Đề tài Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự

Bộ luật tố tụng Hình sự được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XI ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ 1/7/2004 đã quy định về trình tự, thủ tục tiến hành điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong đó hoạt động xét xử của Toà án giữ vị trí trung tâm của hoạt động tư pháp. Thông qua hoạt động xét xử của Toà án mới đủ cơ sở xác định một người có tội hay không có tội? và tội gì, mức hình phạt bao nhiêu? được quy định tại điều, khoản nào? chương nào của Bộ luật Hình sự? Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trạch nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp khác sẽ được áp dụng. Mặt khác cũng thông qua hoạt động xét xử của Toà án cũng xác định được bị cáo vô tội và việc bảo đảm danh dự, nhân phẩm và các quyền lợi ích hợp pháp khác được bảo vệ như thế nào. Việc tuân thủ nghiêm chỉnh, triệt để các quy định về thủ tục tố tụng tại phiên toà Hình sự là bảo đảm cho hoạt động xét xử được chính xác, khách quan đúng pháp luật. Từ đó góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự đạt được kết quả cao, góp phần vào việc làm lành mạnh xã hội. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc vi phạm tố tụng tại phiên toà vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi đã gây nên thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và ngành Toà án nói riêng. Mặt khác từ trước tới nay đã có những công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này những vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế khách quan. Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn việc làm tiểu luận: " Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiờn toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hỡnh sự ".

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2416 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực tiễn và lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên toà Sơ thẩm và Phúc thẩm Hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan