Đề tài Chiến lược marketing cho sản phẩm KFC

KFC (Kentucky Fried Chicken, tiếng Việt gọi là gà rán Kentucky) là nhãn hiệu của loạt cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới. Đến với cửa hàng thức ăn nhanh KFC chúng ta có thể thưởng thức các món ăn nhanh làm từ gà, trong đó nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. KFC Corporation, trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà. Mỗi ngày, hơn 12 triệu khách hàng đuợc phục vụ tại nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC là một phần của Tập đoàn Yum!Brands, công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Quá trình phát triển của KFC: - Năm 1930, Sanders chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, Bang Kentucky. - Năm 1939, Ông Sanders đưa ra món gà rán với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". - Năm 1950, Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, Bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được và tin tưởng vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã 65 tuổi, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. - Năm 1964, John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken với giá 2 triệu USD và mời Sanders làm Đại sứ Thiện chí. Kentucky Fried Chicken đã có 638 nhà hàng.

docx48 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Chiến lược marketing cho sản phẩm KFC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KFC GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KFC KFC (Kentucky Fried Chicken, tiếng Việt gọi là gà rán Kentucky) là nhãn hiệu của loạt cửa hàng thức ăn nhanh nổi tiếng trên thế giới. Đến với cửa hàng thức ăn nhanh KFC chúng ta có thể thưởng thức các món ăn nhanh làm từ gà, trong đó nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. KFC Corporation, trụ sở tại Louisville, Kentucky, là chuỗi nhà hàng chuyên về gà. Mỗi ngày, hơn 12 triệu khách hàng đuợc phục vụ tại nhà hàng KFC tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. KFC là một phần của Tập đoàn Yum!Brands, công ty lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Quá trình phát triển của KFC: Năm 1930, Sanders chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, Bang Kentucky. Năm 1939, Ông Sanders đưa ra món gà rán với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Năm 1950, Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, Bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được và tin tưởng vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã 65 tuổi, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. Năm 1964, John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken với giá 2 triệu USD và mời Sanders làm Đại sứ Thiện chí. Kentucky Fried Chicken đã có 638 nhà hàng. Năm 1969, Kentucky Fried Chicken tham gia thị trường chứng khoán New York, Sanders mua 100 cổ phần đầu tiên. Năm 1986, Nhãn hiệu Kentucky Fried Chicken được Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10. Năm 1991, Ra mắt logo mới, thay thế Kentucky Fried Chicken bằng KFC. Năm 1997, Pepsi Co công bố bộ ba nhà hàng thức ăn nhanh - KFC, Taco Bell và Pizza Hut - thành Tricon Global Restaurants, hệ thống nhà hàng lớn nhất thế giới với hơn 30,000 KFC, Taco Bell và Pizza Hut tại hơn 100 vùng quốc gia và lãnh thổ Năm 2002, Tricon Global Restaurants, công ty nhà hàng lớn nhất thế giới mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI). 2007, KFC tự hào giới thiệu một công thức mới vẫn lưu giữ gia vị “finger-lickin” công thức cũ của Sanders nhưng chứa thêm Zero Grams of Trans Fat per có trong loại dầu ăn mới Quá trình phát triển của KFC HOẠT ĐỘNG CỦA KFC TẠI VIỆT NAM Năm 1998 KFC gia nhập Việt Nam bằng nhượng quyền kinh doanh và mở một cửa hàng tại TP.HCM. Năm 2006, sau 7 năm kinh doanh không lãi tại thị trường Việt Nam đây là lần đầu tiên KFC Việt Nam có lãi. Kết thúc năm 2009 nhà hàng thứ 75 đã được mở tại Big C Đà Nẵng. Năm 2010 KFC đã có 77 cửa hàng trên toàn quốc. TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA KFC: “To be the leader in western style quick service restaurants through friendly service, good quality food and clean atmosphere”. “Trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực phục vụ thức ăn nhanh theo kiểu Tây phương thông qua dịch vụ thân thiện, thức ăn chất lượng cao và không gian trong lành, thoáng mát”. Với mục tiêu trở thàh người dẫn đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh theo kiểu phương Tây, KFC đã không ngừng nỗ lực để xây dựng một tổ chức với sự tận tâm vượt trội, luôn mang lại chất lượng trong các sản phẩm và dịch vụ, cam kết luôn luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu không ngừng của khách hàng. SẢN PHẨM KFC chủ yếu kinh doanh các món ăn nhanh làm từ gà và món ăn nổi tiếng nhất là gà rán Kentucky do ông Harland Sanders sáng chế. Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Từ công thức ban đầu đó, hàng loạt món gà khác đã ra đời. Các sản phẩm tuy có cùng nguyên liệu là gà nhưng lại được đa dạng hóa tốt tạo nên nhiều nhóm, loại và món ăn khác nhau phù hợp với thị hiếu của thực khách. Bên cạnh thành phần chủ đạo là gà thì còn có thêm bánh mì mềm, súp ngũ quả, nước giải khát… thưởng thức cùng với gà. Gà rán truyền thống Đây là món gà rán Kentucky với công thức củaHarland Sanders – là món ăn được ưa chuộng nhất trong thực đơn của KFC. Phần ăn combo Đây là phần ăn đầy đủ, bên cạnh gà rán còn có hambogo hoặc cơm kèm theo súp ngũ quả và nước giải khát. Phần ăn trẻ em Đối với phần ăn trẻ em, bên cạnh những thức ăn, các em còn được tặng những món đồ chơi xinh xắn khi mua trọn 1 phần. Thức ăn phụ Bên cạnh các phần ăn chính, thực khách có thể thưởng thức thêm thức ăn phụ như: bắp cải trộn, khoai tây chiên, khoai tây nghiền … Thức ăn nhẹ Nếu bạn không đủ thời gian ngồi thưởng thức tại quán, hãy thử một phần bơ gơ zinger hoặc snaker gà truyền thống. Tráng miệng Sau khi thưởng thức gà rán, thực khách có nhiều sự lựa chọn để tráng miệng như: kem, bánh trứng, hot pie … Nước giải khát Có nhiều loại nước giải khát: Pepsi, nước chanh, nước suối … EZ menu: Ăn thật no và chẳng lo về giá cả. EZ menu bao gồm các phần ăn chính và các phần ăn phụ với giá đặc biệt. Chương 2: MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị Việt Nam là một đất nước có nền chính trị ổn định, bền vững dưới sự lãnh đạo thồng nhất, đường lối nhất quán, xuyên suốt, đúng đắn của một chính Đảng duy nhất-Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là một khía cạnh được các nhà đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới đánh giá rất cao. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực. b. Môi trường pháp luật Hiến pháp và pháp luật nước ta cho phép, tôn trọng và khuyến khích mọi hoạt động kinh doanh theo khuôn khổ của pháp luật. Cụ thể thông qua các pháp lệnh và dự thảo luật về ngành kinh doanh thực phẩm như sau: Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm. Pháp lệnh này được công bố ngày 19/8/2003 quy định thống nhất cá tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm khắc phục tình trạng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người dân. Dự thảo Luật an toàn thực phẩm. Chính phủ đã trình lên Quốc Hội bản dự thảo Luật về An toàn thực phẩm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII vào tháng 10-2009. An toàn thực phẩm là một trong những điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập. Từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến an toàn thực phẩm và coi đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tiến trình hội nhập của Việt Nam. Luật an toàn thực phẩm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quảng cáo, ghi nhãn về thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu, kiểm soát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, ứng phó, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm, thẩm quyền, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì việc ban hàng Dự luật an toàn vệ sinh thực phẩm là hoàn toàn cần thiết và là cơ sở để tạo ra cơ chế pháp lý cho nước ta và các nước trên thế giới thừa nhân hệ thông tiêu chuẩn của nhau trong đó có những tiêu chuẩn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại Ngày 31.3.2006 Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP. Trong đó quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định này áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại đối với những mặt hàng mà doanh nghiệp đó được kinh doanh dịch vụ phân phối theo cam kết quốc tế của Việt Nam. Đây là một trong những bước đi quan trọng để nước ta xây dựng một hệ thống pháp luật lành mạnh, xây dựng khung pháp lý vững chắc đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút hơn nữa các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước ta. c. Môi trường kinh tế Tốc độ tăng GDP Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất hai miền, nước ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là sau năm 1986 nước ta tiến hành cải cách mở của, nền kinh tế luôn có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng rất cao. Từ năm 2000 đến 2006 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%-8%/ năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra những năm 2007 – 2009 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động. Xuất khẩu bị hạn chế bởi những ngành kinh tế mũi nhọn như dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ còn 5,32%.Đây là một dấu hiệu tốt vì lúc này hầu hết các nước đều co mức tăng trưởng âm sau cơn lốc khủng hoảng. / Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam từ 2000 đến 2009 Tuy nhiên, việc tăng trưởng chậm lại này là hoàn toàn cần thiết cho việc tạo đà tăng tốc cho các năm tiếp theo 2010-2011. Lý giải điều này bởi lẽ Chính phủ đã cải thiện được các con số thống kê kinh tế trong vài tháng gần đây, dưới đây là một vài chỉ số trong tháng 2/2010 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2009. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6% Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 27,4% Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 0,1% Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 39,6% Tốc độ lạm phát. Nền kinh tế phát triển luôn đi kèm với lạm phát. Chống lạm phát là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các nước phải đối mặt đặc biệt là các nước đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng nóng trong đó có Việt. Có những lúc nền kinh tế nước lâm vào tình trạng lạm phát hai con số vào năm 2008 với 22,97%. Năm 2010 hứa hẹn là một năm khó khăn cho Chính phủ trong cuộc chiến chống lại lạm phát. Sau đây là biểu hiện của lạm phát thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm nay. / Biểu đồ: Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2010 so với cùng kỳ năm 2009 ( đơn vị %) / Biều đồ: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2010(tháng sau so với tháng trước %) Tuy nhiên, nhờ các biện pháp điều tiết hữu hiệu của Chính phủ, cơn sốt lạm phát 2008 đã đi qua. Nhìn chung, nền kinh tế nước ta vẫn đang đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng được mở rộng. Điều này đang thúc đẩy các nhà đầu tư quan tâm hơn nữa đến Việt Nam. Chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ Năm 2010 vẫn đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Do đó, Chính phủ sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện an sinh xã hội. Đồng thời, một quyết tâm mới cũng được đặt ra là chủ động ngăn chặn suy giảm của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng hợp lý khoảng 6,5%. Chính sách tiền tệ. Một chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư sẽ được thực thi trong năm nay. Hiện tại, lãi suất dã được đưa về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Đồng thời Chính phủ cũng tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tính thanh khoản được bảo đảm. Ngăn chặn tình trạng mất ổn định hệ thống tài chính. Thị trường chứng khoán ở Việt Nam và các định chế tài chính khác ngoài ngân hàng chưa thực sự phát triển nên nguồn vốn huy động cho nền kinh tế chủ yếu từ ngân hàng. Do đó Nhà nước phải can thiệp không chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng thực lực của nền kinh tế khi các ngân hàng thương mại quốc doanh chiếm 70% thị phần cho vay. Trong bối cảnh các doanh nghiệp tồn kho lớn, chưa xuất khẩu được, các ngân hàng có thể khoảnng nợ, giãn nợ, giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thời buổi khó khăn ban đầu sau cơn khủng hoảng. Đồng thời chính sách tài khóa cũng được nới lỏng như xem xét miễn giảm thuế cho doanh nghiệp để duy trì, kích thích sản xuất tạo đà phục hồi cho nền kinh tế. Rõ ràng, đây là một cơ hội thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cầu được kích thích do chính sách tiền tệ thông thoáng. Quan trọng hơn là đi kèm theo đó là lãi suất được cắt giảm nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích đầu tư khác Ngoài ra, Chính phủ cũng đã thực hiện một số chính sách kích cầu khác đối với nhà đầu tư và người tiêu dùng như hỗ trợ thuê đất, thủ tục đăng ký kinh doanh, miễn thuế mấy năm đầu … cho các nhà đầu tư cũng như chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân, khuyến khích tiêu dùng đối với người dân. Những chính sách này đã mang lại hiệu ững tích cực cho cả các nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng khi các nhà đầu tư mặn mà hơn với các dự án trong khi người tiêu dùng có xu hướng đẩy mạnh chi tiêu, điều này đúng với cả ngành thực phẩm tạo nên tín hiệu tốt cho ngành. d. Môi trường văn hóa - xã hội Dân số Tổng số dân của nước ta vào 0h ngày 1/4/2009 là 85.789.573 người, mật độ dân số lên tới 259 người/km2, cao gần gấp đôi Trung Quốc, gấp hơn 5 lần mật độ chung của thế giới và gấp 10 lần mật độ dân số của các nước đã phát triển. Cơ cấu dân số đã có những chuyển biến tích cực từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn cơ cấu tuổi thuận lợi, với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay với 64,5% trong độ tuổi lao động và theo số liệu thống kê, sự gia tăng dân số thành thị đang có xu hướng tăng nhanh hơn ở nông thôn. / Biểu đồ: cơ cấu dân số Việt Nam tại các năm 1989, 1999, 2007 Văn hóa - ẩm thực Trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể hiện khác nhau, có thể khái quát thành những đặc trưng sau: Tính ít mỡ Các món ăn Việt Nam chủ yếu làm từ rau, quả, củ nên ít mỡ, không dùng nhiều thịt như các nước phương Tây, cũng không dùng nhiều dầu mỡ, không thích vị béo ngậy mà thích những món ăn có nước dùng như phở, bún, hủ tiếu… Vì các sản phẩm nhiều mỡ làm cho người ta dễ bị béo phì. Hơn nữa, dầu mỡ có thể làm cho người ta dễ mắc các bệnh về tim mạch. Nó ảnh hưởng tới sức khỏe và người dân thì ngày càng nhận thức được điều này. Mà các sản phẩm của thức ăn nhanh thường là những thức ăn béo ngậy, và nó được cho là tác nhân của những vấn đề nêu trên. Thích hương vị đậm đà Khi chế biến thức ăn người Việt Nam thường dùng nước mắm để nêm, lại kết hợp với rất nhiều gia vị khác …nên món ăn rất đậm đà. Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị.Trong khi đó các món ăn phương tây thường có vị nhạt. Sự tổng hợp nhiều chất, nhiều vị Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…với đủ các loại gia vị phong phú. Thường kết hợp giữa các món, các vị lại để tạo nên nét đặc trưng riêng. Những thực phẩm mát như thịt vịt, ốc thường được chế biến kèm với các gia vị ấm nóng như gừng, rau răm… Đó là cách cân bằng âm dương rất thú vị, chỉ có người Việt Nam mới có… Không thích các sản phẩm từ công nghiệp Ví dụ: thích ăn gà ta hơn là gà công nghiệp trong khi đó các sản phẩm được sử dụng trong chế biến thức ăn nhanh lại là những sản phẩm từ công nghiệp. Thói quen dùng đũa Đôi đũa Việt có mặt trong mọi bữa cơm gia đình, ngay cả khi quay nướng, người Việt cũng ít dùng nĩa để xiên thức ăn như người phương Tây. Mô hình vi mô Chúng ta phân tích dựa vào mô hình viên kim cương của của Michael Porter. a. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Theo M-Porter, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là các đối thủ hiện tại chưa cạnh tranh trong ngành nhưng họ có thể làm điều đó nếu họ muốn. Điều đó phụ thuốc rất nhiều vào hai yếu tố cực kỳ quan trọng : sức hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành. Phân tích từng yếu tố chúng ta sẽ rút ra được một số nhận định về áp tực từ đối thủ tiềm ẩn đối với KFC. Sức hấp dẫn của ngành được thể hiện qua nhiều yếu tố nhưng tóm lại sẽ được tổng quát trong ba chỉ tiêu là tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. Chúng ta dễ dàng nhận thấy thị trường Việt Nam với hơn 80 triệu dân là một thị trường khổng lồ đối với ngành thực phẩm, bên cạnh đó với những nỗ lực không biết mệt mỏi của các hãng thức ăn nhanh, cùng khẩu vị của người Việt đã phần nào chấp nhận được loại sản phẩm này cùng với sự an tâm từ sản phẩm sạch, nhu cầu thị trường cho ngành rõ ràng đang có sự tăng trưởng. Cùng với đó là việc hiện đang còn ít doanh nghiệp tham gia ngành hàng này, cuộc cạnh tranh chỉ gói gọn trong 3 ông lớn ngoại quốc ( KFC – Jollibee – Lotteria ) và một phần nhỏ của Kinh Đô cộng với tỷ suất sinh lợi ngành được các chuyên gia đánh giá cao và có dấu hiệu tăng theo từng năm. Từ đó nhận thấy sức hấp dẫn của ngành là tương đối lớn. Theo thông tin từ Bộ Công Thương, năm 2009, tổng thu nhập của ngành thức ăn nhanh cả nước ước đạt khoảng 500 tỉ đồng, tăng 35-40% so với năm 2008, trong đó phần lớn vẫn đến từ các thương hiệu nước ngoài như KFC, Jollibee, Lotteria… Một số cuộc điều tra gần đây cũng cho thấy 70% người dân thích đi ăn tại các tiệm thức ăn nhanh. Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn có thể kể đến các yếu tố sau: Kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách hàng ... Và Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), bằng phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ .... So với các ngành công nghiệp thì ngành thực phẩm không có yêu cầu cao về vốn, kĩ thuật và các nguồn lực đặc thù là điều mà các hãng luôn quan tâm và phát triển. Nhưng nhìn chung nó không có nhiều sự thay đổi nhanh chóng và đột ngột như ngành công nghệ IT. Hệ thống phân phối và thương hiệu thực sự là rào cản ở đây. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì các hãng thức ăn nhanh chủ yếu mới chỉ phân bố ở những thành phố lớn, đông dân cư và có mức sống khá cao cho nên hệ thống phân phối của họ chưa được coi là phát triển và rộng khắp. Từ những phân tích trên có thể nhận thấy rào cản gia nhập ngành cũng là không cao. Như vậy có thể khẳng định thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng khi mà hội tụ được những yếu tố thu hút nhà đầu tư kèm theo đó là một môi trường cạnh tranh khốc liệt bây giờ và cả trong tương lai khi mà nhiều đối thủ tiềm ẩn có thể xâm nhập vào thị trường tạo nên một áp lực khá lớn cho KFC trong quá trịnh định vị và phát triển. Rất nhiều đối thủ có thể xuất hiện trong thời gian tới và KFC sẽ luôn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc này. Trước tiên phải kể đến Mc Donald’s – hãng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. Kể từ khi được sáng lập bởi anh em nhà Mc Donald là Maurice và Richard năm 1937 Mc Donald’s không ngừng phát triển và lớn mạnh. Chỉ sau 30 năm đầu thành lập Mc Donald’s đã có hơn 10000 cửa hàng trên khắp nước Mỹ, chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường nội địa. Hiện nay Mc Donald’s đã có 30000 cửa hàng ở trên 119 quốc gia trên thế giới. Với doanh số không ngừng tăng trưởng Mc Donald’s luôn xứng đáng là anh cả trong ngành hàng thức ăn nhanh. Hiện nay, trung bình mỗi ngày, cứ bốn người Mỹ thì có một người ghé vào quán fastfood của McDonald, tập đoàn thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Đây là một con số mà bất cứ hãng thức ăn nào cũng mơ ước cùng với những chiến lược vô cùng nhạy bén Mc Donald’s sẽ luôn là nỗi sợ hãi của các đối thủ bất cứ nơi nào họ đặt chân đến.Nhưng cho đến nay Mc Donald’s vẫn chưa thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Mc’Domalds đã từng thăm dò thị trường Việt Nam vào năm 1995 khi họ mở cửa hàng ở siêu thị Maximark nhưng bán giá cao quá: 50.000 đồng vào thời điểm đó nên không có ai dùng hết. Và hơn nữa họ thấy rằng khó lòng cạnh tranh nổi với các loại thức ăn nhanh của Việt Nam nên họ đã rút lui. Còn hiện nay khi mà thị trường thức ăn nhanh
Luận văn liên quan