Đề tài Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Vấn đề quản lý hành chính nhà nước hiện nay có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật. Vì vậy, trong khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, thì càng cần sự quản lý hành chính chặt chẽ hơn nữa của nhà nước để không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế -chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Chính vì thế, hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong quá chính quản lý hành chính nhà nước, trong việc đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

doc11 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2206 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 4: Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Mục lục I.Mở đầu II.Nội dung 1.Khái niêm 1.1 Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. 1.2 pháp chế và bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước 1.3 Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 2.Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 3. . Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động QLHCNN và giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo của công dân. III.Kết thúc I.Mở đầu Vấn đề quản lý hành chính nhà nước hiện nay có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân, đến đời sống pháp luật. Vì vậy, trong khi nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, thì càng cần sự quản lý hành chính chặt chẽ hơn nữa của nhà nước để không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế -chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Chính vì thế, hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng trong quá chính quản lý hành chính nhà nước, trong việc đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa. II.Nội dung 1.Các khái niệm 1.1 Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo a. Khái niệm khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại là một hiện tượng xã hội phản ánh ý chí phản đối của chủ thể khiếu nại đối với các hành vi của chủ thể bị khiếu nại. Khiếu nại là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận, được định nghĩa trong Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo(được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005): “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”. Sử dụng quyền khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình là phù hợp với xu thế khách quan và tất yếu, là cơ sở để đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Khái niệm tố cáo cũng được quy định tại Điều 2 của Luật khiếu nại, tố cáo: “Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, cá nhân”. Khiếu nại, tố cáo đều là hành vi của chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm hoặc phát hiện các quyền, lợi ích của các chủ thể khác bị xâm phạm bởi hành vi mà mình cho là không đúng. b. Khái niệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Giải quyết khiếu nại được qui định tại khoản 13, Điều 2 Luật Khiếu nại, tố cáo có quy định: “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết của người giải quyết khiếu nại”. Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi có yêu cầu giải quyết (khi có khiếu nại), gồm có ba giai đoạn: xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu nại; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lý của nội dung khiếu nại, của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính nhà nước là các cơ quan này tiến hành các hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và lợi ích chung của nhà nước và xã hội. Khái niệm giải quyết tố cáo được quy định tại khoản 14, Điều 2: “Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và việc quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”. Hoạt động giải quyết tố cáo cũng bao gồm ba giai đoạn, nhưng có nhiều điểm khác biệt và phức tạp hơn so với giải quyết khiếu nại vì giải quyết tố cáo có liên quan đến quyền lợi của nhiều chủ thể bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật: lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích của công dân... điều này đòi hỏi khi giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét thật kỹ. 1.2 Pháp chế và bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước a. Khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Giáo trình Luật Hành chính – Trường Đại học Luật Hà Nội có đưa ra quan điểm về quản lý hành chính nhà nước như sau: “Quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác, quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước”. Quan điểm này đã chỉ ra hai điểm của QLHCNN là “chấp hành” và “điều hành”. b. Pháp chế Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn tọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Một nền pháp chế thống nhất, vững chắc là cơ sở cần thiết cho hệ thống pháp luật điều chỉnh có hiêu quả các quan hệ xã hội, phát huy được hiệu lực của mình; mặt khác, chỉ khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và được sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời khi cần thiết, thì nền pháp chế mới được củng cố và tăng cường. c.Bảo đảm pháp chế Quản lý nhà nước là công việc phức tạp gồm nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đối với từng lĩnh vực hoạt động khác nhau, bao gồm: hoạt động ban hành văn bản pháp luật, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật. Trong quản lý hành chính nhà nước, yêu cầu bảo đảm pháp chế đóng vai tròn rất quan trong. Bảo đảm pháp chế trong quan lý hành chính nhà nước có nghĩa là bằng những cơ chế và hoạt động pháp lý làm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước thực chất là nhằm mục đích làm cho hoạt động thực thu pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Bảo đảm pháp chế không chỉ dựa vào việc thực thi pháp luật mà cao hơn thế, phải nhấn mạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của mọi chủ thể trong xã hội. 1.3 Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước a. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. - Theo Điều 53 Hiến pháp mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Khiếu nại, tố cáo cũng là một trong các quyền hiến định của công dân được, thông qua hoạt động nàycông dân có thể tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tham gia vào giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong quá trình thực hiện QLHCNN. Ngược lại, hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng tạo ra môi trường tốt cho công dân thực hiện quyền hiến định của mình, từ đó bảo đảm tốt quyền lợi của công dân. - Hoạt động QLHCNN được tiến hành xuất phát từ nhu cầu quản lý xã hội, từ lợi ích công, hướng tới một đời sống xã hội ổn định, quyền lợi của công dân được bảo đảm, mà trong quá trình hiện nay vấn đề liên quan đến quản lý hành chính nhà nước đang có nhiều vấn đề phức tạp, trên nhiều mặt. - Khiếu nại, tố cáo chi phối đến hoạt động QLHCNN và ngược lại. Khiếu nại, tố cáo càng diễn biến phức tạp, càng nhiều bao nhiêu, thì đòi hỏi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cần được đổi mới linh hoạt bấy nhiêu để kịp thời kiểm soát, điều chỉnh vấn đề này, nhanh chóng giải quyết để không xảy ra tình trạng bất ổn định trong xã hội, để bảo đảm tốt quyền lợi của các chủ thể. b. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, trong khi đó hoạt động QLHCNN cũng là mặt chủ yếu trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, nếu tiến hành giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo thì có vai trò thúc đẩy hoạt động QLHCNN tiến bộ và phù hợp với nhu cầu của xã hội hơn, nhưng ngược lại, nếu công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không được quan tâm, giải quyết triệt để thì hậu quả kéo theo đó là hoạt động QLHCNN sẽ không theo kịp nhu cầu của xã hội, không thể làm ổn định và thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm cho nền hành chính quốc gia không thể phát triển được, không theo kịp khu vực và thế giới. 2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc Đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. 2.1. Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. a.Vai trò của khiếu nại: - Bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể bị xâm phạm vì mỗi khiếu nại không chỉ chứa đựng thông tin về sự vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà còn bao hàm sự phê phán các chủ thể: những người có chức vụ, các chủ thể khác mà hành động hoặc không hành động của họ theo quan điểm của người khiếu nại dẫn đến vi phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, từ đó sẽ bảo đảm được pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. - Khiếu nại cung cấp những thông tin về những quyết định và việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức đó mà còn phê phán những cơ quan, tổ chức, cá nhân có những hành vi gây tác động xấu đến hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, mà các cơ quan này hoạt động là nhằm bảo đảm pháp chế của đời sống xã hội, cho nên việc phát hiện và xử lý những hành vi này là nhằm bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. -Thể hiện tính tích cực công dân của người khiếu nại. Khiếu nại góp phần tăng cường sự kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, đấu tranh với những biểu hiện quan liêu, …. Sự kiểm tra của nhân dân bằng quyền khiếu nại góp phần tằng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước. Việc người dân khiếu nại là nhằm bảo vệ quyền lợi của mình cũng là nhằm kiểm tra hoạt động của ủy ban nhân dân khi tiến hành QLHCNN trong lĩnh vực đất đai. -Vai trò của khiếu nại còn là tiêu chuẩn để những người làm công tác chỉ đạo, QLHCNN nhận biết được những yếu kém của mình, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai và một số ngành nhạy cảm khác, để từ đó, những người này tự sửa chữa, tuân theo quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, điều này cũng bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng một cách triệt để. b. vai trò của tố cáo: -Vạch rõ những sai trái của cơ quan nhà nước, tổ chức và của cán bộ, công chức. Từ đó, công dân đòi hỏi nhà nước phải áp dụng biện pháp giáo dục, trừng trị hợp lý, kịp thời thậm chí cả biện pháp nghiêm khắc góp phần loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm hại lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân và để những người bị tố cáo sửa chữa khuyết điểm của mình. -Tố cáo là một công cụ pháp lý hữu hiệu để công dân thực hiện quyền làm chủ của mình. công dân báo cho cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước có thẩm quyền biết về hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào đó thì công dân cũng có quyền đòi hỏi được thông báo về kết quả giải quyết tố cáo, đây là biểu hiện của quyền kiểm tra, giám sát của công dân đối với nhà nước trong việc thực hiện pháp luật. Điều này vừa có tác dụng thúc đẩy việc tuân theo pháp luật khi các cơ quan này tiến hành giải quyết vụ việc bị tố cáo, vừa là sử dụng pháp luật để trừng trị nghiêm minh những hành vi xâm phạm lợi ích của các chủ thể, xâm phạm trật tự công cộng trả lại trật tự pháp chế, sự nghiêm minh cho pháp luật trong QLHCNN. - Hoạt động tố cáo giúp bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích tập thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ngoài ra, người tố cáo thực hiện quyền của mình theo pháp luật cũng có nghĩa người đó đã thực hiện nghĩa vụ công dân mà pháp luật đã quy định. Vai trò này thể hiện bảo đảm pháp chế trong QLHCNN ở chỗ họ tuân thủ pháp luật về nghĩa vụ của mình cũng chính là họ đã làm cho pháp luật được tôn trọng, bởi vì chính họ là chủ thể tham gia vào việc QLHCNN thể hiện trong quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. - Tố cáo có tác dụng giúp các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền có cơ sở và điều kiện trong việc thu thập tư liệu, căn cứ, bằng chứng để nhanh chóng tìm ra sự thật khách quan của vụ việc. Đồng thời điều đó cũng nâng cao trách nhiệm của công dân trước những nội dung tố cáo của mình, đó cũng là yêu cầu của pháp luật, đòi hỏi sự công bằng trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân, bảo đảm cho việc tố cáo đúng sự thật và có căn cứ. - Nội dung của tố cáo còn có vai trò trong việc xác định đúng thẩm quyền của cơ quan, người có nhiệm vụ giải quyết tố cáo, xác định nghĩa vụ của nhà nước là yêu cầu bất kỳ cơ quan nào khi nhận được tố cáo, nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình đều phải có trách nhiệm gửi đến những cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền giải quyết nhằm nhanh chóng xử lý những yêu cầu nhận được, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Pháp luật đã quy định về sự phân công công việc và thẩm quyền cho các cơ quan, việc tuân theo những quy định này là trách nhiệm của các cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng, do vậy trong công tác giải quyết tố cáo việc giải quyết theo thẩm quyền là sự đề cao và làm theo những gì mà pháp luật đã quy định, bảo đảm đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo pháp chế trong hoạt động QLHCNN. 2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, việc giải quyết tốt vấn đề này có vai trò thúc đẩy sự hoàn thiện về cơ chế hành chính, cụ thể vai trò đó như sau: Một là, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước dựa trên sự tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo đảm bảo tính hợp Hiến và hợp pháp là đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện. Hai là, việc thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không những bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lý hành chính nhà nước mà còn bảo đảm kỷ cương, kỷ luật tăng cường pháp chế XHCN trong QLHCNN. Hơn nữa hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, trọng tâm là bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, theo đó giải quyết khiếu nại, tố cáo thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, đây cũng là đặc trưng của một nền pháp quyền. Giải quyết tốt, có hiệu quả khiếu nại, tố cáo là nhân tố tích cực tác động trở lại đối với hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan HCNN. Ba là, hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo là cơ sở đảm bảo cho các cơ quan HCNN và những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tự giác, nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ, đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo bởi nó có ý nghĩa ảnh hưởng lớn đến việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Việc các cơ quan nhà nước và những nhà chức trách có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật về khiếu tố còn có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện đầy đủ chế độ trách nhiệm của mình: quyết định xử lý tố cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo thuộc thẩm quyền của mình... Bảo đảm và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo và những chủ thể khác mà pháp luật khiếu nại, tố các đã quy định. Việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong việc giải quyết khách quan, công bằng, đúng pháp luật những vụ việc cụ thể. Bốn là, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền còn tạo cơ sở cho việc phát hiện ra những kẽ hở của luật qua thực tiễn giải quyết, sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản luật. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu được thực hiện tốt sẽ có tác dụng làm giảm tình trạng tham nhũng, cửa quyền, quan liêu. Bên cạnh đó, việc tuyền truyền thông tin rộng rãi, tổ chức các đoàn thể về từng địa phương phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân còn giúp cho các cán bộ có cơ hội gần dân, trực tiếp nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó thêm hiểu dân hơn, điều này có tác dụng làm cho cán bộ sẽ đưa ra được những phán quyết đúng đắn khi giải quyết những khiếu nại và tố cáo của nhân dân, ngoài ra việc tổ chức giải quyết khiếu tố tại cơ sở còn có tác dụng tạo ra những kinh nghiệm tốt để địa phương vận dụng giải quyết các vụ việc tương tự. Năm là, Hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát hiện những mặt tích cực để biểu dương, khuyến khích, đồng thời cũng phát hiện những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Giám sát là phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền lực nhà nước theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra. Giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là phương thức quan trọng để kiểm soát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước…. Sáu là, , Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền. Vì vậy, yêu cầu của pháp chế xã hội trong hoạt động giả quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là phải xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo của những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không kể người vi phạm là ai, giữ cương vị công tác như thế nào. Theo quy định của pháp luật nếu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường. Để thực hiện yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo cần phải hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường thanh tra, kiểm tra nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3. Phương hướng tăng cường pháp chế XHCN trong hoạt động QLHCNN và giảm thiểu việc khiếu nại, tố cáo của công dân. Trước hết, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiệ
Luận văn liên quan