Xung đột văn hoá Đông – Tây

Theo cuốn sách “Cơ Sở Văn Vóa Việt Nam” của giáo sư Trần Ngọc Thêm thì văn hóa được đĩnh nghĩa như sau: “Văn hóa là một hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”

pdf10 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4661 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xung đột văn hoá Đông – Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa Địa Lí – Địa Lí Du Lịch K30 Bài tiểu luận môn Văn Hoá Du Lịch XUNG ĐỘT VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY GVHD: ThS. Phạm Thị Thuý Nguyệt SVTH: NHÓM GLOBAL Phạm Thị Sương Châu 0956080012 Đỗ Văn Hào 0956080039 Trần Thị Hiền 0956080047 Nguyễn Thị Minh Tâm 0956080142 Trần Thị Thu Thảo 0956080159 Nguyễn Thị Việt Trinh 0956080197 Thành phố HCM ngày 03 tháng 11 năm 2011. I. KHÁI NIỆM XUNG ĐỘT VĂN HÓA 1. Khái niệm xung đột văn hóa: 1.1 Khái niệm văn hóa: Theo cuốn sách “Cơ Sở Văn Vóa Việt Nam” của giáo sư Trần Ngọc Thêm thì văn hóa được đĩnh nghĩa như sau: “Văn hóa là một hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” 1.2 Khái niệm xung đột: Cho tới ngày nay, khái niệm “xung đột” vẫn chưa được các nhà ngành khoa học xã hội khảo cứu sâu để làm rõ. Xung đột “conflicts” theo nghĩa chung nhất được hiểu là quan hệ không tương thích của các yếu tố trong một hệ thống, dẫn đến hệ quả là sự vận hành trục trặc hoặc sụp đổ của một hệ thống. Vấn đề xung đột đã được nghiên cứu trong quan hệ quốc tế, trong xã hội học, chính trị học và gần đây nhất là trong các nghiên cứu về văn hóa. Mâu thuẫn trong triết học Macxit được dùng để chỉ những mối liên hệ thống nhất, đấu tranh, chuyển hóa, giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, nghĩa là coi mâu thuẫn là mối quan hệ giữa các yếu tố, khuynh hướng trái ngược nhau trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng trong cùng một hệ thống. Và khi quá trình mâu thuẫn, thống nhất, đấu tranh xảy ra sẽ dẫn tới phủ định lẫn nhau, điều đó được đẩy tới mức cao nhất thì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài, hình thức biểu hiện đó chính là xung đột. Như vậy, xung đột là biểu hiện “bề ngoài”, là “hiện tượng” hay “tồn tại khác” của mâu thuẫn, còn mâu thuẫn chính là bản chất bên trong. Xung đột được biểu thị qua ba mức độ khác nhau của phản ứng đó là: • Thứ nhất là bày tỏ thái độ phản đối bằng ngôn ngữ • Thứ hai là thể hiện sự phản đối bằng hành động phi bạo lực như biểu tình, bãi công…, • Thứ ba là hình thức chủ động trấn áp bằng cách sử dụng bạo lực (vũ trang). Xét về bản chất, có thể nói, mọi xung đột đều bắt nguồn từ sự khác biệt, không dung hợp giữa các yếu tố, đối tượng. 1.3 Khái niệm xung đột văn hóa: Như vậy, trong văn hóa, xung đột được hiểu như là sự mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau giữa các giá trị văn hóa khác nhau, như tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống, lao động. Xung đột văn hoá có nhiều hình thức biểu hiện, song bản chất của nó là sự va đập gay gắt giữa các quan niệm khác nhau về giá trị một khi không được giải quyết thì dẫn đến xung đột.. Vậy xung đột văn hóa giữa phương Đông và phương Tây chính là sự mâu thuẫn giữa các giá trị, yếu tố như phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng… giữa phương Đông và phương Tây được đẩy tới mức cao trào và biểu hiện ra bên ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau. II - ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HÓA ĐÔNG TÂY 1. Đặc điểm văn hoá phương Đông Người phương Đông cổ xưa có nền văn minh làng xã vì họ sống bằng nghề trồng trọt nên phải sống định cư và cố kết với nhau để cùng nhau làm thuỷ lợi, trồng trọt và thu hoạch. Mặt khác, nghề nông lại buộc họ dựa vào tự nhiên, quan tâm đến tự nhiên để phát triển trồng trọt. Dẫn đến hình thành ý thức tôn trọng và ước vọng sống hoà hợp với tự nhiên. Họ quan niệm con người phụ thuộc vào thiên nhiên và vào thế giới siêu nhiên. Người ta cho rằng con người phương Đông cổ xưa nhận thức thiên nhiên và thế giới chủ yếu bằng con đường trực giác, tức là bằng tư duy cảm tính. Y thuật, số thuật và chiêm tinh thuật của phương Đông thể hiện rõ ràng quan điểm này, chủ yếu dựa vào chiêm nghiệm trực giác. Người phương đông cổ xưa làm nông nghiệp nên cái họ quan tâm là các yếu tố tổng hợp, quan tâm mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong một tổng thể thống nhất chứ không phải từng yếu tố riêng lẻ. Từ đó họ có thể tổng hợp các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho quá trình sản xuất. Mặt khác họ gửi gắm tình cảm vào thiên nhiên để tồn tại và lập ra những hương ước nặng về tình để đối nhân xử thế. Người phương Đông đề cao tính cộng đồng, sống nghĩa tình với nhau. Từ đó xuất hiện quan điểm tôn trọng gốc gác và là nguồn gốc của đạo đức học phương Đông tồn tại cho đến ngày nay. Người phương Đông đi xa vẫn khó quên gốc gác của mình. Người Do Thái, người Arập, người Hoa sống ở nước ngoài vẫn giữ gần như nguyên vẹn bản tính dân tộc. Ở phương Đông có ý thức thuần phục gần như tuyệt đối đối với một tôn ti trật tự đã được thiết lập trong tôn giáo. Đạo Phật của phương Đông về cơ bản là nhất quán, thông suốt, hầu như không có những “kẻ phản nghịch”. 2. Đặc điểm văn hoá phương Tây Văn hoá phương Tây thuộc loại hình văn hoá gốc du mục. Người Phương Tây cổ xưa gắn bó với nghề chăn nuôi, đòi hỏi việc thường xuyên đi tìm cỏ, sống du cư, không ổn định, ít phụ thuộc vào thiên nhiên, sinh ra xem thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên (cho nên ở phương Tây đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực này). Ý thức chinh phục thiên nhiên và giao thương phát triển sớm làm cho người phương Tây sẵn sàng rời xứ sở đi tìm miền đất mới để định cư. Người bản quốc sau khi định cư ở miền đất mới thì sẵn sàng lập ra một quốc gia mới để khẳng định mình và cạnh tranh với bản quốc. Sau đêm dài trung cổ, người Tây Âu sau khi phát hiện ra châu Mỹ đã ồ ạt di cư sang miền Tân Thế giới này để lập ra một loạt quốc gia độc lập hẳn với chính quốc của họ. Quốc gia mới của người Anh trên lãnh thổ nước Mỹ ngày nay khác hẳn với nước Anh chính quốc. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở Trung và Nam Mỹ cũng vậy. Họ có lối tư duy phân tích. Họ có tư duy khách quan, lý tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương tây rất phát triển. Y học phương Tây là một nền y học chủ yếu dựa vào khả năng lý tính chế tác của con người mà ít cầu viện đến thiên nhiên. Đồng thời trọng các yếu tố, dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất. Trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh, kéo theo trọng người tài, trọng võ, trọng nam giới. Coi trọng vai trò cá nhân, dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh một cách khốc liệt. Ứng xử theo nguyên tắc khiến người phương Tây có thói quen sống theo pháp luật từ khá sớm. Trong ứng xử với môi trường xã hội có các biểu hiện : độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó. Nếu ở phương Đông luôn chấp nhận cái tôn ti trật tự có sẵn trong tôn giáo thì ở phương Tây hoàn toàn ngược lại. Biểu hiện là đạo Cơ Đốc luôn được sửa đổi, cải cách, thậm chí là giáo lí. III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN XUNG ĐỘT VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY: 1. Nguồn gốc sâu xa Nguồn gốc sâu xa chính là sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý-khí hậu) và xã hội(lịch sử-kinh tế quy định): Môi trường sống của cộng đồng dân cư phương Đông và phương Tây có sự khác biệt rõ nét. Trong khi phương Đông sống trong môi trường sống là xứ nóng, sinh ra nhiều mưa ẩm, tạo nên những con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú nên cái gốc hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, buộc người dân phải sống định cư, tạo nên văn hóa kiểu nông nghiệp là có cuộc sống lâu dài, ổn định, mang tính chất “tĩnh”, và điều đó đó sẽ tạo nên lối sống cộng đồng đoàn kết, lối sống tập thể và tình cảm, trọng cộng đồng…. Còn phương Tây sống trong môi trường xứ lạnh, với khí hậu khô hình thành nên các vùng đồng cỏ chăn nuôi nên có nền kinh tế gốc là du mục, sống theo lối di cư nên mang tính chất “động”, trọng tính chất cá nhân, sống khép kín hơn , trọng nguyên tắc, pháp luật. 2. Nguồn gốc trực tiếp Bên cạnh đó còn xuất phát từ sự khác biệt về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán…Những yếu tố đó đã dẫn đến sự khác biệt trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, và một khi những yếu tố đó gặp nhau, sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, phủ định, nếu không dung hợp được các yếu tố đó sẽ làm mâu thuẫn giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây trở nên căng thẳng, tới một mức nhất định thì sẽ xảy ra xung đột . Thực tế, các nền văn hóa thường tồn tại những nguyên tắc, chuẩn mực nhất định, những nguyên tắc đó có thể là hữu ích đối với một thực thể văn hoá nào đó, song có thể là có hại đối với một nền văn hoá khác. Do vậy những nền văn hóa sẽ có xu hướng chống lại các yếu tố văn hóa trái ngược gây ra các mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn sắc tộc diễn ra mạnh mẽ ở các đất nước có phần lớn có sự đa dạng về chủng tộc, văn hóa. Một nguyên nhân khác không kém quan trọng là thái độ bá quyền văn hóa của những nước lớn, góp phần “khác biệt” văn hóa trở thành “xung đột”. Chủ nghĩa bá quyền văn hóa luôn cho rằng, văn hoá của mình là có giá trị phổ biến, do đó, đối xử bất bình đẳng đối với văn hoá của các quốc gia và dân tộc khác. Chính điều đó đã dẫn đến phản ứng của những nền văn hóa khác và làm nảy sinh các xung đột văn hóa . Ví dụ như chế độ phân biệt chủng tộc và người da trắng áp đặt lên người da đen ở khu vực Nam Phi đã từng diễn ra trong lịch sử. III. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ XUNG ĐỘT TRONG VĂN HOÁ ĐÔNG – TÂY: Giữa phương đông và phương tây theo quan điểm của nhiều người thì có nhiều điểm khác biệt mà trong đó, nổi rõ hơn hết là sự khác nhau về văn hóa. Văn hóa phương Tây là kiểu văn hóa mở, dân chủ. Còn nền văn hóa phương đông là kiểu văn hóa kín, văn hóa đóng. Vì vậy, có sự xung đột giữa văn hóa Tây – Đông là điều dễ hiểu. Sau đây là một vài ví dụ cụ thể: Xét về màu sắc, người phương Tây thích màu xanh lam, còn người phương đông thích màu đỏ. Nguyên nhân là do trong nhận thức của người phương Đông, màu đỏ là màu của sự may mắn, ấm áp. Hơn nữa, nhiều dân tộc ở phương đông thờ thần mặt trời. Do vậy, màu đỏ được coi là màu may mắn của người phương đông. Trong khi đó, người phương tây lại chọn màu xanh. Màu xanh theo quan điểm của họ là màu của may mắn, màu xanh hi vọng Xét về cách sống thì người phương Tây sống độc lập, người phương Đông sống ràng buộc. Cụ thể là con cái khi đến 18 tuổi ở phương Tây thì coi như là người trưởng thành và cha mẹ hết trách nhiệm. Còn ở phương Đông thì con cái rất phụ thuộc vào gia đình. Cha mẹ, ông bà suốt đời lo cho con, rồi cháu nội, cháu ngọai. Và họ lấy đó làm niềm vui. Văn hóa phương Đông coi trọng tính cộng đồng ( do hệ quả của nền sản xuất nông nghiệp) nên mọi người sống với nhau rất ràng buộc. Còn phương Tây do suy nghĩ thoáng, coi trọng tính cá nhân nên cách sống của họ thiên về tự lập. Họ tập cho con cái tính tự lập, khuyến khích con đi làm thêm ngay trong lúc còn đi học để có tiền tiêu xài riêng. Nhưng ở các quốc gia phương Đông thì con cái đang đi học mà phải đi làm là chuyện bất hạnh. Đối với nhà giàu thì đây là chuyện xỉ nhục. Bổn phận của cha mẹ là lo cho con cái thật đầy đủ, không thiếu một thứ gì cả. Xét về cái tôi, người phương Tây rất coi trọng cái tôi của mình, họ muốn khẳng định mình nên sẽ bảo vệ kiến của mình. Còn người phương Đông thì do tính nhún nhường, không muốn mất lòng ( đặc biệt là sếp) nên thường sao cũng được. Ở phương Tây, chủ nghĩa cá nhân là tất cả. Cái “tôi” là nhất. Sở thích của tôi là tuyệt đối, gia đình, cha mẹ, làng nước, luật pháp không thể can thiệp. Trong các trường học Mỹ câu biểu ngữ “ I am unique” (Tôi là độc nhất) trang trọng treo khắp nơi để khuyến khích học sinh phát triển mọi khả năng của “cái tôi”. Còn phương Đông thì không hủy diệt, ngăn cấm “Cái Tôi” nhưng “cái tôi” đôi khi phải nhường bước cho giá trị chung của gia đình, cộng đồng, làng nước, không ngòai mục đích tạo sự “hòa thuận” trong xã hội. Nhưng có một điểm đáng chú là người phương Tây sau khi đã thống nhất kiến rồi thì họ sẽ dốc sức làm cho tốt. còn người phương Đông thì không như vậy. Họ mặc dù đã đồng tình với y kiến của người khác rồi nhưng họ vẫn ấm ức, họ giữ trong lòng nên khi hợp tác làm không hết mình. Đây là sự khác biệt rất lớn mà thường thì người châu á và châu âu nếu muốn hợp tác với nhau thì phải nói rõ ràng và hợp tác vui vẻ thì mới thành công được. Về giờ giấc thì phương Tây chính xác tuyệt đối, còn ta thì thường sử dụng giờ dây thun. Người phương Đông nghĩ rằng hôm nay không làm thì mai làm, không có gì phải vội. Đây là hệ quả của nền sản xuất nông nghiệp manh mún, không đúng giờ giấc. Còn phương Tây là do quá trình sản xuất công nghiệp, nếu sai về giờ giấc thì sẽ làm hư cả một công đoạn, thậm chí là cả một dây chuyền sản xuất sản phẩm sẽ thì ngưng trệ. Thời giờ đối với tây Phương thì rất quý cho nên có câu “thời giờ là vàng bạc”. Trong thương trường thì giờ lại còn quý báu gấp bội. Hẹn hò phải đúng giờ. Họp hành phải đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Giờ nào nghỉ là nghỉ. Giờ nào tái nhóm, là tái nhóm, không có chuyện lộn xộn. Trễ giờ, không tôn trọng giờ giấc là bày tỏ cho người khác thấy tính không tin cậy của mình Lối tư duy không khoa học, thể hiện “bản chất nông nghiệp” của người phương Đông làm người phương Tây nhiều khi nghĩ rằng mình không được tôn trọng và mâu thuẫn văn hóa đông tây xảy ra. Theo suy nghĩ của tôi, nguyên nhân của việc sử dụng giờ giấc không đúng của người phương Đông còn là do tính ích kỉ của mỗi người. Thiết nghĩ nếu dính dáng tới quyền lợi của họ thì chắc chắn họ không bao giờ sử dụng “giờ dây thun”. Ví dụ như khi đi xe, đi tàu, nếu đến trễ thì sẽ không kịp giờ tàu chạy, ảnh hưởng tới quyền lợi cá nhân của họ. Do đó, họ không bao giờ đi trễ. Vì vậy, nguyên nhân sâu xa của vấn đề còn là ở tính ích kỉ của con người, luôn muốn phần lợi về phía mình. Về quan điểm của cái đẹp thì đối với người phương tây, họ cho rằng hở hang thân thể, vẽ tranh, phơi bày, tạc tượng nam giới và phụ nữ khỏa thân là đưa ra cái đẹp để mọi người chiêm ngưỡng. Nhưng ở các quốc gia đông phương thì thân thể là kín đáo. Phô bày thân hình là xúc phạm đến thuần phong mỹ tục và làm giảm giá trị của con người - nhất là đối với phụ nữ. Do vậy, những gia đình có con cái đi du học ở các nước phương Tây về, tư tưởng cởi mở về vấn đề mặc quần áo không kín đáo, sex và tình dục làm cho xung đột giữa các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, cũng còn tùy quan điểm của mỗi người. Ví dụ cụ thể như trang phục áo dài Việt Nam, dù kín đáo từ cổ đến chân nhưng theo như một người nước ngoài nhận xét thì “áo dài kín mà hở, sexy mà quyến rũ, dễ làm cho đàn ông ngoại quốc say mê hơn kiểu cách tân táo bạo của phương Tây”. Về hành động khi giao tiếp và cách bộc lộ tình cảm thì ở phương Tây, nam và nữ gặp nhau ôm hôn để bày tỏ tình cảm thân thương, quý trọng. Còn ở phương đông thì khi nam và nữ gặp nhau sẽ vái chào, nghiêng mình, sau này thì bắt tay chứ không có ôm hôn. Ôm hôn chỉ dành cho các cặp tình nhân, vợ chồng và bày tỏ một cách kín đáo. Do đó, nếu không khéo léo trong giao tiếp thì dễ xảy ra hiểu nhầm và xung đột giữa một người phụ nữ Á Đông truyền thống với một người Nam giới phương Tây. Còn về cách bộc lộ tình cảm thì văn hóa phương tây để tình cảm được bộc lộ thoải mái, đôi khi cuồng lọan. Còn phương đông thì phải ý nhị, đằm thắm, vừa phải và nên theo câu tục ngữ “Thoang thoảng hoa nhài thơm lâu”. Về quan niệm đối với người đã khuất, phương tây và phương đông hoàn toàn trái ngược nhau. Phương tây chỉ tổ chức tiệc sinh nhật vì chết rồi còn gì vui thú nữa mà kỷ niệm. Cho nên đối với Tây Phương không có chuyện cúng giỗ cha mẹ, tưởng nhớ ngày qua đời của ông bà, cha mẹ. Còn người phương đông thì kỷ niệm ngày giỗ (ngày qua đời) của ông bà, cha mẹ để nhớ lại cội nguồn, anh chị em có dịp quây quần, ôn lại những kỷ niệm xưa cũ rất thân thương đã mất. Đối với người Việt Nam, nghèo quá mà không làm giỗ cha mẹ mình, ngày 30 Tết không nhang khói rước ông bà là nỗi bất hạnh lớn. Thờ cúng tổ tiên là văn hóa lớn của Việt Nam. Không chỉ có người Việt mà dường như tục thờ cúng ông bà tổ tiên đã là một nét đẹp văn hóa truyền thống Xét về quyền riêng tư, dân chủ, ở phương Tây, khi trẻ em gặp người lớn nhưng người lớn không chào trước thì trẻ con cũng chẳng chào lại vì phương tây cho rằng mọi người đều bình đẳng, con nít, người lớn, cụ già đều ngang nhau. Còn phương Đông thì khi gặp cô, dì, chú, bác, cụ già, các bậc trưởng thượng thì lên tiếng chào hỏi trước để chứng tỏ mình là con nhà có giáo dục. Tương tự, khi cả nhóm làm thảo luận thì ai cũng thẳng thắn thẳn. Già trẻ, lớn bé đều ngang nhau. Trong khi ở phương Đông thì phải biết kính trên, nhường dưới. Thư từ của con cái các nước phương Tây cha mẹ không được mở ra xem vì đây là chuyện riêng tư của con và cha mẹ tôn trọng quyền kết bạn, giao lưu trong đời sống riêng tư của con cái nên họ không bao giờ mở thư. Trong khi ở các quốc gia phương Đông thì cha mẹ có thể mở ra xem rồi sau đó đưa lại cho con cái. Vì họ quan niệm như vậy là quan tâm đến con cái, thậm chí một số gia đình ở Việt Nam còn quản lí con cái bằng cách đọc nhật kí của con. Mặc dù họ vẫn biết đây là thư tín và quyền bất khả xâm phạm thư tín nhưng đây có thể coi là sự khác biệt rất lớn trong văn hóa phương Đông và phương Tây. Vấn đề tiền nong thì đối với người phương Tây, khi rủ nhau đi ăn, mỗi người tự động trả tiền phần ăn của mình. Thậm chí cả khi hai người đang yêu nhau thì vẫn rất sòng phẳng trong chuyện tiền bạc. Nếu cả nhóm cùng tổ chức tiệc đãi một người nào đó thì phí tổn chia đều. Còn ở các quốc gia phương Đông, trong đó có Việt Nam thì khi mình mở miệng mời mọi người đi ăn thì phải móc túi trả tiền, cho nên Việt Nam có danh từ “khổ chủ”. Do bối cảnh địa lý, kinh tế, văn minh, triết lý và ảnh hưởng tôn giáo khác nhau, mỗi xã hội có một nền văn hóa khác nhau. Người phương Tây rạch ròi trong lý luận, trọng luật lệ. Họ ít mê tín dị đoan hơn, thích mổ xẻ phân tích chứ không thích lý luận u minh như Lão giáo, Phật giáo hay Ấn giáo. Vấn đề đáng nói là nếu như những tập quán, lề thói cư xử, những giao tiếp, ăn mặc,.. như thế cứ nằm yên ở một chỗ thì sẽ không sao. Thế nhưng thế giới ngày hôm nay dường như quá nhỏ bé khi mà phương tiện truyền thông lại quá nhanh. Ta biết là nếu không có giao lưu văn hóa thì ảnh hưởng ngoại lai rất ít, và như vậy sẽ không có xung đột văn hóa. Do đó cần phải làm cách nào để những xung đột về văn hóa không trở nên quá gay gắt, không làm cho phương đông và phương tây trở nên xa nhau không chỉ về khoảng cách địa lí mà còn là về văn hóa. Vấn đề này còn tùy thộc vào khả năng nhận thức của mỗi người, về thái độ và khả năng tiếp nhận văn hóa của họ. Nếu biết tiếp nhận có chọn lọc thì sẽ không có những xung đột văn hóa nảy sinh làm cho khoảng cách văn hóa giữa Đông Tây trở nên sâu sắc. Trên đây chỉ là vài ý kiến cá nhân chủ quan của tôi khi nói về sự khác biệt dẫn tới xung đột văn hóa Đông Tây. Dĩ nhiên còn rất nhiều vấn đề và khía cạnh trong văn hóa Đông Tây còn đang hằng ngày hằng giờ xung đột với nhau. Và để giải quyết triệt để vấn đề này thì câu trả lời xin bỏ ngỏ cho các cơ quan đơn vị quản lí văn hóa có thẩm quyền của phương Đông và phương Tây. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam – Trần Ngọc Thêm, NXB ĐHQG TP.HCM, tái bản lần 3/2001. - Cơ sở văn hoá Việt Nam – Trần Ngọc Thêm, 2000, NXB giáo dục. - Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, 2011, NXB chính trị Quốc gia. - www.vanhoahoc.edu.vn. - www.thuvienhoasen.org - tuoitrevnnet.com
Luận văn liên quan