Xây dựng tài liệu huấn luyện tu sĩ thừa sai ở Việt Nam

Ngôi Hai đã được Chúa Cha sai đến để loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới và Ngài đã sai các môn đệ: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28, 19). Thế mà, đã qua hai thiên niên kỷ, khi nhìn lại thực trạng tôn giáo ở Châu Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, số người Ki-tô hữu vẫn chiếm một tỉ lệ quá khiêm tốn (nhỏ hơn 10%). Chính vì thế, chủ đề chính của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Châu Á nhóm họp năm 1999 đã nhấn mạnh việc truyền giáo cho lương dân. Thành phần hưởng ứng lời kêu gọi này trước tiên phải là những người thánh hiến, bởi vì họ là những người theo Ðức Ki-tô cách triệt để. Ðồng thời khi nhìn lại quá khứ, quan niệm về từ "truyền giáo" còn mang nghĩa rất hạn hẹp và cách thức truyền giáo chưa có tính hệ thống và hội nhập. Ðặc biệt là ở Việt Nam, chưa thấy có một tài liệu cụ thể để huấn luyện tinh thần cho tín hữu nói chung, và cụ thể là cho giới tu sĩ.Trong khi ơn gọi tu sĩ khá dồi dào, và đây là lực lượng mạnh mẽ xung công vào sứ vụ này. Hơn nữa, sau Công Ðồng Va-ti-ca-nô II có sự tiến triển mạnh mẽ trong những suy tư thần học về Mầu nhiệm Chúa Ki-tô và Mầu nhiệm Giáo Hội, nên đã giúp cho người Ki-tô hữu nhận rõ hơn về bản chất của Giáo Hội: Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, là bí tích cứu độ phổ quát .

docx65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng tài liệu huấn luyện tu sĩ thừa sai ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VÀ DUYỆT THƯ TỊCH DẪN NHẬP "Không ai có thể đưa ra chứng tá sáng ngời về các giá trị Tin Mừng trong công cuộc truyền giáo hơn là những người đã tuyên khấn tận hiến qua 3 lời khuyên Tin Mừng: Khiết Tịnh, Khó nghèo và Vâng Phục, qua sự dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa hoàn toàn sẵn sàng phục vụ con người và xã hội theo gương Ðức Ki-tô"[1]. I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Ngôi Hai đã được Chúa Cha sai đến  để loan báo Tin Mừng cứu độ cho thế giới và Ngài đã sai các môn đệ: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần" (Mt 28, 19). Thế mà, đã qua hai thiên niên kỷ, khi nhìn lại thực trạng tôn giáo ở Châu Á nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, số người Ki-tô hữu vẫn chiếm một tỉ lệ quá khiêm tốn (nhỏ hơn 10%). Chính vì thế, chủ đề chính của Thượng Hội Ðồng Giám Mục Châu Á nhóm họp năm 1999 đã nhấn mạnh việc truyền giáo cho lương dân. Thành phần hưởng ứng lời kêu gọi này trước tiên phải là những người thánh hiến, bởi vì họ là những người theo Ðức Ki-tô cách triệt để. Ðồng thời khi nhìn lại quá khứ, quan niệm về từ "truyền giáo" còn mang nghĩa rất hạn hẹp và cách thức truyền giáo chưa có tính hệ thống và hội nhập. Ðặc biệt là ở Việt Nam, chưa thấy có một tài liệu cụ thể để huấn luyện tinh thần cho tín hữu nói chung, và cụ thể là cho giới tu sĩ.Trong khi ơn gọi tu sĩ khá dồi dào, và đây là lực lượng mạnh mẽ xung công vào sứ vụ này. Hơn nữa, sau Công Ðồng Va-ti-ca-nô II có sự tiến triển mạnh mẽ trong những suy tư thần học về Mầu nhiệm Chúa Ki-tô và Mầu nhiệm Giáo Hội, nên đã giúp cho người Ki-tô hữu nhận rõ hơn về bản chất của Giáo Hội: Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo, là bí tích cứu độ phổ quát . Ngoài ra, ngày hôm nay, trên thế giới, các nền khoa học phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các môn khoa học nhân văn tiến bộ vượt bậc. Tất cả những môn khoa học này sẽ góp phần tích cực vào công cuộc truyền giáo. Hơn nữa, ngày nay các nhà thần học khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử nhân loại nên thấy rõ Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong các nền văn hoá, do đó, người viết nhận thấy cần phải khám phá các giá trị Tin Mừng trong các nền văn hóa khác nhau và dùng những hình ảnh quen thuộc để thông truyền giá trị Tin Mừng. Từ những trăn trở trên, người viết muốn xây dựng một tài liệu huấn luyện cho tu sĩ thừa sai trong bối cảnh Việt Nam. II.  DUYỆT THƯ TỊCH Dựa vào các tài liệu đã tham khảo, người nghiên cứu nhận thấy có những ý tưởng chủ đạo do những người đi trước đã bàn, liên quan trực tiếp đến đề tài: 1. Nền linh đạo người tu sĩ thừa sai Người tu sĩ thừa sai phải mặc lấy tâm tình của Chúa Giê-su khi đi rao giảng, đó là: để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, có đời sống cầu nguyện, chiêm niệm sâu sắc và liên lỉ, có tấm lòng đức ái của người mục tử, sống khổ chế và yêu mến Giáo Hội thiết tha[2]. 2. Nội dung Tin Mừng Nội dung Tin Mừng được đồng hóa với chính Ðức Ki-tô. Tin Mừng được biểu hiện trong các nền văn hóa chính là sự hiện diện của Nước Thiên Chúa. Người thừa sai phải nhạy bén nhận ra các dấu chỉ thời đại và đừng lẫn lộn giữa giá trị Tin Mừng với những giá trị chóng qua giữa trần thế[3].  Từ "truyền giáo" phải được hiểu hiểu rộng chứ không chỉ gò bó theo kiểu cơ cấu, tức là giúp những người chưa biết Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài sống giá trị Tin Mừng, chứ không chỉ là tổng số lượng những người được rửa tội[4]. 3. Hội nhập Tin Mừng vào các nền văn hóa và đối thoại tôn giáo Phân tích phương pháp rao giảng Tin Mừng của Chúa Giê-su, tìm hiểu và ứng dụng các biểu tượng, chuyện thần thoại trong các nền văn hóa để truyền đạt Tin Mừng, hội nhập văn hóa dựa trên việc phân tích nhân chủng học[5]; khai triển mối tương quan giữa việc loan báo Tin Mừng với các yếu tố trong nền văn hóa[6];  cử hành nghi thức phụng vụ thích hợp với nền văn hóa[7]. Có tinh thần đón nhận giá trị Tin Mừng nơi các tôn giáo khác và sẵn sàng đối thoại[8]. 4. Con người cần được loan báo Tin Mừng Tâm lý người Việt Nam mang nét cộng đồng, thầm kín, trân trọng giá trị thiêng liêng[9]. Tín ngưỡng người Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các tôn giáo cổ truyền lâu đời, nên rất khó thay đổi; ông Trời rất thân thuộc với người Việt Nam, đạo "ông bà" rất phổ biến ở Việt Nam[10]. 5. Tổng kết Từ những tri thức trên, người nghiên cứu nhận thấy có những điểm cơ bản: (1) tu sĩ thừa sai phải có một nền linh đạo đú ng đắn, đó là: gắn bó với Chúa Ki-tô chiêm niệm và rao giảng; (2) Nội dung Tin Mừng loan báo chính là Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. Nhưng cần lưu ý giá trị Tin Mừng có tiềm tàng trong các tôn giáo và các nền văn hoá. Vì thế, phải biết gạn lọc, đón nhận và hội nhập; (3) Người tu sĩ thừa sai dựa vào các môn khoa học nhân văn để hiểu rõ tâm lý, văn hóa của dân tộc mình đến loan báo; (4) Cách thức loan báo Tin Mừng có hiệu quả là biết tận dụng những gì con người được loan báo đã có, để thông truyền giá trị Tin Mừng. Cuối cùng, nhờ tổng hợp và khai triển các điểm trên, người nghiên cứu xây dựng tài liệu huấn luyện cho tu sĩ thừa sai Việt Nam. III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Trước hết, bài nghiên cứu này đặt nền tảng trên Thánh Kinh, cụ thể là đời sống và cách thức loan báo Tin Mừng Nước Thiên Chúa của Ðức Giê-su. Tiếp đến, người viết ứng dụng nền thần học truyền giáo theo truyền thống Ki-tô giáo về ơn gọi và sứ mạng của người tu sĩ. 1. Ðời sống của Chúa Giê-su ở Na-da-rét và hành trình truyền giáo của Ngài Dựa trên nền tảng Kinh Thánh, các chi tiết được các thánh ký ghi lại cùng với quá trình suy tư thần học ta thấy hàm chứa cả một nền linh đạo cho người tu sĩ thừa sai. Qua đời sống âm thầm của Chúa Giê-su ở Na-da-rét, gợi cho ta thấy tầm quan trọng của việc cầu nguyện và suy miệm Lời Chúa trong việc truyền giáo. Cách thức tương quan của Chúa Giê-su với nhiều hạng người là mẫu gương cho ta noi theo về đức ái của người mục tử. Cách thức Ngài rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa : dùng nhiều dụ ngôn quen thuộc, dùng những hình ảnh gần gũi với người Do-thái như hạt giống, đất, nước, ruộng , để nói về giá trị Nước Thiên Chúa. Ðó là cách thức hội nhập văn hóa rất sâu sắc, đặc biệt hình thức hội nhập này được thấy rõ nơi Mầu nhiệm Nhập thể (Ngôi Lời đã làm người, Ga 1,14). 2. Căn tính người tu sĩ là bước theo Chúa Ki-tô Chúa Giêsu đã được Chúa Cha thánh hiến và sai đến thế gian, và đến lượt anh chị em tu sĩ cũng được Thiên Chúa kêu gọi thánh hiến để tiếp tục sứ mạng của Chúa Giêsu. Như vậy những người thánh hiến được Thiên Chúa mờigọi "theo sát Chúa Ki-to"  trong hình thức đặc thù đời thánh hiến và lấy Người làm tất cả của đời mình. Khi tự nguyện tuyên khấn sống các lời khuyên Tin Mừng đồng nghĩa với lời cam kết dâng hiến toàn thân cho sứ mạng. Mỗi khi người thánh hiến càng để cho mình đồng hình đồng dạng với Chúa Ki-tô, người ta càng làm cho Người hiện diện và hành động trong thế giới để cho nhân loại được cứu độ. Nhờ những lời khuyên đưa đến Ðức Ái, và nhờ Ðức Ái, những lời khuyên ấy kết hiệp các tu sĩ cách đặc biệt với Giáo Hội và họ có bổn phận làm cho nước Chúa Ki-tô ăn rễ sâu và vững mạnh trong các tâm hồn và bành trướng trên khắp vũ trụ. Ðời sống tu trì chính yếu là phục vụ Giáo Hội và việc phục vụ trước hết là việc cộng tác vào việc mở mang Nước Chúa bằng thái độ nhiệt thành, bằng kinh nguyện và bằng các hình thức hoạt động[11]. 3. Thiên Chúa hoạt động trong các nền văn hoá Chính việc thừa nhận Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong các nền văn hóa mở ra cho ta một lối nhìn hoàn toàn mới trong công cuộc truyền giáo. Nghĩa là dựa  vào quan điểm này, chúng ta khai triển mối tương quan giữa Tin Mừng và các nền văn hoá, để đưa ra sự hội nhập đích thực. Ðồng thời người nghiên cứu vận dụng những kết quả có được của các môn khoa học nhân văn: nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học dân tộc, để hiểu rõ đối tượng cần loan báo Tin Mừng. 4. Truyền giáo là làm cho Nước Thiên Chúa hiện diện trong các nền văn hoá và nơi các tôn giáo Sứ điệp Tin Mừng loan báo luôn gắn liền với Chúa Ki-tô và cũng là Mầu nhiệm Nước Thiên Chúa. Người nghiên cứu khai triển nhiều hơn về việc đưa Tin Mừng vào cho những người chưa biết Chúa Ki-tô, nghĩa là giúp họ sống giá trị Tin Mừng chứ không buộc hiểu theo nghĩa cơ cấu là nhắm đến số lượng người được rửa tội. IV. PHÁT BIỂU VẤN ÐỀ Mục tiêu của bài nghiên cứu này là một cố gắng nghiên cứu phân tích một cách có hệ thống các dữ liệu Kinh Thánh vá các suy tư thần học trong Thánh Kinh và các tài liệu có thế giá để nhằm trả lời hai câu hỏi sau: 1)     Tu sĩ thừa sai Việt Nam cần phải được huấn luyện như thế nào để thực thi sứ mạng có hiệu quả cao? 2)     Cách thức loan báo Tin Mừng cho người Việt Nam hôm nay phải thể hiện như thế nào? V. NHỮNG GIẢ THUYẾT VÀ NHỮNG GIẢ ÐỊNH Trong bài nghiên cứu này, người nghiên  cứu đưa ra những giả định nền:       Trong tâm thức của người Việt Nam hàm chứa sự khao khát hướng về sự thiện, nhạy cảm với giá trị thiêng liêng. Ðây là yếu tố thuận lợi cho người thừa sai gieo hạt giống Tin Mừng vào. ⨨      Trong nền văn hoá Việt Nam có chứa đựng một số giá trị Tin Mừng, và nhờ đó người thừa sai nhận và đưa giá trị Tin Mừng ăn sâu vào nền văn hoá.       Có Chúa Thánh Thần hoạt động cả nơi người rao giảng Tin Mừng và người nghe. Vì có như thế, đối tượng mới dễ dàng đón nhận Tin Mừng. VI.  TÍNH CẤP THIẾT VÀ Ý NGHĨA Trong bối cảnh hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế  thị trường, não trạng hưởng thụ lan tràn. Con người thường thỏa mãn với những giá trị tạm thời mà bỏ quên giá trị vĩnh cửu. Từ quan điềm đó con người dễ xây dựng một nền văn minh chết chóc, nghĩa là không còn biết yêu thương nhau, không còn biết quan tâm đến nhau. Ðồng thời với xu hướng toàn cầu hoá, người Việt Nam dễ du nhập những nền văn hóa từ bên ngoài mà đánh mất các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Ðứng trước những nguy hại đó, thiết nghĩ, hơn bao giờ hết, Hội Thánh, đặc biệt là giới tu sĩ cần phải cấp bách loan báo tình thương của Thiên Chúa, khôi phục lại những giá trị Tin Mừng có trong nền văn hóa dân tộc, giúp cho người Việt Nam sống giá trị cao quý đó. Vì thế, bài nghiên cứu này mong được góp một phần nhỏ vào việc huấn luyện người tu sĩ thừa sai Việt Nam nhằm đáp ứng cho xã hội và con người Việt Nam chưa biết Chúa Ki-tô và Tin Mừng của Ngài. VII. PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN Trong bài nghiên cứu này, người viết chỉ đề cập đến đối tượng nhận Tin Mừng là người Việt Nam có gốc là người Kinh, chứ không bao hàm những người dân tộc thiểu số, bởi vì tài liệu nghiên cứu về tâm lý và văn hóa dân tộc thiểu số có phần giới hạn. Hơn nữa, bài nghiên cứu chỉ đề cập đến những điểm chính yếu cần thiết cho việc huấn luyện tu sĩ thừa sai, chứ không phải là bao hàm đầy đủ mọi yếu tố. Ðồng thời với tri thức và khả năng có hạn, người viết không nghiên cứu sâu những tôn giáo Á Ðông lâu đời ( Phật, Ấn, Lão.), mà chỉ gợi ra những nét tiêu biểu. VIII. ÐỊNH NGHĨA MỘT SỐ TỪ NGỮ       Cụm từ "tu sĩ thừa sai" được hiểu là người tu sĩ thi hành sứ vụ loan báo tin mừng.       Truyền giáo học: Là nghiên cứu có hệ thống về hoạt động truyền giáo của Giáo Hội dưới nhiều cách thức. Ðồng thời nghiên cứu có tính khoa học về thực tại truyền giáo của Giáo Hội trong đó có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các môn khoa học và đặc sủng truyền giáo[12].       Truyền giáo: truyền giáo được hiểu trên ba bình diện được phân biệt tùy thuộc vào đối tượng được loan báo, tức truyền giáo là hoạt động loan báo Ðức Ki-tô và Tin Mừng của Ngài, xây dựng Giáo Hội địa phương và cổ võ các giá trị Nước Thiên Chúa[13]. 訨      Hội nhập văn hoá: có nghĩa là biến đổi thâm sâu những giá trị văn hóa chân thật bằng cách hội nhập vào Ki-tô giáo, tức là làm cho Ki-tô giáo ăn rễ sau vào trong các nền văn hóa khác nhau của con người. CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Trong bài nghiên cứu này, người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tư liệu và phân tích nội dung để tổng hợp thành một tài liệu đào tạo tu sĩ thừa sai trong môi trường cụ thể Việt Nam. Các tài liệu người nghiên cứu có được chủ yếu là được xuất bản trong những thập niên gần đây nên mang tính mới mẽ và cập nhật. Người viết sẽ phân tích, chọn lọc những chi tiết nào phù hợp cho việc đào tạo tu sĩ thừa sai ở bối cảnh Việt Nam, để xây dựng nên đề cương huấn luyện cụ thể. Ví dụ, dựa vào kinh nghiệm hội nhập văn hóa trong công việc truyền giáo của các nhà thừasai giữap niên 70 tại Việt Nam, người viết sẽ loại bỏ những chi tiết không còn phù hợp với não trạng, văn hóa của người Việt Nam ngày nay, đồng thời cũng phát triển những chi tiết còn phù hợp. II. ÐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu những yếu tố cần thiết trang bị cho tu sĩ thừa sai: Hội nhập văn hoá, linh đạo truyền giáo, tâm  lý người Việt Nam, ngôn ngữ, được nhìn dưới nhãn quan thần học. III. PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 1. Công cụ Chủ yếu là nghiên cứu trên sách (Sách Thánh, các sách, thông điệp) có liên quan đến vấn đề. 2. Nguồn dữ liệu Bài nghiên cứu này chủ yếu lấy thông tin từ việc đọc trực tiếp các sách và trích dẫn các thông tin từ mạng internet. Ngoài ra còn có sự tham khảo từ những người đang hoạt động tại những vùng truyền giáo ở Việt Nam. IV. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU Người nghiên cứu sẽ theo các bước: (1) đọc các tư liệu có bàn đến vấn đề cần nghiên cứu; (2) Ghi note các ý tưởng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề, và đưa ra nhận xét cá nhân; (3) Phân tích các cách thức Chúa Giê-su rao giảng trong Kinh Thánh; (4) Tổng hợp các thông tin từ những bước trên; (5) Rút ra chương trình huấn luyện cụ thể cho tu sĩ thừa sai Việt Nam; (6) suy tư về vấn đề ứng dụng bài học trong việc truyền giáo. Với qui trình trên, người nghiên cứu cố gắng tổng hợp và chọn lọc, phân tích, ứng dụng để định ra một chương trình huấn luyện cho tu sĩ thừa sai Việt Nam trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay. CHƯƠNG 3: NỘI DUNG I. NỘI DUNG ÐÀO TẠO 1. Ðời sống nhân bản Tu sĩ thừa sai là chứng nhân của Chúa Ki-tô, họ phải phản ảnh tâm tình của Chúa Ki-tô, Vị Thiên Chúa đã làm người và sống với cương vị của một con người yêu thương và hoàn thiện. Vì thế, noi gương Ðức Ki-tô, tu sĩ thừa sai cũng phải biểu lộ là con người chứa đựng đầy đủ đức tính nhân bản. Ðặc biệt hơn trong bối cảnh Việt Nam. Với ảnh hưởng của đạo Nho và Khổng, người Việt Nam luôn đề cao giá trị nhân bản trong cách sống làm người. Trước khi trở nên một nhà thừa sai thực thu, tu sĩ phải là một con người mang lấy tâm tư, tập quán của một nền văn hoá nhất định. Chính lúc đó, tinh thần của nhà thừa sai phải được cởi mở và rèn luyện để nhận biết rõ ràng và có thể phán đoán về văn hoá của dân tộc mình. Ðồng thời Thiên Chúa ban cho mỗi người những nén bạc riêng để phục vụ cho công cuộc cứu độ của Ngài, cho nên tu sĩ thừa sai phải tạo mọi điều kiện để triển nỡ những khả năng riêng hầu phục vụ cho sứ vụ. a. Trưởng thành tình cảm Trên bình diện tự nhiên, con người sống phải biết yêu và được yêu, vì tình yêu là yếu tố thiết yếu để con người được triển nở nhân cách. Ðiều này lại càng trở nên quan trọng hơn đối với nhà thừa sai. Tu sĩ thừa sai đã dâng hiến trọn cuộc cho Thiên Chúa, cho công cuộc loan báo Tin Mừng trong lòng mến và sự tự nguyện. Cho nên họ phải gỡ bỏ những rào cản thuộc tính tình, trí thức, tình cảm làm ngăn trở việc tăng trưởng cũng như việc tuân theo chương trình sống phục vụ sứ vụ. Một khi không bị ràng buộc tình cảm cá nhân thì họ mới thong dong sống trọn vẹn cho sứ vụ. Nếu ai sống độc thân theo tinh thần của Tin Mừng, trong tinh thần cầu nguyện, khó nghèo, vui vẻ, biểu lộ vinh quang và trong tình yêu vô vị lợi thì người đó sẽ trở nên dấu chỉ, và dấu  chỉ này không đã tiềm ẩn. Trái lại, nó sẽ loan báo Ðức Ki-tô cho nhân loại trong mọi thời đại cách rất hữu hiệu[14]. Khi dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng bằng đời sống độc thân, sự trưởng thành về mặt tình cảm là yếu tố cần thiết để hội nhập vào trong các mối quan hệ nhân sinh như tình bạn, tình huynh đệ và các tương quan cần thiết trong việc tông đồ. Nhờ trưởng thành về mặt tình cảm mà trong các phán quyết, cách cư xử, nhà thừa sai luôn hành động theo tiêu chuẩn của lý trí dưới sự soi sáng của đức tin. Có như vậy họ mới tránh được những phản ứng theo tình cảm uỷ mị và dễ có khuynh hướng theo tình cảm cá nhân, mất đi sự sáng suốt và khôn ngoan. Ðặc biệt qua lời khấn Khiết tịnh, Ðộc thân, trong con người vẫn giữ nguyên những nghiêng chiều của cảm tính và những thúc đẩy của bản năng, nên nhà thừa sai cần có sự trưởng thành về mặc cảm tính, nhờ đó mới có khả năng sống thận trọng, từ khước tất cả những gì có thể làm phương hại sự trưởng thành ấy, biết cảnh tỉnh về thể xác cũng như tinh thần, có được thái độ quí chuộng và tôn trọng những tương quan liên vị giữa nam và nữ[15]. Ðặc biệt, trong bối cảnh Việt nam tỉ lệ phụ nữ luôn cao hơn nam giới và phụ nữ là thành phần đông đảo hợp tác trong các công việc của Giáo Hội. Vì thế, chắc chắn nhà thừa sai có nhiều cơ hội để tiếp xúc với phụ nữ. Nhờ được huấn luyện kỹ lưỡng về mặt tình cảm mà nhà thừa sai có cái nhìn quân bình về phụ nữ và trân trọng giá trị riêng bịêt hàm chứa nơi họ.. Ðiều này giúp cho mối quan hệ tình cảm giữa nhà thừa sai với phụ nữ càng thêm trong sáng và chính chắn. Qua các mối tương quan lành mạnh và thánh thiện, nhà thừa sai có sức lôi cuốn người khác đến với Thiên Chúa. Ðồng hành với con người không có nghĩa là hoà nhập với những gì là tầm thường trong cách đối xử do xã hội trần thế tạo nên. Khi tiếp xúc với mọi người thuộc mọi thành phần, tốt có xấu có, nhà thừa sai không đánh mất chính mình mà phải thăng hoa những giá trị nhân bản trong các mối quan hệ. Ðặc biệt trong xã hội và văn hoá xô bồ của nền kinh tế thị trường, người ta hay tầm thường hoá đời sống tính dục con người, cắt nghĩa tính dục một cách giản lược và nghèo nàn, vội vàng tận dụng lạc thú tính dục do ích kỷ cá nhân. Ðứng trước khuynh hướng đó, người ta lại càng phải trưởng thành hơn nữa về mặt tình cảm để làm chứng cho con người thời đại thấy sự sung mãn của đời sống độc thân do ơn Chúa ban cho. b. Sử dụng sự tự do Sự trưởng thành nhân bản và đặc biệt là trưởng thành về mặt tình cảm nhằm  giúp con người sống ơn gọi cách tự do trong Thần Khí và sự  thật. Nhà thừa sai sống tự do con cái Chúa là biết làm chủ chính mình, dứt khoát chiến đấu và vượt qua mọi hình thái vị kỷ và cá nhân chủ nghĩa hầu mau mắn cởi mở đối với tha nhân, quảng đại trong công việc phục vụ tha nhân[16]. Thật vậy, tự do trong con người là một sức mạnh lớn lên và trưởng thành trong chân lý và sự thiện. Khi nhà thừa sai để cho mình được thong dong dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh thần, hiến toàn thân cho công cuộc phục vụ Ðức Ki-tô và mở mang xây dựng Hội Thánh Người. Toàn tâm, toàn trí của nhà thừa sai không để cho những cảm tình những nghiêng chiếu ích kỷ chi phối mà dồn sức cho công việc của Chúa Ki-tô. Tự do còn là yếu tố hình thành nên tính xung mãn của nhân cách đời tu. Trong một thế giới con người bị ràng buộc bởi sức mạnh của đồng tiền, thói ích kỷ, não trạng thực dụng và hiệu năng thì nhà thừa sai phải sống thanh thát hướng về chiều kích siêu việt, để làm chứng cho sự hiện diện một Ðấng Thánh là Thiên Chúa và là nguồn gốc của mọi giá trị. Tự do còn là yếu tố giúp cho ý chí theo đuổi điều thiện. Ðặc biệt, khi thực thi sứ vụ thừa sai, tu sĩ luôn phải đương đầu với vấn đề phức tạp, chứng kiến nhiều vấn đề của người nghèo, sự phức tính của các mối tương quan vây ràng, giữ chặt người tu sĩ lại. Trong tình trạng đó, biết sử dụng sự tự do cách trưởng thành là điều tối cần thiết. Một mặt, nếu nhà thừa sai để cho những khó khăn chiếm hết cả thời gian, tâm tư và cuộc sống mình thì có nguy cơ dễ đánh mất chính mình, không còn sự khôn ngoan và nội lực cần thiết để đưa ra những giải đáp phù hợp với ánh sáng Tin Mừng. Tự do lúc này là phải biết dừng lại để tiếp nhận sức sống từ nơi Thiên Chúa. Mặt khác, nếu nhà thừa sai buông xuôi, tránh né thì trở nên người thiếu trách nhiệm và nhiệt thành. Thiên Chúa ban cho con người sự tự do để con người chọn lựa giá trị tốt và loại bỏ cái xấu, hoặc giữa hai cái tốt thì biết chọn lựa cái tốt hơn. Như thế, để chọn lựa cái này hàm chứa sự từ bỏ cái kia. Một khi ta không tự do