Đề tài CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU VỀ BASEL II – BASEL III

Nền tảng: Vốn an toàn theo quy định là một biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền.  Việc tính toán lượng vốn pháp định được dựa trên hướng dẫn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel 1)  Hướng dẫn này được Ủy ban Basel giới thiệu đầu tiên vào năm 1988 và sửa đổi năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị trường.  Được thực hiện ở EU thông qua một quy định gián tiếp của EU; và thực hiện ở Anh thông qua các quy định của Cơ quan giám sát tài chính FSA.  Vốn an toàn theo quy định có thể bao gồm vốn dự trữ, vốn cổ phần, nợ thứ cấp, các khoản dự phòng nợ xấu.  Có các quy định điều chỉnh mức độ của các công cụ trên tham gia vào vốn an toàn theo quy định như thế nào.

pdf20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2005 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU VỀ BASEL II – BASEL III, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG  TIỀN TỆ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI 04 CƠ CHẾ GIÁM SÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÁC QUY ĐỊNH TRỌNG YẾU VỀ BASEL II – BASEL III GVHD ThS. Nguyễn Thị Hai Hằng Sinh viên thực hiện: Trần Hữu Tài K094040594 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012 GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 2 of 20 MỤC LỤC I Nguồn gốc của Hiệp ước Basel: ................................................................................................. 3 I.1 Tổng quan: ......................................................................................................................... 3 I.2 Các cơ sở: .......................................................................................................................... 3 I.3 Nguồn gốc: ........................................................................................................................ 4 I.4 Mục đích của BaselI: .......................................................................................................... 4 I.5 Nội dung, chi tiết................................................................................................................ 4 I.5.1 Mục đích của Hiệp ước Basel: ........................................................................................ 4 I.5.2 Một số những khái niệm có liên quan : ........................................................................... 4 I.5.3 Chức năng của nguồn vốn : ............................................................................................ 5 I.5.4 Phân biệt vốn kinh tế và vốn bắt buộc : ........................................................................... 5 I.5.5 Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro – “Tỉ lệ Cook” .......................................................................... 6 I.5.6 Vốn tính theo rủi ro gia quyền ........................................................................................ 7 I.5.7 5 định mức về vốn .......................................................................................................... 7 II Basel 2 và cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng: ........................................................................ 7 II.1 Các nguyên tắc nhằm thực hiện cơ chế giám sát: ................................................................ 8 II.2 Trọng số rủi ro theo loại tài sản .......................................................................................... 9 III Basel III và việc thực thi ở các NHTM Việt Nam: ........................................................................ 9 III.1 Sự thay đồi của Basel III: ................................................................................................... 9 III.2 Những trở ngại khi thực hiện Basel III:............................................................................. 10 III.3 Điểm khác biệt Basel II so với Basel III? .......................................................................... 11 III.3.1 Tăng vốn yêu cầu ..................................................................................................... 12 III.3.2 Chuyển đổi sắp xếp .................................................................................................. 13 III.4 Thực trạng mức đủ vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với chuẩn quốc tế Basel II & III ............................................................................................................................... 14 III.5 Các giải pháp áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn Basel nhằm hướng các NHTM Việt Nam quản lý an toàn vốn theo thông lệ quốc tế ..................................................................................... 16 III.5.1 Giải pháp tăng trưởng vốn bền vững cho các NHTM ................................................ 16 III.5.2 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính khả thi trong việc áp dụng các chuẩn mực Basel liên quan đến đảm bảo an toàn vốn tại cácNHTM .................................................................... 18 GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 3 of 20 I Nguồn gốc của Hiệp ước Basel: I.1 Tổng quan: Nền tảng: Vốn an toàn theo quy định là một biện pháp dự phòng bắt buộc nhằm đảm bảo rằng các ngân hàng có khả năng khắc phục tổn thất mà không ảnh hưởng đến lợi ích của người gửi tiền.  Việc tính toán lượng vốn pháp định được dựa trên hướng dẫn của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel (Basel 1)  Hướng dẫn này được Ủy ban Basel giới thiệu đầu tiên vào năm 1988 và sửa đổi năm 1996 bổ sung thêm rủi ro thị trường.  Được thực hiện ở EU thông qua một quy định gián tiếp của EU; và thực hiện ở Anh thông qua các quy định của Cơ quan giám sát tài chính FSA.  Vốn an toàn theo quy định có thể bao gồm vốn dự trữ, vốn cổ phần, nợ thứ cấp, các khoản dự phòng nợ xấu.  Có các quy định điều chỉnh mức độ của các công cụ trên tham gia vào vốn an toàn theo quy định như thế nào. I.2 Các cơ sở:  Thiết lập "các quy tắc đơn giản" trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng việc sử dụng khung đánh giá trọng số rủi ro.  Mọi tài sản có đều được FSA chỉ định một trọng số phản ảnh mức độ rủi ro của tài sản.  FSA yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một tỷ lệ vốn an toàn theo quy định. Đây là một biện pháp dự phòng bắt buộc đối với từng ngân hàng cụ thể.  Trọng số rủi ro chỉ định (RWA) x Tài sản = Tài sản được điều chỉnh theo rủi ro.  Tổng tài sản được điều chỉnh theo rủi ro x tỷ lệ vốn = vốn an toàn tối thiểu.  Trọng số rủi ro bao gồm 4 mức : 0%, 20%, 50% và 100%. GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 4 of 20  Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải đạt 8%. I.3 Nguồn gốc: Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) đã tập hợp tại thành phố Basel, Thụy Sĩ vào năm 1987 tìm cách ngăn chặn xu hướng này. Và Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I) đã ra đời, yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. I.4 Mục đích của BaselI: - Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế. - Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế. I.5 Nội dung, chi tiết I.5.1 Mục đích của Hiệp ước Basel:  Đảm bảo việc phân bổ nguồn vốn nhạy hơn đối với rủi ro.  Tách biệt rủi ro vận hành với rủi ro tín dụng, và lượng hoá cả hai.  Cố gắng gắn kết nguồn vốn kinh tế và nguồn vốn bắt buộc để giảm bớt hoạt động kinh doanh chứng khoán bắt buộc. I.5.2 Một số những khái niệm có liên quan : Rủi ro :Như bất kỳ một công ty hay tổ chức nào khác, một ngân hàng thực hiện mục tiêu kiếm tiền bằng việc chấp nhận rủi ro, do đó ngân hàng sẽ có thể đối mặt với thua lỗ. Trong trường hợp tệ nhất, ngân hàng có thể phá sản. Những rủi ro trọng yếu nhất là:  Rủi ro tín dụng: Rủi ro do tính không chắc chắn về khả năng hay sự sẵn sàng của đối tác trong việc đáp ứng các nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.  Rủi ro vận hành: Rủi ro do hệ thống máy tính kế toán hay các lĩnh vực vận hành khác của đơn vị gặp sai hỏng, dẫn tới thua lỗ.  Rủi ro thị trường: Rủi ro do thay đổi giá trị tài sản và các khoản nợ do sự thay đổi lãi suất và tỉ giá hối đoái.  Rủi ro thanh khoản : Rủi ro do ngân hàng bị hết tiền mặt để thanh toán cho các nghĩa vụ tức thời, mặc dù giá trị tài sản hiện tại vẫn lớn hơn các nghĩa vụ đó. GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 5 of 20  Rủi ro pháp lý: Rủi ro bị kiện do sự cẩu thả hay sự phân biệt đối xử, hay rủi ro một đối tác không đủ khả năng pháp lý để tham gia một hợp đồng.  Rủi ro khác. I.5.3 Chức năng của nguồn vốn : Để bảo vệ ngân hàng và các khách hàng khỏi những rủi ro nói trên và để giảm thiểu khả năng phá sản, một ngân hàng cần (và được yêu cầu) phải nắm giữ một lượng vốn nhằm:  Cung cấp một vùng đệm khỏi sự thâm nhập của lỗ.  Bảo vệ người gửi tiền khỏi lỗ.  Bảo vệ quỹ bảo hiểm và người chịu thuế.  Cung cấp khả năng sẵn sàng gia nhập vào thị trường tài chính, bảo vệ khỏi những vấn đề liên quan tới tính thanh khoản, nghĩa là loại bỏ rủi ro thanh khoản.  Thúc đẩy tăng trưởng và hạn chế việc chịu rủi ro. I.5.4 Phân biệt vốn kinh tế và vốn bắt buộc : Vốn kinh tế là lượng nguồn lực cần thiết để chịu những rủi ro bất ngờ, với một mức độ tự tin hợp lý, trong một khoảng thời gian định trước. Tất cả các đơn vị kinh doanh đều cần vốn, song chỉ có những tổ chức tài chính phải tuân thủ yêu cầu về mức vốn tối thiểu. Vốn bắt buộc là lượng vốn tối thiểu mà các nhà hoạch định chính sách đề ra.Theo đó Basel I, vốn của ngân hàng được chia làm 2 loại: -Vốn loại 1 (vốn cơ bản): Vốn loại 1 bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là khoản dự phòng cho các khoản vay. -Vốn cấp 2 (vốn bổ sung): Vốn cấp 2 bao gồm tất cả các vốn khác như các khoản lợi nhuận trên tài sản đầu tư, nợ dài hạn với kỳ hạn lớn hơn 5 năm và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). Tuy nhiên, các khoản nợ ngắn hạn không có bảo đảm không bao gồm trong định nghĩa về vốn này. Tổng vốn sẽ bằng tổng của vốn cấp 1, vốn cấp 2. GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 6 of 20 Theo Basel I, tổng vốn của một ngân hàng cần ít nhất bằng 8% rủi ro tín dụng của ngân hàng đó. Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) > 8% Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiều điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp. Do đó, Basel II đã ra đời. I.5.5 Tỉ lệ vốn dựa trên rủi ro – “Tỉ lệ Cook” - Tỉ lệ này được phát triển bởi BCBS(Basel Committee on Banking supervision) với mục đích củng cố hệ thống ngân hàng quốc tế, đối tượng ban đầu là những ngân hàng hoạt động quốc tế, nhưng sau này đã được thực thi trên hơn 100 quốc gia. - Ngân hàng phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% của rổ tài sản, được tính toán theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng. Vốn bắt buộc >= 8% x Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền Tỉ lệ thoả đáng về vốn (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền Cấp 1 - Vốn nòng cốt  Vốn chủ sở hữu vĩnh viễn  Dự trữ công bố (Lợi nhuận giữ lại)  Lợi ích thiểu số (minority interest) tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính  Lợi thế kinh doanh (goodwill) Cấp 2 – Vốn bổ sung  Lợi nhuận giữ lại không công bố  Dự phòng đánh giá lại tài sản  Dự phòng chung/dự phòng thất thu nợ chung  Công cụ vốn hỗn hợp  Vay với thời hạn ưu đãi  Đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 7 of 20 Cấp 3 (Dành cho rủi ro thị trường) = Vay ngắn hạn Vốn cấp 1 >= Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3 I.5.6 Vốn tính theo rủi ro gia quyền  Tài sản tính theo rủi ro gia quyền (RWA) = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho từng tài sản trong bảng CĐKT) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng) I.5.7 5 định mức về vốn  Mức vốn tốt: CAR > 10%  Mức vốn thích hợp: CAR > 8%  Thiếu vốn: CAR < 8%  Thiếu vốn rõ rệt: CAR < 6%  Thiếu vốn trầm trọng: CAR < 2% II Basel 2 và cơ chế giám sát hệ thống ngân hàng: Năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I, và cho đến năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế giám sát của hệ thống ngân hàng GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 8 of 20 II.1 Các nguyên tắc nhằm thực hiện cơ chế giám sát: Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: + Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. + Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu. Theo đó, giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ không hài lòng với kết quả của quy trình này. + Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. + Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3). Với cột trụ này, Basel II đưa ra một danh sách các yêu cầu buộc các ngân hàng phải công khai thông tin, từ những thông tin về cơ cấu vốn, mức độ đầy đủ vốn đến những thông tin liên quan đến mức độ nhạy cảm của ngân hàng với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và quy trình đánh giá của ngân hàng đối với từng loại rủi ro này. GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 9 of 20 II.2 Trọng số rủi ro theo loại tài sản Bảng 1. Trọng số rủi ro Phân loại tài sản 0% Tiền mặt và vàng nằm trong ngân hàng. Các nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và Bộ Tài chính. 20% Các khoản trả nợ của ngân hàng có quy mô lớn Chứng khoán phát hành bởi các cơ quan Nhà nước 50% Các khoản vay thế chấp nhà ở,… 100% Tất cả các khoản vay khác như trái phiếu của doanh nghiệp, các khoản nợ từ các nước kém phát triển, các khoản vay thế cấp cổ phiếu, bất động sản,… Bảng 2. Loại tài sản Trọng số rủi ro Tỷ lệ vốn Số tiền Tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro Yêu cầu về vốn tối thiểu Trái phiếu Chính phủ 0% 8% 1.000 USD 0 USD 0 USD Trái phiếu đô thị 20% 8% 1.000 USD 200 USD 16 USD Thế chấp nhà ở 50% 8% 1.000 USD 500 USD 40 USD Vay không bảo đảm 100% 8% 1.000 USD 1.000 USD 80 USD Như vậy, với quá trình phát triển của Basel và những Hiệp ước mà tổ chức này đưa ra, các ngân hàng thương mại càng ngày càng được yêu cầu hoạt động một cách minh bạch hơn, đảm bảo vốn phòng ngừa cho nhiều loại rủi ro hơn. III Basel III và việc thực thi ở các NHTM Việt Nam: III.1 Sự thay đồi của Basel III: Với nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, ngày 12/9/2010, Hiệp định Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho các ngân hàng thuộc 27 thành viên đã được Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel ban hành. Trong đó, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được giữ nguyên ở mức 8%, nhưng Basel III yêu cầu vốn chủ sở hữu (vốn cấp 1) của các ngân hàng phải nâng từ GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 10 of 20 4% lên 6%. Trong 6% vốn cấp 1 đó, 4,5% phải là vốn của các cổ đông phổ thông. Thời hạn để thực hiện riêng quy định này là ngày 1/1/2015. Với quy định như vậy, một số ý kiến cho rằng, các NHTM Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng theo Basel III. Bởi theo quy định của Thông tư 13/2010/TT- NHNN, kể từ ngày 1/10/2010, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo CAR là 9%, cao hơn so với quy định cũ là 8% và các NHTM chỉ phải điều chỉnh tăng tỷ lệ này vào các năm tiếp theo từ năm 2018 trở đi để đạt được tỷ lệ vốn tối thiểu 10,5%, kể cả phần vốn đệm dự phòng tài chính. Như vậy, Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn, cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. III.2 Những trở ngại khi thực hiện Basel III: Để đạt được Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về mô hình tiên tiến để tối ưu hoá vốn của ngân hàng. Việt Nam dự định thực thi Basel III vào năm 2015 là hơi gấp, nếu căn cứ vào kinh nghiệm của các nước khác trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Basel III là giải pháp tối ưu, nhưng nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam không có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì không thể tiếp cận. ngay cả những NHTM lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, mặc dù hiện đều đảm bảo CAR 8% theo Quyết định 457 và các quyết định bổ sung, nhưng là được tính toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, nên có sự sai lệch khá xa khi tính lại theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Bên cạnh đó, vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có là hạn chế. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có là chưa được thực hiện. Tóm lại: Vấn đề là sắp tới sẽ là gì? Các nhà quản lý cần quan sát, theo dõi đâu là tập quán tốt để áp dụng trên thị trường trong nước. "Việt Nam sẽ còn đi xa hơn, chứ không phải là câu hỏi: liệu năm 2015, Việt Nam thực hiện Basel III không? Quan trọng là ngân hàng tốt nhất, chứ không phải là ngân hàng tuân thủ tốt nhất" GVHD: NGUYỄN THỊ HAI HẰNG BASEL SVTH: TRẦN HỮU TÀI Page 11 of 20 III.3 Điểm khác biệt Basel II so với Basel III? Năm 2004, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành. Với cách tiếp cận mới dựa trên 3 cột trụ chính, Basel II đã buộc các ngân hàng quốc tế phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc thứ nhất: Các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ lớn để trang trải cho các hoạt động chịu rủi ro của mình, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp (Cột trụ 1). Theo đó, cách tính chi phí vốn đối với rủi ro tín dụng có sự sửa đổi lớn, thay đổi nhỏ với rủi ro thị trường nhưng hoàn toàn là phiên bản mới đối với rủi ro tác nghiệp. Nguyên tắc thứ hai: Các ngân hàng cần phải đánh giá một cách đúng đắn về những loại rủi ro mà họ đang phải đối mặt và đảm bảo rằng những giám sát viên sẽ có thể đánh giá được tính đầy đủ của những biện pháp đánh giá này (Cột trụ 2). Với cột trụ này, Basel II nhấn mạnh 4 nguyên tắc của công tác rà soát giám sát: + Các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn của họ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. + Các giám sát viên nên rà soát và đánh giá lại quy trình đánh giá về mức vốn nội bộ cũng như về các chiến lược của ngân hàng. Họ cũng phải có khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ vốn tối thiểu( >= 8%). + Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Tỷ lệ vốn tối thiểu = (Tổng vốn/tài sản điều chỉnh theo trọng số rủi ro) >= 8% + Giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn không được duy trì trên mức tối thiểu. Nguyên tắc thứ ba: Các ngân hàng cần phải công khai thông tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường (Cột trụ 3).
Luận văn liên quan