Đề tài Xây dựng tình huống luật dân sự

Ông A là cán bộ xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Tỉnh Hòa bình, cả cuộc đời ông sinh sống và làm việc đây. Năm 1962 ông kết hôn với bà B và có hai người con chung là chị C và chị D. Vào năm 1971, ông A do không còn tình cảm với bà B và muốn kiếm một đứa con trai để nối dõi tông đường nên đã bỏ mẹ con bà B để chung sống với bà T như vợ chồng và đã có với bà T hai người con chung là anh N và anh M. Vào tháng 3 năm 2007, chị C gặp tai nạn giao thông và đã chết trên đường đi cấp cứu. Trước đó, chị C đã kết hôn với anh H và có hai nguời con là E năm nay 19 tuổi và F 20 tuổi. Sau khi chị C chết toàn bộ tài sản do anh H nắm giữ. Vì vậy tháng 5 năm 2007, ông A đã kiện đến tòa án xin chia di sản của chị C. Tòa án đã xác định: Tài sản chung hợp nhất của chị C và anh H còn lại 240.000.000 đồng. Sau khi di sản của chị C được chia ông bà A, B đã đưa phần di sản được thừa kế của mình vào tài sản chung của hai vợ chồng. Tháng 9 năm 2009, ông A chết do tuổi già. Khi còn sống ông A rất quý E là đứa cháu trai, con của chị C. Vì vậy khi qua đời ông A đã để lại di chúc cho cháu E, và hai người con trai M,N mỗi người được 1/4 di sản, chị D là con gái nên không được ông A để lại di chúc. Còn 1/4 di sản còn lại, ông không định đoạt trong di chúc mà để lại, phòng khi có lúc dùng đến. Khi ông A chết bà B đã đứng ra làm mai táng cho ông hết 10.000.000 đồng, từ tài sản chung hợp nhất giữa hai vợ chồng. Tháng 12/2009, bà B đã kiện đến Tòa án xin được hưởng thừa kế của ông A, đồng thời bà đề nghị tòa xem xét lại việc chia di sản thừa kế của chị C vì bà cho rằng bà là mẹ của chị C nhẽ ra phải được hưởng nhiều hơn .Tòa án xác định được: 1) Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B còn lại là 710.000.000 đồng. 2) Tài sản của ông A và bà T chung nhau có 1.920.000.000 đồng.

doc3 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng tình huống luật dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tình Huống Ông A là cán bộ xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy, Tỉnh Hòa bình, cả cuộc đời ông sinh sống và làm việc đây. Năm 1962 ông kết hôn với bà B và có hai người con chung là chị C và chị D. Vào năm 1971, ông A do không còn tình cảm với bà B và muốn kiếm một đứa con trai để nối dõi tông đường nên đã bỏ mẹ con bà B để chung sống với bà T như vợ chồng và đã có với bà T hai người con chung là anh N và anh M. Vào tháng 3 năm 2007, chị C gặp tai nạn giao thông và đã chết trên đường đi cấp cứu. Trước đó, chị C đã kết hôn với anh H và có hai nguời con là E năm nay 19 tuổi và F 20 tuổi. Sau khi chị C chết toàn bộ tài sản do anh H nắm giữ. Vì vậy tháng 5 năm 2007, ông A đã kiện đến tòa án xin chia di sản của chị C. Tòa án đã xác định: Tài sản chung hợp nhất của chị C và anh H còn lại 240.000.000 đồng. Sau khi di sản của chị C được chia ông bà A, B đã đưa phần di sản được thừa kế của mình vào tài sản chung của hai vợ chồng. Tháng 9 năm 2009, ông A chết do tuổi già. Khi còn sống ông A rất quý E là đứa cháu trai, con của chị C. Vì vậy khi qua đời ông A đã để lại di chúc cho cháu E, và hai người con trai M,N mỗi người được 1/4 di sản, chị D là con gái nên không được ông A để lại di chúc. Còn 1/4 di sản còn lại, ông không định đoạt trong di chúc mà để lại, phòng khi có lúc dùng đến. Khi ông A chết bà B đã đứng ra làm mai táng cho ông hết 10.000.000 đồng, từ tài sản chung hợp nhất giữa hai vợ chồng. Tháng 12/2009, bà B đã kiện đến Tòa án xin được hưởng thừa kế của ông A, đồng thời bà đề nghị tòa xem xét lại việc chia di sản thừa kế của chị C vì bà cho rằng bà là mẹ của chị C nhẽ ra phải được hưởng nhiều hơn .Tòa án xác định được: 1) Tài sản chung hợp nhất của ông A và bà B còn lại là 710.000.000 đồng. 2) Tài sản của ông A và bà T chung nhau có 1.920.000.000 đồng. Giải quyết của Tòa án Tại thời điểm chị C chết: Trước hết, xác định di sản của chị C trong khối tài sản chung hợp nhất của hai vợ chồng: C = 240.000.000 đồng : 2 = 120.000.000 đồng. Chị C không để lại nghĩa vụ tài sản nào với người khác mà chưa thanh toán, do vậy di sản sản thừa kế của chị có trọn vẹn 120.000.000 đồng. Chị C chết mà không để lại di chúc nên di sản của chị được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của chị C gồm ông A, bà B, anh H hai người con là E và F. Trong đó không có ai bị vi phạm Điều 635,643 BLDS. Như vậy cả ông A, bà B, anh H và hai người con E,F đều được hưởng di sản của chị C mỗi người một phần bằng nhau. A=B=H=E=F= 120.000.000 đồng : 5 = 24.000.000 đồng. Như vậy bà B sẽ không được hưởng nhiều hơn như yêu cầu của bà. Tại thời điểm ông A chết: nhận thấy ông A đã có vợ là bà B nhưng sau đó lại chung sống với bà T như vợ chồng và đều sinh sống ở Miền Bắc. Như vậy theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ở miền Bắc thì quan hệ giữa ông A và bà T là quan hệ trái pháp luật, do vậy bà T không phải là vợ của ông A. Theo tình huống trên không có căn cứ để xác định công sức của ông A và bà T cùng tạo khối tài sản chung theo phần, thì coi như phần quyền tài sản của ông A và bà T là ngang nhau và phần tài sản của ông A chung với bà T vẫn thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng ông A và bà B mà không phải là tài sản riêng của ông A. Bà B mai táng cho ông A hết 10.000.000 đồng từ tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Như vậy tài sản chung hợp nhất của vợ chồng ông A, bà B có được trong thời kì hôn nhân hợp pháp là: = 710.000.000 đồng + 10.000.000 đồng + ( 1.920.000.000 đồng : 2) = 1.680.000.000 đồng. Theo quy định của pháp luật thì di sản thừa kế của ông A được xác định từ tài sản chung hợp nhất với bà B là: A=1.680.000.000 đồng : 2 =840.000.000 đồng. Theo điều 683 BLDS thì mai táng phí được trừ vào di sản của người chết. Vậy phần di sản còn lại của ông A là: A =840.000.000 đồng -10.000.000 đồng = 830.000.000 đồng. Theo tình huống ông A để lại di chúc cho E, M, N mỗi người hưởng 1/4 di sản. Vậy E=M=N= 830.000.000 đồng : 4 = 207. 500.000 đồng. Phần di sản còn lại, ông A không định đoạt nên được chia theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất của ông A bao gồm bà B, và bốn người con C,D,M,N. (bà T không phải vợ ông A nên không được hưởng). Trong đó không có ai vi phạm Điều 635, 643 BLDS. Như vậy: B=C=D=M=N= 207.500.000 đồng : 5 = 41.500.000 đồng. Tuy nhiên vì C đã chết trước ông A nên không được nhận di sản, nhưng theo Điều 677 BLDS thì hai người con E, F của C sẽ được hưởng thừa kế vị thay phần di sản mà nhẽ ra C được hưởng. Vậy: E=F= 41.500.000 đồng : 2 = 20.750.000 đồng. Bà B đã được hưởng phần di sản là 41.500.000 đồng. Nhưng theo điều 669 BLDS thì bà B phải được hưởng phần di sản tối thiểu là B=(830.000.000 đồng : 5) x 2/3 = 110.666.000 đồng. Vậy bà B còn phải được nhận thêm một phần di sản nữa là: 110.666.000 đồng – 41.500.000 đồng = 69.166.000 đồng. Theo tình huống E, M,N mỗi người được hưởng theo di chúc 1/4 di sản, nên phần di sản còn thiếu của bà B được chia đều cho E,M,N mỗi người chịu một phần bằng 69.166.000 đồng : 3 = 23.055.000 đồng. Vậy phần di sản mà E,M,N được hưởng là: E= 207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng M=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng N=207.500.000 đồng – 23.055.000 đồng = 184.445.000 đồng
Luận văn liên quan