Vận dụng tư tưởng nhân quả của Phật giáo qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam để định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay

Với ảnh hưởng từ tư tưởng Nhân quả của Phật giáo trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam, chúng ta có thể định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay một số nội dung: lòng nhân ái và chia sẻ; tinh thần nhân văn, hướng thiện; lòng vị tha và khoan dung; tinh thần đoàn kết hợp tác trong lao động và học tập, giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình.

pdf6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng tư tưởng nhân quả của Phật giáo qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam để định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 200 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHÂN QUẢ CỦA PHẬT GIÁO QUA CÁC CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ĐỂ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HIỆN NAY APPLYING THE CAUSE AND EFFECT LAW IDEA OF BUDDISM EMBEDDED IN VIETNAMESE FAIRY TALES TO ORIENT CULTURAL AND BEHAVIOURAL EDUCATION FOR HIGH SCHOOL STUDENTS SVTH: Nguyễn Thị Thảo Lớp 06SGC, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư Phạm GVHD: Lê Hữu Ái Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Kinh Tế TÓM TẮT Với ảnh hưởng từ tư tưởng Nhân quả của Phật giáo trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam, chúng ta có thể định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay một số nội dung: lòng nhân ái và chia sẻ; tinh thần nhân văn, hướng thiện; lòng vị tha và khoan dung; tinh thần đoàn kết hợp tác trong lao động và học tập, giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. ABSTACT With the influence of the cause and effect law of Buddism embedded in Vietnamese fairy tales, we can orient the behavioural education for high school students in some aspects: humanity and sharing spirit, inclination to the good, forgiveness and toleration, solidarity in studying and working. These virtues can help students to perfect their personality. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, không khó để chúng ta nhận ra những dấu hiệu suy thoái về văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử trong cộng đồng dân cư. Nó là hệ quả của lối sống gấp, lối sống hưởng thụ của nền kinh tế thị trường. Xét về mặt lịch sử, trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước, Phật giáo đã hòa vào lòng dân tộc, dung hợp với tín ngưỡng bản địa cùng với các tư tưởng khác tham gia vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ đó, hình thành cho mình một nền văn hóa phong phú, sinh động đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những triết lý ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người Việt là triết lý Nhân quả. Người Việt Nam vẫn thường nói: “Gieo nhân nào gặp quả ấy” và luôn tin ở hiền sẽ gặp lành, gieo gió ắt gặp bão, vì họ giàu thiện tâm và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thuyết Nhân quả của nhà Phật. Ảnh hưởng từ tư tưởng Nhân quả của Phật giáo đến nhân sinh quan người Việt được biểu hiện trước hết trong những câu chuyện cổ tích, bởi nó phản ánh nhiều mặt đời sống tinh thần của nhân dân ta suốt hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc. Đó là, sản phẩm sáng tạo của quần chúng nhân dân, chủ yếu là những tầng lớp bình dân trong xã hội. Vì thế, trước hết, nó đề cập đến cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống đời thường. “Người làm thiện, gặt tốt. Kẻ gây tội, quả xấu” – triết lý của nhà Phật hay “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo” – nhân sinh quan của ông cha là những bài học cùng chung Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 201 âm hưởng được gửi gắm trong các câu chuyện cổ tích Việt Nam đã thấm nhuần trong tâm hồn con trẻ, đặc biệt là ở cách ứng xử trong đời sống hằng ngày. 2. NỘI DUNG 2.1. Tư tưởng Nhân quả của Phật giáo 2.1.1. Vài nét về lịch sử hình thành Phật giáo a. Tiểu sử Phật Thích Ca Đức Phật Thích Ca nguyên tên là Tất Đạt Đa, sinh vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 263 trước Tây lịch. Ngài là Hoàng tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da. Năm 29 tuổi Ngài xuất gia và đã chứng được đạo quả Vô Thượng Đại Bồ Đề, hiệu là Thích Ca Mâu Ni vào năm Thái tử 35 tuổi. b. Quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo Từ khi hình thành đến khi Đức Phật nhập niết bàn, Phật giáo đã trải qua 4 kì kết tập với sự phân phái diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Song song với sự phân phái, Phật giáo không ngừng phát triển và được truyền bá rộng rãi ra bên ngoài trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta. Một trong những giáo lý góp phần làm cho sức sống của đạo Phật trường tồn và có ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài đó chính là giáo lý Nhân quả. 2.1.2. Nội dung cơ bản về thuyết Nhân quả của Phật giáo a. Khái niệm thuyết Nhân quả Mỗi tôn giáo, mỗi học thuyết nói chung đều có những quan niệm khác nhau về thuyết Nhân quả. Giáo lý Phật giáo cho rằng: nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Trong thế giới tương quan của hiện tượng, mỗi hiện hữu đều có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của sự có mặt của các hiện hữu gọi là nhân và hiện hữu gọi là quả. Mỗi hiên tượng vừa là kết quả vừa là nguyên nhân.. Tương quan Nhân quả ấy gọi là tương quan duyên sinh. b. Nội dung thuyết Nhân quả Nhân thế nào thì quả thế ấy: Một người chủ nông trại nọ muốn mình thu hoạch được nhiều đậu thì tất nhiên phải gieo trồng hạt giống đậu. Một nhân không thể sinh ra quả: Sự vật trong vũ trụ nầy đều là sự tổ hợp của nhiều nhân duyên. Cho nên không có một nhân nào, có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự giúp đỡ của nhiều nhân khác. Trong nhân có quả, trong quả có nhân: Trong nhân đã có sẵn mầm giống của quả. Mỗi vật, vì thế, đều có thể gọi là nhân hay quả được: đối với quá khứ, thì nó là quả, nhưng đối với tương lai thì nó là nhân. Nhân và quả là sự tiếp nối và đắp đổi cho nhau. Sự chuyển biến từ nhân thành quả có lúc nhanh nhưng cũng có lúc chậm, chứ không phải bao giờ cũng đồng nhất trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, các nhà nghiên cứu đã phân loại Nhân quả thành Nhân quả đồng thời và Nhân quả khác thời. 2.1.3. Ảnh hưởng của thuyết Nhân quả trong nhân sinh quan người Việt a. Quá trình Phật giáo du nhập vào Việt Nam Đạo Phật được truyền bá vào nước ta rất sớm, từ đầu công nguyên. “Công lao lúc Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 202 đầu là thuộc về người Ấn Độ và người Trung Á, sau đó là người Trung Hoa và có cả người Việt Nam đã sang Ấn Độ hoặc sang Trung Hoa học thêm đạo Phật để về giảng lại cho người mình”. Từ ngày đầu du nhập cho đến khi trở thành đạo Phật của Việt Nam, Phật giáo đã luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc với bao thăng trầm và biến cố, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào Phật giáo cũng hoà nhập vào đời sống dân tộc, kề vai sát cánh cùng toàn dân cứu nước, dựng nước và giữ nước. Cùng chung vận mạng và trở thành một bộ phận không thể tách rời của truyền thống tinh thần dân tộc. “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. b. Ảnh hưởng của thuyết Nhân quả trong nhân sinh quan người Việt Đạo Phật cũng như các giáo lý của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống của nhân dân ta nhưng gần gũi hơn hết thảy là tư tưởng Nhân quả, bởi nó có nhiều nét tương đồng với cách ứng xử của người Việt trong cuộc sống hàng ngày. Người ở hiền sẽ gặp lành, kẻ gieo gió ắt gặp bão vừa thể hiện lối suy nghĩ truyền thống của dân tộc Việt Nam vừa phảng phất thuyết Nhân quả của nhà Phật. Triết lý ấy cũng chính là bài học sâu sắc đầy giá trị mà ông cha ta đã gửi gắm qua các câu chuyện cổ tích. 2.2. Định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam 2.2.1. Nội dung của thuyết Nhân quả qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam a. Một số câu chuyện cổ tích Việt Nam Từ chỗ chịu ảnh hưởng, nhân dân ta đã mượn giáo lý của nhà Phật, đó là giáo lý Nhân quả để phản ánh hiện thực, để thể hiện ước mơ, tư tưởng về một xã hội công bằng, hạnh phúc trong đó cái thiện sẽ thắng cái ác, cái thiện sẽ được hưởng hạnh phúc còn cái ác tất yếu phải bị trừng trị, được gửi gắm qua các câu chuyện kể dân gian mà phổ biến là trong các câu chuyện cổ tích: Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế… b. Biểu hiện của thuyết Nhân quả qua các câu chuyện cổ tích trên Khi tiếp thu giáo lý của nhà Phật để xây dựng triết lý nhân sinh của mình nhân dân ta đã Việt hóa nhiều để phù hợp với tâm thức của người Việt. Nên đọc những câu chuyện cổ tích trên, ta không còn thấy hình ảnh của thuyết Nhân quả mà thay vào đó là bài học “gieo nhân nào gặt quả ấy”: thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. 2.2.2. Ý nghĩa của việc định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông a. Lòng nhân ái và sự chia sẻ. Mỗi người dân Việt Nam luôn đồng cảm với nỗi đau của người khác và sẵn sàng “nhường cơm sẻ áo” cho nhau với tinh thần “lá lành đùm lá rách, lách ít đùm lá rách nhiều”. Tư tưởng “thương người như thể thương thân” đã được nhân dân ta tôn trọng, giữ gìn và truyền lại cho nhiều thế hệ sau để làm nổi bật nét đẹp trong văn hóa - văn hóa ứng xử của nhân dân ta. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó bao gồm cả nguy cơ suy thoái về đạo đức, đặc biệt là lòng nhân ái ở lứa tuổi trung học phổ thông hiện nay. Đó là lối sống sùng bái vật chất, cá nhân, ích kỷ, lối sống thực dụng “chạy theo đồng tiền” không còn biết đến đạo lí… sẵn sàng chà đạp lên tình đồng chí, đồng nghiêp, tình cảm, quan hệ bạn bè, quan hệ thầy trò. Do đó, việc giáo Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 203 dục tinh thần nhân ái, biết chia sẻ với cộng đồng là một trong những nội dung quan trọng để định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho lứa tuổi học sinh trung học phổ thông. b. Tinh thần nhân văn, hướng thiện Tinh thần nhân văn, hướng thiện là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, tồn tại xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc. Trong cuộc sống ngày nay, mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động đến lối sống, cách suy nghĩ của giới trẻ, của học sinh trung học phổ thông. Khi cá nhân và lợi ích cá nhân được đề cao thì những giá trị nhân văn trong văn hóa truyền thống của dân tộc không tránh khỏi những thách thức. Do đó, giữ gìn và phát huy tinh thần nhân văn, hướng thiện cho học sinh trung học phổ thông hiện nay là một nguồn nội lực quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước. c. Tấm lòng khoan dung và vị tha Đây là một trong những yếu tố làm cho con người Việt Nam trở nên gần gũi, làm cho đất nước Việt Nam trở nên thân thiện. Vì thế, tuổi trẻ hôm nay phải tiếp bước cha anh để cho tinh thần khoan dung của dân tộc trường tồn và luôn tỏa sáng. Để làm được điều đó, các bạn trẻ hãy đi lên bằng đôi chân và làm việc bằng bàn tay, khối óc của chính mình. Làm việc đúng với khả năng của mình có, không dựa dẫm, ỷ lại, đề cao tính trung thực, phải biết nâng niu những số phận bất hạnh, biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác, hãy luôn dành cho nhau những nụ cười, những ánh nhìn thân thiện. Đồng thời, hãy tha thứ cho chính mình, bởi không có lỗi lầm nào là không thể xóa bỏ được. d. Tinh thần đoàn kết và hợp tác trong học tập, lao động Mang trong mình vị thế là những chủ nhân tương lai của nước nhà, lứa tuổi học sinh trung học phổ thông phải học tập và lao động theo tinh thần đoàn kết, hợp tác. Thời đại mà các em đang sống đòi hỏi một người phải hòa mình vào tất cả mọi người tạo nên khối kết đoàn vững chắc, để mỗi người không bị lùi xa, từ đó, đất nước ta mới không bị loại khỏi “cuộc chơi chung” của toàn cầu. Ông cha vẫn thường nói “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, phải chăng đó là chân lý của mọi thời đại. Đoàn kết, hợp tác cũng là một lối ứng xử “có văn hóa” của những người có hiểu biết, là nét đẹp của con người trong thời đại mới. Điều đó giúp chúng ta một lần nữa phải nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. 2.2.3. Một số kiến nghị góp phần nâng cao văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay a. Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh trung học phổ thông Văn hóa truyền thống là những giá trị vật chất và tinh thần được tạo nên trong các thời kì lịch sử, truyền từ đời này qua đời khác làm nên bản sắc dân tộc, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của đất nước. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn và tính cấp thiết của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cho học sinh trung học phổ thông. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lí dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại, xây dựng hệ chuẩn giá trị văn hóa mới phù hợp với sự phát triển của dân tộc trong điều kiện mới. Đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa ở các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn nhằm đảm bảo đưa các giá Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 204 trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa hiện đại vào giảng dạy, học tập. b. Đẩy mạnh xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” Để thực hiện mục tiêu đó, mỗi chúng ta đều phải chung tay góp sức, phải huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, của chính quyền đoàn thể, của các tổ chức kinh tế - xã hội và nhân dân địa phương nơi trường đóng. Đặc biệt, trong đó mỗi thầy cô là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thầy cô phải luôn thân thiện với mọi năng lực thực tế của mọi đối tượng học sinh, bằng tất cả tình thương, trách nhiệm với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu” để các em “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. c. Định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông qua các hoạt động từ thiện, tình nguyện Từ thiện, tình nguyện là những hoạt động thể hiện sự liên kết, hợp tác giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng. Đó là những hoạt động mang đầy ý nghĩa và có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng, là những hoạt động đem sức mình cống hiến cho xã hội, góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta ngày một tươi đẹp. Khi tham gia các hoạt động từ thiện, tình nguyện không chỉ chúng ta được sống hết mình với tuổi trẻ mà điều chúng ta nhận được còn lớn lao hơn vì đó là những hoạt động mang lại lợi ích thiết thực, có tính giáo dục và tính nhân văn cao cả, là môi trường rèn luyện của mỗi thanh niên trên bước đường lập thân, lập nghiệp. Tình nguyện, từ thiện là phương tiện hoàn hảo để các em đưa những kiến thức được học từ trong nhà trường ra ngoài xã hội nhằm thực hiện phương pháp “học đi đôi với hành”. d. Xây dựng tổ chức đoàn thanh niên thực sự vững mạnh đi đôi với việc tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh Định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay là một nội dung rộng lớn. Vì thế, nó được xem là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta, trong đó tổ chức Đoàn thanh niên có vai trò trực tiếp nhất. Để thực hiện được vai tò đó, đòi hỏi tổ chức Đoàn không ngừng đổi mới phương pháp hoạt động của mình nhằm thu hút, tập hợp ngày càng đông đảo học sinh tham gia, hưởng ứng. Mặt khác phải tìm tòi, tổ chức những phong trào mới, phong phú và đa dạng với những sân chơi thực sự bổ ích. 3. KẾT LUẬN Trong quá trình hình thành và phát triển, đất nước chúng ta đã cố gắng xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa riêng, trong đó chứa đựng những giá trị vô cùng độc đáo mà khó có thể tìm thấy ở một quốc gia thứ hai. Quá trình tạo dựng đó, có những giá trị được sinh ra từ trong lòng dân tộc, vốn dĩ là của ông cha từ khi khai sinh lập quốc để lại. Nhưng cũng có không ít giá trị được hình thành trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để làm giàu trí tuệ và tâm hồn người Việt. Một trong những giá trị đó chính là thuyết Nhân quả của Phật giáo bởi nó đã có ý nghĩa sâu sắc và vô cùng to lớn trong việc định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 205 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] PGS.TS Lê Hữu Ái (2009), “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, (12/2009), tr . 57 – 62. [2] Đoàn Trung Còn (2007), Lịch sử nhà phật, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, tr. 35 – 36. [3] TS Lê Văn Đính (2007), “Bàn thêm về ảnh hưởng của phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (10/2007), tr. 16 – 24. [4] Nguyễn Lang (2000), Phật giáo Việt Nam sử luận, tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, tr. 25 – 26. [5] TS Ngô Văn Minh (2009), “Phát huy giá trị nhân văn phật giáo trong xây dựng xã hội mới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, (5/2009), tr. 11 – 17. [6] Lê Hữu Tuấn (1998), “Ảnh hưởng của phật giáo đối với tư duy của người Việt trong lịch sử”, Tạp chí Triết học, (12/1998), tr 16 - 17.
Luận văn liên quan