Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu một cách cơbản, toàn diện, có hệ
thống vấn đề về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội có ý nghĩa quan trọng,
rất cần thiết đối với sựphát triển xã hội và quản lý quá trình phát triển đó. Bởi
lẽ, việc giải quyết các xung đột xã hội không ngừng nảy sinh trong đời sống xã
hội, tạo ra sự đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội.
Việc chậm giải quyết, giải quyết không đúng các xung đột xã hội sẽcản trở
thậm chí triệt tiêu sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn nhất định.
243 trang |
Chia sẻ: khactoan_hl | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: cơ sở lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
Xung ®ét x∙ héi vµ ®ång thuËn x∙ héi trong
qu¸ tr×nh ph¸t triÓn x∙ héi vµ qu¶n lý ph¸t
triÓn x∙ héi: c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn
M· sè: KX.02.09/06-10
B¸O C¸O TæNG HîP kÕt qu¶ nghiªn cøu
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Võ Khánh Vinh
8070
HÀ NỘI, 2009
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề
tài, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện, có hệ
thống vấn đề về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội có ý nghĩa quan trọng,
rất cần thiết đối với sự phát triển xã hội và quản lý quá trình phát triển đó. Bởi
lẽ, việc giải quyết các xung đột xã hội không ngừng nảy sinh trong đời sống xã
hội, tạo ra sự đồng thuận xã hội chính là động lực thúc đẩy phát triển xã hội.
Việc chậm giải quyết, giải quyết không đúng các xung đột xã hội sẽ cản trở
thậm chí triệt tiêu sự phát triển của xã hội trong những giai đoạn nhất định.
Thực tiễn trên thế giới ngày nay cho thấy, việc giải quyết không tốt các
mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia, các dân tộc, các tôn giáo đang là những
trở ngại lớn cho hòa bình, ổn định và phát triển chung toàn cầu cũng như của
từng khu vực. Một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra những khủng
hoảng về kinh tế, đói nghèo, bệnh tật... trên thế giới hiện nay là những xung
đột trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội trên thế giới.
Ở nước ta hiện nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đem lại cho
chúng ta nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo
dục. Tuy nhiên, trên con đường đổi mới, chúng ta còn phải vượt qua nhiều khó
khăn, thử thách lớn, chẳng hạn: nước ta chưa thoát hẳn ra khỏi ngưỡng cửa của
sự nghèo nàn, tăng trưởng kinh tế chưa ổn định và bền vững, tỷ lệ thất nghiệp
còn cao; chính sách đổi mới và mở cửa bên cạnh những tích cực cũng làm nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp như phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn
xã hội và tham nhũng gia tăng; lối sống ích kỷ cùng với những thói hư, tật xấu
đang có nguy cơ lây lan mạnh. Trong khi đó, nhiều chính sách phát triển kinh
tế xã hội còn có những bất cập, việc triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc,
hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, cơ chế quản lý còn nhiều
2
hạn chế cần khắc phục, sửa đổi,... Những khó khăn, thách thức này hàng ngày,
hàng giờ làm nảy sinh những xung đột, mâu thuẫn lớn, nhỏ mà nếu không
được phát hiện, xử lý kịp thời và đúng đắn sẽ có khả năng gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.
Thực tế cho thấy, từ những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong tất cả lĩnh
vực, nếu không được giải quyết kịp thời, đúng đắn sẽ dẫn đến những hậu quả
khó lường. Có thể lấy những sự kiện tiêu cực ở Thái Bình, Hà Tây, Tây
Nguyên, và gần đây nhất là vụ Thích Quảng Độ, Thích Khổng Tăng... làm ví
dụ. Từ những xung đột, mâu thuẫn về đất đai ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình,
do chậm và không được giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến sự kiện làm mất trật
tự xã hội ở mức độ rộng. Cũng vì không nắm bắt kịp thời và chậm giải quyết
những mâu thuẫn nhỏ trong việc thực hiện chính sách kinh tế - xã hội và vấn
đề dân tộc ở Tây Nguyên, để những thế lực xấu lợi dụng kích động một số
đồng bào dân tộc gây rối, tạo không khí căng thẳng ở địa phương. Đến nay, dù
rằng chúng ta đã có nhiều thành tựu to lớn trong chính sách phát triển xã hội,
nhưng những vụ khiếu kiện đông người kéo dài xảy ra ở nhiều nơi và ngay cả
tại Thủ đô Hà Nội, trong đó có những trường hợp đã bị những kẻ cơ hội chính
trị như Thích Quảng Độ và Thích Khổng Tăng lợi dụng, chứng tỏ vẫn còn
những mâu thuẫn, xung đột xã hội chưa được giải quyết kịp thời hoặc giải
quyết chưa thỏa đáng.
Bên cạnh những khó khăn và thách thức, Việt Nam cũng có nhiều thuận
lợi và cơ hội, trong đó, phải đặc biệt nhấn mạnh truyền thống vốn có của nhân
dân Việt Nam là đoàn kết rộng rãi, tương trợ và đùm bọc lẫn nhau. Truyền
thống này đã được phát huy trong suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta. Tuy nhiên, trong điều kiện mới, để phát huy truyền thống đó, cần hiểu
rõ hơn về bản chất, hình thức và các điều kiện đảm bảo đồng thuận xã hội và từ
đó, phát huy được truyền thống đoàn kết dân tộc. Thực tiễn đổi mới đất nước
thời gian qua cho thấy, trước những khó khăn lớn, nhân dân ta luôn đoàn kết
3
một lòng, gạt bỏ những lợi ích riêng tư để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng
có những lúc tưởng chừng mọi việc đều thuận lợi, sự đồng thuận lại đạt được
rất khó khăn. Vậy bản chất vấn đề là ở đâu ? Cần có những điều kiện gì để tạo
sự đồng thuận xã hội trong những tình huống này hay tình huống khác ? Đây
cũng là những vấn đề cấp thiết mà thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền
định hướng xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xây
dựng xã hội dân sự đang đặt ra.
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phòng ngừa, khắc phục, hạn
chế, phát hiện và giải quyết các xung đột xã hội cũng như việc tạo điều kiện và
phát huy đồng thuận xã hội có thể có nhiều, nhưng trong đó cần nhấn mạnh hai
yếu tố: một là, chưa có một hệ thống lý luận sâu sắc toàn diện về xung đột xã
hội và đồng thuận xã hội làm cơ sở để xây dựng các giải pháp phòng ngừa và
giải quyết các xung đột xã hội, phát huy đồng thuận xã hội; hai là, chưa xây
dựng được một hệ thống thông tin đáng tin cậy và nhanh chóng về các biểu
hiện của xung đột xã hội để có các giải pháp kịp thời, nhanh chóng.
Từ những trình bày trên, có thể kết luận rằng thực tiễn phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở nước ta cũng như thế giới đang đặt ra yêu cầu cấp
bách về nghiên cứu một cách thấu đáo, toàn diện, có hệ thống vấn đề xung đột
xã hội và đồng thuận xã hội trên cơ sở tổng kết một cách toàn diện, đầy đủ
thực tiễn về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội và các giải pháp giải quyết
xung đột xã hội, tạo ra và phát huy đồng thuận xã hội nhằm thúc đẩy sự phát
triển xã hội. Vì vậy, đề tài: “Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong
quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội - cơ sở lý luận và
thực tiễn” có ý nghĩa cấp bách về lý luận cũng như thực tiễn, nhất là trong giai
đoạn hiện nay, khi chúng ta đang thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền định hướng xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và xã hội dân sự vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam.
4
2. Tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong nước về đề tài
Ở nước ta, có thể nói các công trình nghiên cứu về xung đột xã hội và
đồng thuận xã hội còn rất ít ỏi, thậm chí có thể đếm trên đầu ngón tay những
công trình chuyên sâu về vấn đề này. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là
vấn đề xung đột xã hội và đồng thuận xã hội không được đề cập, nghiên cứu.
Trong thực tế, xung đột xã hội và đồng thuận xã hội được đề cập nhiều dưới
các hình thức khác nhau, như mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn trong xã hội,
trong lĩnh vực này hay lĩnh vực khác của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội,... Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu vấn đề xung
đột xã hội và đồng thuận xã hội ở những khía cạnh, bình diện nhất định. Hơn
nữa, phần lớn các công trình này nghiên cứu về xung đột xã hội và đồng thuận
xã hội trong chừng mực và ở phạm vi có liên quan đến những vấn đề nghiên
cứu khác. Như vậy, có thể nói về lý luận thì vấn đề xung đột xã hội và đồng
thuận xã hội trong quá trình phát triển và quản lý phát triển xã hội mới chỉ
được nghiên cứu riêng rẽ từng mặt, từng góc độ, chưa có một công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề này. Hiện tại, chưa có công
trình nghiên cứu nào ở cấp Nhà nước và cấp Bộ nghiên cứu về vấn đề này.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước về đề tài
Nhìn chung, không có nhiều chuyên khảo tầm cỡ nghiên cứu riêng về
xung đột xã hội và đồng thuận xã hội. Vấn đề này thường được các tác giả
nước ngoài nghiên cứu lồng ghép với những vấn đề khác hoặc trong mối quan
hệ với các lĩnh vực khác. Chẳng hạn, xung đột xã hội và đồng thuận xã hội
thường được xem xét trong mối quan hệ giữa cá nhân, Nhà nước, xã hội, hoặc
trong mối quan hệ của các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã hội. Trong thời
gian gần đây, vào khoảng những năm 2000, lý luận về xung đột xã hội mới bắt
đầu được đưa vào chương trình đào tạo đại học nhưng không phải là môn học
chính ngoại trừ trong ngành xã hội học tại một số nước.
5
Những vấn đề được các tác giả đề cập nhiều nhất trong khi nghiên cứu về
xung đột xã hội và đồng thuận xã hội là: khái niệm, bản chất, nội dung, phân
loại xung đột xã hội và đồng thuận xã hội, các hình thức biểu hiện của xung
đột xã hội, mối quan hệ giữa xung đột xã hội và đồng thuận xã hội; vai trò của
đồng thuận xã hội và xung đột xã hội trong quá trình phát triển của xã hội, các
giải pháp giải quyết xung đột xã hội, vai trò của pháp luật trong việc giải quyết
xung đột xã hội... Tuy nhiên, có thể thấy là cho đến nay các kết quả nghiên cứu
vẫn còn ở mức khiêm tốn. Nhiều vấn đề, trong đó kể cả những vấn đề có tính
chất cơ bản của đồng thuận xã hội và xung đột xã hội cũng còn rất nhiều quan
điểm khác nhau, chưa được làm sáng tỏ, chẳng hạn nguyên nhân và điều kiện
của xung đột xã hội, điều kiện tiên quyết của đồng thuận xã hội, quy luật vận
động của xung đột xã hội và đồng thuận xã hội...
Điểm nổi bật nhất trong lý luận về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội ở
ngoài nước theo chúng tôi là sự thừa nhận chung về vai trò và sự tồn tại khách
quan của xung đột xã hội và đồng thuận xã hội, những thành công trong nghiên
cứu về hình thức biểu hiện và một số giải pháp khắc phục xung đột xã hội, tăng
cường và củng cố đồng thuận xã hội. Trong xã hội học cũng như trong khoa
học pháp luật của một số nước, xung đột xã hội và đồng thuận xã hội được
xem như là một nội dung quan trọng. Hầu hết các giáo trình giảng dạy đại học
luật và xã hội học đề đưa vấn đề về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội thành
một nội dung giảng dạy. Đây là những thành tựu và kinh nghiệm cần được
nghiên cứu để tham khảo, học tập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài
- Phân tích những vấn đề lý luận về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội
trong quá trình phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.
- Phân tích thực trạng, xu hướng và những vấn đề đặt ra về xung đột xã
hội và đồng thuận xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở
Việt Nam.
6
- Đề xuất quan điểm và giải pháp giải quyết xung đột xã hội và phát huy
đồng thuận xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam.
Các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng cơ sở lý luận về xung đột xã hội và đồng thuận xã hội phục vụ
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Đánh giá thực trạng xung đột xã hội và thực trạng giải quyết các xung
đột xã hội, dự báo về sự vận động của các xung đột xã hội trong tương lai gần.
- Đánh giá thực trạng đồng thuận xã hội, thực trạng các giải pháp xây
dựng, củng cố và phát triển đồng thuận xã hội và hiệu quả của các giải pháp
đó, dự báo về tình hình đồng thuận xã hội ở nước ta trong thời gian tới.
- Đề xuất hệ thống quan điểm, giải pháp phòng ngừa, khắc phục, giải
quyết xung đột xã hội; xây dựng, củng cố, tăng cường và phát huy đồng thuận
xã hội.
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020.
- Đề xuất phương thức chuyển giao và sử dụng kết quả nghiên cứu, đề
xuất cơ quan quản lý cụ thể.
4. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Phương pháp luận chung để nghiên cứu tất cả các nội dung của đề tài là
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xã hội và bản chất xã hội, về cơ cấu, kết cấu xã hội, về mâu
thuẫn xã hội, xung đột xã hội, về đồng thuận xã hội, về lợi ích của cá nhân, của
tầng lớp xã hội, của Nhà nước và của xã hội.
Để nghiên cứu các nội dung về xã hội xã hội và đồng thuận xã hội trong
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội chúng tôi vận dụng quan điểm
tiếp cận hệ thống - cấu trúc hợp với phương pháp so sánh - loại hình, phương
pháp quy nạp - diễn dịch và phương pháp lịch sử cụ thể.
7
Trên cơ sở quan điểm tiếp cận được nêu ở trên, phương pháp được sử
dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài này là:
- Phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp so sánh lịch sử;
- Phương pháp quy nạp - diễn dịch;
- Các phương pháp xã hội học cụ thể: điều tra, khảo sát, phỏng vấn
chuyên gia, tọa đàm...
8
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI
Chương I
LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN VỀ XUNG ĐỘT XÃ HỘI TRONG
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Lịch sử về xung đột xã hội
1.1. Các quan niệm thời Cổ đại về xung đột xã hội
Trong thời kỳ Cổ đại, con người đã quan tâm nghiên cứu xung đột xã hội
và vai trò của nó đối với đời sống xã hội.
Các nhà triết học Hy Lạp Cổ đại là những người đầu tiên làm sáng tỏ một
cách tương đối bản chất của các cuộc xung đột xã hội. Heraclít đã lập luận về
các cuộc chiến tranh và xung đột xã hội dựa trên hệ thống các quan điểm
chung về thế giới quan. Ông cho rằng chiến tranh và xung đột xã hội là quy
luật chung duy nhất thống trị trên hành tinh và lập luận về vai trò tích cực của
các cuộc xung đột đối với quá trình phát triển xã hội. Xung đột xã hội, theo
Heraclít, hiện diện với tính cách là thuộc tính quan trọng và tất yếu của đời
sống xã hội. Một mặt chia sẻ với các quan điểm của Heraclít, Epicơ cho rằng
những hậu quả tiêu cực của các cuộc xung đột xã hội buộc mọi người phải
sống trong trạng thái hòa bình và ổn định. Những ước mơ về một trạng thái xã
hội không có xung đột xã hội bước đầu được lập luận dựa vào những biện luận
như vậy.
Trong thời kỳ đầu phát triển của mình, triết học cơ đốc giáo cố gắng
chứng minh tính ưu việt của hòa bình, của đồng thuận và tình anh em giữa mọi
người với nhau. Một số nhà triết học cơ đốc giáo thế kỷ II và thế kỷ III đã lập
luận chống lại các cuộc xung đột vũ trang, nhưng vào lúc đó, lập luận của các
nhà triết học đó tác động không lớn đến quá trình phát triển tất yếu của lịch sử.
Đến đầu thế kỷ IX với học thuyết “Khristos”, nguyên tắc về tính xung đột đã
bắt đầu bị nghi ngời.
9
Trong thời kỳ Phục sinh, người ta đã nêu ra những đánh giá khác nhau và
phức tạp về các cuộc xung đột xã hội. Trong thời kỳ này, những người theo
chủ nghĩa nhân đạo thường xuyên lên án các cuộc xung đột xã hội và các cuộc
xung đột vũ trang. Erazm Potterđamskij cho rằng xung đột xã hội có lôgic
riêng là khi tất cả các tầng lớp dân cư của đất nước bị cuốn hút vào quỹ đạo
của xung đột xã hội thì xung đột xã hội sẽ phản ứng theo phản ứng dây chuyền
tương tư và phân tích tính phức tạp của việc rung hòa các quan điểm của các
bên đối lập trong cuộc xung đột xã hội, thậm chí kể cả trường hợp khi cả hai
bên cùng dựa trên quan điểm tư tưởng thống nhất. Nhà triết học người Anh
Ph.Becơn lập luận về bản chất của các cuộc xung đột xã hội, phân tích các
nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội trong nội bộ đất nước, xem xét
một cách cụ thể các điều kiện vật chất, chính trị và tâm lý của các cuộc xung
đột xã hội và những phương thức khắc phục các cuộc xung đột đó. Ông đặc
biệt chú ý đến vai trò quyết định của các nguyên nhân vật chất đối với sự hình
thành các vụ mất trật tự xã hội, các cuộc xung đột xã hội, một trong những
nguyên nhân đó là tình trạng nghèo đói về vật chất của nhân dân. Ph.Becơn
nhấn mạnh rằng, “trong quốc gia có bao nhiêu người bị bần cùng hóa thì có
bấy nhiêu người sẵn sàng trở thành kẻ nổi loạn”1. Khi đưa ra các giải pháp
ngăn ngừa các cuộc xung đột xã hội, ông cho rằng “mỗi một căn bệnh” đều có
thứ thuốc của mình. Các giải pháp đó, theo Becơn là: xóa bỏ các nguyên nhân
mang tính vật chất của các cuộc xung đột xã hội, nghệ thuật sử dụng các mánh
khóe chính trị, có thủ lĩnh thích hợp có khả năng hợp nhất mọi người lại với
nhau và khả năng đàn áp các vụ lộn xộn và nổi loạn của dân chúng.
1.2. Các quan niệm thời Cận đại về xung đột xã hội
Trong thời kỳ này, các nhà dân chủ nước Anh và các nhà khai sáng nước
Pháp công khai phê phán các cuộc xung đột vũ trang, sự xâm lược và dùng bạo
lực. Họ coi các cuộc xung đột vũ trang là những tàn tích của thời kỳ man rợ và
cho rằng chỉ có việc xóa bỏ những nền tảng phong kiến mới tiến đến được nền
1 Becơn. Ph. Tuyển tập: 02 tập, M.1979, T.2, tr.382 (tiếng Nga).
10
hòa bình vĩnh cửu. Chính vì vậy trong các công trình nghiên cứu của thời kỳ
này, các nhà dân chủ nước Anh và các nhà khai sáng nước Pháp đã chú ý nhiều
đến việc tìm kiếm các hình thức tổ chức hợp lý đời sống xã hội, loại trừ các
nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột xã hội vốn bám sâu vào các Nhà nước
lỗi thời lúc đó.
Đến thế kỷ thứ XVIII các nhà tư tưởng đã cố gắn nhận thức lôgic thống
nhất của sự phát triển thế giới, xem xét đời sống xã hội trong phạm vi lịch sử
toàn thế giới. Tất cả các khía cạnh của những vấn đề đó được thể hiện rõ nét
nhất trong triết lý của Zh.Zh.Russo (1712-1778) về xã hội. Quá trình lịch sử
thế giới theo cách hiểu của Russo thì dường như được chia thành ba thời điểm
cấu thành: trước hết, đó là sự tồn tại của “trạng thái tự nhiên” khi con người có
được sự tự do và bình đẳng, tiếp đến là sự phát triển của nền văn minh làm cho
con người bị mất đi trạng thái bình đẳng, tự do và hạnh phúc và cuối cùng,
bằng việc ký kết “Khế ước xã hội”, con người lại một lần nữa tìm thấy sự hòa
hợp vốn đã mất đi trong các quan hệ xã hội, tìm thấy “thế giới vĩnh hằng”, tìm
thấy sự đồng thuận và sự thống nhất. Thật ra, những vấn đề trên đây làm bùng
nổ các cuộc tranh luận sôi nổi của thời kỳ Cận đại.
I.Kant cho rằng tình hình hòa bình giữa những người hàng xóm láng giềng
không phải là trạng thái tự nhiên..., ngược lại, tình hình chiến tranh là trạng
thái tự nhiên, do vậy theo Kant hòa bình và đồng thuận cần phải được thiết lập.
Trong thời kỳ lịch sử Cận đại, người ta cũng đã nêu ra những ý kiến rất
khác nhau về các nguyên nhân của các cuộc xung đột xã hội và triển vọng khắc
phục chúng. Tuy nhiên, trong tất cả những ý kiến vốn vất đa dạng và khác
nhau đó, người ta cũng tìm thấy khá nhiều điểm giống nhau chẳng hạn như đều
thừa nhận vai trò quyết định của sự đồng thuận giữa mọi người với nhau đối
với sự phát triển của xã hội; đều đánh giá tính chất tiêu cực của các cuộc nổi
loạn, mất trật tự xã hội và chiến tranh đã xảy ra ở thời kỳ Trung đại, cũng như
đều hy vọng tới một viễn cảnh “hòa bình vĩnh cửu” trong tương lai. Vào đầu
thế kỷ XIX Heghen đã đánh giá các cuộc chiến tranh và các cuộc xung đột xã
11
hội theo một cách tiếp cận khác. Trước hết, ông bàn luận nhiều hơn về vai trò
tích cực của các cuộc chiến tranh đối với sự phát triển xã hội.
Bản thân sự chuyển biến của quá trình lịch sử đặt ra nhu cầu phải nhận
thức sâu sắc hơn các quá trình phát triển xã hội vốn rất phức tạp, do đó phải
nhận thức sâu sắc hơn vai trò của các cuộc xung đột xã hội đối với đời sống xã
hội. Trong thế kỷ XIX, các lý luận, học thuyết về xã hội bắt đầu nhìn nhận
rằng, đấu tranh, các cuộc xung đột xã hội và các cuộc đụng độ không đơn giản
là những hiện tượng có thể mà là những hiện tượng tất yếu của thực tiễn xã
hội. Hơn thế nữa, xuất hiện những lý luận, học thuyết muốn lập luận cho sự
hiện diện dường như vĩnh cửu của các nguyên nhân của các cuộc xung đột xã
hội và bằng cách đó lập luận cho tính không thể tránh khỏi mang tính nguyên
tắc của các cuộc xung đột trong đời sống xã hội.
Trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm về quy luật dân số”, nhà kinh
tế học người An, linh mục Tomax Mal’tutx (1766-1834) cho rằng sự đấu tranh
của mọi người vì các phương tiện tồn tại là hiện tượng tất yếu, còn các cuộc
xung đột xã hội có thể xảy ra là nhân tố vĩnh cửu của sự