Đề án Tình hình đầu tư vào ngành dầu khí Việt Nam

Chiến lược phát triển kinh tếxã hội nước ta giai đoạn 2001 – 2010 diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tếcó nhiều thuận lợi và khó khăn. Xu thếsôi động và phát triển kinh tếthương mại thếgiới, khu vực đã tác động mạnh mẽ đến sựphát triển kinh tếxã hội của nước ta. Xu thếnày vừa tạo cơhội thuận lợi vừa đặt ra những thách thức lớn đối với nước ta trên con đường phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tếthếgiới đang trên đà suy thoái do bị ảnh hưởng bởi các sựkiện kinh tếchính trị đầy phức tạp ở Mỹ, Nga đặc biệt là cuộc chiến tranh của Anh, Mỹtại Afghanistan và gần đây nhất là tại Irag đã tác động không nhỏtới nền kinh tếViệt Nam. Song bối cảnh ấy Việt Nam vẫn khẳng định được mình trên con đường phát triển và hội nhập kinh tếbằng những thành tựu kinh tế– xã hội đáng khích lệ đó là nền kinh tếvẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độcao. Trong thành tựu đạt được ấy cũng có sự đóng góp rất lớn của ngành dầu khí Việt Nam. Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đầu tưhấp dẫn đem lại lợi nhuận cao. Lợi nhuận từngành công nghiệp dầu khí đóng góp một khoản không nhỏvào tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thếgiới. Chúng ta còn có thể thấy rõ tầm quan trọng của năng lượng dầu khí qua các hoạt động chính trị quân sựcủa Mỹ, Anh tiến hành tại Afghanistan và Irag.

pdf46 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1942 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tình hình đầu tư vào ngành dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A A. LỜI MỞ ĐẦU Chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta giai đoạn 2001 – 2010 diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi và khó khăn. Xu thế sôi động và phát triển kinh tế thương mại thế giới, khu vực đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Xu thế này vừa tạo cơ hội thuận lợi vừa đặt ra những thách thức lớn đối với nước ta trên con đường phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang trên đà suy thoái do bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế chính trị đầy phức tạp ở Mỹ, Nga đặc biệt là cuộc chiến tranh của Anh, Mỹ tại Afghanistan và gần đây nhất là tại Irag đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Song bối cảnh ấy Việt Nam vẫn khẳng định được mình trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế bằng những thành tựu kinh tế – xã hội đáng khích lệ đó là nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao. Trong thành tựu đạt được ấy cũng có sự đóng góp rất lớn của ngành dầu khí Việt Nam. Ngành công nghiệp dầu khí là một ngành đầu tư hấp dẫn đem lại lợi nhuận cao. Lợi nhuận từ ngành công nghiệp dầu khí đóng góp một khoản không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng ta còn có thể thấy rõ tầm quan trọng của năng lượng dầu khí qua các hoạt động chính trị quân sự của Mỹ, Anh tiến hành tại Afghanistan và Irag. Qua những tác động to lớn của ngành công nghiệp dầu khí vào nền kinh tế cùng với tiềm năng rất to lớn về dầu khí ở Việt Nam thì vấn đề đầu tư và phát triển ngành dầu khí ở Việt Nam là rất đáng được quan tâm. Hiện nay tuy cơ hội vào ngành dầu khí Việt Nam lớn nhưng do vốn đầu tư còn hạn chế nên ngành dầu khí Việt Nam chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng của nó. Chính vì vậy em mạnh dạn nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị ái Liên em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Tình hình đầu tư vào ngành dầu khí Việt Nam” để nhằm đánh giá hoạt động §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A đầu tư vào ngành dầu khí từ đó rút ra những biện pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành dầu khí. Đưa ngành dầu khí Việt Nam phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của đất nước. Do thời gian hạn chế và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo để việc nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2003 §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A B.NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG Trước khi đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “huy động vốn đầu tư cho sự phát triển ngành Dầu khí”, em xin trình bày những khái niệm cơ bản về đầu tư, đầu tư cho phát triển và các nguồn vốn cơ bản cần huy động cho công cuộc đầu tư. I / ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 1. Khái niệm “Đầu tư là thuật ngữ có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, sự hi sinh”. Từ đó có thể coi “Đầu tư” là sự bỏ ra, sự hi sinh những cái gì đó ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm đem lại cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Các nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, tài sản vật chất khác. Còn những kết quả đạt được có thể là tăng thêm tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất lao động và hiệu suất công tác cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Những kết quả đã đạt được ở trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, đối với cả người bỏ vốn và nền kinh tế. Những 1kết quả này không chỉ riêng người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng. Trong hoạt động đầu tư có bao gồm Đầu tư cho tài chính, Đầu tư thương mại và Đầu tư cho phát triển. Đầu tư vào ngành dầu khí là hoạt động thuộc thuộc lĩnh vực Đầu tư phát triển. Vậy Đầu tư cho phát triển là gì? Đầu tư cho phát triển được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ nhằm duy trì tiềm §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo ra tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: Khác với các hoạt động đầu tư khác, Đầu tư phát triển có đặc điểm sau: Hoạt động Đầu tư phát triển đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, vốn nằm khế đọng, không vận động suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây chính là cái giá khá lớn của Đầu tư phát triển. Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều thời gian với nhiều biến động xảy ra. Thời gian cần huy động đòi hỏi để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường là lớn và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt (tích cực, tiêu cực) của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế … Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình nổi tiếng thế giới ( Kim Tự Tháp cổ ở Ai Cập, nhà thờ La Mã ở Rome, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Đền AngcoVat của Campuchia ). Điều này nói lên giá trị của các thành quả Đầu tư phát triển. Các thành quả hoạt động Đầu tư phát triển là công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng. Do đó các điều kiện về địa lý, địa hình nơi đầu tư sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện pháp lý của không gian. Từ những đặc điểm trên, ta thấy Đầu tư phát triển không những tác động đến nền kinh tế mà còn tác động đến toàn bộ xã hội. Vì vậy mà Đầu tư phát §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A triển có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung. 3. Vai trò của Đầu tư phát triển: Các nhà kinh tế đều cho rằng Đầu tư phát triển là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này được thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất: Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước: + Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu: Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang đường S’), kéo theo sản lượng tiềm năng từ Q1 đến Q2 và do đó giá cả sản phẩm từ P1 đến P2. Sản lượng tăng, giá cả giảm, cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24% - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng (đường D dịch sang D’) kéo theo lượng cân bằng tăng theo từ Qo đến Q1 và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng từ Po đến P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ Eo đến E1. §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A Sự tác động của đầu tư đến cung, cầu được thể hiện qua mô hình sau: Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế: Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. + Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước: Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của đất nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới ra làm 7 giai đoạn thì Việt nam năm 1990 ở vào giai đoạn 1 và 2. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi. + Đầu tư và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế: D’ D E2 E1 S S’ Eo Qo Q1 Q2 Po P2 P1 Q P §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông – lâm nghiệp, thuỷ hải sản do những hạn chế về đất đai và khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5% - 6% là rất khó khăn. Như vậy chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mặt cân đối về phát triển giữa các vùng, lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. + Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển nền kinh tế: Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: Muốn giữ tốc độ phát triển ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15% - 20% so với GDP, tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước ICOR = => Mức tăng GDP = Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Thứ hai: Xét trên giác độ các đơn vị kinh tế của đất nước, Đầu tư phát triển có những vai trò sau: + Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở. Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, Vốn đầu tư Mức tăng GDP Vốn đầu tư ICOR §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ đang tồn tại, sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật - chất kỹ thuật của các cơ sở này hao mòn hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất - kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, mua sắm các thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. + Đối với các cơ sở vô vị lợi, để duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ, các cở sở vật chất - kỹ thuật còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. Như vậy : Đầu tư có một vai trò vô cùng to lớn đối với toàn bộ sự phát triển của một quốc gia. Muốn hoạt động đầu tư ta cần có vốn đầu tư. Vậy vốn là gì? Vốn huy động từ đâu? 4. Nguồn vốn đầu tư. 4.1. Khái niệm về vốn: Xét một phương diện tổng quát nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài. Nếu chỉ xét theo nguồn hình thành và mục tiêu sử dụng thì vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh phục vụ, là tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội. 4.2. Các nguồn vốn cơ bản: Có rât nhiều cách phân chia các nguồn vốn huy động vào hoạt động đầu tư phát triển kinh tế. ở đây tôi xin đưa ra một cách phân chia nguồn vốn huy động, mà ta sẽ dựa vào các nguồn này để xem xét vấn đề huy động vốn vào ngành đầu khí ở phần sau. Đó là cách phân chia nguồn vốn huy động căn cứ vào quyền sở hữu nguồn vốn. Có 3 nhà sở hữu vốn ở đây là: + Sở hữu của nhà nước (bao gồm ODA) + Sở hữu của tư nhân (chủ yếu doanh nghiệp tư nhân) + Sở hữu của nước ngoài (chủ yếu FDI) Đối với nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước (trong đó bao gồm cả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức – ODA từ các chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ thực hiện dưới hình thức khác nhau là viện trợ hoàn lại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài, lãi suất thấp và hai nguồn vốn nữa là nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước. Nguồn vốn ngân sách nhà nước : Là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Nếu như trước năm §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A 1990, vốn tín dụng Đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991- 2000 nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ. Nguồn vốn tín dụng của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Nguồn vốn đầu tư từ Doanh nghiệp nhà nước(DNNN): Được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các DNNN vẫn nắm giữ một khối lượng nhà nước khá lớn. Theo báo cáo tổng kết tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản DNNN tại thời điểm 0h ngày 1 tháng 1 năm 2000 tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại các DNNN là: 173857 tỷ đồng. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế nhà nước với sự tham gia của các DNNN vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Nguồn vốn thuộc sở hữu của tư nhân: Bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các DN dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu của chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư. §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A Thực hiện chính sách đổi mới, cơ chế cởi mở nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư được thực hiện, trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp dân doanh có những bước phát triển mạnh mẽ. Hàng chục ngàn doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn hàng chục ngàn tỷ đồng( chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2001có khoảng 11 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn 13000 tỷ đồng). Nguồn vốn đầu tư trực trực tiếp nước ngoài (FDI). Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà kể cả các nước công nghiệp phát triển. Theo số liệu của ngân hàng thế giới (WB) trong năm 1999 toàn bộ các nước đang phát triển chỉ thu hút được 165 tỷ USD vốn FDI, thì chỉ riêng Mỹ đã thu được mức132,8 tỷ USD. Nguồn FDI có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho các nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả FDI mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào các nước nhận đầu tư vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ, hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. Đối với Việt Nam, sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí, điện... Tính từ năm 1988 đến năm 2000 trên phạm vi cả nước đã có 3251 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là 44587 triệu USD cho đến nay, Việt Nam đã thu hút được 65 quốc gia và vùng lãnh thổ đưa vốn vào đầu tư. §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A Đánh giá về tỷ trọng các nguồn vốn so với tổng đầu tư toàn xã hội ta xem xét qua bảng số liệu sau đây: §Ò ¸n m«n häc Vi V¨n HiÖu - §Çu t− 43A Bảng 1: Cơ cấu tổng đầu tư xã hội (% giá hiện hành ) 1998 1999 2000 2001 2002 Tæng vèn 100 100 100 100 100 I.Vèn Nhµ n−íc 53.97 61.6 61.94 24.7 22.6 1. Vèn ng©n s¸ch Nhµ n−íc 22.82 25.02 23.22 24.7 22.6 2.Vèn tÝn dông 10.49 18.29 20.48 14.4 10.9 3.Vèn cña c¸c doanh nghiÖp 20.66 18.29 18.24 19.3 18.8 II.Vèn ngoµi quèc doanh 21.06 20.21 19.49 23.5 28.8 III.Vèn ®Çu t− trùc tiÕp n−íc ngoµi 24.97 18.19 18.57 18.3 18.8 Năm 2002 tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 180,4 nghìn tỷ đồng, đánh giá mốc cao nhất từ trước tới nay về tỷ lệ tổng vốn đầu tư so với GDP (33,7%). Đầu tư năm 2002 đã vượt mức 4% mục tiêu kế hoạch đã được quốc hội thông qua và tăng 10,3% so với năm 2001. Năm 2002 đầu tư Nhà nước chiếm 52,3% tổng đầu tư xã hội. Năm 2001, vốn tín dụng của nhà nước ước thực hiện chỉ đạt 83,4% so với mục tiêu kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do vốn hỗ trợ phát triển chính thức( ODA) được giải ngân đạt 1,58 tỷ USD, chỉ bằng 88% kế hoạch. Đầu tư nhà nước tuy vẫn là nguồn quan trọng nhất, song đã có xu hướng giảm dần xét trong tỷ trọng vốn đầu tư xã hội (bảng1). Hơn nữa, mức giảm tỷ trọng vốn đầu tư ngân sách Nhà nước cho thấy giới hạn của nhà nước trong việc tăng đầu tư từ ngân sách cả về con số tuyệt đối và tương đối (xét trong tương quan giữa thu và chi, giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển). Năm 2002, đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tiếp tục tăng mạnh, đạt 28,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức kỷ lục từ trước tới nay. Mức đóng góp của vốn FDI thực hiện xét theo tỷ trọng trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội đã có bước sụt giảm đáng kể sau năm 1998 và hầu như không đổi trong những năm 1999-2000. Xu hướng này còn có thể tiếp tục vì vốn FDI c
Luận văn liên quan