Bãi chôn lấp (BCL) là phương pháp phổbiến được áp dụng trong xửlý chất thải
rắn đô thị. Nước rỉrác (NRR) phát sinh từcác BCL chứa lượng lớn các chất độc hại,
khó bịphân huỷsinh học, có mùi hôi thối và màu nâu đậm. Nếu không được xửlý tốt,
NRR có thểthấm vào nước ngầm, trộn lẫn với các nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng [1, 13]. NRR là một dạng nước thải kém ổn định vềthành phần, có
nồng độcác chất ô nhiễm cao và thường xuyên thay đổi theo thời gian. Thông thường,
NRR từ các bãi chôn lấp “trẻ” (1 - 2 năm) có COD dao động ở mức rất lớn
(3.000−60.000 mg/L), tỷlệBOD5
/COD > 0,6. Khi tuổi của bãi rác tăng, quá trình phân
hủy sinh học các hợp chất hữu cơ(HCHC) gần như đã chuyển hóa thành CH4và CO2
11 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2433 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý nước rỉ rác bằng tác nhân uv – fenton trong thiết bị gián đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
165
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 53, 2009
XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BẰNG TÁC NHÂN UV–FENTON
TRONG THIẾT BỊ GIÁN ĐOẠN
Trương Quý Tùng, Lê Văn Tuấn,
Nguyễn Thị Khánh Tuyền, Phạm Khắc Liệu
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nước rỉ rác phát sinh từ bãi chôn lấp chất thải rắn Thủy Phương − tỉnh Thừa Thiên
Huế có chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ bền vững (tỷ lệ BOD5 : COD = 0,16 ± 0,02),
nên cần được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. Nghiên cứu này trình bày kết quả
xử lý nước rỉ rác bằng tác nhân Fenton có sự hỗ trợ của bức xạ UV (UV−Fenton). Đèn tử ngoại
UV−C (200−275 nm, 40 W) được bố trí ngập vào trong thiết bị phản ứng để sử dụng tối đa năng
lượng bức xạ của đèn. Hiệu quả xử lý nước rỉ rác bằng tác nhân UV−Fenton ở điều kiện gián
đoạn đã được xác định. Ảnh hưởng của các yếu tố vận hành về thời gian lưu (HRT), pH, liều
Fenton và COD ban đầu đến hiệu quả xử lý COD và màu của nước rỉ rác đã được nghiên cứu
chỉ ra. Quá trình UV−Fenton này có thể loại đến 71% COD và 90% màu của nước rỉ rác ở pH
~3,0, nồng độ H2O2 = 125 mg/L, nồng độ Fe2+ = 50 mg/L, sau thời gian lưu 2 giờ. Ngoài ra,
tính phân hủy sinh học của nước thải sau khi quá trình xử lý đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ BOD5:
COD tăng từ 0,15 đến 0,46.
Từ khóa: oxi hóa nâng cao, loại COD, nước rỉ rác, UV-Fenton
I. Giới thiệu
Bãi chôn lấp (BCL) là phương pháp phổ biến được áp dụng trong xử lý chất thải
rắn đô thị. Nước rỉ rác (NRR) phát sinh từ các BCL chứa lượng lớn các chất độc hại,
khó bị phân huỷ sinh học, có mùi hôi thối và màu nâu đậm. Nếu không được xử lý tốt,
NRR có thể thấm vào nước ngầm, trộn lẫn với các nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng [1, 13]. NRR là một dạng nước thải kém ổn định về thành phần, có
nồng độ các chất ô nhiễm cao và thường xuyên thay đổi theo thời gian. Thông thường,
NRR từ các bãi chôn lấp “trẻ” (1 - 2 năm) có COD dao động ở mức rất lớn
(3.000−60.000 mg/L), tỷ lệ BOD5/COD > 0,6. Khi tuổi của bãi rác tăng, quá trình phân
hủy sinh học các hợp chất hữu cơ (HCHC) gần như đã chuyển hóa thành CH4 và CO2,
dẫn đến giá trị COD dao động ở mức thấp hơn (5.000 - 20.000 mg/L) và tỷ lệ
BOD5/COD < 0,3 [4, 13]. Xử lý sinh học thường bị hạn chế bởi các chất độc có trong
NRR như hydrocacbon đa vòng, hợp chất cơ−halogen, PCBs, humic và chất hoạt động
bề mặt. Xử lý hóa - lý truyền thống như sục khí, keo tụ, tạo bông, lắng thường đòi hỏi
chi phí cao cho vận hành, hóa chất và thiết bị. Các quá trình xử lý khác như thẩm thấu
166
ngược, hấp phụ bằng than hoạt tính thường chỉ chuyển dạng ô nhiễm, nên chưa giải
quyết triệt để bài toán về xử lý ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, các quá trình oxi hóa nâng cao (AOPs) rất được quan tâm nghiên cứu
trong lĩnh vực xử lý nước và nước thải. Nguyên nhân là do gốc tự do hydroxyl (.OH)
được tạo ra từ AOPs là một tác nhân oxi hóa rất mạnh (Eo= 2,8V), có thể khoáng hóa
các HCHC bền vững và làm tăng tỷ lệ BOD5/COD của nước thải, giúp cho quá trình xử
lý sinh học đạt hiệu quả tốt hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu suất loại COD
của NRR “già” bằng tác nhân Fenton đạt xấp xỉ 60% [9], hiệu quả có thể đến 75% với
NRR đã được tiền xử lý bằng sinh học [6]. Bức xạ UV hay khả kiến có thể hỗ trợ cho
quá trình Fenton khoáng hóa các chất ô nhiễm hữu cơ. Đối với NRR đã được xử lý sinh
học, theo Kim và nnk, quá trình UV - Fenton có thể loại đến 80% COD. Tỷ lệ
BOD5/COD sau xử lý tăng trong khoảng từ 0,14 đến 0,6 tùy thuộc đặc điểm NRR và
liều tác nhân Fenton, hiệu quả loại màu NRR đạt đến 92% [7, 8]. Bên cạnh các chỉ số
đánh giá thông dụng như COD, TOC, màu,… Wenzel và nnk khi nghiên cứu áp dụng
các hệ UV/O3, UV/H2O2, UV/H2O2/O3 trong xử lý NRR (đã qua xử lý sinh học) cho
hiệu suất loại gần 100% phenol và PAHs, 23-96% PCBs, và 74% dioxins và furans [12].
Ở Việt Nam, NRR từ các BCL đang gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường
trầm trọng. Nhiều bãi rác mặc dù đã xây dựng nhiều hồ chứa nhưng vẫn không kiểm
soát nổi và cho NRR chảy ra sông. BCL CTR Thủy Phương tỉnh Thừa Thiên Huế đi vào
hoạt động kể từ năm 1999. Nguồn NRR phát sinh ở đây có lượng lớn HCHC khó bị
phân hủy sinh học (tỷ lệ BOD5/COD < 0,13), nên việc xử lý nguồn NRR này chỉ dựa
vào hệ thống ao sinh học đơn thuần như hiện nay chưa có thể đáp ứng được các tiêu
chuẩn thải [2]. Thời gian qua đã có một số nghiên cứu xử lý NRR từ BCL CTR Thủy
Phương bằng thực vật thủy sinh (cỏ vetiver), keo tụ bằng muối FeCl3, Al2(SO4)3, PAC
và oxi hóa nâng cao bằng tác nhân Fenton. Trong số đó, quá trình Fenton cho hiệu suất
loại COD cao nhất (58%), nhưng để đạt được hiệu suất trên thì lượng Fe2+ và H2O2 đưa
vào rất lớn (Fe2+ = 350 mg/L, H2O2 = 1050 mg/L) [2].
Để góp phần đề xuất giải pháp giảm thiểu chất ô nhiễm và hỗ trợ cho hệ thống
xử lý sinh học NRR hiện tại của BCL, trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định hiệu
quả xử lý NRR bằng quá trình UV−Fenton trong điều kiện gián đoạn. Nội dung nghiên
cứu gắn liền với việc xác định giá trị pH, nồng độ H2O2, nồng độ Fe2+ và thời gian lưu
thích hợp của quá trình. Kết quả khảo sát không những cung cấp cơ sở dữ liệu cho
những nghiên cứu chuyên sâu về việc áp dụng quá trình UV−Fenton trong xử lý NRR ở
BCL chất thải rắn Thủy Phương, mà còn có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu xử lý NRR
ở các BCL đang ở giai đoạn “già” hóa khác.
167
Mẫu
NRR−T2
NRR
sau xử lý
Hố thu NRR BCL
số
II
Ao kị khí
Ao hiếu khí
Ao lọc hiếu khí I
Ao lọc hiếu khí II
Thành của hệ ao xử lý
Đường di chuyển của NRR
Đường ống dẫn NRR BCL số I
Mẫu
NRR−T1
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mẫu và bảo quản mẫu
− Mẫu NRR được lấy ở BCL CTR Thủy Phương (9 năm tuổi), tỉnh Thừa Thiên
Huế. Mẫu được lấy 4 đợt từ tháng 3/2008 đến tháng 6/2008, bao gồm NRR trước và sau
hệ thống ao xử lý sinh học, gọi tắt là NRR−T1 và NRR−T2. Vị trí thu mẫu được mô tả ở
Hình 1.
− Dụng cụ chứa mẫu gồm: can nhựa PE 10 L, 30 L và chai nhựa PET 1,5 L.
− Mẫu sau khi chuyển về phòng thí nghiệm được bảo quản lạnh bằng thùng xốp
đậy kín, chứa hỗn hợp nước đá và muối sống, hoặc bằng tủ lạnh ở nhiệt độ 2−4oC.
Hình 1. Sơ đồ hệ thống sinh học xử lý NRR từ BCL CTR Thủy Phương và vị trí thu mẫu
2.2. Bố trí thí nghiệm
Bình phản ứng được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt hình trụ (Bomex, đường kính
3,6 cm và chiều cao 30 cm). Sử dụng nguồn UV nội từ đèn thủy ngân hiệu SANKYO
DENKI G8T5/Nhật Bản (λ = 200−275 nm, công suất 40 W), đèn được bọc trong ống
thủy tinh thạch anh chịu nhiệt và nhúng ngập vào bể phản ứng. Với hệ thống đèn UV
nội này có thể tăng tối đa sự tiếp xúc của đèn với dung dịch, do đó tận dụng tối đa năng
lượng bức xạ phát ra từ đèn. Sơ đồ bình phản ứng sử dụng trong nghiên cứu xử lý NRR
bằng hệ UV−Fenton ở điều kiện gián đoạn được trình bày ở Hình 2. Đong chính xác
150 mL NRR cho vào cốc mỏ (250 mL), sử dụng dung dịch H2SO4 5N và NaOH 1N để
điều chỉnh pH của NRR đến giá trị khảo sát rồi cho vào bình phản ứng. Thêm các tác
nhân cần thiết (dung dịch H2O2 30%, dung dịch [Fe2+] 1 g−Fe2+/L) vào bình phản ứng,
khuấy trên máy khuấy từ ở tốc độ cố định, kiểm tra hệ thống bảo vệ (để tránh sự rò rỉ
168
Đèn UV
Vị trí bơm
hóa chất
Vị trí lấy mẫu
Máy khuấy từ
Hệ thống bảo vệ bức xạ UV
Nguồn điện
Ống thủy tinh thạch anh
của bức xạ UV) và bật đèn UV. Thời điểm bật đèn được tính là thời điểm bắt đầu phản
ứng. Thời gian của một đợt phản ứng kéo dài 120 phút với tần suất lấy mẫu là 20
phút/lần.
Hình 2. Sơ đồ bình phản ứng UV−Fenton
2.3. Phương pháp phân tích
− Các thông số chất lượng NRR như TSS, COD, BOD5, Fe tổng và độ kiềm tổng
được xác định theo các phương pháp tiêu chuẩn của APHA (1999) [3]. NH4−N được xác
định theo phương pháp phenat cải tiến [5]. Máy trắc phổ Models 6400 (Jenway, Anh)
được dùng trong các phương pháp trắc quang, pH được đo bằng pH meter WTW 330i
(Đức) và DO được đo bằng Oxygen meter (Thermo Orion DO 810A+).
− Đối với thông số COD xác định theo phương pháp trắc quang hồi lưu kín với
thuốc thử bicromat. Lượng H2O2 dư trong mẫu sau phản ứng có ảnh hưởng dương đến
kết quả xác định COD theo phản ứng: Cr2O72− + 3H2O2 + 8H+ → 2 Cr3+ + 3O2 + 7H2O.
Để loại ảnh hưởng của H2O2 dư, mẫu sau quá trình xử lý được dừng phản ứng ngay
bằng cách thêm NaOH 1N đến pH 10−11 và đun kín ở 60−70oC, thời gian 10 phút để
đuổi hết H2O2 dư, rồi mới tiến hành phân tích COD [11].
2.4. Phương pháp đánh giá, biểu diễn số liệu
− Đánh giá đặc điểm NRR dựa trên tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7733:2007.
− Hiệu suất xử lý được tính theo công thức: %100
0
0 ×
−
=
C
CCH [*]
Trong đó, C0 và C: giá trị nồng độ chất ô nhiễm của NRR đầu vào và sau xử lý.
− Đối với việc xác định hiệu suất loại màu, mẫu NRR được ly tâm với tốc độ
2.500 vòng/phút, thời gian 5-7 phút.
169
III. Kết quả và thảo luận
3.1. Đặc điểm nước rỉ rác
Kết quả phân tích xác định một số đặc điểm NRR phát sinh từ BCL CTR Thủy
Phương trước và sau hệ thống ao sinh học được trình bày ở Bảng 1. Qua 4 đợt phân tích
chất lượng NRR ở Thủy Phương cho thấy, nguồn NRR−T1 có giá trị pH ổn định ở
khoảng hơi kiềm, tỷ lệ BOD5/COD dao động ở mức thấp ~0,16, điều đó chứng tỏ nước
thải có chứa một lượng lớn các HCHC khó bị phân hủy sinh học. Với các đặc điểm trên,
theo một số tác giả có thể kết luận NRR−T1 ở Thủy Phương đang ở giai đoạn “già hóa”
[4, 13]. Nồng độ BOD5, COD, NH4−N đối với mẫu NRR−T1 và NRR−T2 biến động khá
lớn và đều vượt TCVN 7733:2007 (tiêu chuẩn áp dụng cho nước thải của BCL CTR).
Đối với mẫu NRR−T2, theo cảm nhận khi quan sát về màu, mùi, cũng như các giá trị
xác định được của các thông số BOD5, COD, NH4−N đều giảm đáng kể so với NRR−T1.
Tuy nhiên, giá trị các thông số này vẫn còn cao hơn TCVN 7733:2007 (cột B) nhiều lần
nên NRR−T2 không thể thải trực tiếp vào môi trường mà cần phải được tiếp tục xử lý.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các mẫu NRR−T1 để khảo sát hiệu quả xử lý
NRR bằng tác nhân UV−Fenton.
Thông số Đơn vị NRR−T1 (n = 4) NRR−T2 (n = 4)
TCVN
7733:2007
(cột B)
pH − 7,7 ± 0,1 8,5 ± 0,1 −
TSS mg/L 84 ± 20,6 42 ± 9,5 −
BOD5 mg/L 398 ± 200 148 ± 47 50
COD
mg/L 2442 ± 962 623 ± 180 300
BOD5/COD − 0,16 ± 0,02 0,24 ± 0,06 −
NH4−N mg/L 543 ± 222 184 ± 56,5 25
Fe tổng mg/L 26,3 ± 6,8 20,0 ± 6,2 −
Độ kiềm tổng mgCaCO3/L 4874 ± 597 1419 ± 77 −
Cl− mg/L 1199 ± 144 518 ± 86 −
Bảng 1. Những đặc trưng chính của NRR từ BCL Thủy Phương
3.2. Kết quả xử lý NRR bằng quá trình UV−Fenton trong điều kiện gián đoạn
Các bức xạ có λ < 400 nm có thể quang phân phân tử H2O2 thành 2 gốc .OH theo
phản ứng H2O2 + hν → 2.OH. Ngoài ra, ở λ < 254 nm còn có sự tạo thành gốc .OH theo
các phản ứng H2O2 HO2− + H+ và HO2− + hν .OH + ˙O− [10].
Để đánh giá và xác định các điều kiện tối ưu cho quá trình UV−Fenton trong xử
lý NRR, ở nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của bức xạ UV, nồng
độ H2O2, nồng độ Fe2+ thêm vào, pH và COD đầu đến hiệu quả xử lý của quá trình.
170
3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ H2O2
Ở điều kiện pH~3, nồng độ Fe2+ thêm vào là 50 mg/L, kết quả khảo sát hiệu suất
loại COD của NRR khi thay đổi nồng độ H2O2 thể hiện ở Hình 3. Hiệu suất loại COD
tăng rất nhanh sau 20 phút phản ứng. Hiệu suất loại COD của hệ UV−Fenton (HRT =
120 phút, [H2O2] = 125 mg/L) có thể đạt 71% đối với NRR có COD đầu là 1.412 mg/L.
Trong khi đó, trường hợp không có hỗ trợ UV (Fenton truyền thống) hiệu suất loại COD
chỉ đạt 51%. Điều đó chứng tỏ rằng, năng lượng bức xạ UV đã nâng cao hiệu suất xử lý
cho quá trình Fenton. Tuy nhiên, chỉ chiếu xạ UV (không có Fenton) thì hiệu suất loại
COD của NRR rất thấp (< 2%).
Nghiên cứu trên NRR với COD đầu là 1.953 mg/L (Hình 4) cho thấy, hiệu suất
loại màu của hệ UV−Fenton rất cao, đạt trên 90% sau HRT = 60 phút.
3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ Fe2+
Lựa chọn nồng độ H2O2 = 125 mg/L, pH~3, kết quả khảo sát hiệu suất loại COD
khi thay đổi nồng độ Fe2+ thêm vào (25 mg/L, 50 mg/L, 75 mg/L và 100 mg/L) (Hình 5)
cho thấy, sự có mặt của tác nhân Fe2+ đã nâng hiệu suất loại COD của NRR lên rất đáng
kể. Có thể thấy rằng, thừa hay thiếu nồng độ Fe2+ đều làm giảm hiệu suất của quá trình
xử lý. Điều này có thể được giải thích rằng, sự có mặt của tác nhân Fe2+ đã xúc tác cho
các phản ứng tạo gốc .OH diễn ra thuận lợi, tuy nhiên,
khi nồng độ Fe2+ quá cao sẽ là tác
nhân có thể tóm bắt các gốc .OH (Fe2+ + .OH Fe3+ + OH−) và điều đó sẽ làm giảm
hiệu suất của quá trình xử lý [13]. Qua các kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ
H2O2 và nồng độ Fe2+ có thể nhận định rằng, hiệu suất loại các HCHC tăng khi tăng liều
tác nhân Fenton (Fe2+/H2O2). Tuy nhiên, hiệu quả này có giới hạn khi liều Fenton quá
cao. Khi nồng độ muối Fe2+ tăng sẽ một mặt làm tăng TDS và độ dẫn điện của nước thải,
mặt khác làm tăng lượng bùn thải chứa sắt sau quá trình xử lý. Nồng độ H2O2 dư cũng
sẽ ảnh hưởng bất lợi đến quá trình xử lý sinh học sau này [13].
Hình 3. Ảnh hưởng của H2O2 (mg/L) đến
hiệu suất loại COD của hệ UV−Fenton ở
điều kiện gián đoạn
(pH~3, COD = 1412 mg/L, [Fe2+] = 50
mg/L)
Hình 4. Hiệu suất loại màu của hệ
UV−Fenton theo thời gian ở điều kiện gián
đoạn (COD=1953 mg/L, pH~3, [Fe2+]=50
mg/L, [H2O2]=125 mg/L)
171
Hình 5. Ảnh hưởng của nồng độ Fe2+ đến hiệu suất loại COD của hệ UV−Fenton
ở điều kiện gián đoạn (pH~3, COD = 1412 mg/L, [H2O2] = 125 mg/L)
3.2.3. Ảnh hưởng của pH
Dựa vào kết quả các khảo sát trên, chúng tôi lựa chọn nồng độ H2O2 = 125 mg/L
và nồng độ Fe2+ = 50 mg/L để nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến hiệu suất loại COD
của quá trình UV–Fenton. Một số nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của pH đến hiệu
quả xử lý NRR bằng quá trình Fenton được Wang và nnk tổng hợp đã chỉ ra rằng, pH tối
ưu có khoảng dao động từ 2,0–4,5 [13]. Điều này cũng đã nghiệm đúng trong trường
hợp nghiên cứu trên hệ UV–Fenton. Kết quả thí nghiệm (Hình 6) cho thấy, pH thích hợp
cho quá trình xử lý UV–Fenton nằm trong khoảng hẹp 3–4, hiệu suất loại COD có xu
hướng giảm khi pH tăng và thấp nhất đối với các trường hợp NRR không điều chỉnh pH
(pH = 7,6). Kết quả này có thể do NRR không được điều chỉnh pH về môi trường axit
dẫn đến thiếu ion H+ làm cho quá trình tự phân hủy của H2O2 diễn ra nhanh chóng. Ở
pH > 5 theo Meeker, H2O2 sẽ nhanh chóng tự phân hủy tạo H2O và O2, còn theo Bigda
tác nhân sắt lúc này sẽ tồn tại ở dạng sắt hydroxit kém hoạt động [13]. Ngoài ra, NRR
Thủy Phương chứa nồng độ kiềm và Cl– rất cao, có thể bắt gốc .OH làm giảm hiệu quả
xử lý [1, 13]. Trong trường hợp pH~2,5, hiệu suất loại COD của quá trình UV–Fenton
cũng đạt thấp. Theo Gallard, khi pH quá thấp sẽ hình thành nên [Fe(H2O)]2+ phản ứng
rất chậm với H2O2 nên làm giảm quá trình hình thành gốc .OH. Ngoài ra, theo
Pignatello, pH quá thấp sẽ làm cản trở phản ứng giữa Fe3+ và H2O2 [13].
Hình 6. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất loại COD của hệ UV-Fenton
ở điều kiện gián đoạn (COD = 1412 mg/L, [H2O2] = 125 mg/L, [Fe2+] = 50 mg/L)
172
3.2.4. Ảnh hưởng của nồng độ COD đầu của NRR
Ở pH~3, lựa chọn liều Fenton [Fe2+] = 50 mg/L và [H2O2] = 125 mg/L để khảo
sát hiệu suất loại COD của NRR theo các giá trị COD đầu thay đổi từ 1412 đến 3610
mg/L. Kết quả khảo sát cho thấy, trong khoảng giá trị COD trên, ở cùng thời gian lưu,
hiệu suất loại COD của NRR bằng hệ UV–Fenton tăng khi COD đầu của NRR giảm.
Một số kết quả tính toán tỷ lệ tiêu thụ Fe2+ và H2O2 ở thời điểm HRT = 60 phút, NRR có
COD (1412 → 3610 mg/L) được trình bày ở Bảng 2. So với các nghiên cứu xử lý NRR
bằng quá trình UV–Fenton trước đây của Kim và Rivas đối với các mẫu NRR khoảng
giá trị COD (1150 → 3400 mg/L) [13], tỷ lệ tiêu thụ Fe2+ và H2O2 của quá trình UV–
Fenton trong nghiên cứu này có giá trị thấp hơn. Trong 2 loại tác nhân (Fe2+ và H2O2),
tác nhân H2O2 có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng gốc .OH được tạo thành. Vì vậy,
lượng H2O2 tiêu thụ sẽ phụ thuộc rất lớn vào giá trị COD đầu của nước thải. Về lý
thuyết, 1.000 mg/L H2O2 có thể loại được 470,6 mg/L COD [13]. Theo Kang và Hwang,
hiệu quả sử dụng H2O2 có thể đánh giá dựa trên hệ số η được xác định theo phương
trình: η = 2,12 x [COD]oxi/[H2O2] x 100%. Trong đó, [COD]oxi là lượng COD đã bị loại,
còn [H2O2] là nồng độ H2O2 thêm vào. Theo Kim và Lau, khi η > 100% thì hiệu quả sử
dụng H2O2 tốt, các HCHC bị oxi hóa hoàn toàn bởi gốc .OH. Trong trường hợp ngược
lại, theo Kang và Hwang, khi η < 100%, chứng tỏ các HCHC còn lại khó bị phân hủy,
và/hoặc gốc .OH đã bị tiêu thụ bởi tác nhân H2O2.
Bảng 2. Tỷ lệ tiêu thụ Fe2+, H2O2 và hệ số η của quá trình loại COD của NRR đối với hệ UV–
Fenton ([Fe2+]= 50 mg/L, [H2O2]= 125 mg/L, HRT= 60 phút)
3.2.5. Tính phân hủy sinh học
Đặc tính phân hủy sinh học của NRR sau xử lý được đánh giá dựa trên tỷ lệ
BOD5/COD. Tỷ lệ này càng cao thì tính dễ phân hủy sinh học càng lớn. Kết quả khảo
sát sự thay đổi tỷ lệ BOD5/COD của NRR (COD = 1953 mg/L) trước và sau khi xử lý
bằng quá trình UV–Fenton, ở điều kiện pH~3, [H2O2] = 125 mg/L, [Fe2+] = 50 mg/L
(Hình 7) cho thấy, quá trình UV–Fenton đã nâng tỷ lệ BOD5/COD của nước thải lên
Mẫu COD (mg/L)
[COD]oxi
(mg/L)
Tỷ lệ tiêu thụ
(mg/mg COD) Hệ số η
(%)
Fe2+ H2O2
M1 1412 932 0,05 0,13 1580
M2 1953 1133 0,04 0,11 1921
M3 3610 1805 0,03 0,07 3061
173
một cách rõ rệt, ở các thí nghiệm này sau HRT = 120 phút, tỷ lệ BOD5/COD ban đầu
0,15 đã tăng đến 0,46 và như vậy, nước thải sau xử lý đã tăng đáng kể tính dễ phân hủy
sinh học.
IV. Kết luận
Đây là lần đầu tiên NRR ở BCL Thủy Phương được nghiên cứu xử lý bằng quá
trình UV–Fenton. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã chế tạo và vận hành thử nghiệm
mô hình xử lý NRR bằng quá trình UV–Fenton trong điều kiện gián đoạn, với việc sử
dụng nguồn UV nội để tận dụng tối đa nguồn bức xạ của đèn UV. Từ quá trình nghiên
cứu, chúng tôi đã rút ra được một số kết luận sau: NRR từ BCL CRT Thủy Phương đang
ở giai đoạn “già” hóa, nước thải trước và sau khi qua ao xử lý sinh học của BCL đều
chứa lượng lớn các chất ô nhiễm, các HCHC bền vững,… cho nên NRR cần phải được
xử lý tốt hơn trước khi thải ra môi trường. Trong điều kiện gián đoạn, áp dụng quá trình
UV–Fenton (pH~3, H2O2 = 125 mg/L, Fe2+ = 50 mg/L và HRT = 120 phút) trên đối
tượng NRR (COD = 1412 mg/L) đã cho kết quả loại COD cao (71%) và loại màu rất
cao (90%). Mẫu NRR ban đầu có COD = 1953 mg/L, tỷ lệ BOD5/COD ~0,15 sau quá
trình xử lý có thể đạt ~0,46. Đó là cơ sở để xem xét đến khả năng kết hợp các giữa quá
trình UV–Fenton và sinh học. Ngoài ra, hiệu quả sử dụng H2O2 và Fe2+ rất cao là một
ưu điểm lớn của quá trình UV–Fenton. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của quá trình UV–
Fenton này là phải được tiến hành trong môi trường pH thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Cát, Xử lý nước thải giàu hợp chất Nitơ và Phốtpho, Nxb Khoa học Tự nhiên
và Công nghệ, Hà Nội, 2007.
2. Lê Văn Tuấn, Phạm Khắc Liệu, Trương Quý Tùng, Dương Thành Chung, Trương Văn
Đạt, Trần Quang Lộc, Một số kết quả nghiên cứu xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp chất
Hình 7. Biến thiên BOD5/COD của NRR theo thời gian xử lý bằng hệ UV–Fenton
ở điều kiện gián đoạn (pH~3, COD=1953 mg/L, [H2O2]=125 mg/L, [Fe2+]=50 mg/L)
174
thải rắn Thủy Phương, Thừa Thiên Huế, Thông tin khoa học XV Trường Đại học Khoa
học Huế, 2008.
3. APPA, AWWA, WEF, Standard Methods for the Examination of Water And Wastewater,
20th Edition, USA, 1999.
4. Calace N., Liberatori A., Petronio B.M., Pietroletti M., Characteristics of different
molecular weight fractions of organic matter in landfill leachate and their role in soil
sorption of heavy metals, Environ. Pollut., Vol 113, No. 3, (2001), 331 – 339.
5. Kanda J., Determination of ammonium in seawater based on the indophenol reaction
with o-phenylphenol (OPP), Water Res., Vol 29, No. 12, (1995), 2746 – 2750.
6. Kang Y.H., Hwang K.Y., Effects of reaction conditions on the oxidation efficiency in
the Fenton process, Water Res., Vol 34, No. 10, (2000), 2786 – 2790.