Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang

Trong nền kinh tế, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu đểnuôi sống con người. ỞViệt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tếquan trọng, đóng góp tỷtrọng lớn trong GDP. Cùng với sựphát triển của nền kinh tế, hoạt động nông nghiệp từng bước chuyển từsản xuất nhỏsang sản xuất với quy mô lớn và hiện đại nên cần có nhiều công cụphục vụquản lý, trong đó kếtoán là một trong những công cụkhông thểthiếu đểphục vụcho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm này nông nghiệp là ngành duy nhất được Ủy ban chuẩn mực kếtoán quốc tế(IASB) lựa chọn đểsoạn thảo chuẩn mực kếtoán. Chuẩn mực kế toán quốc tếvềnông nghiệp được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từngày 1-1-2003. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ ởcác nước đang phát triển nhưViệt Nam mà ngay cả đối với các nước đã phát triển cao. Hiện nay ởnước ta, công tác kếtoán tại doanh nghiệp vừa và nhỏhoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bịchi phối bởi các văn bản do bộTài chính ban hành nhưquyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23-12-1996 quy định chế độkếtoán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyết định 1017/TC/QĐ/CĐKT ngày 12-12-1997 quy định chế độkếtoán cho các hợp tác xã nông nghiệp. Hệthống kếtoán trong các quyết định nêu trên đã được ban hành khá lâu nên có nhiều vấn đềcần phải hoàn chỉnh cho phù hợp với sựphát triển của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chế độkếtoán này áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏthuộc mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần kinh tếtrong cảnước. Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng đến nay BộTài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụthểvềviệc hạch toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này. Do chưa có những hướng dẫn vềkếtoán cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng các chế độkếtoán không nhất quán gây khó khăn cho việc quản lý của các cơquan nhà nước. Bên cạnh đó, hệthống tài khoản kếtoán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏcòn thiếu nhiều tài khoản làm việc hạch toán các nghiệp vụkinh tếphát sinh gặp nhiều khó khăn. Do đó, tôi chọn đềtài nghiên cứu “Vận dụng một cách hợp lý hệthống tài khoản kếtoán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang”với mong muốn cụ thểhóa nội dung kếtoán cho một sốloại hình sản xuất của ngành nông nghiệp.

pdf82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 MỤC LỤC MỤC LỤC Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG, PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................1 3. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................2 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5 5. Bố cục của đề tài......................................................................................................5 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.................................................................5 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP..7 1.1. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế ...............................................7 1.2. Các đặc điểm của sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp....................................7 1.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được thực hiện trên phạm vi rộng lớn với tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai ................................................................................7 1.2.2. Tính mùa vụ trong chu kỳ sản xuất kinh doanh................................................8 1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên ................................................................8 1.2.4. Đặc điểm của sản phẩm nông nghiệp ..............................................................8 1.2.5. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ .....................................................................9 1.3. Ảnh hưởng của đặc điểm riêng ngành nông nghiệp đến công tác kế toán ............9 1.3.1. Phân loại và đánh giá tài sản...........................................................................9 1.3.2. Ghi nhận doanh thu và chi phí .........................................................................10 1.3.3. Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ................................................10 1.4. Các quy định về kế toán nông nghiệp hiện hành ...................................................11 1.4.1. Chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ- Quyết định 1177 TC/QĐ/CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 về việc bổ sung, sửa đổi Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định 1177 và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa...........................................11 1.4.2. Chế độ kế toán dành cho Hợp tác xã nông nghiệp- Quyết định 1017 TC/QĐ/CĐKT ngày 12/12/1997.................................................................................12 1.4.3. Các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành ...............................................13 1.5. Tham chiếu khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán Quốc tế và Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) .............................................................15 Trang 2 1.5.1. Khuôn mẫu lý thuyết của Chuẩn mực kế toán quốc tế .....................................15 1.5.2. Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) ......................................15 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP Ở AN GIANG....................................................................................................17 2.1. Vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế An Giang .........................................17 2.2. Khái quát về doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang............................................18 2.2.1. Doanh nghiệp nông nghiệp ..............................................................................18 2.2.2. Doanh nghiệp nông nghiệp ở An Giang...........................................................18 2.3. Khảo sát công tác kế toán tại các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang..............20 2.3.1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng lúa...........................................20 2.3.1.1. Khảo sát công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất lúa giống.................20 a. Đặc điểm của hoạt động sản xuất lúa giống tại doanh nghiệp.......................20 b. Tổ chức công tác kế toán ...............................................................................21 c. Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các doanh nghiệp sản xuất lúa giống..............................................................22 2.3.1.2. Khảo sát công tác kế toán tại hợp tác xã nông nghiệp ...............................25 a. Đặc điểm sản xuất lúa giống tại hợp tác xã....................................................25 b. Tổ chức công tác kế toán tại hợp tác xã.........................................................25 c. Các tài khoản kế toán được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành lúa giống tại hợp tác xã .......................................................................................25 2.3.2. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi cá sấu ..............................27 2.3.2.1. Đặc điểm hoạt động nuôi cá sấu ..............................................................27 2.3.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp nuôi cá sấu ....................28 2.3.2.3. Quá trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp nuôi cá sấu .........................................................................................28 2.3.3. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nuôi thủy sản....................................33 2.3.3.1. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp....................................................34 2.3.3.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp .............................................34 2.3.3.3. Các tài khoản được sử dụng để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp ..................................................................................................35 2.4. Đánh giá công tác kế toán trong các doanh nghiệp nông nghiệp An Giang 2.4.1. Đánh giá chung ................................................................................................38 2.4.2. Đánh giá tình hình vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm .....................................................................39 Trang 3 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HỢP LÝ HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀO HẠCH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP AN GIANG.............42 3.1. Mục tiêu của việc vận dụng hệ thống tài khoản vào quá trình hạch toán ..............42 3.2. Giải pháp vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số loại hình sản xuất nông nghiệp ở An Giang..................................................................44 3.2.1. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán vào việc hạch toán một số tài sản đặc thù của doanh nghiệp nông nghiệp. ...........................................................................45 3.2.1.1. Tài sản cố định .........................................................................................45 a. Đất đai ............................................................................................................45 b. Tài sản cố định sinh học.................................................................................46 3.2.1.2. Hàng tồn kho............................................................................................48 3.2.2. Vận dụng hệ thống tài khoản vào việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số loại hình sản xuất nông nghiệp.........................................48 3.2.2.1. Đối với hoạt động sản xuất lúa giống ......................................................49 3.2.2.2. Đối với hoạt động chăn nuôi cá sấu.........................................................52 3.2.2.3. Đối với hoạt động nuôi cá bè...................................................................56 3.3. Một số kiến nghị bổ sung.......................................................................................58 KẾT LUẬN...................................................................................................................61 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 2-1: Quy trình sản xuất lúa giống .......................................................................21 Sơ đồ 2-2 : Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoạt động sản xuất lúa giống..........................................................................................................24 Sơ đồ 2-3: Kế toán hoạt động sản xuất lúa giống ở hợp tác xã ....................................26 Sơ đồ 2-4: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu thịt .................................................31 Sơ đồ 2-5 : Kế toán chi phí ban đầu khi nuôi đàn cá sấu bố mẹ ...................................32 Sơ đồ 2-6: Kế toán chi phí hoạt động nuôi cá sấu sinh sản ..........................................32 Sơ đồ 2-7: Kế toán chi phí sản xuất của hoạt động nuôi cá bè .....................................38 Sơ đồ 3-1: Kế toán hoạt động sản xuất lúa giống .........................................................51 Sơ đồ 3-2. Kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá sấu thịt ....................................53 Sơ đồ 3-3: Kế toán quá trình nuôi để tạo đàn cá sấu bố mẹ..........................................54 Sơ đồ 3-4: Kế toán chi phí sản xuất giai đoạn nuôi sinh sản ........................................56 Sơ đồ 3-5: Kế toán chi phí sản xuất hoạt động nuôi cá bè............................................57 DANH MỤC BẢNG Bảng 0-1: Thống kê doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp ....................................................................................3 Bảng 0-2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu của đề tài ...............................................................3 Bảng 0-3: Kết quả khảo sát tình hình áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ở các doanh nghiệp và HTX sản xuất nông nghiệp ở An Giang ............................................4 Bảng 2-1: Thống kê doanh nghiệp nông nghiệp tại An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp đến tháng 5 năm 2006 .............................................................19 DANH MỤC HÌNH Hình 2-1: Cơ cấu doanh nghiệp nông nghiệp An Giang phân theo ngành nghề ..........19 Trang 5 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH, BHYT: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn CTCP: Công ty cổ phần DNTN: Doanh nghiệp tư nhân HTX: Hợp tác xã IAS: International Accounting Standard IASB: International Accounting Standard Board VAS: Vietnamese Accounting Standard Trang 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm chủ yếu để nuôi sống con người. Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng lớn trong GDP. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động nông nghiệp từng bước chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất với quy mô lớn và hiện đại nên cần có nhiều công cụ phục vụ quản lý, trong đó kế toán là một trong những công cụ không thể thiếu để phục vụ cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm này nông nghiệp là ngành duy nhất được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) lựa chọn để soạn thảo chuẩn mực kế toán. Chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1- 2003. Điều này cho thấy ngành nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế không chỉ ở các nước đang phát triển như Việt Nam mà ngay cả đối với các nước đã phát triển cao. Hiện nay ở nước ta, công tác kế toán tại doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị chi phối bởi các văn bản do bộ Tài chính ban hành như quyết định 1177/TC/QĐ/CĐKT ngày 23-12-1996 quy định chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quyết định 1017/TC/QĐ/CĐKT ngày 12-12-1997 quy định chế độ kế toán cho các hợp tác xã nông nghiệp. Hệ thống kế toán trong các quyết định nêu trên đã được ban hành khá lâu nên có nhiều vấn đề cần phải hoàn chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp. Hơn nữa, chế độ kế toán này áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi lĩnh vực hoạt động, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Trong khi đó, hoạt động nông nghiệp có những đặc điểm riêng nhưng đến nay Bộ Tài chính vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc hạch toán cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất này. Do chưa có những hướng dẫn về kế toán cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp nên các doanh nghiệp nông nghiệp áp dụng các chế độ kế toán không nhất quán gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn thiếu nhiều tài khoản làm việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh gặp nhiều khó khăn. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Vận dụng một cách hợp lý hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc hạch toán các loại hình sản xuất nông nghiệp tại An Giang” với mong muốn cụ thể hóa nội dung kế toán cho một số loại hình sản xuất của ngành nông nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn đạt được những mục tiêu sau: i. Đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của công tác kế toán ở các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang Để đạt được mục tiêu này, ta sẽ khảo sát tình hình hoạt động và công tác kế toán của một số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tiêu biểu ở An Giang nhằm làm rõ các vấn đề: (a) cách thức tổ chức bộ máy kế toán của các doanh nghiệp này; (b) Trang 7 cách vận dụng hệ thống tài khoản kế toán hiện hành vào việc kế toán các tài sản đặc thù và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp; (c) hệ thống sổ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp. ii. Đánh giá mức độ phù hợp của chế độ kế toán hiện hành đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp Dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của công tác kế toán ở một số doanh nghiệp tiêu biểu ở các ngành sản xuất nông nghiệp ở An Giang, tác giả sẽ đánh giá mức độ phù hợp của chế độ kế toán hiện hành đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung. iii. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra các giải pháp để nâng cao mức độ phù hợp của chế độ kế toán đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả để có được một bức tranh tương đối hoàn chỉnh về: cách thức tổ chức bộ máy kế toán; cách thức áp dụng hệ thống tài khoản vào việc hạch toán các hoạt động sản xuất; cách thức sử dụng hệ thống sổ kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang. Ngoài phương pháp nghiên cứu mô tả, tác giả còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp khái quát hóa. • Phương pháp thu thập dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn như: các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, các báo và tạp chí và internet. - Dữ liệu sơ cấp: để thu được dữ liệu sơ cấp tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu (depth- interview) dựa trên bảng câu hỏi đã được chuẩn bị trước ở 21 doanh nghiệp và 14 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở An Giang. Đối tượng được phỏng vấn là giám đốc (hoặc chủ nhiệm hợp tác xã) và kế toán trưởng của các doanh nghiệp và hợp tác xã. Phương pháp chọn mẫu được sử dụng ở đây là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Tiêu thức phân tầng là ngành nghề sản xuất và loại hình doanh nghiệp. + Về ngành nghề sản xuất, các doanh nghiệp được chia ra thành 3 nhóm: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản (riêng chế biến và dịch vụ nông nghiệp thì không khảo sát vì không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài). + Về loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp được chia ra thành 3 nhóm: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Căn cứ trên danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh (do Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang cung cấp) và danh sách các hợp tác xã nông nghiệp- thủy sản đang hoạt động (do Chi cục Quản lý và Phát triển hợp tác xã cung cấp), tác giả Trang 8 đã lọc ra danh sách các doanh nghiệp/hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp- thủy sản, sau đó phân loại theo các ngành nghề sản xuất và loại hình cụ thể. Kết quả phân loại như sau: Bảng 0-1: Thống kê doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp ở An Giang theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Ngành nghề Công ty cổ phần Công ty TNHH DNTN HTX Tổng Trồng trọt 0 3 0 Chăn nuôi 0 5 6 97(*) 111 Nuôi trồng thủy sản 3 4 127 6 140 Tổng 3 12 133 103 251 Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư An Giang, Chi cục Quản lý và Phát triển HTX (*) Các HTX lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi được thống kê chung Sau đó, tác giả tiến hành chọn ngẫu nhiên 21 doanh nghiệp đại diện cho cả 3 ngành nghề sản xuất cũng như 3 loại hình doanh nghiệp và 14 hợp tác xã. Kết quả chọn mẫu thể hiện trong bảng 0-2: Bảng 0-2: Cơ cấu mẫu nghiên cứu của đề tài Loại hình Lĩnh vực DNTN Công ty TNHH Công ty cổ phần HTX Tổng Trồng lúa 0 3 0 8 11 Nuôi thủy sản 5 4 2 2 13 Chăn nuôi (bò, dê, cá sấu) 4 3 0 4 11 Tổng 9 10 2 14 35 Sau khi đã xác định xong cơ cấu mẫu, tác giả đã gửi bản câu hỏi phỏng vấn qua đường thư tín tới toàn bộ 21 doanh nghiệp và 14 HTX được chọn (danh sách các doanh nghiệp và HTX được khảo sát xin xem ở Phụ lục 5). Sau thời gian 2 tuần, chỉ có 6 doanh nghiệp và 1 HTX gửi bản trả lời, bao gồm: - Về ngành nghề sản xuất: 1 doanh nghiệp và 1 HTX trồng trọt; 5 doanh nghiệp nuôi thủy sản; không có doanh nghiệp/HTX chăn nuôi nào gửi phản hồi. - Về loại hình doanh nghiệp: 1 công ty TNHH; 5 DNTN; 1 HTX; không có công ty cổ phần nào gửi phản hồi. Trong số 7 đơn vị đã gửi phản hồi, chỉ có 2 đơn vị (1 doanh nghiệp và 1 HTX) đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán, 5 doanh nghiệp còn lại không sử dụng hệ thống tài khoản kế toán để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Để đảm bảo cơ cấu mẫu mang tính đại diện, tác giả đã cố gắng phỏng vấn toàn bộ 28 đơn vị còn lại (15 doanh nghiệp và 13 HTX), phương pháp phỏng Trang 9 vấn được chọn là phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại. Trong số 28 đơn vị này thì: - Đối với các doanh nghiệp: có 10 doanh nghiệp chỉ đăng ký kinh doanh nhưng chưa hoặc không tiến hành sản xuất; 3 doanh nghiệp có sử dụng hệ thống tài khoản để kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp; 2 doanh nghiệp không áp dụng hệ thống tài khoản kế toán. Đối với các doanh nghiệp có tổ chức các hoạt động sản xuất nhưng không sử dụng hệ thống tài khoản để hạch toán, tác giả phỏng vấn để thu thập thông tin về các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất cũng như cách thức theo dõi các loại tài sản đặc thù của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. - Đối với các hợp tác xã: hoạt động chủ yếu của các hợp tác xã nông nghiệp là cung cấp dịch vụ bơm tưới hoặc đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các xã viên với các doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất lúa, chăn nuôi do các xã viên trong hợp tác xã tự tổ chức sản xuất nên không thực hiện kế toán. Tương tự như các hợp tác xã nông nghiệp, các hợp tác xã thủy sản cũng chỉ đứng ra ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến cho các
Luận văn liên quan