Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long

Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thương mại quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động nhập khẩu nhằm thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân thì chúng ta cần nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, trong khi trình độ khoa học kĩ thuật chưa cho phép tự sản xuất ra nhựng trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu ấy. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch, ở nước ta đang trên đà phát triển với sự hình thành của hàng loạt những khu du lịch, nghỉ dưỡng và các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu những thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trang thiết bị nhà bếp phục vụ cho các khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn là cần thiết. Nắm bắt được xu hướng này, vào năm 2006 công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long đã ra đời và tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu những trang thiết bị nêu trên. Qua bốn năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tộn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ những lí do trên, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.”

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7157 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI Tên: Phạm Thị Ánh Tuyến Lớp: 07 DTM ĐỀ ÁN MÔN HỌC 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG Chuyên ngành Thương mại Quốc tế GVHD: Ths. Đoàn Nam Hải Tp. Hồ Chí Minh, năm 2010 ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐIỀM   NHẬN XÉT ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….   LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Thạc sĩ Đoàn Nam Hải- giảng viên khoa Thương mại, trường đại học Tài chính- Marketing đã chỉ dẫn và góp ý để em hoàn thành đề án môn học 2. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn tới Ban giám đốc và các anh chị thuộc phòng Xuất nhập khẩu trong công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kĩ thuật Tân Long đã tạo điều kiện để em hoàn thành đề án môn học này. Do những hạn chế về thời gian và tài liệu nghiên cứu nên đề án không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý chân thành của Thầy để hoàn thiện hơn trong báo cáo thực tập tốt nghiệp. Sinh viên Phạm Thị Ánh Tuyến. LỜI MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Cùng với xuất khẩu, nhập khẩu là một bộ phận quan trọng cấu thành nên thương mại quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến đến trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động nhập khẩu nhằm thu ngoại tệ, phát triển nền kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân thì chúng ta cần nhập khẩu hàng hóa, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân tại Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng, trong khi trình độ khoa học kĩ thuật chưa cho phép tự sản xuất ra nhựng trang thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu ấy. Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch, ở nước ta đang trên đà phát triển với sự hình thành của hàng loạt những khu du lịch, nghỉ dưỡng và các nhà hàng, khách sạn sang trọng. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu những thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung tâm y tế và trang thiết bị nhà bếp phục vụ cho các khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà hàng khách sạn là cần thiết. Nắm bắt được xu hướng này, vào năm 2006 công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long đã ra đời và tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu những trang thiết bị nêu trên. Qua bốn năm hoạt động, công ty đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn tộn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục để thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh, từ đó nâng cao hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. Từ những lí do trên, em đã chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long.” Mục tiêu của đề tài Đề tài gồm 2 mục tiêu lớn: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê tổng hợp. Phương pháp phân tích so sánh. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Tân Long. Thời gian: Giai đoạn 2007- 2009. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Chương 2. Tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 10 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10 1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10 1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 10 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân 10 1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp 11 1.1.3. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu 11 1.1.3.1. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường 11 1.1.3.2. Nghiên cứu lựa chọn đối tác 12 1.1.3.3. Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương 12 1.1.3.4. Kí kết hợp đồng ngoại thương 13 1.1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 13 1.2. Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15 1.2.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15 1.2.2. Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16 1.2.3. Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 16 1.2.3.1. Số lượng và giá trị 16 1.2.3.2. Phân tích doanh thu 17 1.2.3.2.1. Tổng doanh thu 17 1.2.3.2.2. Doanh thu nhập khẩu theo kết cấu 18 1.2.3.3. Phân tích chi phí kinh doanh 18 1.2.3.3.1. Tổng chi phí 18 1.2.3.3.2. Tỉ suất chi phí 19 1.2.3.3.3. Tiết kiệm chi phí 19 1.2.3.4. Phân tích lợi nhuận 20 1.2.3.4.1. Tổng lợi nhuận 20 1.2.3.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 20 1.2.4. Phân loại các loại hình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 21 1.2.4.1. Căn cứ vào thời kỳ tiến hành phân tích 22 1.2.4.2. Căn cứ vào phạm vi phân tích 22 1.2.4.3. Căn cứ vào thời điểm hoạt động phân tích 22 1.2.4.4. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu 22 1.2.5. Phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 23 1.2.5.1. Phương pháp so sánh 23 1.2.5.2. Phương pháp Phân tích nhân tố 24 1.2.5.3. Phương pháp hồi quy và tương quan 25 Chương 2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 26 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 27 2.1.2.1. Chức năng 27 2.1.2.2. Nhiệm vụ 27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của các phòng ban 28 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và quản lý 28 2.1.3.2. Chức năng của các phòng ban 28 2.1.4. Các lĩnh vực kinh doanh 30 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Nhập khẩu của công ty 30 2.1.5.1. Các nhân tố bên ngoài 30 2.1.5.1.1. Hệ thống luật và chính sách thuế nhập khẩu của nhà nước 30 2.1.5.1.2. Các nhân tố kinh tế của Việt Nam 31 2.1.5.1.3. Thói quen, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng 32 2.1.5.1.4. Dân số và phân bố dân cư 33 2.1.5.1.5. Tốc độ phát triển và ứng dụng khoa học, kĩ thuật và công nghệ 33 2.1.5.1.6. Nhà cung cấp 34 2.1.5.1.7. Đối thủ cạnh tranh 35 2.1.5.2. Các nhân tố bên trong 35 2.1.5.2.1.Nguồn nhân lực và năng lực quản trị 35 2.1.5.2.2. Khả năng tài chính của công ty 36 2.1.5.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất- kĩ thuật hiện có của doanh nghiệp 36 2.1.5.2.4. Khả năng marketing và nghiên cứu thị trường 37 2.2. Phân tích tình hình kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kĩ thuật Tân Long 37 2.2.1. Kết quả hoạt kinh doanh nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2007- 2009 37 2.2.1.1. Cơ cấu nhóm sản phẩm 37 2.2.1.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu 39 2.2.1.2.1. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị nhà bếp 39 2.2.1.2.2. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thiết bị y tế 41 2.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 44 2.2.2.1. Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty 44 2.2.2.2. Phân tích doanh thu 45 2.2.2.3. Phân tích chi phí 46 2.2.2.3.1. Tổng chi phí 46 2.2.2.3.2. Tỉ suất chi phí 47 2.2.2.4. Phân tích lợi nhuận 48 2.2.2.4.1. Tổng lợi nhuận 48 2.2.2.4.2. Tỉ suất lợi nhuận 48 2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 49 2.2.3.1. Điểm mạnh 49 2.2.3.2. Điểm yếu 49 2.2.3.3. Cơ hội 50 2.2.3.4. Thách thức 50 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KĨ THUẬT TÂN LONG 51 3.1. Mục tiêu và phương hướng nâng cao hiệu quả nhập khẩu 51 3.1.1. Mục tiêu 51 3.1.2. Phương hướng 51 3.2. Phân tích mô hình ma trận SWOT 52 3.2.1. Mô hình ma trận SWOT 52 3.2.2. Các chiến lược lựa chọn để thực hiện 54 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 55 3.3.1. Giải pháp tăng nguồn vốn lưu động 55 3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 55 3.3.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp 55 3.3.2. Giải pháp giảm chi phí biến đổi 56 3.3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 56 3.3.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp 56 3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 57 3.3.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 57 3.3.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp 57 3.3.4. Giải pháp về xúc tiến thương mại 58 3.3.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 58 3.3.4.2. Nội dung thực hiện giải pháp 58 KIẾN NGHỊ 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 1 62 PHỤ LỤC 2 64 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU 1.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là hoạt động kinh doanh gắn liền với việc đưa hàng hóa, dịch vụ vào trong lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực đặc biệt nằm trong lãnh thổ Việt Nam được hưởng quy chế hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.1.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Nhập khẩu đem lại cho nền kinh tế những công nghệ hiện đại, máy móc thiết bị tiên tiến, hoàn thiện và có năng lực sản xuất hơn những công nghệ, máy móc đã có trong nước. Từ đó, nó làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm, thu nhập quốc dân. Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hóa lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và tăng mức sống của nhân dân. Xã hội ngày càng phát triển và nhu cầu của con người ngày càng phong phú và đa dạng. Thông qua con đường nhập khẩu sẽ làm đa dạng hóa mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã thỏa mãn nhu cầu trong nước. Nhập khẩu góp phần đáng kể vào việc xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng, tự cung tự cấp. Nhập khẩu là để tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các loại hàng hóa cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất hoặc trong nước có sản xuất nhưng không đáp ứng nhu cầu. Nhập khẩu còn có thể thay thế sản xuất nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Như vậy sẽ tác động tích cực đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học kĩ thuật. Nhập khẩu có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu, vì nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế. 1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp Nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được cả vốn và chi phí cho quá trình nghiên cứu cũng như thời gian và số lượng đội ngũ khoa học nghiên cứu mà vẫn thu được kết quả tương đối về phát triển khoa học kỹ thuật. Nhập khẩu giúp các doanh nghiệp nắm bắt, đón đầu những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật, những công nghệ tiên tiến. Nếu không thực hiện nhập khẩu thì các doanh nghiệp ngày càng trở nên lạc hậu so với khu vực và thế giới. Hàng hóa nhập khẩu không những mở rộng quá trình sản xuất của doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tầm hiểu biết về sự phát triển trên toàn cầu cũng như góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất mới an toàn hiệu quả. Tuy nhập khẩu có vai trò to lớn nhưng nó cũng có mặt hạn chế. Nếu nhập khẩu tràn lan sẽ dẫn đến nền sản xuất trong nước bị suy yếu. Vì vậy cần có chính sách đúng đắn, sự kiểm soát chặt chẽ, kịp thời, hợp lý để khai thác triệt để vai trò của nhập khẩu và hạn chế những hiện tượng xấu phát sinh trong nền kinh tế. 1.1.3. Quy trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩu- với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc khá phức tạp, thực hiện qua nhiều bước. Trình tự thực hiện hợp đồng có các bước sau: 1.1.3.1. Nghiên cứu, tiếp cận thị trường Nghiên cứu thị trường là điều tra để tìm triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận. Những kết luận này sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh. Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu tình hình cung- cầu hàng hoá trên thị trường: Các nhà cung ứng đang hoạt động trên thị thường và nhu cầu hiện tại, tiềm năng của mặt hàng đó trong tương lai, từ đó xác định được tình hình cạnh tranh cũng như cơ hội tại thị trường đang nghiên cứu. Nghiên cứu giá cả hàng hóa : Trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán ngoại thương việc xác định giá cả là việc làm hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn nhất đến sự sống còn của doanh nghiệp. Ngoài ra, cần nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty trên thị trường như: quan hệ chính trị, văn hoá, pháp, chính sách kinh tế, thuế nhập khẩu,… 1.1.3.2. Nghiên cứu lựa chọn đối tác Lựa chọn đối tác dựa vào một số tiêu chuẩn sau: Về mặt pháp lí: có đăng kí kinh doanh, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, được quyền tham gia kí kết hợp đồng ngoại thương. Về mặt kinh tế- kĩ thuật: nên chọn những doanh nghiệp có vốn lớn, vững chắc về tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật, có uy tín trên thị trường,… 1.1.3.3. Giao dịch và đàm phán hợp đồng ngoại thương Để tiến tới kí kết hợp đồng mua bán với nhau, hai bên mua và bán thường phải qua một quá trình giao dịch, đàm phán về các điều kiện giao dịch. Trong buôn bán quốc tế, những bước giao dịch chính như: hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng. Trong mỗi bước giao dich, hai bên sẽ tiến hành đàm phán để có được mặt hàng mong muốn với số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức giao nhận, bảo hành, bảo hiểm, khiếu nại,… phù hợp với ý chí của hai bên. Các bên có thể lựa chọn một số hình thức đàm phán sau: Đàm phán bằng thư tín, đàm phán qua điện thoại, gặp mặt trực tiếp để đàm phán. 1.1.3.4. Kí kết hợp đồng ngoại thương Việc giao dịch, đàm phán thành công sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng thể hiện rõ ràng những gì hai bên đã thỏa thuân trong quá trình giao dịch , đàm phán, cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. 1.1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh nhập khẩu- với tư cách là một bên ký kết- phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp, thực hiện qua nhiều bước. Trình tự thực hiện hợp đồng có các bước sau: 1.1.3.5.1. Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có) Giấy phép nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu trong quá trình nhập khẩu hàng hoá. Đối với những mặt hàng cần có giấy phép nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép từ các bộ quản lí trước khi nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam căn cứ theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 17/2008/TT-BCT của Bộ công thương để xác định những mặt hàng nhập khẩu cần có giấy phép và thực hiện xin giấy phép. 1.1.3.5.2. Mở L/C (nếu thanh toán bằng L/C) Nếu hai bên thỏa thuận thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thì bên nhập khẩu phải mở L/C. Doanh nghiệp phải thực hiện những công việc sau: Làm đơn mở L/C và thực hiện đầy đủ các quy định của ngân hàng về thủ tục xin mở L/C. Tùy vào loại L/C là trả ngay hay trả chậm, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị những giấy tờ phù hợp. Ký quỹ mở L/C: Việc kỹ quỹ mở L/C tùy thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước theo từng thời kì và thường mỗi ngân hàng có mức ký quỹ ấn định khác nhâu đối với từng đối tượng khách hàng. 1.1.3.5.3. Thuê phương tiện vận tải Việc thuê phương tiện chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải nếu trong hợp đồng ngoại thương thỏa thuận việc mua bán hàng hóa theo điều kiện thương mại quốc tế thuộc nhóm E (EXW), nhóm F (FCA, FAS, FOB). Có nhiều loại phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như: Máy bay, tàu biển, tàu hỏa, ôtô. Ngày nay, tàu biển là phượng tiện vận tải được sử dụng nhiều nhất. Có các phương thức thuê tàu phổ biến sau: thuê tàu chợ, thuê tàu chuyến và thuê tàu định hạn. 1.1.3.5.4. Mua bảo hiểm hàng hóa Khi mua hàng theo điều kiện nhóm E (EXW), nhóm F (FCA, FAS, FOB) và điều kiện CRF, CPT thì nhà nhập khẩu nên mua bảo hiểm hàng hóa cho chính mình để nếu có rủi ro, thiệt hại xảy ra trong quá trình vận chuyển sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Người nhập khẩu lựa chọn điều kiện bảo hiểm căn cứ vào các yếu tố: Tính chất hàng hóa, tính chất bao bì và phương tiện xếp dỡ, lọai phương tiện vận chuyển, khoảng cách và thời gian vận chuyển, hành trình chuyên chở, những rủi ro bất trắc có thể xảy ra trong quá trình chuyên chở. 1.1.3.5.5. Nhận hàng Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, nhà nhập khẩu chuẩn bị những chứng từ và thực hiện những thủ tục cần thiết để nhận hàng. Tùy vào phương thức nhận hàng là đường biển, đường hàng không hay đường bộ thì sẽ có những chứng từ và thủ tục phù hợp. 1.1.3.5.6. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hay nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn bán theo pháp luật của Nhà nước. Những việc nhà nhập khẩu phải thực hiện khi làm thủ tục hải quan: Lên tờ khai hải quan hàng nhập khẩu Lập bộ hồ sơ tờ khai Đăng kí làm thủ tục hải quan Làm nghĩa vụ đóng thuế 1.1.3.5.7. Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu Khi hàng hóa về đến cửa khẩu, nhà nhập khẩu phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định và thủ tục về kiểm tra hàng nhập khẩu theo Quyết định số 50/2006/QĐ của Thủ tướng Chính phủ về sản phẩm hàng hóa phải kiểm tra chất lượng. 1.1.3.5.8. Khiếu nại (nếu có) Trong trường hợp có tổn thất, hư hỏng hàng hóa, nhà nhập khẩu có thể khiếu nại các bên sau: Nhà xuất khẩu: Nhà nhập khẩu có quyền khiếu nại khi người xuất khẩu không giao hàng đúng hạn, giao thiếu hoặc phẩm chất hàng hóa không phù hợp với quy định của hợp đồng Người chuyên chở: Nhà nhập khẩu sẽ khiếu nại người chuyên chở nếu hàng hóa bị hư hại, mất mát, thiếu hụt,…do lỗi của người chuyên chở. Người bảo hiểm: Nhà nhập khẩu có quyền khiếu nại công ty bảo hiểm để đòi bồi thường nếu có tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm mà tổn thất đó thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm. 1.1.3.5.9. Thanh toán Thanh toán là nghĩa vụ của nhà nhập khẩu trong thực hiện hợp đồng ngoại thương. Tùy theo từng phương thức thanh toán, việc thanh toán sẽ khác nhau. Các phương thức thanh toán quốc tế thường dùng: Nhờ thu trơn. Nhờ thu kèm chứng từ (D/A hoặc D/P). Chuyển tiền (T/T hoặc M/T) Đổi chứng từ trả tiền (CAD) Tín dụng chứng từ (L/C) 1.2. Cơ sở lí luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1.2.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu Phân tích hiệu quả kinh doanh là tiến trình đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh nhập
Luận văn liên quan