Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu

Trong hơn 20 năm thực hiện đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình và đạt được những thành công rõ rệt. Bên cạnh những lĩnh vực đạt tăng trưởng cao như công nghiệp, dịch vụ, thì ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Với những lợi thế so sánh về đầu vào như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo…nên kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng trưởng khá cao, nhất là trong 10 năm trở lại đây, tăng từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009( ). Đây là mặt hàng mang lại giá trị gia tăng lớn, vì thế có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu. Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động ra đời từ năm 2004. Tuy mới hình thành và phát triển, công ty đã có những đóng góp rất tích cực vào hoạt động xuất khẩu chung của cả nước. Từ khi ra đời cho đến nay công ty không ngừng củng cố cả về chất và lượng. Những đặc điểm kinh tế, chính trị trong và ngoài nước những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng mây tre xuất khẩu. Với các sự kiện diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây như Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 chính thức vào năm 2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC từ ngày 16 – 19/11/2006 tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước v.v…và nhất là chủ trương lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là:" Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước đã giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường thế giới, mở ra tiềm năng mới trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Việt Nam. Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam là một công ty có lịch sử lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty còn khá hạn hẹp, vì vậy hiệu quả sản xuất chưa lớn. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty và nắm bắt cơ hội của thị trường thế giới thì việc công ty tiến hành mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu là quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và thấy rõ được tình hình xuất khẩu hàng mây tre ở Việt Nam từ trước tới nay, đặc biệt trong những năm gần đây, được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa – Giảng viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và của Anh Nguyễn Huy Thông – Trưởng phòng Kinh doanh công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, sau quá trình thực tập tại Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam em đã chọn đề tài: " Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu”. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1:Giới thiệu chung về công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu.

doc32 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong hơn 20 năm thực hiện đổi mới kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển mình và đạt được những thành công rõ rệt. Bên cạnh những lĩnh vực đạt tăng trưởng cao như công nghiệp, dịch vụ, thì ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Việt Nam cũng đã thu được những kết quả đáng kể. Với những lợi thế so sánh về đầu vào như: nguồn nguyên liệu rẻ, sức lao động dồi dào, khéo léo…nên kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng thủ công mỹ nghệ đạt mức tăng trưởng khá cao, nhất là trong 10 năm trở lại đây, tăng từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009(). Đây là mặt hàng mang lại giá trị gia tăng lớn, vì thế có thể coi là ngành hàng mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu. Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động ra đời từ năm 2004. Tuy mới hình thành và phát triển, công ty đã có những đóng góp rất tích cực vào hoạt động xuất khẩu chung của cả nước. Từ khi ra đời cho đến nay công ty không ngừng củng cố cả về chất và lượng. Những đặc điểm kinh tế, chính trị trong và ngoài nước những năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng mây tre xuất khẩu. Với các sự kiện diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây như Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 chính thức vào năm 2007, Việt Nam tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC từ ngày 16 – 19/11/2006 tạo cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước v.v…và nhất là chủ trương lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là:" Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước đã giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu thủ công mỹ nghệ nói riêng có điều kiện xâm nhập vào thị trường thế giới, mở ra tiềm năng mới trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu ở Việt Nam. Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam là một công ty có lịch sử lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty còn khá hạn hẹp, vì vậy hiệu quả sản xuất chưa lớn. Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, phù hợp với chiến lược phát triển của công ty và nắm bắt cơ hội của thị trường thế giới thì việc công ty tiến hành mở rộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Châu Âu là quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ và thấy rõ được tình hình xuất khẩu hàng mây tre ở Việt Nam từ trước tới nay, đặc biệt trong những năm gần đây, được sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hoa – Giảng viên trường Đại học Ngoại thương Hà Nội và của Anh Nguyễn Huy Thông – Trưởng phòng Kinh doanh công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, sau quá trình thực tập tại Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam em đã chọn đề tài: " Các biện pháp tăng cường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu”. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2006 - 2010 Chương 3: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường Châu Âu. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM 1. Lịch sử hình thành và phát triển Làng nghề mây giang đan Ngọc Động đã nổi tiếng từ lâu, sản phẩm chủ yếu là hàng mây, giang các loại vừa dùng làm đồ trang trí nội thất, vừa làm đồ mỹ nghệ. Bộ salon mây kê ở nhà sàn Bác Hồ chính là do dân làng Ngọc Động biếu Bác. Đến năm 2004, làng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề với 03 nghệ nhân và nhiều thợ giỏi có công phát triển làng nghề. Góp công lớn trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề là Công ty Mây tre xuất khẩu Ngọc Động. Xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có làng nghề truyền thống mây tre đan xuất khẩu từ lâu đời, đến những năm 1970 ở đây đã hình thành mô hình sản xuất hợp tác xã. Thời gian đầu quy mô hợp tác xã còn nhỏ, sản phẩm đơn điệu, chủ yếu là bàn ghế song mây và một số đồ gia dụng, thu nhập bình quân đầu người thấp. Đặc biệt là cuối những năm 1980, đầu 1990 đời sống của xã viên gặp vô vàn khó khăn, hợp tác xã gần như rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Xuất ngũ về làng năm 1989, ông Nguyễn Xuân Mai (Giám đốc công ty) đã thành lập tổ hợp sản xuất mây tre đan ngay tại gia đình (tiền thân của Công ty mây tre đan Ngọc Động), lấy nhà ở làm xưởng sản xuất, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài. Ban đầu tổ hợp của ông cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những lô hàng đầu tiên xuất đi lại bị trả về tới trên 20% vì sản phẩm kém chất lượng, không đúng mẫu mã theo đơn đặt hàng của khách, tổ hợp của ông cũng rơi vào tình trạng lao đao. Đứng trước tình cảnh khó khăn đó, năm 1990 ông vào Thành phố Hồ Chí Minh để học hỏi thêm kỹ thuật, kinh nghiệm chống mốc, làm tăng độ cứng, cách thức sơn màu cho sản phẩm. Khi quay trở về ông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, đồng thời đầu tư thêm nguồn vốn cung cấp nguyên liệu, và tổ chức thu gom tiêu thụ sản phẩm. Theo thời gian, tổ hợp Ngọc Động ngày càng phát triển, và đến năm 2004 thì tổ hợp được chính thức chuyển đổi thành Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam. Tên giao dịch của công ty: Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam Tên tiếng Anh: Ngoc Dong Bamboo Ltd. Trụ sở: 94 - Phạm Ngọc Nhị - thị trấn Đồng Văn - Duy Tiên – Hà Nam Điện thoại : 03513 835 494 Fax : 03513 835 604 E-mail: ngocdongco@hn.vnn.vn - Website: www.ngocdongrattan.com Ngành nghề kinh doanh chính của công ty: Sản xuất và xuất khẩu hai loại sản phẩm chính là sản phẩm nội thất như bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ như bình hoa, chụp đèn, bát đĩa ;các mặt hàng mây tre đan thủ công nghiệp ( tấm lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phòng khách, phòng tắm…) Vốn điều lệ: 4.600 triệu đồng Số đăng ký kinh doanh: 0602000334, ngày cấp: 24/03/2004 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung phụ thuộc rất nhiều vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí công nhân viên trong cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với năng lực và sở trường của mỗi người. Từ việc sắp xếp cơ cấu tổ chức đó cho kết quả hoạt động và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, phản ứng kịp thời với những biến động có thể xảy ra trong quá trình vận hành bộ máy nhân sự. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty phải đảm bảo tính nguyên tắc, nhất quán, thống nhất trong chỉ đạo công việc và duy trì đều đặn. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động được thể hiện thông qua sơ đồ sau. Cơ cấu bộ máy quản trị của công ty thể hiện qua hình 1.1 dưới đây Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản trị của Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010) 2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty Bộ máy quản trị của công ty bao gồm : Ban giám đốc: Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, quản lý các hoạt động sản xuất của công ty. Trong đó có 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng mây tre đan lát, 1 phó giám đốc phụ trách sản xuất lĩnh vực hàng song mây. Các phòng ban chức năng: Bao gồm 3 phòng: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và phòng kế toán tài chính. Phòng kinh doanh: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh kiêm trợ lý giám đốc, chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm các công việc như liên hệ với khách hàng, tìm kiếm đối tác, tìm kiếm bạn hàng, quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, phòng kinh doanh còn có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về: công tác đối ngoại, chính sách thị trường, công tác pháp lý, tuyên truyền quảng cáo, thông tin liên lạc và lễ tân đối với thị trường trong và ngoài nước Phòng kế hoạch: Đứng đầu là phó giám đốc kiêm trưởng phòng kế hoạch, có nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch, các mục tiêu của công ty trong dài hạn và ngắn hạn. - Tổng hợp và xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm và từng giai đoạn để trình cấp trên phê duyệt. - Giúp Giám đốc tổ chức kiểm tra và thực hiện các kế hoạch - Điều chỉnh các mặt thiếu cân đối trong quá trình thực hiện các mục tiêu, phương hướng, kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. Phòng kế toán, tài chính: Đứng đầu là kế toán trưởng, có nhiệm vụ: - Giúp Giám đốc kiểm tra, quản lý, điều hành các hoạt động tài chính tiền tệ của công ty và các đơn vị cơ sở. - Tiến hành các hoạt động quản lý, tính toán hiệu quả kinh tế trong kinh doanh, cân đối giữa vốn và nguồn vốn. - Đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính của công ty. * Phân xưởng sản xuất: Bao gồm 3 phân xưởng, đứng đầu mỗi phân xưởng là các quản đốc, các quản đốc có trách nhiệm đôn đốc, đảm bảo tiến độ sản xuất của phân xưởng mình. + Phân xưởng mây tre hàng đan lát: là phân xưởng sản xuất chính của công ty, phân xưởng được chia thành 5 bộ phận chính, mỗi bộ phận đều chịu trách nhiệm về một khâu trong quy trình hoàn thiện các sản phẩm mây tre của công ty Bộ phận thu hóa (KCS): bộ phận này làm các công việc như tẩy trắng hàng, chống mốc, chống mối mọt, tăng độ cứng cho sản phẩm. Bộ phận sơn: bộ phận này làm các công việc liên quan đến việc sơn màu cho các sản phẩm Bộ phận keo, nắn chỉnh: Bộ phận này làm các công việc như tra keo vào mối khoan, mối đan của sản phẩm nhằm tăng độ bền, độ cứng của sản phẩm; nắn chỉnh sản phẩm theo đúng hình dạng, kích thước đã xác định trước Bộ phận nồi hơi điện: có trách nhiệm đốt lò để than hóa, hoặc luộc các nguyên vật liệu nhằm phục vụ quy trình sản xuất các sản phẩm khác nhau. Bộ phận đóng gói, vệ sinh: làm các công việc liên quan đến vệ sinh hàng hóa, đóng gói sản phẩm trước khi xuất xưởng. + Phân xưởng bàn ghế song mây: Chịu trách nhiệm sản xuất hàng song mây. + Phân xưởng tre công nghiệp: Bao gồm 3 bộ phận: Bộ phận ép: làm các công việc liên quan về ép tre, tùy theo yêu cầu. Bộ phận sơn: chịu trách nhiệm liên quan đến sơn màu cho sản phẩm. Bộ phận vệ sinh: làm các công việc liên quan đến việc vệ sinh sản phẩm Bảng 1. 1 Danh sách bộ máy quản trị của công ty STT  Họ và tên  Chức danh, nhiệm vụ   1  Ông Nguyễn Xuân Mai  Giám đốc   2  Ông Lê Văn Thanh  Phó giám đốc – Trưởng phòng kế hoạch   3  Ông Nguyễn Văn Phương  Phó giám đốc – phụ trách hàng tre ép   4  Ông Nguyễn Văn Nhật  Phụ trách bộ phận hàng song mây   5  Ông Nguyễn Huy Thông  Trợ lý giám đốc – Trưởng phòng kinh doanh   6  Bà Lê Thị Thúy  Kế toán trưởng   (Nguồn: Phòng kế hoạch – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010) 3. Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty đó là sản xuất và xuất khẩu hai loại sản phẩm chính là sản phẩm nội thất như bàn ghế , bình phong…; sản phẩm mỹ nghệ như bình hoa, chụp đèn, bát đĩa và các mặt hàng mây tre đan thủ công nghiệp ( tấm lót bàn, bàn ghế, khay đựng hoa quả, lẵng hoa, lọ hoa, đồ trang trí phòng khách, phòng tắm…) 4.Tình hình hoạt động của công ty giai đoạn 2006 - 2010 4.1 Tình hình của công ty 4.1.1 Sản phẩm chủ yếu và thị trường tiêu thụ Hiện tại công ty có 4 nhóm sản phẩm chính với hàng ngàn mẫu hàng khác nhau: - Đồ bày bán : Các loại tấm lót cốc, đĩa, khay đựng giấy ăn, lẵng rượu, khay đựng dao đĩa. Nhóm này có sản lượng cao nhất xuất khẩu hàng năm chiếm 60% doanh thu. - Khay, giỏ, lẵng các loại: Đa dạng về mẫu mã, kích thước, hình dáng. Hiện có khoảng 500 mẫu thiết kế chiếm 20% doanh số. - Thùng, sọt đựng quần áo: Mẫu mã đa dạng, giá trị sản phẩm cao, chiếm 15% doanh số. - Đồ dùng trong gia đình khác: Bao gồm thùng cắm ô, lọ hoa các loại, hộp nhiều cỡ, ống chân đèn, khung gương, khung ảnh. 4.1.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 1.2 Doanh thu của công ty qua các năm 2006 - 2010 Năm Chỉ tiêu  2006  2007  2008  2009  2010   Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp( tỷ VNĐ)  2.1  3.9  9.7  23.5  26.8   Doanh thu từ hoạt động buôn bán với các công ty thương mại trong nước( tỷ VNĐ)  17.6  21.5  16.9  4.3  3.6   Tổng Doanh thu( tỷ VNĐ)  19.7  25.4  26.6  27.8  30.4   Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp(%)   186  249  242  114   Tốc độ tăng trưởng doanh thu từ hoạt động buôn bán với các công ty thương mại trong nước( %)   122  79  25  84   Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu( %)   129  105  105  109   (Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam năm 2010) Doanh thu của công ty có được từ 2 nguồn chính: Thứ nhất là qua việc buôn bán với các công ty thương mại trong nước có thể xuất khẩu hàng hóa, tức là công ty không trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa mà thông qua các công ty này để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà công ty sản xuất ra nước ngoài; thứ hai, là thông qua việc công ty trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa với các đối tác nước ngoài. Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy doanh thu từ việc xuất khẩu trực tiếp của công ty tăng rất nhanh qua các năm. Chẳng hạn như doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 186%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 5.8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 249% đây là một mức độ tăng trưởng rất cao; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 13,8 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 242% và đến năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 114%). Doanh thu từ hoạt động buôn bán với những công ty thương mại trong nước năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3,9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 122%), năm 2008 so với năm 2007 giảm xuống còn 16.9 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 79%, năm 2009 giảm so với năm 2008 là 4.3 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 25%, năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0.7 tỷ VNĐ tương ứng với tỷ lệ 84 %. Sở dĩ có sự tăng mạnh về doanh thu từ việc xuất khẩu trực tiếp và giảm mạnh doanh thu từ việc buôn bán với các công ty thương mại trong nước như vậy như vậy vì thực tế trước đây khi chưa thành lập công ty, tiền thân Tổ hợp Ngọc Động chỉ có thể ký kết với các công ty thương mại trong nước để thông qua các công ty này xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, còn nếu có xuất khẩu trực tiếp thì chỉ là do các khách hàng nước ngoài đến tận nơi đặt hàng. Sau khi thành lập công ty, có tư cách pháp nhân, thêm vào đó dựa vào uy tín của công ty đã tạo được với khách hàng, công ty chủ trương nâng cao chất lượng và mở rộng quan hệ của mình với các đối tác nước ngoài. Vì thế doanh thu từ hoạt động xuất khẩu trực tiếp của công ty đã được tăng lên qua các năm. Nhìn vào thống kê ở bảng trên, ta có thể thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu luôn đạt trên 100% Có thể nói công ty đang có những bước tiến vững chắc trên hoạt động kinh doanh của mình. Một nguyên nhân chính dẫn tới việc này, ngoài nguyên nhân về năng lực của công ty, về sản phẩm, về đối tác khách hàng, đó chính là đặc trưng của hàng thủ công mỹ nghệ, hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi quá nhiều vốn đầu vào, tuy nhiên khi làm ra được sản phẩm thủ công mỹ nghệ thì giá bán của nó cũng rất cao. 4.2 Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty trong thời gian qua Trước đây công ty chủ yếu ký hợp đồng xuất hàng sang các thị trường như Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ. Đây là những thị trường đã có quan hệ với công ty từ lâu, sản phẩm của công ty hợp với thị hiếu tiêu dùng về hàng thủ công mỹ nghệ của một số khách hàng tại các thị trường này. Vài năm gần đây, công ty thường xuyên có quan hệ với các khách hàng tại thị trường Châu Âu. Theo đánh giá của công ty, thị trường Châu Âu trong tương lai vẫn sẽ là thị trường tiêu thụ chính của công ty. Vì: tại thị trường Châu Âu, tất cả các sản phẩm của công ty đều có thể tiêu thụ được. Tại thị trường này, công ty có đối tượng khách hàng rõ ràng, đó là tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình và khá. Với số dân xấp xỉ 500 triệu người, trong đó có tới 60% dân cư có thu nhập trung bình và khá; thêm vào đó người dân Châu Âu thường xuyên có thói quen mua sắm, và một lí do nữa, đó là các khách hàng ở Châu Âu khi đã đặt quan hệ làm ăn với công ty thì thường ký các hợp đồng có giá trị lớn, vì quan niệm của họ là đã mua là mua nhiều. Do vậy công ty đã, đang và sẽ tập trung vào thị trường Châu Âu là thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty bên cạnh các thị trường lớn khác như Mỹ và Nhật Bản. Do những biến động của tình hình kinh tế thế giới nên nửa đầu năm 2010, thị trường đầu ra vẫn còn khó khăn vì các nước vẫn đang khắc phục từ tình trạng suy thoái. Nửa cuối năm 2010, tình hình đầu ra sáng sủa hơn, sức mua và đơn hàng tăng lên. Đầu vào sản xuất rất khó khăn, đặc biệt là nhóm hàng sản xuất thủ công thuần túy như mây giang xiên. Mặt bằng giá nhân công và nguyên liệu giang bị đẩy lên cao và liên tục, rất khó khăn trong việc sản xuất và bán hàng. Lao động bị thất thoát rất nhiều đặc biệt là khu vực hàng chẻ. Tổng doanh số năm 2010 đạt khoảng 38 tỷ VNĐ, trong đó xuất khẩu trực tiếp khoảng 35 tỷ VNĐ Về khách hàng mới: Ngoài các khách hàng truyền thống, năm 2010 có thêm các khách CORE Bamboo( Mỹ), Hoya ( Hàn quốc) , Protrade (Hồng Kông), Essa ( Ko-oet), Divino (Uurgoay). Có hơn 10 khách hàng tiềm năng đã giao dịch và lấy mẫu như: House of Trendz ( Đan Mạch), Bremel ( Áo), Q- Industry( Mỹ) Pestage( Mỹ), Adding (Mỹ) ADEO( Pháp), BCP( Mỹ), CIAD (Pháp), Decoy Plant ( Mỹ), LC Welting (Mỹ) và một số khách khác Về mặt hàng: Ngoài mặt hàng truyền thống là mây giang xiên, công ty còn nghiên cứu phát triển các mặt hàng mới như song xiên, song bắn đinh, tre cuốn, cót ép: một số sản phẩm đan lát từ tre, guột và cói Về tổ chức: Đã tạm ổn định được bộ phận tre cuốn, bộ phận cót ép. Hình thành được các nhóm sản xuất hàng song bắn đinh đạt yêu cầu chất lượng Năm 2010 được đánh giá là năm bản lề cho sự phát triển mới của công ty Ngọc Động với sự chuyển đổi cơ cấu từ mặt hàng truyền thống là mây giang xiên sang mặt hàng mới , mang tính công nghiệp hơn như cót ép, song bắn đinh và tre cuốn… CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY MÂY TRE XUẤT KHẨU NGỌC ĐỘNG HÀ NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 1. Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam 1.1 Kim ngạch xuất khẩu 1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Bảng 2.1 thể hiện tốc độ phát triển kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bình quân của công ty qua các năm: Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của công ty qua các năm 2006 - 2010 Năm Chỉ tiêu  2006  2007  2008  2009  2010   Kim ngạch xuất khẩu (tỷ VNĐ)  1.97  4.318  7.182  13.066  19.76   Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu( %)   219  166  182  151   (Nguồn: Phòng kinh doanh, công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam, năm 2010) Có thể thấy, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2007 là cao nhất đạt 219%, nguyên nhân là trong suốt năm 2007 tình hình kinh tế và chính trị ở trong nước cũng như trên thế giới luôn ổn định. Tuy nhiên tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sau đó lại giảm dần vào năm 2008 chỉ còn 166%; năm 2009 đã tăng lên một chút đạt 182%. Nhưng vào năm 2010 chỉ còn 151% do những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên trong suốt 5 năm qua, từ năm 2006 - 2010 công ty đều có tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt tỷ lệ trên 100% thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. 1.1.2 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng Trong thời gian qua, công ty đã rất nỗ lực tìm kiếm bạn hàng và có một số lượng khách hàng nhất định trên thị trường Châu Âu. Và cho đến thời điểm năm 2010, công ty đã có đến 10 khách hàng thường xuy
Luận văn liên quan