm công tác XKLĐ:
10
Bước đầu phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển thị
trường XKLĐ, trên thị trường đã hình thành được đội ngũ doanh nghiệp và
các trung tâm làm công tác XKLĐ tương đối mạnh mẽ về cơ sở vật chất, về
cán bộ, năng lực đào tạo lao động. Đã hình thành được 154 doanh nghiệp có
giấy phép XKLĐ trong đó chiếm gần 90% là doanh nghiệp được bổ sung
chức năng XKLĐ. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc tìm
kiếm thị trường ngoài nước , phối kết hợp với các cơ quan chức năng, co sở
đào tạo nghề để trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp, phong
tục tập quán, ngoại ngữ cho người lao động. Xuất hiện ngày càng nhiều
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín đối với đối tác nước ngoài, rất
thuận lợi cho việc phát triển thị trường lao động. Kết quả trong 3 năm từ
2001 – 2003 đã có:
1 doanh nghiệp xuất khẩu 10.000 lao động;
4 doanh nghiệp xuất khẩu trên 5.000 lao động;
37 doanh nghiệp xuất khẩu trên 1.000 lao động
Bên cạnh những kết quả này, chất lượng của các doanh nghiệp XKLĐ vẫn
còn nhiều bất cập. Trên thực tế, đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực này vẫn
còn mỏng, yếu về kinh nghiệm, thiếu về cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính ,
vì vậy khả năng khai thác và phát triển thị trường còn hạn chế . Đã có nhiều
doanh nghiệp, thậm chí cả bản thân người lao động tích cực khai thác thông
tin, tìm hiểu thị trường lao động ngoài nước, song như vậy vẫn là chưa đủ để
đảm bảo khả năng phát triển thị trường.
Song song với những khó khăn này, chất lượng của các trung tâm dạy
nghề cũng có nhiều vấn đề đáng bàn, các cơ sở đào tạo nghề đã hiếm, lại
nghèo nàn và lạc hậu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên mỏng và yếu về
chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn những nghề mà trường đào tạo cho học
viên là những nghề trường có khả năng đào tạo chứ chưa dựa vào nhu cầu
11
thực tiễn của từng thị trường lao động ngoài nước . Mặt khác, việc đào tạo
nghề chỉ nặng về việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mà chưa đi sâu, đi sát
dể lồng ghép tốt giữa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ với ngoại ngữ, giáo dục
pháp luật, phong tục tập quán của nước nhập khẩu lao động.
Như vậy, vấn đề cần quan tâm của các doanh nghiệp cũng như của các
trung tâm làm công tác XKLĐ là không chỉ nâng cao số lượng lao động xuất
khẩu , mà còn phải làm thế nào để cung lao động xuất khẩu vượt ra khỏi tầm
lao động giản đơn, không có nghề, vươn tới lao động xuất khẩu có trình độ
tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu về cơ cấu, chất lượng nghề đào tạo trên thị
trường lao động quốc tế.
Chương 2: Thực trạng XKLĐ tỉnh Nam Định
I.Tình hình XKLĐ Việt Nam những năm qua:
Từ năm 1991 đến nay, nước ta thực hiện việc XKLĐ và chuyên gia theo
cơ chế thị trường, đã từng bước chuyển hướng đưa lao động chủ yếu sang
các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sang các thị trường mới, và đến nay đã
có chỗ đứng vững chắc tại các thị trường lao động chủ yếu trên thế giới
Hiện nay đã có 340.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc
tại khoảng 40 nước và vùng lãnh thổ, hàng năm gửi về nước khoảng 1,5 tỷ
USD
Biểu 2: Số lượng lao động xuất khẩu giai đoạn 1998 – nay
Năm Số LĐ xuất khẩu
(người)
So với kế
hoạch(%)
So với năm trước
(%)
10
Ta c
Đ
nhữn
lao đ
chuy
Bê
được
chuy
ngoà
hẹp
chế
việc
10
20
30
40
50
60
70
80
1998
1999
2000
2001
2002
2003
tháng/200
ó thể biểu
ặc biệt là t
g bước tiế
ộng và ch
ên gia đưa
n cạnh đó
nâng lên
ên môn, n
i nước. D
trong các
độ chính t
ở 40 nướ
0
000
000
000
000
000
000
000
000
1998 199
4
diễn số liệ
ừ năm 20
n vượt bậ
uyên gia đ
đi được t
, chất lượ
, ngày càn
goại ngữ,
o vậy, hiệ
nước SNG
rị - xã hội
c, vùng lã
9 2000 2001
12240
20700
25210
31186
46122
75000
67000
u trên bằn
01 đến na
c. Trong 3
i làm việc
rong 10 nă
ng nguồn
g có thêm
kiến thức
n nay thị
, châu Ph
. Lao độn
nh thổ, v
2002 2003 20
12
g biểu đồ s
y, hoạt độ
năm qua,
ở nước ng
m trước đ
lao động đ
nhiều lao
luật pháp
trường XK
i, mà đượ
g xuất kh
ới thị phầ
04
89
125
110
100,5
115
150
134
au:
ng XKLĐ
ta đã đưa
oài, gấp 1
ó ( 121.75
ược xuất
động đượ
, phong t
LĐ của n
c mở rộng
ẩu của nướ
n ngày cà
1
1
1
1
và chuyê
đi được tr
,3 lần số l
2 người)
khẩu cũng
c đào tạo
ục tập quá
ước ta kh
sang các
c ta đã v
ng tăng, t
66,2
69,12
121,7
123,7
47,87
62,61
31,37
n gia đã c
ên 157.00
ao động v
từng bướ
sâu hơn v
n trong v
ông chỉ b
nước khá
à đang làm
rải rộng từ
ó
0
à
c
ề
à
ó
c
13
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, khu vực Trung Đông tới nam Thái Bình Dương
với ngày càng nhiều các hình thức XKLĐ đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi
cho lao động Việt Nam thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường
truyền thống.
II.Giới thiệu chung về Nam Định:
1.Điều kiện tự nhiên:
Nam Định là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng ven biển, ở phía nam châu
thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, phía Tây và Tây
Nam giáp Ninh Bình, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Trung tâm kinh
tế, chính trị, văn hóa của tỉnh là thành phố Nam Định, cách Hà Nội 90 km.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1669,36 km2, dân