Văn hóa là kiến thức có được mà con người dùng để giải thích những điều đã trải qua và tạo ra hành vi xã hội. Văn hóa được chia sẽ bởi các thành viên trong một nhóm, tổ chức hoặc xã hội. Thông qua văn hóa chúng ta xây dựng giá trị và thái độ định hướng cho hành vi của cá nhân và nhóm. Văn hóa được hiểu thông qua giáo dục và kinh nghiệm. Văn hóa cũng trãi qua từ thế này sang thế hệ khác, văn hóa được lưu truyền. Trong cùng thời gian văn hóa ít thay đổi trừ khi con người thích nghi trong những điều kiện mới. Trong hầu hết các nước, văn hóa trong những năm 90 không giống như trong những năm 60.
Ví dụ: Trong văn hóa Việt Nam thái độ khiêm tốn, tự xóa bỏ bản thân, nhún nhường được xem là một giá trị tích cực; nhưng trong văn hóa Mỹ thái độ tự khẳng định ( self-assertiveness) thường được đề cao hơn, được xem là một giá trị tích cực.
Để thành công trong kinh doanh quốc tế, con người phải hiểu văn hóa của các nước khác nhau và biết các thích nghi chúng. Xét trong một phạm vi, tất cả các cá nhân sẽ có hướng hành động theo văn hóa nước nhà, thách thức trong kinh doanh quốc tế là phải biết cách mở rộng tầm nhìn để tránh những quyết định dựa trên những quan niệm sai lầm.
Một nguyên nhân của những quan niệm sai lầm này là chủ nghĩa chủng (ethnocentrism), cho rằng cách mà họ thực hiện là ưu việt so với người khác. Có nhiều hình thức của hành vi tự cao này. Một vài hình thức phổ biến như thái độ bề trên, thiếu tôn trọng, cung cách kẻ cả, và hành vi cứng rắn. Hành vi tự cao này có thể tìm thấy trong cả cá nhân và tổ chức. Trường hợp là cá nhân trong xã hội thường cho là “chúng ta là tốt hơn người khác”. Trong trường hợp là tổ chức điển hình là MNC sử dụng những chiến lược ra nước ngoài giống như đã sử dụng trong nước vì cho rằng cách kinh doanh trong nước là tốt nhất để sử dụng trong thị trường cạnh tranh ở nước ngoài. Ngoài ra còn có những trường hợp khác như: (1) không thay đổi sản phẩm theo những yêu cầu của thị trường riêng biệt, (2) mang lợi nhuận trở về nước nhà mà không tái đầu tư thị trường nước ngoài, (3) đặt ở những vị trí then chốt những nhà quản trị làm việc tốt trong nước nhưng không có kinh nghiệm nước ngoài. Hành vi tự cao có thể tránh nếu hiểu biết văn hóa nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Những điều này có thể thực hiện nếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa.
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3263 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn hóa quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. DẪN NHẬP
Văn hóa là kiến thức có được mà con người dùng để giải thích những điều đã trải qua và tạo ra hành vi xã hội. Văn hóa được chia sẽ bởi các thành viên trong một nhóm, tổ chức hoặc xã hội. Thông qua văn hóa chúng ta xây dựng giá trị và thái độ định hướng cho hành vi của cá nhân và nhóm. Văn hóa được hiểu thông qua giáo dục và kinh nghiệm. Văn hóa cũng trãi qua từ thế này sang thế hệ khác, văn hóa được lưu truyền. Trong cùng thời gian văn hóa ít thay đổi trừ khi con người thích nghi trong những điều kiện mới. Trong hầu hết các nước, văn hóa trong những năm 90 không giống như trong những năm 60.
Ví dụ: Trong văn hóa Việt Nam thái độ khiêm tốn, tự xóa bỏ bản thân, nhún nhường được xem là một giá trị tích cực; nhưng trong văn hóa Mỹ thái độ tự khẳng định ( self-assertiveness) thường được đề cao hơn, được xem là một giá trị tích cực.
Để thành công trong kinh doanh quốc tế, con người phải hiểu văn hóa của các nước khác nhau và biết các thích nghi chúng. Xét trong một phạm vi, tất cả các cá nhân sẽ có hướng hành động theo văn hóa nước nhà, thách thức trong kinh doanh quốc tế là phải biết cách mở rộng tầm nhìn để tránh những quyết định dựa trên những quan niệm sai lầm.
Một nguyên nhân của những quan niệm sai lầm này là chủ nghĩa chủng (ethnocentrism), cho rằng cách mà họ thực hiện là ưu việt so với người khác. Có nhiều hình thức của hành vi tự cao này. Một vài hình thức phổ biến như thái độ bề trên, thiếu tôn trọng, cung cách kẻ cả, và hành vi cứng rắn. Hành vi tự cao này có thể tìm thấy trong cả cá nhân và tổ chức. Trường hợp là cá nhân trong xã hội thường cho là “chúng ta là tốt hơn người khác”. Trong trường hợp là tổ chức điển hình là MNC sử dụng những chiến lược ra nước ngoài giống như đã sử dụng trong nước vì cho rằng cách kinh doanh trong nước là tốt nhất để sử dụng trong thị trường cạnh tranh ở nước ngoài. Ngoài ra còn có những trường hợp khác như: (1) không thay đổi sản phẩm theo những yêu cầu của thị trường riêng biệt, (2) mang lợi nhuận trở về nước nhà mà không tái đầu tư thị trường nước ngoài, (3) đặt ở những vị trí then chốt những nhà quản trị làm việc tốt trong nước nhưng không có kinh nghiệm nước ngoài. Hành vi tự cao có thể tránh nếu hiểu biết văn hóa nơi tiến hành hoạt động kinh doanh. Những điều này có thể thực hiện nếu nghiên cứu các yếu tố văn hóa.
Việc không nắm bắt được những tinh tế ẩn sâu sau những hình thức biểu hiện văn hóa như nghi lễ chào đón và cách sắp xếp chỗ ngồi có thể làm thất bại một giao dịch kinh doanh quố tế, mà lẽ ra có thể thành công. Văn hoá ảnh hưởng tới những hình thức giao tiếp kinh doanh và giao tiếp cá nhân cơ bản nhất, từ việc ra quyết định tới phong cách quản lý. Đến lượt mình, văn hóa quốc gia quyết định văn hóa doanh nghiệp, ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của một hãng, tới hành vi marketing và quan điểm của hãng đối với đối tác kinh doanh nước ngoài cũng như đối với các hợp đồng. Dự án kinh doanh “quốc tế” nào mà không vượt qua được các rào cản về văn hóa thì không thể nào thực hiện thành công được.
2. CÁC YẾU TỐ VĂN HÓA (ELEMENTS OF CULTURE)
văn hóa là một đối tượng phức tạp và đa dạng. Để hiểu về bản chất của văn hóa, chúng ta cần xem xét các yếu tố: ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị và thái độ, cách cư xử và thói quen, thể chất và thẩm mỹ, giáo dục và thái độ xã hội.
Ngôn ngữ (language).
Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ rệt của văn hóa vì đó là phương tiện sử dụng để truyền thông tin và ý tưởng. Sự hiểu biết về ngôn ngữ địa phương có thể hữu ích về bốn vấn đề. Trước hết cho phép hiểu rõ hơn về tình huống. Sự hiểu biết trực tiếp một ngôn ngữ giúp nhà doanh nghiệp không phải dựa vào người khác để cảm nhận hay giải thích. Thứ hai, ngôn ngữ giúp trực tiếp tiếp cận người dân địa phương, là những người thường dùng cách truyền thông của họ với người khác khi giải quyết vấn đề với những người khác ngôn ngữ. Thứ ba, một số hiểu biết về ngôn ngữ cho phép con người nhận biết sắc thái, nhấn mạnh ý nghĩa, và những thông tin không được trình bày rõ ràng. Cuối cùng, ngôn ngữ giúp con người hiểu văn hóa tốt hơn.
Ngôn ngữ không chỉ là những từ được nói hoặc viết ra. Tất cả các hình thức như giao tiếp phi ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt đều chuyển tải những thông điệp nhất định. Khi hai người không có chung ngôn ngữ và bắt buộc phải sử dụng một người phiên dịch, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ là dạng tiếp xúc trực tiếp duy nhất và là phương pháp duy nhất có thể để các cá nhân có thể giao tiếp trực tiếp với nhau. Nếu không hiểu bối cảnh văn hóa trong đó những cuộc giao tiếp phi ngôn ngữ dạng này xảy ra, bạn không những có thể gặp phải rủi ro là không hiểu được người đối thoại với mình mà còn có thể phát đi những tín hiệu hoàn toàn sai lạc.
Một vấn đề khác về giá trị ngôn ngữ là giá trị hiểu biết về những thành ngữ và cách nói xã giao hằng ngày. Ví dụ, một nghiên cứu sinh người Trung Quốc thảo luận về thời khóa biểu học với một nghiên cứu sinh khác và biểu lộ vài lo lắng về chương trình học. Người sinh viên Mỹ đảm bảo rằng nếu cô ta chăm chỉ thì khóa học sẽ như “một miếng bánh (a piece of cake)”. Bối rối bởi thành ngữ khác thường này cô ta đến hỏi giáo sư cố vấn thành ngữ này có ý nghĩa gì trong tình huống đó. Trong những trường hợp khác ý nghĩa của những thành ngữ và lời xã giao giũa các nước sẽ khác nhau.
Kiến thức về ngôn ngữ cũng quan trọng vì sự dịch thuật trực tiếp có thể không tương xứng hoặc sai lệch. Ví dụ nhiều quốc gia trên thế giới từ “aftertaste” (dư vị) không tồn tại. Để truyền đạt ý nghĩa phải dịch mở rộng và chi tiết. Trong những trường hợp khác dịch đúng nguyên văn thì không chính xác.
Trong quảng cáo có những ví dụ điển hình. Khi Ford giới thiệu xe vận tải giá thấp “Feira” ở một vài nước kém phát triển, thật không may tên này có ý nghĩa là “phụ nữ già xấu xí(ugly old woman)” ở Tây Ban Nha. Không cần nói, tên này không khuyến khích mức bán. Ford cũng đã trải qua kinh nghiệm mức bán thấp khi giới thiệu xe gắn máy “comet” ở Mexico dưới tên “Caliente”. Lý do mức bán thấp sau cùng mới hiểu nhờ Ford khám phám từ này là tiếng lóng của dân trộm cắp đường phố. Một công ty sản xuất bột giặt muốn tiếp xúc với nhiều địa phương trước khi bắt đầu chiến dịch chiêu thị ở Trung Đông. Những nhà quảng cáo của công ty đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái hộp xà phòng và hình ảnh quần áo sạch ở bên phải. Nhưng vì trong những vùng này người ta có khuynh hướng đọc từ phải qua trái, nhiều khách hàng tiềm năng giải thích thông điệp này là xà phòng làm bẩn quần áo.
Một trong những cách phổ biến để giải thích hàng rào ngôn ngữ là dùng những người phiên dịch. Điều này đặc biệt quan trọng trong tình huống viết thông điệp mà nhiều người cho là dịch thông tin gấp đôi. Đầu tiên thông điệp được dịch sang ngôn ngữ thứ hai và được dịch trở lại để xem thông điệp đầu tiên và thông điệp được dịch lại có như nhau không. Tuy nhiên, việc sử dụng hình thức “dịch ngược lại” không hoàn hảo. Những nhà nghiên cứu thấy rằng ngay cả khi chuyên gia giỏi hai thứ tiếng được sử dụng vẫn có vấn đề trong dịch thuật. Không có sự thay thế nào là tốt nhất cho việc viết và đọc một ngôn ngữ trôi chảy.
Tôn giáo
2.2.1 Định nghĩa
Tôn giáo hay đạo (tiếng Anh: “religion” và “religion” lại xuất phát từ thuật ngữ “legere” (Tiếng Latinh) có nghĩa là thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên - xét trên một cách thức nào đó, đó là một phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người), đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ
2.2.2 Vai trò của tôn giáo
Chức năng tích hợp xã hội hay còn gọi là kết hợp xã hội chức liên quan đến niềm tin đó tôn giáo có các giá trị, tiêu chuẩn của nó, vì thế những người có cùng một tôn giáo gắn bó với nhau hơn nhờ những giá trị và tiêu chuẩn chung ấy. Từ xã hội nguyên thủy, những thành viên của xã hội đã có chung một vật tổ - biểu hiện hữu hình của sự gắn kết
Tôn giáo, dẫu đó là Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo hay Do Thái giáo, cũng đều cung cấp cho người ta ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống của họ. Nó mang đến cho họ những giá trị tối hậu và những cùng đích nào đó để giữ họ chung lại với nhau. Trong những thời điểm khủng hoảng hay hỗn loạn, tôn giáo cũng giúp cho con người gắn bó với nhau hơn. Tuy vậy, tôn giáo không phải là định chế xã hội duy nhất có chức năng tích hợp, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc...cũng là chất keo gắn kết những thành viên của một xã hội. Mặt khác, cũng có khi sự "rối loạn chức năng" xảy ra, đó là lúc tôn giáo góp phần vào sự căng thẳng, thậm chí xung đột giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia với nhau
Chức năng kiểm soát xã hội: tôn giáo không có chức năng kiểm soát xã hội, vì xã hội đối với tôn giáo chưa đủ "tiêu chuẩn" đáng để tôn giáo có thể xét đến, vì hiện tại nó quá nhiều khiếm khuyết về tính thánh thiện và đạo đức.
Chức năng hỗ trợ xã hội: dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bại, thiên tai, bệnh tật,... cái chết của những người thân thuộc, yêu quý và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp như cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện tình hình. Trên góc độ khác, tôn giáo còn cho con người một cứu cánh trong bất hạnh đó là coi bất hạnh ấy là ý của đấng thiêng liêng và có một ý nghĩa nào đấy mà con người không nhận thức được. Trong nghĩa cơ bản, tôn giáo tạo ra phương tiện để giải quyết những vấn đề sau cùng: sống, chết mà không có lẽ phải thông thường nào có thể đưa ra lời giải đáp
2.2.3 Các tôn giáo
Niềm tin và thực tiễn tôn giáo vô cùng đa dạng và có rất nhiều tôn giáo trên thế giới ngày nay, có tôn giáo chỉ hạn chế trong một vùng địa lý không lớn nhưng có những tôn giáo có thể gọi là tôn giáo thế giới với nhiều triệu tín đồ ở khắp nơi trên thế giới. Nói chung có khoảng 87 phần trăm dân số thế giới đang gắn bó với một tôn giáo nào đó; chỉ có khoảng 13 phần trăm là không tôn giáo.
Các tôn giáo trên Thế Giới
Tôn giáo
Số lượng tín đồ
Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo
2,1 tỷ
Khắp thế giới, trừ Tây Phi, Bắc Phi, bán đảo Ả Rập và một phần của Trung Á, Đông Á, Đông Nam Á.
Hồi giáo
1,5 tỷ
Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Phi, Nam Á, Đông Nam Á, Albania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
Ấn Độ giáo
900 triệu
Nam Á, Đông Nam Á, Fiji, Guyana, Mauritus.
Đạo giáo
400 triệu
Trung Quốc, Singapore, Malaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại
Tôn giáo dân gian Trung Quốc
394 triệu
Trung Quốc
Phật giáo
365 triệu
Đông Á và Ấn Độ
Tôn giáo của các bộ tộc
300 triệu
Khắp thế giới trừ Châu Âu
Nho giáo
150 triệu
Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
Tôn giáo truyền thống Châu Phi
100 triệu
Châu Phi
Shintō
30 triệu
Nhật Bản
Đạo Sikh
23 triệu
Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
Do Thái giáo
14 triệu
Israel, Mỹ, châu Âu
Bahá'í giáo
9 triệu
Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Cao Đài
5 triệu
Việt Nam, Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc
Đạo Jain
1,2 triệu
Ấn Độ, Pakistan, Canada, Mỹ, Anh
/
Kitô giáo: với ba ngánh lớn của nó là Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Tin Lành là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng 2,1 tỷ tín đồ chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latin, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Hồi giáo: là tôn giáo có số lượng tín đồ đông thứ hai trên thế giới với khoảng 1,5 tỷ tín đồ chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên trái đất. Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ 7, do Muhammad sáng lập
Ấn Độ giáo: được coi là 1 trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới[11], bắt nguồn từ Ấn Độ khoảng 1500 năm trước Công nguyên. Khác với Kitô giáo và Hồi giáo, Ấn Độ giáo không liên kết với đời sống của một cá nhân nào, hay nói cách khác, không có người sáng lập. Qua hàng ngàn năm, Ấn Độ giáo và xã hội Ấn Độ với hệ thống đẳng cấp đan quyện, gắn bó chặt chẽ với nhau đến mức người ta không thể dễ dàng mô tả riêng biệt, cũng chính vì thế mà Ấn Độ giáo khó truyền bá đến các xã hội khác.
Phật giáo: cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Công nguyên. Tôn giáo này có nhiều phương diện giống với Ấn Độ giáo nhưng gắn với cuộc đời của người sáng lập - Đức Phật Thích Ca (Siddartha Gautama). Phật giáo là tôn giáo lớn trên thế giới hiện có khoảng 365 triệu người người, chủ yếu tập trung ở Châu Á và đang lan truyền khắp thế giới.
Nho giáo: hình thành ở Trung Quốc và do Đức Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) sáng lập. Có ít nguồn số liệu thống kê về các tín đồ Nho giáo nhưng ước tính có hơn 150 triệu người là tín đồ của tôn giáo này và số người chịu ảnh hưởng còn nhiều hơn nữa [13] chủ yếu tập trung ở Trung Quốc, Đông Bắc Á, Việt Nam, Singapore
Do Thái giáo: cũng hình thành ở vùng Trung Đông như Hồi giáo và Kitô giáo vào thời kỳ Đồ Sắt (khoảng 2000 năm trước Công nguyên). Mặc dù chỉ có khoảng 14 triệu tín đồ, chủ yếu ở Israel, Mỹ và châu Âu nhưng Do Thái giáo là một tôn giáo quan trọng vì đã tạo nền tảng lịch sử cho sự hình thành của Kitô giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo do Abraham, tổ tiên và là nhà tiên tri của người Do Thái sáng lập
2.2.4 Tôn giáo trong văn hóa quốc tế
Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, các cư xử của con người. Tôn giáo còn ảnh hưởng đến chính trị và môi trường kinh doanh. Trong văn hóa các nước, tôn giáo là chủ đề riêng tư và nhạy cảm, có những điều cấm kị của một số nền văn hóa có nguồn gốc từ những giáo lý của tôn giáo. Do đó khi kinh doanh ở bất cứ nơi đâu và bất cứ quốc gia nào tì chúng ta phải nghiên cứu, hiểu những tôn giáo phổ biến tại nơi đó, làm việc với các đối tác cũng cần tìm hiểu xem họ theo tôn giáo nào , thì sẽ tránh được nhiều rủi ro trong kinh doanh.
2.3 Giá trị và thái độ
2.3.1 Giá trị
Giá rị là những quan niêm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng.
Giá trị ảnh hưởng đến văn hoá.
VD: Giá trị của người Mỹ hiện nay là sự phân chia bình đẳng trong công việc đó là kết quả của pháp chế và hành động chống lại sự phân biệt chủng tộc. Giá trị này thay đổi cũng phản ánh thái độ mới về hướng xử lí tội lỗi về sự phân biệt.
2.3.2 Thái độ
Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng
VD: Người Nga tin tưởng rằng cách nấu ăn của MCDonald là ngon nhất đối với họ (giá trị phán đoán) và vui lòng đứng xếp hàng dài để ăn. Ở Pháp General Foods bán chewing gum mang nhãn hiệu Hollywood có mang hình thiếu niên cưỡi xe đạp trên bãi biển vì họ thấy rằng khách hàng thích liên tưởng trực tiếp với Mỹ (giá trị) và kết quả là mức bán cao (thái độ). Tương tự, những nhà sản xuất socola Thuỵ Sỹ biết khách hàng Mỹ tin tưởng sản phẩm socola Thuỵ Sỹ có chất lượng cao (giá trị), do vậy các công ty nhấn mạnh đến nguồn gốc Thuỵ Sỹ và nhờ vậy tạo được mức bán cao.
Trong những trường hợp khác có thái độ tiêu cực đối với sản phẩm nước ngoài, do đó công ty không nên quá nhấn mạnh đến nguồn gốc.
VD: Nhiều doanh nghiệp nước ngoài ở Mỹ, tên công ty không chỉ rõ trong quan hệ sở hữu nước ngoài như: Firestone Tire & Rubber là của Bridgestone là một công ty Nhật; Ponds (kem thoa tay) là của Uniliver, một công ty của Anh
Thái độ bắt nguồn từ những giá trị và có ảnh hưởn trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của con người, đặc biệt là kinh doanh quốc tế.
Trong đàm phán kinh doanh quốc tế, việc tìm hiểu đối tác đàm phán có ý ngĩa đặc biệt quan trọng, cần xác dịnh được: đói tác nhìn nhận và đánh giá vấn đề như thế nào, trên cơ sở tìm được những điểm chung và điểm riêng giữa đôi bên.
2.4 Thói quen và cách ứng xử trong văn hóa quốc tế
2.4.1 Thói quen
Thói quen là nếp sống, những lề thói trong xã hội của một nước hay một địa phương, những nếp sống, thói quen được xem là phổ biến và được hình thành từ trước, lặp đi lặp lại nhiều lần.
Đã là thói quen thì nó đã trở thành một phần của cuộc sống, không có nó thì không được. Nhưng cũng có những thói quen được xem là tốt và cũng có những thói quen được xem là xấu, mà những thói quen xấu thì không dễ gì thay đổi được. Những thói quen xấu của con người có thể kể là hút thuốc, ăn uống quá độ, đi trễ, nói xấu người khác, bào chữa cho lỗi lầm của mình…
Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của thói quen đối với cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của chúng ta, có thể liệt kê một danh sách gồm hai cột sau.
Thói quen xấu
Thói quen tốt
Đi làn trễ
Đi làm đúng giờ
Hút thuốc
Hạn chế hoặc không hút thuốc
Nhậu mỗi ngày
Chỉ cuối tuần nhậu
Nói xấu người khác
Nói tốt về người khác
Ngụy biện những lỗi lầm của mình
Thành thật nhận lỗi
Vượt đèn đỏ
Chấp hành đúng quy tắc giao thông
Suy nghĩ tiêu cực
Suy nghĩ tích cực
Để hiểu rõ hơn thói quen văn hóa quốc tế ta có ví dụ sau:
Thói quen trong cách xưng hô chào hỏi, Người Việt Nam và người Á đông có thói quen chào nhau bằng cách hỏi: ông ăn cơm chưa? Bác đi đâu đấy? Bà đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức chào và thói quen đã được định hình trước, không phải thật sự muốn biết người được hỏi ăn cơm chưa, đi đâu, hay đang làm gì. Khi trả lời, người ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời.
Người Việt Nam và người Á Ðông có thói quen khi làm quen ưa tìm hiểu quan sát và đánh giá người mình tiếp xúc. Tuổi tác, quê quán, trình độ văn hóa, địa vị xã hội, mức thu nhập cá nhân, tình trạng gia đình. (Bố mẹ còn hay mất, đã lập gia đình chưa, đã có con chưa, mấy trai mấy gái ). Chúng ta hỏi những điều đó là xuất phát từ óc cộng đồng, tự thấy có trách nhiệm phải chú ý đến người khác, cần biết rõ người đối thoại. Nhưng thói quen ưa tìm hiểu này hoàn toàn trái ngược với người Tây phương. Người Âu Mỹ đề cao chuyện riêng tư của con người, coi như bất khả xâm phạm, nhất là về lương bổng và tuổi tác phụ nữ. Ở Mỹ, ngay cả trong mẫu đơn xin việc và trong các cuộc phỏng vấn nhận nhân viên, công nhân, không có quyền hỏi người đứng đơn về tình trạng gia đình. Người Tây phương có thói quen khi làm quen thường khen nhau trẻ, đẹp, quần áo hợp thời trang, hoặc nói về thời tiết, hay bàn về trận đấu thể thao vừa qua. Nếu cứ hỏi người Tây phương về chuyện riêng của họ, họ cho mình là tò mò, hay dò tìm những điều bí ẩn của người khác và có thể họ sẽ chán nản, tức giận.
2.4.2 Cách ứng xử
Cách ứng xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù. Mỗi dân tộc có những phong tục, thói quen và cách ứng xử đặc biệt của riêng mình. Tùy quốc gia, tùy dân tộc, tùy vùng miền…,mà hình thành nên những nét đẹp văn hóa trong ứng xử.
Bên cạnh đó người Việt Nam, hàng ngàn năm qua trong cách ứng xử thường ngày vẫn là “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Được truyền đạt từ đời này qua đời khác, con trẻ được những người có trách nhiệm dạy “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Mọi thứ đều được học từ nhỏ chứ không phải trưởng thành mới bắt đầu học.
Măng không uốn thì khi thành tre khó thể nào uốn được.
Hàng ngày, từ nhà ra ngõ, tại bất cứ đâu, mọi người đều có thể bắt gặp những cái hay, cái đẹp, cái xấu, cái dở của văn hoá ứng xử...
Nghĩ cho kỹ, đó cũng là điều dễ hiểu bởi ứng xử là thói quen của từng cộng đồng, từng địa phương, từng gia đình, cá nhân được hình thành từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà thói quen là cái khó sửa nhất.
Mọi sự giáo dục từ gia đình, nhà trường đến những cuộc vận động trong xã hội, phần lớn mới chỉ mang tính chất giáo điều, khuyên răn, lý thuyết mà chưa làm cho mọi người nhận thức sâu sắc để hiểu rằng: Tại sao phải ứng xử như thế này? Tại sao phải ứng xử như thế kia?Hiện nay, gần như mọi cách ứng xử do cơ q