Đề tài Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng ”. Tư tưởng, quan điểm lấy dân làm gốc, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước và ngày càng hoàn thiện hơn. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và được cụ thể hoá trong Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, tạo cơ sở pháp lý cho công dân và cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hộ chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của công dân, của các cơ quan, các tổ chức có hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH –HĐH thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Quốc hội khóa X nước ta đã thông qua luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 – 12 - 1998. Từ khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm2004, 2005 đã giúp công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được hiệu quả hơn. Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn sau khi học tập, nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước. Học Viện Hành Chính Quốc Gia đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó bổ sung thêm kiến thức. Từ đó kiến thức đã học và thời gian thực tập ở Văn phòng H ĐND –UBND huyện Xuyên Mộc em chọn đề t ài: “ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc”. Do thời gian, khả năng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4953 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định: “chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng…”. Tư tưởng, quan điểm lấy dân làm gốc, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của nhà nước và ngày càng hoàn thiện hơn. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và được cụ thể hoá trong Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác, tạo cơ sở pháp lý cho công dân và cơ quan nhà nước thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để đảm bảo việc khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hộ chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích của công dân, của các cơ quan, các tổ chức có hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp CNH –HĐH thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Quốc hội khóa X nước ta đã thông qua luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 – 12 - 1998. Từ khi Luật khiếu nại, tố cáo được ban hành, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm2004, 2005 đã giúp công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được hiệu quả hơn. Với mục đích tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tiễn sau khi học tập, nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước. Học Viện Hành Chính Quốc Gia đã tổ chức cho sinh viên đi thực tập để tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, từ đó bổ sung thêm kiến thức. Từ đó kiến thức đã học và thời gian thực tập ở Văn phòng H ĐND –UBND huyện Xuyên Mộc em chọn đề t ài: “ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc”. Do thời gian, khả năng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn đọc. CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG I. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN XUYÊN MỘC Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, khoảng 642,18km2, phía đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp huyện Châu Đức và Long Điền; phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Dân số toàn huyện cuối năm 2002 khoảng 128 ngàn người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6%/ năm. Từ đầu năm 2003, toàn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xă , 1 thị trấn. Thị trấn Phước Bửu là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của toàn huyện. Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: Cao su, nhãn, cà phê, tiêu Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Xuyên Mộc xếp thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha; cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với 3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3 .034 ha mía; 1 .022 ha đậu phộng... Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng những vùng chuyên canh có giá trị cao, năng suất cao đang là chủ trương chung của huyện. Kinh tế trang trại đã và đang phát triển nhiều ở Hòa Hội, Hòa Hiệp, Bàu Lâm, Phước Thuận... Chăn nuôi tại Xuyên Mộc khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vườn rộng và trù phú. Hiện đàn trâu bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng 32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đ́nh theo hướng chăn nuôi và trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đã được đầu tư đi học các lớp khuyến nông ở nước ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ thuật. Ngư nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng công suất 15 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận đã là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Xuyên Mộc tập trung ở Bến Cát, cửa sông Ray, Phước Thuận. Cảng cá Phước Thuận sẽ được đầu tư xây dựng lại và hoàn thiện khu dân cư làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bắt hải sản. Diện tích đất lâm nghiệp của Xuyên Mộc khoảng 14.757ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu với diện tích 11.290 ha là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động vật, thực vật quý và hiếm của cả khu vực Đông Nam bộ. Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là bãi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80 Xuyên Mộc đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Bãi biển Hồ Tràm dài 3km, bãi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nước trong xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi về nghỉ dưỡng, tắm biển. Nhiều dự án xây dựng các khu du lịch lớn ven biển bằng vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài đang được triển khai, và đi vào hoạt động. Khu du lịch biển Hồ Tràm Beach đã thu hút rất nhiều du khách tronng và ngoài nước. Bên cạnh đó, suối nước nóng B́nh Châu nổi tiếng cả nước từ lâu với nhiệt độ cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang được xây dựng lại thành một khu nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhưng gắn liền với thiên nhiên hoang dã. Đầu tư cho Xuyên Mộc nhằm khai thác các tiềm năng là một hướng mới của lãnh đạo tỉnh từ năm 2002. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN -ỦY BAN NHÂN DÂN Chức năng Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác dân tộc; Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật,quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Quản lý tài chính, tài sản của Văn phòng theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện. CHƯƠNG II CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN XUYÊN MỘC I. KHÁI QUÁT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO 1. Cơ sở pháp lý: Trong công cuộc cải cách và đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo được tiến hành trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế toàn cầu thì vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước để phù hợp với thời kỳ đổi mới là xu hướng tất yếu và cần thiết. Trong việc đổi mới đó thì vấn đề điều chỉnh Luật, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản dưới luật để phù hợp tình hình phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ đổi mới, để pháp luật là công cụ hữu hiệu của Nhà nước dùng để quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh…Quá trình thực hiện chức năng đó thường xuyên đặt ra yêu cầu khách quan phải hoàn thiện bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật. Điều đó có liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân, không ngừng nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại. tố cáo của các cơ quan Nhà nước. Điều 74 Hiến Pháp 1992 quy định: “ Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang, trong nhân dân bất cứ lúc nào”. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền của mình được pháp luật thừa nhận. Quyền khiéu nại tố cáo còn là phương thức để công dân thực hiện quyền thâm gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, kiểm tra giám sát các cơ quan Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội trong việc thực thi pháp luật. Hiến pháp 1992 quy định: “ Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định, mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân phải được xử lý nghiêm minh. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống người khác”. Những quy định này nhằm đảm bảo cho quyền khiếu nại, tố cáo được tôn trọng. Khi quyền này được công dân sử dụng đúng mục đích sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, của xã hội, đồng thời Nhà nước cũng nghiêm cấm việc lạm dụng quyền khiếu nại, tố cáo nhằm vu khống làm hại người khác, gây phức tạp cho công tác quản lý, điều hành hoạt động của Nhà nước. Luật cũng quy định rõ, cụ thể quyền khiếu nại, quyền tố cáo, thẩm quyền, thủ tục, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan Nhà nước đã khắc phục được tình trang đơn thư khiếu nại, tố cáo không đúng cấp, tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của nhân viên và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Quốc hội ban hành Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại tố cáo năm 2004, 2005 và Nghị định 136/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật khiếu nại, tố cáo cũng là những căn cứ, cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Khái niệm khiếu nại, tố cáo - Khái niệm khiếu nại: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Khái niệm tố cáo: Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Phân biệt khiếu nại và tố cáo: Giống nhau về cơ bản ở nguồn gốc và mục đích của hành vi đều dựa trên các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận và mục đích của là để bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Khác nhau về cơ bản là ở chủ thể của khiếu nại để bảo vệ quyền lợi trực tiếp của mình, còn chủ thể của tố cáo để bảo vệ quyền và lợi ích trực tiếp của mình, lợi ích của tập thể, của cộng đồng, của Nhà nước. Thẩm quyền giải quyết tố cáo đa dạng và thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan. 3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã), thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; + Giải quyết khiếu nại mà Ủy ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. - Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. - Giám đốc sở và cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mính quản lý trực tiếp; + Giải quyết khiếu nại mà những người quy định tại Điều 21 của Luật Khiếu nại tố cáo đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại. - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là cấp tỉnh) có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng; + Giải quyết khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc phạm vi quản lý của ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định này là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. - Thủ trưởng cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền: + Giải quyết khiéu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; + Giải quyết những khiếu nại mà những người quy định tại Điều 24 của Luật Khiếu nại tố cáo đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; + Giải quyết khiếu nại mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết lần đầu, khiếu nại mà Giám đốc sở hoặc cấp tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại mà nội dung thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ, ngành mình; - Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại điểm b và điểm c koản 1 Điều 25 của Luạt Khiếu nại tố cáo là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. - Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền: + Giải quyết khiếu nại mà thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đã quuyết định nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết của thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ là Bộ trưởng; quyết đinh này là quyết định giải quyết cuối cùng; + Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ; + Giải quyết khiếu nại do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền theo quy định của Chính phủ; + Kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng khi phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Chánh Thanh tra cấp tỉnh, Chánh thanh tra cấp huyện có thẩm quyền: + Xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp; + Giải quyết khiếu nại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định của Chính phủ. - Chánh thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh thanh tra sở và cấp tương đương có trách nhiệm xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan đó. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải quyết cuối cùng đối với: + Khiếu nại mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại, trừ khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. + Khiếu nại đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước. - Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xem xét lại quýet định giải quyết khiếu nại cuối cùng có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. - Thủ tướng Chính phủ giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những tranh chấp về thẩm quyền giải quyết khiếu nại giữa các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình. 4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo: - Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giải quyết tố cáo theo thẩm quyền; trong trường hợp cần thiết thì giao cho cơ quan Thanh tra hoặc cơ quan có thẩm quyền khác tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo. - Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền: + Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ rtrưởng cơ quan cùng cấp khi được giao; + Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà thủ trưởng cơ quan cấp dưới trực tiếp của thủ trưởng cơ quan cùng cấp đã giải quyết nhưng có vi phậm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại. - Tổng Thanh tra nhà nước có thẩm quyền: + Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao; + Xem xét, kết luận về nội dung tố cáo mà Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luât thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại. - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết những tố cáo có nội dung đặc biết phức tạp; quyết định xử lý tố cáo mà Tổng Thanh tra nhà nước đã kết luận, kiến nghị theo theo quy định tại điểm 1 Điều 63 của Luật khiếu nại tố cáo. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP, KHIẾU NẠI Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa công dân với công dân: Tranh chấp QSDĐ có “giấy đỏ” UBND cấp xã(hòa giải) TANDcấp huyện + Nếu UBND cấp huyện giải quyết lần đầu Tranh chấp QSDĐ không UBND cấp xã UBND cấp tỉnh giải có “giấy đỏ” (hòa giải) quyết lần hai Nếu UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường Giải quyết khiếu nại của công dân đối với quyết định hành chính của Nhà nước: UBND cấp tỉnh Quyết định hành chính UBND cấp huyện giải giải quyết lần hai của UBND cấp huyện quyết khiếu nại lần đầu TAND cấp huyện Quyết định hành chính UBND cấp tỉnh giải TAND cấp tỉnh thụ lý của UBND cấp tỉnh quyết khiếu nại lần hai giải quyết vụ án hành chính 5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo 5.1 Đối với khiếu nại: - Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếu nại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. - Theo quy định, việc khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức phải được thực hiện bằng đơn, ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phải ký tên. Đơn khiếu nại phải do người khiếu n
Luận văn liên quan