50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương đó, ngày 22/01/2008, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả Công nghệ Sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với Công nghệ Sinh học, hình thành và phát triển thị trường Công nghệ Sinh học để đến năm 2020 Công nghệ Sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế” (Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008).
Tháng 01/2006 Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát như sau: “Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm Công nghệ Sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất l¬ượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu” (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006).
32 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng cơ cở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tào thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, trường đại học nông lâm Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN
Tên của dự án:
XÂY DỰNG CƠ CỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ
PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, ĐÀO TÀO THUỘC LĨNH VỰC
CÔNG NGHỆ SINH HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
I. THÔNG TIN CHUNG CỦA DỰ ÁN
1.1. Tên của dự án:
“Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”
1.2. Cơ quan chủ quản đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1.3. Cơ quan chủ đầu tư: Đại học Thái Nguyên
1.4. Đơn vị hưởng lợi: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
1.5. Tổng kinh phí của dự án: 50.000.000.000 VNĐ
Trong đó:
- Từ nguồn ngân sách: 50.000.000.000 VNĐ
- Vốn đối ứng: 0 VNĐ
- Từ nguồn khác: 0 VNĐ
II. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN
2.1. Những căn cứ pháp lý
Chinh phủ đã khẳng định phát triển Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương trên, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách giúp thúc đẩy phát triển về KHCN như: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII, Luật KH&CN, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Kết luận của Hội nghị Trung Ương 6 khoá IX, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X…
Quyết định số 272/2003/QĐ-TTg ngày 31/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ Việt Nam đến năm 2010 nêu rõ: “Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, nước ta cần tập trung phát triển có chọn lọc một số công nghệ trọng điểm bao gồm: những công nghệ tiên tiến, có tác động to lớn tới việc hiện đại hoá các ngành kinh tế – kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện hình thành và phát triển một số ngành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; những công nghệ phát huy được lợi thế nước ta về tài nguyên nông nghiệp nhiệt đới và lực lượng lao động dồi dào ở nông thôn, tạo ra sản phẩm xuất khẩu và việc làm có thu nhập cho các tầng lớp dân cư”.
Ngày 11/03/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 18/CP về phát triển Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đến năm 2010 đã khẳng định mục tiêu: “Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học của thế giới phục vụ thiết thực và có hiệu quả sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và môi trường sống”
Ngày 04 tháng 3 năm 2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện chủ trương đó, ngày 22/01/2008, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát là: “Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả Công nghệ Sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với Công nghệ Sinh học, hình thành và phát triển thị trường Công nghệ Sinh học để đến năm 2020 Công nghệ Sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế” (Quyết định số 14/2008/QĐ-TTg ngày 22/01/2008).
Tháng 01/2006 Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát như sau: “Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, các chế phẩm Công nghệ Sinh học nông nghiệp mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông, lâm, thuỷ sản chế biến phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu” (Quyết định số 11/2006/QĐ-TTg ngày 12/01/2006).
Quyết định số 27/2006/QĐ-BKHCN ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về tiêu chuẩn xác định dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao Lĩnh vực hoạt động của dự án phải thuộc các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Khu Công nghệ cao, bao gồm: a) Công nghệ thông tin, truyền thông và Công nghệ phần mềm tin học; b) Công nghệ Sinh học phục vụ nông nghiệp, thủy sản và y tế; c) Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hóa; d) Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano; đ) Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới; e) Một số công nghệ đặc biệt khác.
Tháng 01/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 với mục tiệu tổng quát: “Nghiên cứu tạo ra các Công nghệ Sinh học tiên tiến ở trong nước, kết hợp với việc nhập khẩu các Công nghệ Sinh học hiện đại của nước ngoài, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các công nghệ này trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các sản phẩm chế biến, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.” (Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25/01/2007)
Tháng 06/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ Sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020 với mục tiệu tổng quát: “Nghiên cứu tạo ra các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, các chế phẩm Công nghệ Sinh học và ứng dụng vào sản xuất phục vụ nuôi trồng và phát triển thuỷ sản. Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ Sau thu hoạch, công nghệ chế biến, tăng tỷ lệ thuỷ, hải sản được chế biến bằng Công nghệ Sinh học và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.” (Quyết định số 97/2007/QĐ-TTg ngày 29/06/2007)
Tháng 11/2007 Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiệu tổng quát: “Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.” (Quyết định số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007).
Theo Quyết định 14/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2008 về việc phê duyệt Đề án Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020 đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là Nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống; xây dựng công nghiệp sinh học trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được các sản phẩm chủ lực, thiết yếu và đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân; tập trung nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư đối với công nghệ sinh học, hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học để đến năm 2020 công nghệ sinh học của Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực thiết yếu đạt trình độ, tiêu chuẩn quốc tế.
Trong Chiến lược phát triển Khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã khẳng định: “Lĩnh vực Công nghệ Bảo quản và Chế biến Nông sản, thực phẩm cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nhằm nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm”.
Tiếp theo đó, trong Luật Công nghệ cao (2008) đã xác định rõ 04 hướng công nghệ cao được ưu tiên phát triển là: Công nghệ Thông tin truyền thông, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Vật liệu mới và Công nghệ Tự động hóa.
Quyết định số 850/QĐ-TTg ngày 07/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêt danh mục các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia giai đoạn 2000 - 2005, trong lĩnh vực CNSH bao gồm Phòng thí nghiệm Công nghệ gene, Phòng thí nghiệm Công nghệ enzym và protein, Phòng thí nghiệm Công nghệ văcxin và các chế phẩm y sinh học, Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào động vật, Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật.
Quyết định số 842/QĐ-TTg ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020, trong lĩnh vực CNSH các lĩnh vực được phát triển bao gồm ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến, trong sản xuất các protein, enzym tái tổ hợp sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm, công nghiệp xử lý môi trường, vắc xin ADN tái tổ hợp, vắc xin protein tái tổ hợp dùng cho người, gia súc, gia cầm và thủy sản, nhiên liệu sinnh học được sản xuất bằng công nghệ sinh học từ tảo, phế phụ phẩm nông nghiệp, chất thải…
Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm là lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các công nghệ khai thác các hoạt động của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật, các sản phẩm Nông - Lâm - Ngư nghiệp để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Đối với Việt Nam, một nước đi lên từ nông nghiệp nhiệt đới, việc ứng dụng Công nghệ Sinh học Thực phẩm trong sản xuất Nông - Lâm nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, là yếu tố quan trọng đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu và phát triển bền vững kinh tế Nông - Lâm nghiệp.
2.2. Tính cấp thiết của dự án
Công nghệ Sinh học (CNSH) là một trong các ngành khoa học mũi nhọn hiện đang được cả thế giới quan tâm. CNSH đã và đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học công nghệ có tính đột phá không chỉ trong nông nghiệp và y dược mà đang dần làm thay đổi một cách sâu sắc phương thức sản xuất trong các ngành công nghiệp thực phẩm, vật liệu mới, năng lượng, khai khoáng và bảo vệ môi trường. Sự phát triển của công nghệ sinh học đã, đang và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế, xã hội.
Hiện nay, nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực CNSH, CNTP và ứng dụng của CNSH trong CNTP có có ý nghĩa quan trọng đến nhiều ngành kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, nguồn nhân lực về lĩnh vực CNSH còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng chưa đáp ứng được với mục tiêu phát triển và thực tế nguồn nhân lực cho quản lý, giảng dạy, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh ở các địa phương, các doanh nghiệp cả trong hiện tại và tương lai. Hiện tại ở nước ta, tỷ lệ các nhà nghiên cứu và cán bộ có độ CNSH vào loại thấp nhất so với thế giới. Những nhu cầu cấp thiết của toàn xã hội về nguồn lực công nghệ sinh học đã và đang thực sự là áp lực đối với cơ sở đào tạo, đòi hỏi sự thay đổi thích ứng về: (1) nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, (2) cấp và loại hình đào tạo, và (3) chương đào tạo cập nhật để đáp ứng tiến phát triển của nhà trường và xã hội.
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - địa bàn đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng chủ yếu của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên gồm 16 tỉnh, có diện tích 10.313.876 ha (chiếm 31% diện tích toàn quốc), dân số 13.291.000 người (trong đó 40% là dân tộc thiểu số gồm hơn 30 dân tộc khác nhau). Vùng miền núi phía Bắc được coi là một trong ba vùng khó khăn nhất của đất nước, tổng GDP bằng 9,6% GDP toàn quốc, mức sống hiện tại của cư dân trong vùng chỉ bằng 50% so với mức sống bình quân cả nước. Đặc thù của vùng miền núi phía Bắc: Nền kinh tế chủ yếu dựa vào Nông - Lâm nghiệp (trừ một số tỉnh có thương mại, dịch vụ và công nghiệp phát triển như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc). Trong những năm gần đây chính phủ đã tập trung nhiều chương phát triển khu vực miền núi nói chung và miền núi phía Bắc nói riêng nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có độ cao còn thiếu, nhất là cán bộ kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp và lĩnh vực liên quan. Sự thiếu hụt nhân lực có độ là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển của khu vực. Phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc chủ yếu dựa vào phát triển nông lâm nghiệp. Các sản phẩm tạo ra phần nhiều theo phương thức truyền thống và hầu như không có sự trợ giúp của các kỹ thuật công nghệ cao.
Miền núi phía Bắc Việt Nam có 03 cơ sở đào tạo bậc đại học (Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc, Đại học Hùng Vương) và 01 cơ sở nghiên cứu (Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Đông Bắc). Trong 4 cơ sở nêu trên, duy nhất có Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên) có các ngành đào tạo: (i)Kỹ sư Công nghệ Sinh học (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2006; (ii) Kỹ sư Công nghệ Thực phẩm (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2007); (iii) và Kỹ sư Chế biến Bảo quản (mở ngành đào tạo bậc đại học năm 2007). Cả 3 ngành đào tạo trên trực thuộc Khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ sinh học (CNSH và CNTP) -Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Khác hẳn với các ngành đào tạo truyền thống, ba ngành trên đòi hỏi việc đào tạo có các nghiên cứu khoa học ở độ cao, lý thuyết phải gắn liền với thực hành, thực tập và sự trợ giúp của hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại, thiết bị tiên tiến. Vì vậy việc “Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, đào tạo thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” là rất cần thiết, đáp ứng những yêu cầu của sự phát triển khoa học kỹ thuật cũng như kinh tế xã hội khu vực miền núi phía Bắc.
2.3. Thực trạng về nguồn lực của phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm – Trường Đại học Nông Lâm TN được thành lập năm 2010, chịu trách nhiệm xây dựng khung chương đào tạo, nghiên cứu khoa học và đào tạo cho ba ngành đào tạo bậc đại học: Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm. Là Khoa được xây dựng mới từ đầu, nguồn cán bộ giảng dạy, nghiên cứu được tập hợp từ một số ngành học, bộ môn liên quan và tuyển mới. Cho đến nay, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện của nhà trường, nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong quá đào tạo, Khoa đã không ngừng tăng cường, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tính đến năm 2012, số cán bộ giảng dạy có độ thạc sỹ trở lên của bộ môn đạt trên 70% tổng số cán bộ giảng dạy.
Hàng năm có gần 1000 thí sinh đăng ký theo học ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ Thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch nhưng nhà trường chưa có khả năng mở rộng. Hiện tại, số lượng sinh viên thường xuyên của Khoa là 499 sinh viên và số lượng cán bộ giảng dạy thuộc biên chế của Khoa là 31 người (trên 70 % có độ từ thạc sĩ trở lên).
Khoa CNSH-CNTP đã xây dựng 03 phòng thí nghiệm: Phòng thí nghiệm CNTP và Công nghệ sau thu hoạch (100m2), phòng thí nghiệm kỹ thuật di truyền (110m2) và phòng thí nghiệm kỹ thuật Vi sinh (80m2). Tuy nhiên, trang thiết bị thí nghiệm còn nghèo nàn (hầu như chưa có) nên cả ba phòng thí nghiệm trên chưa thể thực hiện được các nghiên cứu và thực hành chuyên môn.
2.4. Giới thiệu chung về cơ quan chủ đầu tư và hưởng lợi
2.4.1. Đại học Thái Nguyên (chủ đầu tư)
Đại học Thái Nguyên (ĐHTN) là đại học đa cấp đa ngành được thành lập năm 1994 theo NĐ 31/CP của thủ tướng chính phủ. Hiện nay, Đại học Thái Nguyên có tổng số 20 đơn vị thành viên, trong đó có 7 Trường đại học, 01 Trường cao đẳng; 02 khoa trực thuộc và 11 đơn vị nghiên cứu khoa học và phục vụ đào tạo. Các trường Đại học và Cao đẳng trực thuộc Đại học Thái Nguyên bao gồm:
Trường Đại học Sư phạm
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Trường Đại học Nông Lâm
Trường Đại học Y – Dược
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Khoa học
Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông
Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật
Đại học Thái Nguyên là Đại học trọng điểm vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, gần 3600 người, trong đó cán bộ giảng dạy gần 2400 người. Trong đó có 106 GS và PGS; 320 tiến sĩ và 1135 thạc sĩ, và 472 cán bộ giảng dạy đang nghiên cứu sinh , 636 người đang học thạc sĩ tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
Trong Đại học Thái Nguyên, đội ngũ cán bộ giảng dạy là đội ngũ chung, tham gia giảng dạy ở các trường, đơn vị thành viên theo nhu cầu giảng dạy ở mỗi đơn vị. Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong quá đào tạo, Đại học Thái Nguyên, các trường và đơn vị thành viên đã không ngừng tăng cường, bổ sung, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ…; Phương hướng chung của Đại học Thái Nguyên từ nay tới năm 2020 là thực hiện thắng lợi " Đề án quy hoạch phát triển Đại học Thái Nguyên thành Đại học trọng điểm; trung tâm đào tạo, khoa học của vùng đến năm 2020" đã được Bộ GD & ĐT phê duyệt. Có thể khẳng định, chất lượng đào tạo của Đại học đã được Chính phủ, các tổ chức xã hội công nhận và thực sự, Đại học Thái Nguyên đã trở thành một trong các Đại học trọng điểm của Việt Nam.
Đến năm 2011, ĐH đã tổ chức tuyển sinh 122 chuyên ngành đào tạo đại học, tổng chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy là 10.850, và cao đẳng chính quy là 1.165 chỉ tiêu. Công tác tuyển sinh Sau đại học cũng không ngừng tăng lên nhanh chóng qua các năm, năm 2011, Đại học Thái Nguyên đã tuyển sinh ở cả 41 chuyên ngành đào tạo độ thạc sĩ với 1570 chỉ tiêu, 19 chuyên ngành đào tạo độ tiến sĩ với 50 chỉ tiêu; 320 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ nội trú.
2.4.2. Trường Đại học Nông Lâm (cơ quan hưởng lợi của dự án)
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập theo quyết định 56/TTg ngày 25/02/1971 của thủ tướng chính phủ, được xác định nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Hiện nay trường có 8 khoa và 4 trung tâm:
Khoa Nông học: Đào tạo ngành Nông học, Hoa viên cây cảnh, Trồng trọt.
Khoa Chăn nuôi thú y: Đào tạo ngành Chăn nuôi, Thú y, Thuỷ sản.
Khoa Lâm Nghiệp: Đào tạo ngành Lâm sinh, Nông Lâm kết hợp
Khoa Tài Nguyên môi trường: Đào tạo ngành quản lý đất đai, Tài nguyên môi trường.
Khoa Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp: Đào tạo ngành Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp.
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn: Đào tạo ngành khuyến nông phát triển nông thôn và ngành Công – Nông.
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm: Đào tạo ngành Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sau thu hoạch.
Khoa Sau đại học: Tiến sĩ đào tạo 2 ngành là Nông học và Chăn nuôi thú y, Thạc sĩ đào tạo 04 ngành: Nông học, Chăn nuôi, Thú y và Lâm sinh.
Ngoài các hệ chính qui đại học, ở các khoa chuyên môn đào tạo thêm hệ Cao Đẳng, Trung cấp và đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ. Hiện nay trường Đại học Nông Lâm có gần 400 cán bộ giảng dạy chuyên ngành, trong đó có 23 phó giáo sư, 71 tiến sĩ, 107 thạc sĩ và trên 60 người đang được đào tạo sau đại học ở trong và ngoài nước, tổng số học sinh của trường năm 2010 xấp xỉ 10.000 người.
2.4.3. Khoa CNSH-CNTP (đơn vị trực tiếp hưởng lợi của dự án)
Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm được tách từ khoa Nông học năm 2010. Khoa gồm 3 Bộ môn:
Bộ môn Công nghệ sinh học
Bộ môn Công nghệ thực phẩm
Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch.
Khoa có 41 cán bộ giảng dạy và phục vụ giảng dạy, trong đó có 03 phó giáo sư, 05 tiến sĩ; 25 thạc sỹ; 10 kỹ sư …, hiện nay khoa CNSH-CNTP đang đào tạo 03 ngành học bậc đại học với 700 sinh viên.
2.4.4. Một số kết quả nghiên cứu và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Nông Lâm thuộc lĩnh vực Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bắt đầu nghiên cứu và hợp tác về Công nghệ sinh học nông nghiệp và Chế biến Bảo quản từ năm 1992. Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy” do chính phủ Thái Lan tài trợ (1992 -1995), hơn 10 cán bộ giảng dạy của nhà trường được nghiên cứu, học tập tại Thái Lan về công nghệ tế bào và Công nghệ sau thu hoạch. Số cán bộ này hiện đang công tác tại các khoa chuyên môn, phát huy có hiệu quả kiến thức được học tập. Nhờ đó, trường đã làm chủ trong giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật về công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nhân nhanh giống cây trồng (chuối, dứa, phong lan, các loại cây lâm nghiệp, cây dược liệu …vv) và Công nghệ sau thu hoạch – một lĩnh vực của Công nghệ chế biến Bảo quả