Khóa luận Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam

Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp phân tích phổ biến trong kinh doanh trên rất nhiều thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Với những ưu điểm của mình hai phương pháp này đã bổ sung cho nhau giúp các nhà đầu tư thực hiện hiệu quả việc đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, việc ứng dụng ha i phương pháp này trong việc phân tích biến động tỉ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do chế độ tỷ giá của VND và USD – đồng tiền chiếm tỉ lệ lớn nhất trong giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam, vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn, hệ thống pháp lí, thông tin vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh Chính những vấn đề này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam đi sau một khoảng cách khá xa so với thị trường ngoại hối ở các nước phát triển và chưa thực hiện được đúng chức năng cơ bản của nó đó là điều tiết cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện để hai phương pháp này có thể phát huy được ưu thế của mình trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tác giả đã chọn đề tài “phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận.

pdf108 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH CƠ BẢN VÀ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT TRONG KINH DOANH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Trang Lớp : Anh 1 - TCNH - TCQT Khóa : 45 Giáo viên hƣớng dẫn : TS. Trần Thị Lƣơng Bình Hà Nội, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ DANH MỤC VIẾT TẮT Lời mở đầu.................................................................................................... 1 Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối .................................................................................... 4 I. Tổng quan về phân tích cơ bản ............................................................. 4 1. Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản: ...................... 4 1.1 Khái niệm. ..................................................................................... 4 1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản. .................................................... 4 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản.............................. 5 2. Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản ........................................ 5 2.1 Những chỉ báo kinh tế ................................................................... 6 2.1.1 Tổng thu nhập quốc dân. .......................................................... 7 2.1.2 Tổng thu nhập quốc nội ............................................................ 7 2.1.3 Chi tiêu dùng của người dân .................................................... 8 2.1.4 Chi tiêu công của chính phủ ..................................................... 8 2.2 Những chỉ báo về lạm phát ........................................................... 8 2.2.1 Chỉ số giá sản xuất (PPI) ......................................................... 9 2.2.2 Chỉ số quản lí tiêu dùng (PMI) ................................................. 9 2.2.3 Chỉ số giá tiêu dùng ............................................................... 10 2.2.4 Hàng hoá bền–Durable good ................................................. 10 2.2.5 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc dân. .......................... 11 2.2.6 Chỉ số điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội ............................. 11 2.2.7 Chỉ số CRB ............................................................................ 11 2.2.8 Chỉ số giá công nghiệp JoC.................................................... 12 2.3 Những chỉ báo về việc làm .......................................................... 12 2.4 Chỉ báo chi tiêu dùng .................................................................. 12 2.4.1 Doanh số bán lẻ ..................................................................... 12 2.4.2 Chỉ số cảm tính của người tiêu dùng ...................................... 13 2.4.3 Xây dựng nhà mới .................................................................. 13 2.4.4 Sản xuất công nghiệp ............................................................. 14 2.5. Các chỉ báo quan trọng nhất ...................................................... 14 II. Phân tích kĩ thuật ............................................................................... 15 1. Khái niệm và đặc điểm của phân tích kĩ thuật ............................... 15 1.1 Khái niệm .................................................................................... 15 1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản ................................................... 15 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích kĩ thuật .......................... 17 2. Các loại biểu đồ ................................................................................ 17 2.1 Biểu đồ tuyến (line charts) .......................................................... 17 2.2 Biểu đồ thanh phương Tây (Western bar charts)........................ 17 3. Các mẫu hình cơ bản trong phân tích kĩ thuật. ............................ 20 4. Các Lý thuyết cơ bản và công cụ sử dụng trong phân tích kĩ thuật .............................................................................................................. 24 4.1 Lý thuyết Dow .............................................................................. 24 4.2 FIBONACCI ............................................................................... 25 4.3 Mức sàn, mức trần, đường xu hướng và kênh xu hướng. .......... 27 4.3.1 Mức sàn (support) và mức trần (resistance) ........................... 27 4.3.2 Đường xu hướng .................................................................... 27 4.3.3 Kênh xu hướng ....................................................................... 28 4.4 Đường trung bình động ............................................................... 28 4.5 Đường Bollinger Bands............................................................... 29 4.6 MACD .......................................................................................... 30 4.7 PARABOLIC SAR ....................................................................... 31 4.8 STOCHASTICS ........................................................................... 31 4.9 Chỉ số sức mạnh tương đối ( Relative strength index- RSI)........ 32 III. Những đặc điểm cơ bản của kinh doanh trên thị trường ngoại hối. .................................................................................................................. 33 1. Các đồng tiền giao dịch trên thị trường ngoại hối ......................... 33 2. Hình thức kinh doanh ...................................................................... 33 3. Lợi nhuận trong kinh doanh ngoại hối ........................................... 34 4. Rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.................................................. 34 Chương II. Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ .......................................................... 36 I. Nền kinh tế Mĩ trong những năm gần đây. ........................................ 37 II. Kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn suy thoái. .................................... 40 III. Phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 ...... 43 Chương III. Điều kiện để áp dụng hiểu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam .................................... 77 I. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam .. 77 1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Việt Nam........................................ 77 1.1 Là một thị trường non trẻ. .......................................................... 77 1.2 Trung tâm của thị trường ngoại hối là thị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các NHTW. ..................................................... 78 1.3 Chính sách đang dần được nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá dần các giao dịch ngoại hối........................................................ 79 1.4 Tỷ giá thả nổi nhưng có sự quản lí của nhà nước. ..................... 80 1.5 Ngoại tệ kinh doanh chủ yếu là đồng USD. ................................ 81 2. Mục tiêu và định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam .............................................................................................................. 82 2.1 Xây dựng quy tắc ứng xử và thông lệ thống nhất cho hoạt động thị trường ngoại hối Việt Nam .......................................................... 82 2.2 Điều hành tỷ giá trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục theo cơ chế thả nổi có điều tiết của chính phủ. .......................................................... 84 2.3 Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ..... 84 2.4 Nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền và Khắc phục hiện tượng đô la hoá: ........................................................................................... 88 2.5 Chuyển biện pháp kết hối sang công cụ tỷ giá thị trường ........... 88 2.6 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. ...... 89 2.7 Hình thành các công ty môi giới ngoại hối ................................. 90 II. Điều kiện áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tại Việt Nam ....... 91 1. Hoàn thiện môi trường pháp lí........................................................ 91 2. Kiểm soát tỷ giá thị trường theo hướng phù hợp với cung-cầu ngoại tệ: ................................................................................................ 95 3. Nâng cấp hệ thống thông tin ........................................................... 95 4. Đầu tư phát triển con người ............................................................ 96 Kết Luận ..................................................................................................... 98 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 99 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Biểu đồ thanh .............................................................................. 18 Hình 1.2 Biểu đồ hình nến ......................................................................... 18 Hình 1.3 Mẫu hình hai đỉnh ....................................................................... 21 Hình 1.4 Mẫu hình hai đáy ........................................................................ 22 Hình 1.5 Mẫu hình Vai- đầu - vai .............................................................. 22 Hình 1.6 Mẫu hình Vai- đầu- vai đảo ngược............................................. 23 Hình 1.7 Các mức giới hạn của Fibonacci hồi truy. ................................. 26 Hình 1.8 Fibonacci mở rộng ...................................................................... 27 Hình 1.9 Bolinger band, đường trung bình động- MA và đường trung bình hội tụ phân kì-MACD ........................................................................ 30 Hình 1.10 PARABOLIC SAR, STOCHASTICS, RSI-chỉ số sức mạnh tương đối ..................................................................................................... 32 Hình 2.1 Khối lượng giao dịch của đồng USD .......................................... 39 Hình 2.2 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 4/2007 đến tháng 2/2010 trên thị trường ngoại hối Mĩ .............................................................................. 44 Hình 2.3: Các mốc biến động tỉ giá USD/JPY từ 2007 đến 2010 ............. 46 Hình 2.4 Chi tiêu trong đầu tư xây dựng tháng 11 năm 2009 .................. 47 Hình 2.6 Diễn biến tỷ giá USD/JPY tháng 1 năm 2010 ............................ 49 Hình 2.7 Doanh số bán nhà ........................................................................ 51 Hình 2.8 Lượng dầu thô dự trữ tháng 1 năm 2010 ................................... 52 Hình 2.9 Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng ........................................... 53 Hình 2.10 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ 4/1 đến 12/1 ............................... 61 Hình 2.11 Diễn biến tỷ giá USD/JPY, chỉ báo ADX, RSI. ........................ 62 Hình 2.12 Mô hình vai- đầu- vai ................................................................ 63 Hình 2.13 Mô hình hai đỉnh ....................................................................... 69 Hình 2.14 Tình trạng thất nghiệp ở Mĩ ..................................................... 72 Hình 2.15 Chỉ số sản xuất bang Philadelphia ........................................... 72 Hình 2.16 Biểu đồ phân tích bằng công cụ phân tích Ichimoku Kinko Hyo. ............................................................................................................. 76 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tăng trưởng thực tế bình quân của các thành phần đóng góp vào GDP hàng năm từ 1980 đến 2003 ....................................................... 41 Bảng 2.2 Chỉ số sản xuất ISM tháng 12 .................................................... 47 Bảng 2.3 Lượng tiền cơ sở hàng tháng của Nhật Bản .............................. 48 Bảng 2.4 Cán cân vãng lai tháng 11 của Nhật .......................................... 58 Bảng 2.5 Cán cân thương mại tháng 11 của Nhật .................................... 58 DANH MỤC VIẾT TẮT API American petroleum Institude Viện dầu khí Hoa Kì CRB Commodity Research Bureau Cục nghiên cứu hàng hóa thương mại TIC Treasury International Capital Flows Dòng vốn quốc tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng PPI Chỉ số giá sản xuất GDP Tổng sản phẩm quốc nội GNP Tổng sản phẩm quốc dân NH Ngân hàng NH NN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng AUD Đô la Úc EUR Đồng Euro JPY Đồng Yên Nhật USD Đô la Mĩ VND Việt Nam đồng 1 Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật là hai phương pháp phân tích phổ biến trong kinh doanh trên rất nhiều thị trường tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường vàng và thị trường ngoại hối. Với những ưu điểm của mình hai phương pháp này đã bổ sung cho nhau giúp các nhà đầu tư thực hiện hiệu quả việc đầu tư và đem lại lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, việc ứng dụng hai phương pháp này trong việc phân tích biến động tỉ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do chế độ tỷ giá của VND và USD – đồng tiền chiếm tỉ lệ lớn nhất trong giao dịch thương mại quốc tế ở Việt Nam, vẫn chưa được thả nổi hoàn toàn, hệ thống pháp lí, thông tin vẫn chưa được thiết lập hoàn chỉnh…Chính những vấn đề này đã làm cho thị trường ngoại hối Việt Nam đi sau một khoảng cách khá xa so với thị trường ngoại hối ở các nước phát triển và chưa thực hiện được đúng chức năng cơ bản của nó đó là điều tiết cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là, cần phải nghiên cứu một cách nghiêm túc phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện để hai phương pháp này có thể phát huy được ưu thế của mình trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó tác giả đã chọn đề tài “phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh trên thị trường ngoại hối và điều kiện áp dụng cho Việt Nam” làm đề tài khóa luận. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: - Tìm hiểu hệ thống các vấn đề lý luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật 2 - Áp dụng lí thuyết để phân tích tỷ giá USD/JPY trên thị trường ngoại hối Mĩ trong giai đoạn tháng 1 năm 2010. - Đưa ra những điều kiện nhằm áp dụng hiệu quả hai phương pháp phân tích trên vào thị trường ngoại hối Việt Nam. Thực hiện mục đích trên khóa luận có những nhiệm vụ cụ thể sau: - Phân tích các chỉ báo kinh tế cơ bản áp dụng cho việc nghiên cứu nền kinh tế trong phân tích cơ bản, phân tích các công cụ sử dụng trong phân tích kỹ thuật thường sử dụng cho kinh doanh trên thị trường ngoại hối. - Phân tích ứng dụng của những chỉ báo kinh tế cơ bản và các công cụ kĩ thuật vào phân tích biến động của thị trường ngoại hối Mĩ cho cặp tiền tệ USD và JPY. - Phân tích đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam và đưa ra những điều kiện để ứng dụng hiệu quả hai phương pháp trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu ý nghĩa các chỉ báo của phương pháp phân tích cơ bản và tác dụng của các cộng cụ sử dụng trong phân tích cơ bản - Phạm vi nghiên cứu của khóa luận giới hạn trong việc phân tích biến động tỷ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 dựa trên các thông tin kinh tế vĩ mô và mô hình phân tích kĩ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệ trong và ngoài nước để phân tích, tổng hợp thông tin kinh tế chung của hai nước Nhật Bản và Hoa Kì Ngoài ra khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp diễn giải và qui nạp, phương pháp thống kê, so sánh để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương: 3 - Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối - Chương 2: Ứng dụng phân tích biến động của cặp tỉ giá USD/JPY trong tháng 1 năm 2010 tại thị trường Mĩ - Chương 3: Điều kiện để áp dụng hiệu quả phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. 4 Chương I: Cơ sở lí luận về phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật trong kinh doanh ngoại hối I. Tổng quan về phân tích cơ bản 1. Khái niệm chung và đặc điểm của phân tích cơ bản: 1.1 Khái niệm. Phân tích cơ bản là một phương pháp xem xét thị trường thông qua những yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị có ảnh hưởng đến cung và cầu của một đồng tiền nhất định. Nói một cách khác là chúng ta phải đánh giá nền kinh tế của quốc gia nào hoạt động tốt và nền kinh tế nào bị giảm sút. 1.2 Đặc điểm của phân tích cơ bản. a, Phân tích cơ bản chú ý đến các yếu tố tác động đến cung cầu tiền tệ trên thị trường: lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, đầu tư… Khi nói về phân tích cơ bản người ta muốn nói đến việc nghiên cứu các nhân tố cốt lõi ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó là việc dự đoán những biến động của giá cả và xu hướng thị trường bằng cách phân tích các chỉ báo kinh tế, chính sách nhà nước và các yếu tố xã hội khác trong phạm vi một chu kì kinh doanh. Các nhà phân tích cơ bản phải nghiên cứu các dấu hiệu khác nhau từ biến động giá trên biểu đồ, thông tin kinh tế công bố thường xuyên và các sự kiện chính trị, xã hội hàng ngày có tác động đến thị trường tiền tệ. Ví dụ, khi phân tích một dự báo của một nhà kinh tế học về sự tăng trưởng GDP hoặc báo cáo về tình trạng thất nghiệp, chúng ta sẽ có một cái nhìn tương đối về sức khoẻ của nền kinh tế đó. Các yếu tố cơ bản này cũng có những tăng giảm thường xuyên trong cả ngắn hạn và dài hạn. Khi đi sâu vào nghiên cứu sự phức tạp và tinh tế của các yếu tố cơ bản thì kiến thức và sự hiểu biết về nền kinh tế toàn cầu sẽ gia tăng đáng kể. 5 b, Phân tích cơ bản là một cách hiệu quả để tiên đoán các điều kiện kinh tế, nhưng giá trị chính xác của thị trường không phải là một nhiệm vụ chính. Mục tiêu chính của phân tích cơ bản là dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một thị trường để xác định xem thị trường được đánh giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực tế dựa trên các lí thuyết căn bản: Lý thuyết ngang giá lãi suất (IRP) và ngang giá sức mua (PPP). 1.3 Ưu điểm và nhược điểm của phân tích cơ bản Với những đặc điểm trên, phân tích cơ bản đã cho thấy ưu điểm lớn nhất của phương pháp phân tích này đó là: - Khả năng dự đoán xu thế dài hạn - Nắm bắt giá trị thực tế của ngoại tệ. Tuy nhiên, nó cũng còn nhiều hạn chế như: - Chỉ có hiệu quả nếu nhà phân tích tiếp cận thông tin đầy đủ, có khả năng phân tích và dự tính tốt để hành động ngay - Phục thuộc vào hệ thống thông tin kinh tế của các quốc gia - Chỉ xác định được giá trị tốt mà chưa xác định được thời điểm mua bán thích hợp. 2. Các chỉ báo chính trong phân tích cơ bản Bất cứ một tin tức, sự kiện nào tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế đều được coi là những yếu tố cơ bản. Từ sự thay đổi trong nền kinh tế, thay đổi lãi suất, bầu cử chính trị đến những thông tin về thiên tai đều có thể tác động đến nền kinh tế trong tương lai. Những tin tức này không chỉ khác nhau giữa các quốc gia mà chúng còn khác nhau về tầm quan trọng và thời điểm công bố. Những thông tin kinh tế thường được lên kế hoạch thông báo trước và có thể dễ dàng tìm kiếm được, nhất là ở những nước công nghiệp. 6 Không như những thông tin kinh tế, các tin tức về chính trị thì có thể được công bố vào bất kì thời điểm nào và chắc chắn là c
Luận văn liên quan