Ngày 10/4/2008, anh A có giao kết hợp đồng vay tiền với chị B, số tiền anh vay là 500 triệu đồng, thời hạn vay 2 năm, lãi suất do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cũng ghi rõ C, D, E là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho A, cam kết với chị B về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh A, nếu khi đến thời hạn mà A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc bảo lãnh giữa C, D, E với A cũng được lập thành một văn bản riêng, có công chứng, chứng thực của UBND quận M ( Nơi 4 người đang định cư sinh sống ), trong đó các bên có thỏa thuận về thù lao sẽ trả cho bên bảo lãnh.
Ngày 10/4/2010, thời hạn vay tiền của anh A với chị B đã hết, nhưng anh A chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho chị B, căn cứ vào tình hình của bên bảo lãnh liên đới, chị B nhận thấy anh C là người có khả năng về tài sản để thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh liên đới. Do đó, theo cam kết trong hợp đồng chị B đã yêu cầu anh C – 1 trong 3 người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho anh A – trong thời hạn 2 tháng, anh phải đứng ra dùng tiền của mình để thay A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị, bao gồm cả tiền gốc + lãi. Ngày 10/6/2010, anh C đã dùng tiền của mình ( 550 triệu đồng ), nhưng chỉ thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với A mà không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới thay cho D và E trong quan hệ bảo lãnh. Chị C đã gửi đơn kiện lên TAND quận M, yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề trên. Căn cứ vào các văn bản cam kết mà hai bên đương sự đưa ra và căn cứ vào những quy định trong các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự liên đới, TAND quận M đã đi đến phán quyết yêu cầu anh C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự liên đới thay cho anh D và E đối với chị B. Do đó, anh C phải dùng toàn bộ số tiền của mình ở trên để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị B thay cho anh D và E khi họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
4 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2960 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới, có đối tượng là một khoản tiền, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng một tình huống có đầy đủ các yếu tố của một quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới, có đối tượng là một khoản tiền, để qua đó phân tích nội dung thực hiện nghĩa vụ liên đới của các chủ thể trong tình huống được xác định.
TÌNH HUỐNG:
Ngày 10/4/2008, anh A có giao kết hợp đồng vay tiền với chị B, số tiền anh vay là 500 triệu đồng, thời hạn vay 2 năm, lãi suất do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cũng ghi rõ C, D, E là những người liên đới đứng ra bảo lãnh cho A, cam kết với chị B về việc thực hiện thay nghĩa vụ của anh A, nếu khi đến thời hạn mà A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Việc bảo lãnh giữa C, D, E với A cũng được lập thành một văn bản riêng, có công chứng, chứng thực của UBND quận M ( Nơi 4 người đang định cư sinh sống ), trong đó các bên có thỏa thuận về thù lao sẽ trả cho bên bảo lãnh.
Ngày 10/4/2010, thời hạn vay tiền của anh A với chị B đã hết, nhưng anh A chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho chị B, căn cứ vào tình hình của bên bảo lãnh liên đới, chị B nhận thấy anh C là người có khả năng về tài sản để thực hiện được toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh liên đới. Do đó, theo cam kết trong hợp đồng chị B đã yêu cầu anh C – 1 trong 3 người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho anh A – trong thời hạn 2 tháng, anh phải đứng ra dùng tiền của mình để thay A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị, bao gồm cả tiền gốc + lãi. Ngày 10/6/2010, anh C đã dùng tiền của mình ( 550 triệu đồng ), nhưng chỉ thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình đối với A mà không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ liên đới thay cho D và E trong quan hệ bảo lãnh. Chị C đã gửi đơn kiện lên TAND quận M, yêu cầu Tòa án đứng ra giải quyết vấn đề trên. Căn cứ vào các văn bản cam kết mà hai bên đương sự đưa ra và căn cứ vào những quy định trong các văn bản pháp luật, nhất là các văn bản pháp luật điều chỉnh về nghĩa vụ dân sự liên đới, TAND quận M đã đi đến phán quyết yêu cầu anh C thực hiện toàn bộ nghĩa vụ dân sự liên đới thay cho anh D và E đối với chị B. Do đó, anh C phải dùng toàn bộ số tiền của mình ở trên để thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị B thay cho anh D và E khi họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
PHÂN TÍCH:
Với tình huống dân sự trên ta thấy, đây là một quan hệ nghĩa vụ dân sự có nhiều người liên đới bảo lãnh cho một người thực hiện nghĩa vụ trả tiền, trong đó bao gồm:
+) Chủ thể: Bên nhận bảo lãnh ( chị B ).
Bên được bảo lãnh ( anh A ).
Bên bảo lãnh ( anh C, D, E ).
+) Khách thể: là những xử sự của các bên chủ thể, thông qua đó quyền yêu cầu cũng như nghĩa vụ của các bên chủ thể mới được thực hiện. Trong tình huống dân sự trên hành vi của các chủ thể: chủ thể bảo lãnh đã có hành vi tác động vào số tiền của mình để thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh.
+) Đối tượng của nghĩa vụ trên là một khoản tiền.
+) Nội dung: trong tình huống dân sự trên, việc chị B yêu cầu anh C phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền thay cho anh A khi thời hạn vay tiền giữa chị và anh A kết thúc nhưng anh A vẫn chưa có khả năng trả nợ cho chị là hoàn toàn có căn cứ pháp luật. Bởi vì: trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trên, ta thấy C, D, E là những người liên đới đứng ra để bảo lãnh cho A vay tiền chị B , mà theo quy định tại khoản 1 Điều 298 BLDS năm 2005: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”. Căn cứ quy định trên, áp dụng vào để giải quyết tình huống, nhận thấy việc TAND quận M giải quyết yêu cầu của chị B là hoàn toàn phù hợp và có căn cứ pháp luật. Vì trong nghĩa vụ dân sự liên đới, nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ ( trong tình huống là anh C ) mà những người khác chưa thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt, nghĩa là trong tình huống trên anh C không những phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác: anh D và E khi họ chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Do đó, trong trường hợp này, khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh ( anh A ) đã đến mà bên bảo lãnh ( anh C, D, E ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa số tiền của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh ( chị B ).
Sau khi anh C đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả tiền cho chị B thì quan hệ nghĩa vụ dân sự liên đới giữa C, D và E đối với chị B chấm dứt. Anh C lúc này có quyền yêu cầu anh D và anh E ( những người có nghĩa vụ liên đới khác ) phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình. Đồng thời anh C cũng có quyền yêu cầu anh A ( bên được bảo lãnh ) phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với mình trong phạm vi đã bảo lãnh cùng với số tiền thù lao mà hai bên đã thỏa thuận. Trong trường hợp nếu anh A thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của mình cho anh C thì anh C phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho anh D và E phần mà mình đã nhận thay họ.
Trường hợp nếu chị B miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh cho anh D thì những người khác vẫn phải thực hiện phần bảo lãnh của họ ( khoản 2 Điều 368 BLDS 2005 ).
Tóm lại: Từ tình huống dân sự trên cho ta thấy, sau khi nghĩa vụ liên đới kết thúc, thì đã phát sinh ra rất nhiều nghĩa vụ khác, nhưng tất cả những nghĩa vụ phát sinh sau nghĩa vụ dân sự liên đới đều được các nhà làm luật dự liệu sẵn và có các quy định của pháp luật dân sự điều chỉnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C NHN DN S7920 2.doc
- H7884C K7922 T431 T4317902NG.docx