Khóa luận Hoạt động marketing – mix tại công ty du lịch VietHoliday Tours

 Lý do chọn đề tài: Chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế và ngoại giao thế giới cùng với việc chuyển sang hệ thống kinh tế mới đã đem lại sự hoà nhập của nước ta với thế giới sau một thời gian dài khép kín. Quan hệ kinh tế, ngoại giao Việt Nam muốn làm bạn với " Tất cả các nước trên thế giới" đã làm cho du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng để tìm hiểu về phong tục tập quán văn hoá, thưởng ngoạn phong cảnh, nghỉ ngơi giải trí và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, từ kết quả của cuộc đổi mới nền kinh tế làm cho mức sống người dân tăng lên rõ rệt, đã làm xuất hiện nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Chính những điều này thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển với tốc độ cao. Và tạo ra một thị trường kinh doanh du lịch đầy sôi động và gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường với những quy luật riêng có của nó đòi hỏi những nhà kinh doanh phải nắm bắt vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt các triết lý, thủ pháp, nghệ thuật kinh doanh mới có thể đứng vững và phát triển. Những triết lý quản trị, thủ pháp nghệ thuật kinh doanh đó là Makerting. Makerting là tác nhân quan trọng kết nối một cách có hiệu quả giữa nguồn lực của công ty và thị trường. Kết quả của việc kết nối này là tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường với khả năng của mình. Đặc biệt đối với kinh doanh lữ hành thì thu hút khách hàng là điều kiện sống còn của công ty do vậy hoạt động Makerting là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty. Tuy vậy hiểu đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và vận dụng một cách có hiệu quả Makerting còn là một vấn đề. Và đó cũng là một nhân tố cơ bản quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và một công ty lữ hành nói riêng. Nâng cao hiệu quả của hoạt động Makerting chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay các cơ sở kinh doanh lữ hành của Việt Nam đã có sự ứng dụng Makerting trong kinh doanh nhưng phần lớn các công ty mới chỉ dừng ở mức độ ứng dụng các chiến lược bộ phận và hoạt động lẻ tẻ ở một vài chính sách như tuyên truyền, quảng cáo, giá cả, . Những hoạt động này nhiều khi rời rạc không đồng bộ và dẫn đến hiệu quả Makerting chưa cao, dẫn đến chi phí tốn kém. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu ở Công ty TNHH TM DV Du lịch VietHoliday Tours, em đã chọn đề tài: “Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours”.  Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Makerting - Mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Chương 2: Thực trạng hoạt động Makerting - Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Makerting - Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours.  Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Du Lịch VietHoliday Tours. - Phân tích thực trang hoạt động Marketing - Mix, đưa ra những vấn đè còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing - Mix của công ty trong thời gian tới.  Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu sơ cấp: thu thập số liệu trong công ty, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên trong công ty, khảo sát du khách. - Nghiên cứu thứ cấp: giáo trình tài liệu về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, sách báo tài liệu từ internet.

doc61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7212 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoạt động marketing – mix tại công ty du lịch VietHoliday Tours, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Chính sách mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế và ngoại giao thế giới cùng với việc chuyển sang hệ thống kinh tế mới đã đem lại sự hoà nhập của nước ta với thế giới sau một thời gian dài khép kín. Quan hệ kinh tế, ngoại giao Việt Nam muốn làm bạn với " Tất cả các nước trên thế giới" đã làm cho du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng để tìm hiểu về phong tục tập quán văn hoá, thưởng ngoạn phong cảnh, nghỉ ngơi giải trí và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Mặt khác, từ kết quả của cuộc đổi mới nền kinh tế làm cho mức sống người dân tăng lên rõ rệt, đã làm xuất hiện nhu cầu du lịch ngày càng tăng. Chính những điều này thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển với tốc độ cao. Và tạo ra một thị trường kinh doanh du lịch đầy sôi động và gay gắt. Trong nền kinh tế thị trường với những quy luật riêng có của nó đòi hỏi những nhà kinh doanh phải nắm bắt vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt các triết lý, thủ pháp, nghệ thuật kinh doanh mới có thể đứng vững và phát triển. Những triết lý quản trị, thủ pháp nghệ thuật kinh doanh đó là Makerting. Makerting là tác nhân quan trọng kết nối một cách có hiệu quả giữa nguồn lực của công ty và thị trường. Kết quả của việc kết nối này là tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường với khả năng của mình. Đặc biệt đối với kinh doanh lữ hành thì thu hút khách hàng là điều kiện sống còn của công ty do vậy hoạt động Makerting là vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty. Tuy vậy hiểu đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ và vận dụng một cách có hiệu quả Makerting còn là một vấn đề. Và đó cũng là một nhân tố cơ bản quyết định thành công hay thất bại của một doanh nghiệp nói chung và một công ty lữ hành nói riêng. Nâng cao hiệu quả của hoạt động Makerting chính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay các cơ sở kinh doanh lữ hành của Việt Nam đã có sự ứng dụng Makerting trong kinh doanh nhưng phần lớn các công ty mới chỉ dừng ở mức độ ứng dụng các chiến lược bộ phận và hoạt động lẻ tẻ ở một vài chính sách như tuyên truyền, quảng cáo, giá cả, ..... Những hoạt động này nhiều khi rời rạc không đồng bộ và dẫn đến hiệu quả Makerting chưa cao, dẫn đến chi phí tốn kém. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy, qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu ở Công ty TNHH TM DV Du lịch VietHoliday Tours, em đã chọn đề tài: “Hoạt động Marketing – Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours”. Đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Makerting - Mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành. Chương 2: Thực trạng hoạt động Makerting - Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Makerting - Mix tại Công ty du lịch VietHoliday Tours. Phạm vi nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi Công ty Du Lịch VietHoliday Tours. - Phân tích thực trang hoạt động Marketing - Mix, đưa ra những vấn đè còn tồn tại và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing - Mix của công ty trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu sơ cấp: thu thập số liệu trong công ty, quan sát thực tế, phỏng vấn nhân viên trong công ty, khảo sát du khách. - Nghiên cứu thứ cấp: giáo trình tài liệu về du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch, sách báo tài liệu từ internet. Vì điều kiện hạn chế về thời gian, tài liệu cũng như kinh nghiệm thực tế mà nội dung đề tài lại rộng, dù cho có rất nhiều cố gắng, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các Thầy Cô, Ban Giám Đốc Công ty, các bạn sinh viên cùng những người quan tâm. Để hoàn thành đề tài này em đã được sự giúp đỡ tận tình của Cô Giáo Thạc Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ban Giám Đốc Công Ty, các anh chị ở Phòng Marketing Kinh Doanh và các Phòng Ban Khác của Công ty VietHoliday Tours. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó! CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MAKERTING - MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH 1.1 Một số lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh lữ hành: 1.1.1 Khái niệm về công ty lữ hành: 1.1.1.1 Ngành kinh doanh lữ hành: Theo nghĩa rộng thì lữ hành (Travel) bao gồm tất cả những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Với một phạm vi đề cập như vậy thì trong hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành là du lịch. Tại các nước phát triển đặc biệt là tại các nước Bắc Mỹ thì thuật ngữ "lữ hành và du lịch" (Travel and Tourism) được hiểu một cách tương tự như "Du lịch". Vì vậy, người ta có thể sử dụng thuật ngữ "lữ hành du lịch" để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch. Theo nghĩa hẹp: hoạt động lữ hành được hiểu là những hoạt động tổ chức các chương trình trọn gói. Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam: "Kinh doanh lữ hành (Tour Operators business) là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Các doanh nghiệp lữ hành đương nhiên được phép tổ chức các mạng lưới đại lý lữ hành". 1.1.1.2 Công ty lữ hành: Từ khái niệm về kinh doanh lữ hành, công ty lữ hành du lịch có thể định nghĩa như sau : "Công ty lữ hành du lịch là một loại hình doanh nghiệp du lịch đặc biệt kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho khách du lịch ( tức là thực hiện ghép nối cung - cầu một cách có hiệu quả nhất ). Ngoài ra các công ty lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác đảm bảo phục các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng". 1.1.2 Phân loại công ty lữ hành: Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch Việt nam thì doanh nghiệp lữ hành gồm 2 loại: Công ty lữ hành nội địa và công ty lữ hành quốc tế. - Công ty lữ hành quốc tế có trách nhiệm xây dựng, bán các chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài, thực hiện các chương trình du lịch đã bán hoặc đã ký hợp đồng, ủy thác từng phần, trọn gói cho lữ hành nội địa. - Công ty lữ hành nội địa có trách nhiệm xây dựng, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa nhận ủy thác để thực hiện dịch vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các công ty lữ hành quốc tế đưa vào Việt Nam. Hiện nay có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia có cách phân loại riêng. Ở Việt Nam căn cứ vào chức năng kinh doanh các công ty lữ hành được phân loại như sau: - Các đại lý du lịch là những công ty lữ hành mà hoạt động chủ yếu của chúng là làm trung gian bán sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ và hàng hoá du lịch chứ không có sản phẩm của chính mình. Các đại lý du lịch có vai trò gần giống như các cửa hàng du lịch tại các nước phát triển bình quân cứ 15.000 - 20.000 dân có một đại lý du lịch, đảm bảo thuận tiện tới mức tối đa cho khách du lịch. Đối tượng phục vụ chủ yếu của các đại lý du lịch là khách du lịch địa phương. - Các đại lý du lịch bán buôn thường là các công ty lữ hành, có hệ thống các đại lý bán lẻ, điểm bán. Con số này có thể lên tới vài trăm và doanh số của các đại lý du lịch bán buôn lớn trên thế giới lên tới hàng tỷ USD. Các đại lý du lịch bán buôn mua sản phẩm của các nhà cung cấp với số lượng lớn có mức giá rẻ, sau đó tiêu thụ qua hệ thống bán lẻ với mức giá công bố phổ biến trên thị trường. Các đại lý bán lẻ có thể là những đại lý độc lập, đại lý độc quyền hoặc tham gia vào các chuỗi của các đại lý bán buôn. Các đại lý bán lẻ thường có quy mô nhỏ (từ 1-5 người). Các đại lý bán lẻ thường được đặt ra ở các vị trí giao thông thuận tiện và có quan hệ chặt chẽ gắn bó trực tiếp với khách du lịch. Các điểm bán thường do các công ty hàng không, tập đoàn khách sạn đứng ra tổ chức và bảo lãnh cho hoạt động. - Các công ty lữ hành (tại Việt Nam còn gọi là các công ty du lịch) hoạt động một cách tổng hợp trong hầu hết các lĩnh vực từ hoạt động trung gian tới du lịch trọn gói và kinh doanh tổng hợp. Vì vậy đối tượng phục vụ của các công ty lữ hành là tất cả các loại khách du lịch. - Các công ty lữ hành nhận khách được thành lập gần các vùng giàu tài nguyên du lịch, hoạt động chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách trực tiếp cho khách du lịch do các công ty lữ hành gửi khách chuyển tới. - Các công ty lữ hành gửi khách thường tập trung ở các nước phát triển có quan hệ trực tiếp gắn bó với khách du lịch. Sự phối hợp giữa các công ty du lịch gửi khách và nhận khách là xu thế phổ biến trong kinh doanh lữ hành du lịch. Tuy nhiên, những công ty, tập đoàn du lịch lớn thường đảm nhận cả hai khâu nhận khách và gửi khách. Điều đó có nghĩa các công ty này trực tiếp khai thác các nguồn khách và đảm nhận cả việc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch. Đây là mô hình kinh doanh của các công ty du lịch tổng hợp với quy mô lớn. 1.1.3 Hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành: Sự đa dạng trong hoạt động lữ hành du lịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phong phú, đa dạng của các sản phẩm cung ứng của công ty lữ hành. 1.1.3.1 Các dịch vụ trung gian: Các công ty lữ hành trở thành một mắt xích trong các kênh phân phối của các nhà sản xuất, cung cấp các sản phẩm dịch vụ. Các công ty lữ hành bán sản phẩm của các nhà cung cấp này trực tiếp hoặc gián tiếp đối với khách du lịch. Sản phẩm dịch vụ trung gian chủ yếu do các đại lý du lịch cung cấp. 1.1.3.2 Các chương trình trọn gói: Hoạt động du lịch trọn gói mang tính chất đặc trưng và cơ bản nhất của các công ty lữ hành liên kết các sản phẩm của nhà cung cấp và thêm vào một số sản phẩm, dịch vụ của bản thân công ty lữ hành để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh và bán cho khách du lịch với một mức giá gộp trong hoạt động này, công ty lữ hành không chỉ dừng lại ở khâu phân phối mà trực tiếp tham gia vào quá trình và tạo ra sản phẩm khi tổ chức các chương trình du lich trọn gói, các công ty lữ hành có trách nhiệm đối với khách du lịch cũng như nhà sản xuất ở mức độ cao hơn nhiều so với hoạt động trung gian. Bằng những chương trình du lịch trọn gói các công ty lữ hành có tác động tới việc hình thành các xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường. 1.1.3.3 Các hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành tổng hợp: Trong quá trình phát triển các công ty lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành những người sản xuất trực tiếp cung cấp những dịch vụ. Công ty lữ hành sẽ sở hữu các nhà hàng khách sạn, hàng không, các hệ thống bán lẻ...nhằm cung cấp sản phẩm một cách trọn vẹn cho khách du lịch. Những công ty lữ hành lớn trên trên thế giới như Thomas, Câu lạc bộ Địa Trung Hải... là những ví dụ điển hình của kinh doanh lữ hành du lịch tổng hợp. Trong tương lai, hoạt động lữ hành càng phát triển, hệ thống sản phẩm của các công ty lữ hành sẽ càng phong phú. 1.2 Vận dụng hoạt động Makerting-Mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành: 1.2.1 Khái niệm chung về Makerting và Makerting du lịch: 1.2.1.1 Makerting: Nhiều người thường lầm tưởng Makerting với việc bán hàng và các hoạt động tiêu thụ. Vì vậy họ quan niệm Makerting chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán hàng sử dụng để cốt làm sao bán được hàng và thu được tiền về cho người bán. Thực ra tiêu thụ chỉ là một trong những khâu của hoạt động Makerting của doanh nghiệp, mà hơn thế nữa đó lại không phải là khâu quan trọng nhất. Tiêu thụ chỉ là một bộ phận, một chuỗi các công việc Makerting từ việc phát hiện ra nhu cầu, sản xuất ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu đó, sắp xếp hệ thống phân phối hàng hoá một cách có hiệu quả và kích thích có hiệu quả để tiêu thụ được dễ dàng nhất. Philip Kotler trong cuốn "Makerting căn bản" đã đưa ra định nghĩa về Makerting như sau: "Makerting là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của con người". Nhưng nội dung cụ thể của việc "làm việc với thị trường" là gì? Ta có thể tham khảo một định nghĩa khác. "Makerting là chức năng quản lý của công ty, của doanh nghiệp về tổ chức và quản lý toàn bộ các bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra nhu cầu và biến sức mua của người tiêu dùng thành một nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận cao nhất. Như vậy, Makerting là quá trình ghép nối một cách có hiệu quả giữa những nguồn lực của một doanh nghiệp với nhu cầu của thị trường. Makerting quan tâm chủ yếu tới mối quan hệ tương tác giữa sản phẩm và một dịch vụ của một công ty với nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Những nhân tố cơ bản của Makerting trong công ty: - Makerting-Mix: Những thành phần bên trong của công ty tạo nên chương trình bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, khuyến khích tiêu thụ. - Sức ép của thị trường: Những cơ hội và thách thức của thị trường bao gồm của khách hàng, của ngành, của đối thủ cạnh tranh, của Nhà nước . - Quá trình ghép nối: những chiến lược và quá trình quản lý nhằm bảo đảm cho các chính sách Makerting-Mix và các chính sách khác phù hợp với những sức ép của thị trường. Được thể hiện trong sơ đồ 1.1: Makerting-Mix T Thách thức thị trường G Ghép nối Sơ đồ 1.1: Quá trình ghép nối trong Makerting Vai trò của Makerting trong kinh doanh: Ngày nay không một doanh nghiệp nào bắt tay vào kinh doanh lại không muốn gắn kinh doanh với thị trường. Vì trong cơ chế thị trường chỉ có như vậy mới hy vọng phát triển và tồn tại. Một doanh nghiệp tồn tại thì dứt khoát phải có các hoạt động chức năng như sản xuất, tài chính, quản trị nhân lực... nhưng các chức năng này chưa đủ đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và lại không có gì đảm bảo chắc chắn cho sự thành đạt của doanh nghiệp, nếu tách rời nó khỏi một chức năng khác - chức năng kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường. Chức năng này thuộc một lĩnh vực quản lý khác- quản lý Makerting. Makerting đặt cơ sở kết nối, cách thức và phạm vi kết nối hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường ngay từ trước khi doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất một sản phẩm cụ thể. Như vậy Makerting đã kết nối các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Được nêu trong sơ đồ 1.2: Makerting Sản xuất Tài chính Lao động Sơ đồ 1.2: Vai trò của Makerting 1.2.1.2 Makerting du lịch: Hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều định nghĩa về Makerting du lịch. Sau đây là một số định nghĩa: - Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO): " Makerting du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên cơ sở nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm ra thị trường sao cho phù hợp với mục đích thu nhiều lợi nhuận của tổ chức du lịch đó". - Theo như Michael Coltman (Mỹ). " Makerting du lịch là một hệ thống các nghiên cứu và lên kế hoạch nhằm lập định cho một tổ chức du lịch, một triết lý điều hành hoàn chỉnh và toàn bộ những sách lược và chiến thuật bao gồm: + Quy mô hoạt động + Dự đoán sự việc + Thể thức cung cấp (kênh phân phối) + Ấn định giá cả + Bầu không khí du lịch + Quảng cáo khuyếch trương + Lập ngân quỹ cho hoạt động Makerting + Phương pháp quản trị Như vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Makerting trong du lịch. Tuy vậy phần lớn các tranh luận về Makerting dù là Makerting trong ngành kinh doanh nào thì cũng đều xoay quanh 4 nhân tố cơ bản (4P) của Makerting-Mix đó là: - P1 : Sản phẩm (Product). - P2: Giá cả (Price). - P3: Phân phối (Partition). - P4 : Khuyếch trương (Promotion). Có nhiều quan điểm cho rằng trong kinh doanh du lịch lữ hành cần bổ sung thêm 4P vào Makerting - Mix đó là: Con người (People), tạo sản phẩm trọn gói (Packaging), lập chương trình (Progamming), và quan hệ đối tác (Partnership). Tuy nhiên 4P bổ sung này đã xuất hiện trong 4P truyền thống. 1.2.2 Vận dụng các chính sách Marketing - Mix vào kinh doanh lữ hành: Đây là một bộ phận quan trọng trong chiến lược chung của các doanh nghiệp nói chung và các công ty lữ hành nói riêng. Để thực hiện các chính sách Marketing một cách thống nhất và có hiệu quả, đòi hỏi phải có chiến lược chung Marketing hay chính sách Marketing - Mix. Các bộ phận cấu thành Marketing - Mix bao gồm: chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách khuyếch trương. Được thể hiện trong sơ đồ 1.3: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ Marketing - Mix Chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết từng chính sách của Marketing- Mix thông qua hoạt động của nó trong kinh doanh lữ hành du lịch. 1.2.2.1 Chính sách sản phẩm: a. Sản phẩm và sản phẩm du lịch: Để nghiên cứu chính sách sản phẩm trước hết ta đề cập tới khái niệm sản phẩm. Theo Phillip Kotler thì " Sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm hay tiêu thụ, nhằm thoả mãn một nhu cầu hay một ý muốn. Nó có thể là những vật thể, những dịch vụ của con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩa ". Sản phẩm đem lại giá trị lợi ích cho con người. Người mua hàng hoá, hay dịch vụ chính là mua giá trị lợi ích mà sản phẩm đó đem lại cho họ. Còn "Sản phẩm du lịch là toàn bộ những hàng hoá và dịch vụ cung ứng cho khách du lịch trong quá trình đi du lịch - nhằm thoả mãn nhu cầu của họ". Sản phẩm của kinh doanh lữ hành là những chương trình du lịch (Tour) cung ứng cho khách du lịch. Chương trình này bao gồm nhiều loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau của nhiều cơ sở cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch như khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, đối với người làm Marketing thì giá trị sản phẩm là giá trị của những nhân tố đầu vào cho việc sản xuất sản phẩm. Nhưng đối với khách hàng (ở đây là khách du lịch) thì giá trị của sản phẩm là sự cảm nhận của khách sau khi tiêu dùng. Tuy nhiên, khách du lịch có đặc điểm tâm lý khác nhau nên việc đánh giá sản phẩm của Công ty là khác nhau. Do đó, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách là phương pháp tốt nhất nâng cao giá trị sản phẩm du lịch. b. Vị trí của chính sách sản phẩm: Theo quan điểm Marketing thì sản phẩm du lịch mang tính đa ngành và tổng hợp những cái nhằm đáp ứng nhu cầu mong muốn của khách du lịch. Xuất phát từ đặc thù của sản phẩm du lịch chủ yếu là các dịch vụ và được cấu thành từ các yếu tố tự nhiên như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại một điểm hoặc cơ sở nào đó do vậy việc xác định chu kỳ sống của sản phẩm và việc xuất hiện sản phẩm mới là rất khó khăn. Vì vậy chính sách sản phẩm trở nên quan trọng. Chính sách sản phẩm trong du lịch là nhằm đa dạng hoá sản phẩm thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành và nâng cao sự thích ứng của sản phẩm hay hàng hoá, dịch vụ du lịch nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu của du khách. c. Nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm: Khi đem bán sản phẩm của mình trên thị trường công ty nào cũng mong muốn nó được bán chạy và tồn tại lâu dài, khối lượng buôn bán đạt ở mức cao. Nhưng đó chỉ là kỳ vọng. Bởi vì hoàn cảnh môi trường và thị trường luôn biến đổi. Do đó thích ứng của sản phẩm với nhu cầu thị trường cũng biến đổi theo. Để mô tả hiện tượng này thì người ta dùng thuật ngữ chu kỳ sống của sản phẩm, như vậy đối với mọi sản phẩm đều có chu kỳ sống và việc nghiên cứu chu kỳ sống của từng loại sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng cho chính sách sản phẩm và các chính sách khác. Nhưng đối với kinh doanh lữ hành, muốn phân tích chính xác chu kỳ sống của sản phẩm, ta cần phân loại rõ ràng. - Chu kỳ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG KHOA LUAN.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docMUC LUC - bieu do - so do - bang bieu.doc
  • docNhan xet GIAO VIEN.doc
  • docnhan_xet_DVTT.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.DOC.doc
  • docTRANG BIA.doc
Luận văn liên quan