MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU1
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ3
1.1. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ3
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ3
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ4
1.1.3. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu10
1.1.4. Giá vốn của hàng hoá12
1.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng15
1.2.1. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng15
1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ bán hàng16
1.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ17
1.3.2. Tài khoản sử dụng19
1.3.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ25
1.3.4. Hệ thống sổ kế toán31
Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử36
2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện - Điện tử36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Điện - Điện tử36
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Điện – Điện tử36
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty TNHH Điện - Điện tử38
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH Điện - Điện tử40
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử44
2.2.1. Chứng từ sử dụng44
2.2.2.Tài khoản sử dụng55
2.2.3. Phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty56
2.2.4. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử58
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng chuẩn mục số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử72
2.3.1. Những ưu điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử72
2.3.2. Những nhược điểm trong vận dụng chuẩn mực số 14 vào kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử73
Chương 3: Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử77
3.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử77
3.1.1. Sự cần thiết khách quan của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử77
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng78
3.1.3. Nội dung hoàn thiện kế toán bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử79
3.1.4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử80
3.2. Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử81
3.2.1. Về phạm vi thời điểm ghi nhận doanh thu81
3.2.2. Về chứng từ sử dụng82
3.2.2. Về tài khoản sử dụng85
3.2.4. Về sổ kế toán sử dụng86
3.2.5. Về kiến nghị với bộ tài chính91
3.4. Đánh giá giải pháp và điều kiện ứng dụng92
KẾT LUẬN94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO95
98 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4182 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình phát triển nền kinh tế và sự đổi mới sâu sắc của cơ chế kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của các khối kinh tế như: ASEAN, AFTA, ASEM,..và sắp tới sẽ ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Quan hệ buôn bán của nước ta với các nước trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải ngày càng hoàn thiện công tác quản lý đặc biệt là công tác kế toán của doanh nghiệp mình.
Đối với các doanh nghiệp, chỉ khi bán được hàng thì mới thu hồi được vốn bỏ ra, có được doanh thu bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận. Do đó bán hàng là khâu cuối cùng và có tính chất quyết định đến hiệu quả của cả quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để tiêu thụ hàng hoá đạt kết quả cao, việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì kế toán là một công cụ không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, kiểm tra việc sử dụng, quản lý tài sản, hàng hoá trong doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng những kiến thức được trang bị ở trường, qua thời gian tìm hiểu thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy kế toán tại công ty TNHH Điện - Điện tử, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Vận dụng chuẩn mực số 14 trong kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử”.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2: Thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử.
Chương 3: Các giải pháp nhằm vận dụng chuẩn mực số 14 hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Điện - Điện tử.
Trong quá trình thực tập, em được sự chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Hà cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán công ty TNHH Điện - Điện tử. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu và trình độ kiến thức có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
Lý luận chung về kế toán nghiệp vụ bán hàng
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Đặc điểm kế toán nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn không nhỏ với vấn đề vốn, nhất là các khoản vay trung hạn và dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nhận thức chưa thông thoáng nên còn rất nhiều hạn chế. Việc thuê đất hoặc cấp đất của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị cản trở bởi hồ sơ và thủ tục khá phức tạp.
Hiện nay, phần lớn công nghệ mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng đã lạc hậu hàng chục năm có khi đến vài chục năm. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, mẫu mã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cũng như trình độ tay nghề của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá là thấp so với nhu cầu. Một vấn đề khác là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phải gánh chịu những thông lệ và điều kiện cạnh tranh không bình đẳng, điều kiện tiếp cận với thông tin về văn bản pháp luật, thị trường, tiến bộ công nghệ,…còn tản mạn và hạn chế.
1.1.2. Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.1. Khái niệm
Bán hàng là quá trình người bán chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá cho người mua để nhận quyền sở hữu về tiền tệ hoặc quyền đòi tiền người mua.
Hàng hoá trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán ra.
Đối tượng phục vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người tiêu dùng bao gồm các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh khác và các cơ quan tổ chức xã hội.
1.1.2.2. Các phương thức bán hàng
Các doanh nghiệp có thể thực hiện bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau như:
- Phương thức bán buôn
- Phương thức bán lẻ
- Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Trong mỗi phương thức bán hàng lại có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
1.1.2.2.1. Phương thức bán buôn
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất,… để thực hiện bán ra hoặc để gia công, chế biến bán ra.
Đặc điểm của phương thức bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do đó, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa thực hiện. Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn.
Trong bán buôn thường bao gồm 2 phương thức:
- Phương thức bán buôn hàng hoá qua kho: Bán buôn hàng hoá qua kho là phương thức bán buôn hàng hoá mà trong đó hàng hoá phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới 2 hình thức:
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp
Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của bên bán để nhận hàng. Doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
+ Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc căn cứ vào đơn đặt hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao.
- Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng có thể thực hiện theo hai hình thức:
+ Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn được gọi là hình thức giao tay ba)
Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
+Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng
Theo hình thức này, doanh nghiệp sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận. Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ.
1.1.2.2.2. Phương thức bán lẻ
Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ không có tính chất sản xuất.
Bán hàng theo phương thức này là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. Bán lẻ thường không lập chứng từ cho từng lần bán.
Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức bán hàng mà trong đó tách rời nghiệp vụ thu tiền của người mua và nghiệp vụ giao hàng cho người mua. Mỗi quầy hàng có một nhân viên thu tiền làm nhiệm vụ thu tiền của khách, viết hoá đơn hoặc tích kê cho khách để khách đến nhận hàng ở quầy hàng do nhân viên bán hàng giao. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng căn cứ vào hoá đơn và tích kê giao hàng cho khách hàng kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ngày, trong ca và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu tiền làm giấy nộp tiền và nộp tiền bán hàng cho thủ quỹ.
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Hết ca (hoặc hết ngày) bán hàng, nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời tiến hành kiểm kê hàng hoá tồn quầy để xác định số lượng hàng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cáo bán hàng.
- Hình thức bán lẻ tự phục vụ (tự chọn): Theo hình thức này, khách hàng tự chọn lấy hàng hoá, mang đến bàn tính tiền để tính tiền và thanh toán tiền hàng. Nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hoá đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng. Nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hoá ở quầy (kệ) do mình phụ trách.
1.1.2.2.3. Phương thức gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá
Phương thức gửi hàng đại lý bán là phương thức bán hàng mà trong đó doanh nghiệp giao hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán. Số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi doanh nghiệp được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới mất quyền sở hữu về số hàng này.
Khi phát sinh nghiệp vụ giao nhận đại lý thì hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng, xác định mặt hàng, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán, giá bán, tỷ lệ hoa hồng, trách nhiệm và quyền lợi của từng bên.
- Đối với bên giao đại lý là đơn vị chủ hàng được phép tính doanh thu bán hàng và phải có trách nhiệm quản lý số hàng theo từng cơ sở từ khi giao đến khi xác định tiêu thụ và phải thanh toán kịp thời tiền hoa hồng cho bên đại lý.
- Đối với bên nhận đại lý là người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm quản lý và tổ chức bán số hàng đã nhập. Sau khi bán được phải thanh toán đầy đủ, kịp thời cho bên giao đại lý và được nhận hoa hồng tính theo tỷ lệ quy định trên giá bán để bù đắp chi phí và hình thành lợi nhuận.
1.1.2.2.4. Một số phương thức bán hàng khác
Phương thức bán hàng trả góp là phương thức bán hàng mà tiền hàng được thu làm nhiều lần, tổng số tiền thu bao gồm số tiền tính theo giá bán thu tiền ngay và số tiền lãi mà người mua phải chịu do trả làm nhiều lần. Về thực chất, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên về mặt hạch toán, khi giao hàng cho người mua, hàng hoá bán trả góp được coi là tiêu thụ, bên bán ghi nhận doanh thu.
Phương thức bán hàng thu tiền một lần là phương thức bán hàng mà người mua sẽ thanh toán tiền hàng một lần duy nhất, đúng bằng trị giá hàng hoá mua.
1.1.2.3. Các phương thức và hình thức thanh toán
1.1.2.3.1. Các phương thức thanh toán
1.1.2.3.1.1. Phương thức thanh toán ngay
Phương thức thanh toán này có đặc trưng cơ bản là khoảng thời gian từ lúc thực hiện hợp đồng đến lúc thanh toán tiền hàng là rất ngắn, sự vận động của hàng hoá gắn liền với sự vận động của tiền tệ. Thanh toán theo phương thức này sử dụng chủ yếu trong bán lẻ hàng hoá, thương vụ nhỏ, số tiền không quá lớn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh, tránh được rủi ro trong thanh toán cho người bán.
1.1.2.3.1.2. Phương thức thanh toán chậm trả
Phương thức thanh toán này được áp dụng phổ biến trong hầu hết các giao dịch thương mại. Sau khi người mua nhận hàng, sẽ tiến hành thanh toán cho người bán theo thời gian quy định trong hợp đồng. Phương thức này đem lại rủi ro cao cho người bán nếu không có sự tín nhiệm lẫn nhau. Công ty TNHH Điện - Điện tử chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán này.
1.1.2.3.2. Các hình thức thanh toán
1.1.2.3.2.1. Hình thức thanh toán dùng tiền mặt
Đây là hình thức thanh toán khá thông dụng, được sử dụng chủ yếu trong bán lẻ hoặc thanh toán với những đối tác không có tư cách pháp nhân. Với những thương vụ lớn đòi hỏi lượng tiền giao dịch nhiều thì thanh toán dùng tiền mặt không phải là sự lựa chọn tối ưu vì mang lại rủi ro cao.
1.1.2.3.2.2. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
Áp dụng hình thức thanh toán này sẽ cho phép giảm tải được lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí liên quan đến việc in tiền và phát hành tiền, tính an toàn cao. Chính vì những ưu điểm đó, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phổ biến trên thế giới. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất đa dạng:
- Thanh toán bằng séc: Séc là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình trả cho người có tên trên tờ séc hoặc theo lệnh của người đó trả cho một người khác một khoản tiền nhất định bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi là một tờ lệnh chi tiền từ chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng hoặc để đáp ứng chi tiêu tài chính khác. Trong các giao dịch thương mại, uỷ nhiệm chi thường được sử dụng khi hai bên mua và bên bán có độ tín nhiệm cao hoặc bên bán có khả năng khống chế bên mua trong quá trình cung cấp hàng hoá - dịch vụ, quan hệ mua bán diễn ra thường xuyên, liên tục.
- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Uỷ nhiệm thu là một tờ lệnh thu tiền do đơn vị bán ký phát uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền về trị giá hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng. Trong các giao dịch thương mại thì uỷ nhiệm thu chỉ áp dụng trong trường hợp độ tín nhiệm của bên bán đối với bên mua tương đối cao.
- Thanh toán bằng thư tín dụng: Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng đối với người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung và yêu cầu của thư tín dụng. Trong các giao dịch thương mại thì hình thức này sử dụng khi hai bên mua bán không tín nhiệm nhau, bên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền thanh toán phù hợp với trị giá hàng hoá đã giao hoặc dịch vụ đã cung ứng.
1.1.3. Doanh thu và thời điểm ghi nhận doanh thu
1.1.3.1. Khái niệm
Theo chuẩn mực số 14, doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu như trong phương thức gửi hàng đại lý bán, khi người nhận đại lý thu hộ tiền bán hàng cho đơn vị chủ hàng thì doanh thu của người nhận đại lý chỉ là tiền hoa hồng được hưởng. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
1.1.3.2. Phạm vi xác định hàng bán
Hàng hoá được coi là đã hoàn thành việc bán, được ghi nhận doanh thu bán hàng phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Theo quy định hiện hành, được coi là hàng bán phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Hàng hoá phải thông qua quá trình mua, bán và thanh toán theo một phương thức thanh toán nhất định.
- Hàng hoá phải được chuyển quyền sở hữu từ doanh nghiệp (bên bán) sang bên mua và doanh nghiệp đã thu được tiền hay một loại hàng hoá khác hoặc được người mua chấp nhận nợ.
- Hàng hoá bán ra phải thuộc diện kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp mua vào hoặc gia công, chế biến hay nhận vốn góp, nhận cấp phát, tặng thưởng,…
Ngoài ra, một số trường hợp cũng được coi là hàng bán như:
- Hàng hoá xuất để đổi lấy hàng hoá khác còn gọi là hàng đổi hàng.
- Hàng hoá xuất để trả lương, tiền thưởng cho công nhân viên, thanh toán thu nhập cho các thành viên của doanh nghiệp.
- Hàng hoá xuất dùng làm quà biếu, tặng, quảng cáo, chào hàng,…
- Hàng hoá xuất dùng trong nội bộ, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng hoá hao hụt, tổn thất trong khâu bán do bên mua chịu.
1.1.3.3. Thời điểm ghi nhận doanh thu
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu thụ. Theo chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua. Trong hầu hết các trường hợp, thời điểm giao nhận phần lớn rủi ro trùng với thời điểm chuyển giao lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hợp pháp hoặc quyền kiểm soát hàng hoá cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Doanh thu và chi phí liên quan tới cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp.
Thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng cụ thể như sau:
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
- Với phương thức bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền của bên mua hoặc bên mua xác nhận đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán.
- Với phương thức bán lẻ hàng hoá: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
- Với phương thức là bán hàng đại lý, ký gửi: Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo hàng đã bán được.
1.1.4. Giá vốn của hàng hoá
Để xác định được kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hoá thì cần phải xác định được giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ. Theo qui định tính giá vốn hàng bán thì trị giá thực tế của hàng hoá mua vào được tính theo nguyên tắc giá phí. Giá trị thực tế hàng mua vào trong kỳ được xác định theo công thức sau:
Trị giá thực tế của hàng mua vào
=
Giá thanh toán cho người bán (trị giá mua thực tế)
+
Chi phí phát sinh trong khâu mua
-
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán
1.1.4.1. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán
Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể áp dụng 1 trong 4 phương pháp sau
1.1.4.1.1. Phương pháp đích danh
Áp dụng phương pháp đích danh, trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất bán lần nào chính là giá mua vào của lô hàng đó.
Phương pháp đích danh đảm bảo tính chính xác cao. Song khó áp dụng trong thực tế do đòi hỏi phải tổ chức bảo quản hàng mua theo từng lần mua hơn nữa về phương diện kế toán, đòi hỏi phải theo dõi chi tiết giá mua của từng mặt hàng theo từng lần mua từ khi mua đến khi xuất bán. Phương pháp này chủ yếu áp dụng đối với các đơn vị kinh doanh xuất - nhập khẩu.
1.1.4.1.2. Phương pháp giá mua bình quân
Phương pháp này áp dụng để tính giá mua bình quân của hàng hoá trong kỳ căn cứ vào số lượng hàng mua hiện có đầu kỳ và số lượng hàng mua vào trong kỳ. Đơn giá mua bình quân trong kỳ được tính theo công thức sau:
Đơn giá mua bình quân
=
Trị giá mua của hàng hoá hiện có đầu kỳ
+
Trị giá mua của hàng hoá mua vào trong kỳ
Số lượng hàng hoá
hiện có đầu kỳ
+
Số lượ