Đề tài Hiện trạng về rừng phòng hộ chống cát bay ở Quảng Bình

Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP-1982): “sa mạc hoá là quá trình suy thoái đất đai về mặt sinh học, dần dần dẫn đến sự suy giảm sản xuất sinh học và cuối cùng đất đai trở nên vô dụng giống như sa mạc” Hiện nay nạn cát di động dẫn đến tình trạng sa mạc hoá ở vùng duyên hải miền Trung nước ta được xếp vào loại kẻ thù số một, gây nguy hiểm nhất đối với đời sống và phát triển của nhân dân địa phương cũng như gây nên những tác hại lớn lao đến môi trường sinh thái. Một trong những giải pháp cho vấn đế này chính là việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chống cát bay, vừa ngăn chặn được tình trạng sa mạc hoá, vừa bảo vệ con người khỏi thiên tai đến từ biển. Tuy nhiên, làm thế nào để công tác huy động và sử dụng vốn hiệu quả vẫn luôn là một bài toán khó cho những nhà quản lý. Bởi vì họ vẫn chưa có những đánh giá thích hợp về giá trị thực sự của rừng phòng hộ, để có những đầu tư thích đáng. Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ xin được tìm hiểu cách định giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình, một địa phương đang có những bước phát triển hiệu quả trong công tác xây dựng vành đai phòng hộ cho mình.

doc67 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng về rừng phòng hộ chống cát bay ở Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Danh mục hình vẽ và bảng biểu STT Hình vẽ Trang 1 Hình 1.1: Tổng giá trị sinh tế (TEV) 9 2 Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của một khu rừng 11 3 Hình 3.1: Biểu đồ học vấn của người dân được phỏng vấn 34 4 Hình 3.2: Sơ đồ các phương pháp phỏng vấn của CVM 37 5 Hình 3.3: Biểu đồ tỉ lệ sẵn lòng chi trả của người dân 38 6 Hình 3.4: Mức độ ảnh hưởng của cát bay tới các gia đình 41 7 Bảng 2.1: Hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng rừng phòng hộ 25 8 Bảng 3.1: Một số đặc điểm kinh tế, xã hôi của đối tượng phỏng vấn 32 9 Bảng 3.1: Mức chi trả trung bình của người dân 39 10 Bảng 3.2: Tổng giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ 40 11 Bảng 3.3: Chi phí thiệt hại và phòng ngừa của người dân 42 12 Hình 4.1: Biểu đồ trồng và chăm sóc rừng qua các năm 46 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP-1982): “sa mạc hoá là quá trình suy thoái đất đai về mặt sinh học, dần dần dẫn đến sự suy giảm sản xuất sinh học và cuối cùng đất đai trở nên vô dụng giống như sa mạc” Hiện nay nạn cát di động dẫn đến tình trạng sa mạc hoá ở vùng duyên hải miền Trung nước ta được xếp vào loại kẻ thù số một, gây nguy hiểm nhất đối với đời sống và phát triển của nhân dân địa phương cũng như gây nên những tác hại lớn lao đến môi trường sinh thái. Một trong những giải pháp cho vấn đế này chính là việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chống cát bay, vừa ngăn chặn được tình trạng sa mạc hoá, vừa bảo vệ con người khỏi thiên tai đến từ biển. Tuy nhiên, làm thế nào để công tác huy động và sử dụng vốn hiệu quả vẫn luôn là một bài toán khó cho những nhà quản lý. Bởi vì họ vẫn chưa có những đánh giá thích hợp về giá trị thực sự của rừng phòng hộ, để có những đầu tư thích đáng. Trong khuôn khổ của đề tài này, chỉ xin được tìm hiểu cách định giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình, một địa phương đang có những bước phát triển hiệu quả trong công tác xây dựng vành đai phòng hộ cho mình. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá giá trị kinh tế trong việc hạn chế cát bay của rừng phòng hộ Quảng Bình - Sử dụng phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để ước tính giá trị kinh tế của tác dụng chống cát bay do rừng phòng hộ trong nhận thức của người dân, dựa trên mức độ sẵn lòng chi trả của người dân tại khu vực với việc tồn tại rừng. - Sử dụng phương pháp Chi phí thiệt hại để ước tính giá trị chống cát bay của rừng phòng hộ Nam Quảng Bình. - Đối chiếu hai kết quả nhận được để tìm ra những liên hệ và lý giải. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về mặt khoa học, đề tài thực hiện dựa trên lý thuyết của kinh tế học môi trường, cụ thể là lý thuyết về WTP và các phương pháp như CVM (Contingent valuation method), CAM (Cost advoid method) Đối với rừng phòng hộ có 3 loại: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển và rừng phòng hộ chống cát bay, nhưng đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về loại rừng thứ 3, và cũng chỉ đánh giá giá trị của tác dụng hạn chế cát bay trong tổng số rất nhiều lợi ích mà loại rừng này đem lại. Về địa điểm nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực ven biển Nam Quảng Bình. Về thời gian, đề tài tiến hành điều tra thu thập số liệu từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 10 năm 2006. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng một số phương pháp khoa học: Thu thập dữ liệu thứ cấp như: niên giám thống kê, đặc biết là tài liệu của các sở, ban ngành. Phương pháp điều tra ngẫu nhiên đơn giản: Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình tại địa phương để thu thập ý kiến cũng như đánh giá của họ đối với rừng phòng hộ Phương pháp thống kê và xử lý của kinh tế lượng Các phương pháp đánh giá giá trị môi trường Kết cấu của đề tài Đề tài gổm 4 chương: Chương 1: Lý thuyết về đánh giá giá trị kinh tế của một khu rừng phòng hộ chống cát bay Chương 2: Hiện trạng về rừng phòng hộ chống cát bay ở Quảng Bình Chương 3: Lượng giá giá trị kinh tế tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp CHƯƠNG 1: ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MỘT KHU RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG CÁT BAY Giá trị kinh tế của một khu rừng phòng hộ chống cát bay Giá trị kinh tế của môi trường Một trong những vấn đề cơ bản của kinh tế học môi trường là giá trị kinh tế của hàng hoá môi trường. Thực tế, các hàng hoá như không khí trong sạch, sông, hồ… hầu như không được định giá, bởi vì chúng không được mua và bán trên thị trường. Ngay cả những hàng hoá như than, sắt… và các tài nguyên khoáng sản vốn được coi là có giá, nhưng giá của chúng cũng thường không phản ánh đúng giá trị của tất cả yếu tố trong quá trình khai thác. Đó là bởi các ngoại ứng chưa được tính đến. Thực tế cho thấy việc đánh giá sai giá trị môi trường sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, đặc biết là các quyết định về môi trường Từ trước đến nay, các nhà phân tích và hoạch định chính sách đều liệt kê các loại hàng hoá môi trường khác nhau mà chúng có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vào danh mục “những mặt hàng không liên quan”. Nếu như chúng ta có được các phương thức đánh giá những hàng hoá môi trường này và đưa chúng vào việc hình thành chính sách, thì chúng ta có thể đề ra những quyết định sáng suốt hơn những quyết định môi trường hiện hành rất nhiều. Nhận thức được rằng môi trường thiên nhiên cũng có giá trị giống như bất cứ một hàng hoá nào khác có thể sẽ giúp chúng ta phân bố nguồn lực hiệu quả hơn, tránh việc khai thác quá mức các nguồn khoáng sản của đất nước Tổng giá trị kinh tế Thực tế là có nhiều hơn một phương pháp định giá có thể sử dụng để tính toán giá trị bằng tiền cho cùng một loại tài nguyên. Ví dụ như chi phí khi đau ốm có thể cho thấy lợi ích về mặt sức khoẻ của không khí sạch, trong khi một phương pháp Chi phí du hành (TCM) có thể đựoc sử dụng để đo lường giá trị giải trí của chất lưọng không khí. Mỗi phưong pháp đo lường những bộ phận riêng của chất lượng không khí. Tổng hợp tất cả các dạng giá trị có liên quan đến một tài nguyên được gọi là Tổng giá trị kinh tế (TEV), một khái niệm xuất hiện từ những năm 1980. Hình 1.1: Tổng giá trị kinh tế (TEV) Tổng giá trị kinh tế Giá trị sử dụng trực tiếp Giá trị sử dụng gián tiếp Giá trị lựa chọn Giá trị lưu truyền Giá trị tồn tại Lợi ích có thể sử dụng trực tiếp Lợi tích từ chức năng của môi trường Lợi ích trực tiếp và gián tiếp của thế hệ tương lai Lợi ích từ mong muốn bảo tồn cho thế hệ mai sau Lợi ích từ việc các giá trị vẫn tồn tại Gỗ, củi, du lịch, giải trí, sức khoẻ... Bảo vệ đất, chắn sóng, chắn cát, hấp thụ cabon... Bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sống... Nguồn: Katherine Bolt, Giovanni Ruta, Maria Sarraf, ESTIMATING THE COST OF ENVIRONMENTAL DEGRADATION, September 2005 Điểm đặc biệt đầu tiên là khác biệt giữa gíá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng bắt nguồn từ việc tăng thêm tiêu dung xã hội hoặc tiềm năng sử dụng, một nguồn tài nguyên môi trường nào đó, hay dịch vụ của nó. Giá trị sử dụng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gía trị sử dụng gián tiếp và giá trị tuỳ chọn. giá trị phi sử dụng bao gồm giá trị tồn tại và gía trị lưu trưyền. Các giá trị của rừng được hiểu như sau: Giá trị sử dụng trực tiếp: những sản phẩm hàng hoá mà ta có thể khai thác được, tính được về lượng, giá trên thị trường. ví dụ như gỗ, tôm cá, du lịch… Giá trị sử dụng gián tiếp: đây là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái đó, có ý nghĩa vè mặt sinh thái – môi trưòng như: hạn chế sóng, bão từ biển đưa vào… Giá trị phi sử dụng: là các giá trị được đề cập đến với ý niệm là các nguồn lực có thể được định giá, thậm chí kể cả khi không sử dụng chúng, một cách trực tiếp cũng như gián tiếp. Giá trị kinh tế của rừng nói chung và rừng phòng hộ nói riêng Rừng là hệ sinh thái phức tạp. Ở đó xảy ra các quá trình vật lý, hoá học và sinh học đa dạng. Sản phẩm ban đầu nhận biết được từ rừng đó là gỗ nhưng cây rừng cung cấp nhiều lợi ích cho xã hội hơn so với sản phẩm đơn thuần chỉ là gỗ. Nó bao gồm săn bắn, giải trí, cảnh quan, đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, hấp thụ carbon và di sản văn hóa. Mặc dù các loại hàng hoá và dịch vụ này không được thị trường hoá, nhưng các nhà kinh tế trên thế giới thừa nhận rằng chúng tạo ra các giá trị đích thực cho xã hội, và đó chính là điều phải nhấn mạnh để xét đến khái niệm 'Tổng Giá trị Kinh tế của Rừng’ (TEV). Cho đến nay, trong khung phân tích TEV, lợi ích của rừng có thể được phân ra các giá trị 'sử dụng' và 'phi sử dụng'. Các giá trị sử dụng liên quan đến lợi ích có tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống con người như là một kết quả của việc sử dụng nguồn lực theo một cách nào đó. Các giá trị phi sử dụng phát sinh từ hàm ý, con người thu dụng tiện ích của rừng vì mục tiêu môi trường, coi rừng là tài nguyên môi trường mà không đề cập đến tính “độc quyền” trong sử dụng của mỗi cá nhân (Dougla, 2004). Và cỏc giỏ trị này cũng đựoc phõn chia thành giỏ trị sử dụng trực tiếp, giỏn tiếp, tồn tại, lưu truyền… theo đúng lý thuyết về TEV Hình 1.2: Tổng giá trị kinh tế của một khu rừng Giá trị lưu truyền gỗ + các lợi ích giải trớ cho những thế hệ sau Giá trị sử dụng trực tiếp Gỗ, củi đốt, hoa quả, du lịch sinh thái Giá trị tồn tại Các lợi ích được hưởng ngoài việc sử dụng rừng Giá trị sử dụng giỏn tiếp Các dịch vụ sinh thái, bảo vệ đất, hấp thụ các bon Giá trị tuỳ chọn các sản phẩm thuốc Nguồn: Katherine Bolt, Giovanni Ruta, Maria Sarraf, ESTIMATING THE COST OF ENVIRONMENTAL DEGRADATION, September 2005 Thực tế, rừng cũng đựoc chia thành nhiều loại khác nhau, và khi phân tích thì mỗi giá trị kể trên của các loại rừng này cũng tương đôi khác nhau, đó là: Rừng sản xuất, Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng. Trong đó, rừng phòng hộ còn bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) và rừng phòng hộ chống cát bay. Theo quan điểm Tổng giá trị kinh tế (TEV) thì giá trị phòng hộ của rừng thực chất là giá trị sử dụng gián tiếp, tuy nhiên đối với rừng phòng hộ thì đây là giá trị quan trọng nhất. Phương pháp đánh giá giá trị kinh tế của rừng phòng hộ Trên thực tế, rất nhiều phương pháp có thể được sử dụng để xem xét và phân tích, tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ tìm hiểu hai phương pháp chính, được coi là phù hợp với đặc điểm đối tượng nghiên cứu, đó là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CVM) và phưưong pháp phân tích chi phí thiệt hại (CAM) Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (Contingent valuation method – CVM) Theo nhà nghiên cứu Katherine Bolt (Estimating the cost of environmental degradation): “Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là phương pháp xác định giá trị kinh tế của các hàng hoá và dịch vụ không mua bán trên thị trường. Phương pháp này sử dụng bảng hỏi phỏng vấn để xác định giá trị của hàng hoá dịch vụ không trao đổi và do đó không có giá trên thị trường” Như vậy, đây là một phương pháp nhằm ước lượng giá trị dựa trên việc xây dựng một thị trường giả định. Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra để thăm dò giá sẵn lòng chi trả (WTP) của các cá nhân khi có một sáng kiến môi trường nào đó. Giả định rằng những người được phỏng vấn đều tìm cách tối đa hoá độ thảo dụng khi thu nhập không thay đổi bằng cách lựa chọn hàng hoá cá nhân và hàng hoá công cộng. Nếu coi việc duy trì tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ là hàng hoá công cộng thì sự bằng lòng chi trả của người dân là một hàm của thu nhập, hiểu biết về hiện tượng và đặc biệt là nhận thức của họ về tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với việc chống cát bay. Trong đó, những suy nghĩ này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn (e), số năm sinh sống (y) và chịu ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này.Mặt khác, WTP còn phụ thuộc vào nhiều biến số khác như các đặc điểm về kinh tế xã hội của người được phỏng vấn: thu nhập (w), độ tuổi (a), giới tính (g) và rất nhiều biến khác. Như vậy, WTP có thể được biểu diễn bằng hàm số thể hiện quan hệ của các biến như sau: WTP = f(wi, ai, gi, ei, yi,...) Trong đó: i: Chỉ số của quan sát hay người được phỏng vấn, WTP: Mức độ sẵn lòng chi trả, wi: Thu nhập của cá nhân i, ai: Độ tuổi của cá nhân i, ei: Trình độ học vấn của cá nhân i, yi: Số năm sinh sống tại địa phương của cá nhân i Các bước tiến hành đánh giá giá trị ngẫu nhiên: Các bước tiến hành phân tích CVM bao gồm Thiết lập một bản điều tra để có thể suy ra mức WTP hoặc WTA của các cá nhân. Trong đó phải làm 3 nhiệm vụ sau: (a) Thiết lập một kịch bản giả định (b) Quyết định sẽ hỏi về WTP hay WTA (c) Xây dựng kịch bản về phương tiện thanh toán hoặc bồi thường (thông qua một quỹ hay một hình thức chi trả nào đó) Tiến hành phỏng vấn với một số lượng mẫu xác định. Phân tích phản hồi đối với bảng phỏng vấn: (a) Sử dụng dữ liệu về WTP hoặc WTA của mẫu để ước lượng mức WTP hay WTA trung bình cho toàn tổng thể (b) Đánh giá kết quả nghiên cứu, xem xét mức độ chính xác của các ước lượng. Tính toán tổng WTP hoặc WTA Kiểm tra độ nhạy. Một số ưu điểm và hạn chế của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên. Các nghiên cứu gần đây thường ưa thích việc sử dụng phương pháp CVM vì nó có thể thể đáng giá nhiều giá trị khác nhau đối với nhiều loại hàng hoá môi trường. Đặc biệt, CVM có thể định giá những hàng hoá môi trường mà sự tồn tại của nó được người ta coi trọng, nhưng bản thân họ chưa từng bao giờ thấy tận mắt. Một ví dụ điẻn hình là loài Voọc mũi hếch ở Na Hang, đã nhiều năm nay người ta không nhìn thấy nó, ngay cả những người dân sinh sống ở đây cũng rất hiếm khi phát hiện ra dấu vết cảu nó. Dù vậy, với phương pháp CVM, chúng ta vẫn có thể đánh giá giá trị của loài này tại Na Hang. CVM cũng không yêu cầu số lượng thông tin thu thập được phải quá lớn. Tuy nhiên, do phương pháp này dựa trên việc trả lời phỏng vấn của người dân, vì thế, kế quả nhận được phụ thuộc rất nhiều vào cách thức và thời điểm phỏng vấn, đặc biệt là độ chính xác của câu hỏi đặt ra. Trong khi đó, cùng một mục đích đánh giá có thể áp dụng nhiều giả thuyết khác nhau, do vậy kết quả ước lượng chệch được xem là môt khiểm khuyết đặc trưng của CVM. Phương pháp phân tích chi phí thiệt hai (CAM – Cost avoided method) Đây là phương pháp có nhiều điểm tưong đồng với chi phí thay thế (replacement method), đó là ước lượng giá trị của hệ sinh thái dựa trên chi phí tránh thiệt hại nếu như không có hệ sinh thái đó, hay chi phí cho một sự thay thế nào đó. Phương pháp này không cung cấp một thước đo chính xác để đo lường giá trị kinh tế dựa trên sự sẵn lòng tri trả (WTP). Thay vào đó, đưa ra một giả thiết rằng chi phí để tránh thiệt hại hoặc thay thế hệ sinh thái này tương đương với giá trị của nó. Tức là giá trị môi trưòng ít nhất phải bằng chi phí để thay thế nó. Các bước tiến hành phân tích chi phí thiệt hại: Bước 1: Phân tích mức độ bảo vệ của rừng phòng hộ đối với hiện tượng cát bay, cát chảy. Bước 2: Có thể tiếp cận theo 2 hướng: Dựa trên những thông tin về lượng cát bay ngăn chặn đuợc để ước lượng về những thiệt hại tiềm năng (có thê có) nếu không có rừng phòng hộ. Trong trường hợp này có thể ước lượng giá trị bằng tiền của những mất mát đó. Phân tích xem liệu nếu tồn tại một đối tượng so sánh, họ không cần rừng phòng hộ và sử dụng một phương pháp khác để chống cát bay thì chi phi của phương pháp đó là bao nhiêu Cả 2 hướng tiếp cận này đều dựa trên giả thiết rằng nếu chi phí để tránh là nhỏ hơn thiệt hại thì nguời ta sẽ sẵn sàng chi trả cho việc tránh thiệt hại. Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp: Thực tế thì việc đo lường những chi phí để tạo ra những lợi ích thường đơn giản hơn nhiều so với tính toán chính những lợi ích đó, nhất là đối với hàng hoá môi trường, vốn không được trao đổi, mua bán. Vì thế, phương pháp CAM đòi hỏi ít dữ liệu phân tích hơn, đặc biệt là với các thông tin chuyên sâu Đây là một phương pháp tương đối dễ hiểu, khả năng chấp nhận của các những người quyết định là khá cao, vì nó liên quan trực tíếp tới những chi phi lượng hoá được, nhìn thấy được Mặc dù vậy, CAM cũng không thể tránh được những khiếm khuyết sau: CAM dựa trên giả thuyết rằng những tiêu tốn để khắc phục thiệt hại hoặc thay thế các dịch vụ môi trưòng có thể là một thước đo thích hợp cho những lợi ích đen lại. Tuy nhiên không phải lúc nào chi phí cũng đại diện được cho lợi ích. Phương pháp này không quan tâm tới sự ưa thích của xã hôi đối với môi trường, cũng như các hành động của cả nhân khi không còn có những dịch vụ môi trường. Điều này có thể sẽ dẫn đến thiếu sót trong nhiều tình huống cụ thể. Trên thực tế, đôi khi các phương án thay thế chỉ có thể mang lại một số chứ không phải tất cả các lợi ích mà hẹ sinh thái hiện tại cung cấp. Khi đó việc sử dụng CAM sẽ dẫn tới việc đánh giá thiếu các giá trị tiềm ẩn. Cách tiếp cận dựa trên CAM thường chỉ phát huy hiệu quả sau khi dự án được thực hiện, khi mà các chi phí và thiệt hại đã được thấy rõ. Tiểu kết chương Chương đầu tiên của đề tài tập trung vào các vấn đề có tính lý thuyết thuần tuý, trong đó đặc biệt chú trọng đến các giá trị kinh tế của rừng như: giá trị sử dụng, phi sử dụng, tồn tại, lưu truyền... những bộ phận cấu thành nên TEV. Ngoài ra, một vấn đề cũng được đề cập đến đó là nội dung cơ bản của hai phưong pháp đánh giá giá trị: CVM (Đánh giá ngẫu nhiên) và CAM (đánh giá chi phí phòng ngừa), cùng những ưu điểm, nhược điểm của chúng. Về việc phân loại các giá trị trong tổng giá trị kinh tế TEV, đề tài đã tham khảo tài liệu chính thức của Ngân hàng thế giới (The World Bank). Trên thực tế, còn rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số nhà lâm nghiệp thì cho rằng “giá trị lưu truyền” không thể xếp vào “giá trị sử dụng” hay là “giá trị phi sử dụng” vì nó mang đặc điẻm của cả hai. Không ít nhà khoa học cũng cho rằng “giá trị lựa chọn” là phi sử dụng, khác với cách phân loại của WB . Những nghiên cứu dựa trên các quan điểm xem xét khau sẽ đưa đến kết quả khác nhau. Vì sự chưa thống nhất đó, đề tài này vẫn chưa thể hoàn thiện được mô hình về tổng giá trị kinh tế TEV, mặc dù đó là một cơ sở quan trọng để xác định rõ trách nghiệm và quyền hạn khi đề xuất và thực hiện các kiến nghị, giải pháp. Trong các chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm cách áp dụng lý thuyết vào thực tế, cụ thể là sử dụng phương pháp CVM đối chiếu với kết quả của CAM đơn giản để định giá tác dụng chống cát bay của rừng phòng hộ nam Quảng Bình. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VỀ RỪNG PHÒNG HỘ CHỐNG CÁT BAY Ở QUẢNG BÌNH Khái quát chung về tỉnh Quảng Bình Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Tỉnh Quảng Bình Quảng Bình nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông, có các trục đường quốc lộ lớn chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh. .Ngoài ra, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, vị trí địa lý này là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến. Đặc điểm địa hình Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2. Địa hình cấu tạo phức tạp, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Khoảng 85% diện tích là đồi núi, đá vôi. Mật độ sông ngòi dày, toàn tỉnh có 5 con sông chính: sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hoà, sông Dinh. Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành. Khí hậu Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 250C – 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm – 2.500 mm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm tương đối 83 – 84% Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Quỹ đất tự nhiên của huyện có 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên). Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11
Luận văn liên quan