Luận án Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thuế là nguồn thu cơ bản, lâu dài của ngân sách quốc gia và là nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) của đất nước. Nguồn thu từ thuế được ví như là dòng máu của nền kinh tế đối với một quốc gia. Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước (NSNN) mà cao hơn còn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, thông qua chính sách thuế Nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng bằng các nguồn thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Ở các nước phát triển, thuế TNCN là một sắc thuế trực thu ra đời tương đối sớm và chiếm tỷ trọng rất cao từ 30% đến 40% trong tổng thu từ nguồn thuế. Ở Việt Nam, Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã giúp Chính phủ bù đắp được sự suy giảm trong số thu từ xuất nhập khẩu (XNK) do phải thực hiện những cam kết giảm thuế XNK trong các hiệp định thương mại tự do quốc tế, mặt khác khiến hệ thống thuế của nước ta ngày càng tiệm cận với những thông lệ của thế giới. Sau 10 năm triển khai thực hiện, số thu thuế TNCN đã tăng từ 14.318 tỷ đồng (năm 2009) lên gần 109.400 tỷ đồng (năm 2019) nhưng hiện mới chiếm khoảng 7% trong tổng số thu NSNN (theo số liệu năm 2019). Các nguồn TNCN chịu thuế cũng rất đa dạng, phong phú và phức tạp: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ không kinh doanh; thu nhập bằng tiền và không bằng tiền; thu nhập từ trong nước, thu nhập từ nước ngoài; thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên

pdf207 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ NGỌC NGHIÊM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ NGỌC NGHIÊM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Quách Đức Pháp 2. TS. Nguyễn Quốc Huy HÀ NỘI – 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong Luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ ở các cấp học vị nào. Các thông tin được trích dẫn trong luận án đều được ghi nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Hoàng Thị Ngọc Nghiêm LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, NCS xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến quý thầy cô của Học Viện Khoa học xã hội và Khoa Kinh tế đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho NCS trong quá trình nghiên cứu, học tập và hoàn thành Luận án. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS. Quách Đức Pháp và TS. Nguyễn Quốc Huy đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ NCS trong quá trình thực hiện và hoàn thiện Luận án. Nhân đây, cho phép NCS được gởi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô tham gia Hội đồng các cấp đã có những nhận xét, góp ý, định hướng một cách xác đáng giúp NCS hoàn thiện bản Luận án một cách khoa học, phù hợp với hướng nghiên cứu và xu thế phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. NCS gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình thực hiện Luận án. Cuối cùng, NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ và giúp đỡ NCS hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và trong quá trình nghiên cứu Luận án. Xin ghi nhận nơi đây lòng tri ân và biết ơn sâu sắc nhất! Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Ngọc Nghiêm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................................................................ 7 1.1. Công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................... 7 1.2. Công trình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 12 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và lý thuyết nghiên cứu đề tài luận án .............. 17 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu luận án ...................................................... 17 1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 18 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 21 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH, THÀNH PHỐ ......................................... 22 2.1. Thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế thu nhập cá nhân ......................... 22 2.1.1. Thuế thu nhập cá nhân ....................................................................... 22 2.1.2. Quản lý thuế thu nhập cá nhân ........................................................... 37 2.2. Hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân và nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................ 46 2.2.1. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân..47 2.2.2. Nhân tố khách quan ........................................................................... 51 2.2.3. Nhân tố chủ quan ............................................................................... 53 2.3. Kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam ......... 57 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập cá nhân của một số địa phương trên thế giới ..................................................................................... 57 2.3.2. Bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt Nam ................................. 66 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 73 3.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội .......................................................... 73 3.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 73 3.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội .................................................................. 74 3.2. Cơ sở nguồn thu thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh .......... 75 3.3. Thực trạng về hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................................................ 78 3.3.1. Tình hình quản lý thuế của cơ quan thuế ............................................ 78 3.3.2. Đánh giá sự tuân thủ của người nộp thuế ........................................... 83 3.4. Đánh giá hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh..... 96 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng ................................................. 96 3.4.2. Kiểm định mô hình nghiên cứu ......................................................... 97 3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ 96 3.5.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 106 3.5.2. Những điểm còn hạn chế ................................................................. 114 3.5.3. Nguyên nhân những điểm còn hạn chế về hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 120 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................. 125 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN 2021 – 2025 ................................................................................................ 126 4.1. Bối cảnh tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 và những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế TNCN .......... 126 4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế – xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 ...................................................................... 126 4.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2021 – 2025 .............................. 128 4.2. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2030 ..................... 133 4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025 ............................................................. 135 4.3.1. Mở rộng diện quản lý thuế thu nhập cá nhân cả về đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế nhằm kiểm soát thu nhập dân cư, tăng thu ngân sách và đảm bảo công bằng xã hội .............................................. 135 4.3.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật kết hợp với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thuế .................................................................. 147 4.3.3. Thực hiện số hóa trong quản lý thuế ................................................ 149 4.3.4. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế ..................................................... 152 4.4. Một số khuyến nghị ........................................................................................ 152 4.4.1. Khuyến nghị với Quốc hội ............................................................... 152 4.4.2. Khuyến nghị với Chính phủ ............................................................. 154 4.4.3. Khuyến nghị với Bộ Tài chính ......................................................... 156 4.4.4. Khuyến nghị với Tổng cục Thuế ..................................................... 157 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 159 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 160 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 187 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT AHXH : Ảnh hưởng xã hội BĐS : Bất động sản CMCN : Cách mạng công nghiệp CNTT : Công nghệ thông tin CQT : Cơ quan Thuế CSKT : Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật GDP : Tổng sản phẩm nội địa ĐTNT : Đối tượng nộp thuế GTGT : Giá trị gia tăng HCSN : Hành chính sự nghiệp KBNN : Kho Bạc Nhà Nước KT – XH : Kinh tế – xã hội MST : Mã số thuế NHTM : Ngân hàng thương mại NLCB : Năng lực cán bộ quản lý thuế NTCN : Nhận thức cá nhân về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân NCS : Nghiên cứu sinh NNT : Người nộp thuế NSNN : Ngân sách Nhà nước PLVT : Pháp luật về thuế PHBN : Sự phối hợp với cơ quan ban ngành QLT : Quản lý thuế TL – TC : Tiền lương, tiền công TMĐT : Thương mại điện tử TNCN : Thu nhập cá nhân TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCS : Truyền thông chính sách thuế XNK : Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH EFA : Exploratory Factor Analysis – Phân tích nhân tố khám phá ETax : Electronic Tax – Thuế điện tử FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội GRDP : Gross Regional Domestic Product – Tổng sản phẩm trên địa bàn DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tỷ lệ số thu thuế TNCN so với GDP tổng số thu về thuế và mức thuế suất lũy tiến cao nhất trong biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần ở một số nước ......................................................................................................... 24 Bảng 2.2. Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần ......................................................... 28 Bảng 2.3. Biểu thuế TNCN toàn phần ...................................................................... 28 Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội của TP. HCM năm 2019 ........................ 73 Bảng 3.2. Cơ sở nguồn thu thuế TNCN của cả nước và TP. HCM năm 2019 ......... 76 Bảng 3.3. Số lao động nước ngoài đến Việt Nam và TP. HCM giai đoạn (2009–2019) .... 78 Bảng 3.4. Số thu Thuế thu nhập từ tiền lương, tiền công tại TP. HCM từ năm 2009 đến năm 2019 ...................................................................................... 88 Bảng 3.5. Truy thu từ hồ sơ khai thuế TNCN của nghệ sĩ tại TP. HCM từ năm 2009 đến năm 2019 ...................................................................................... 89 Bảng 3.6. Số truy thu thuế TNCN tại TP. HCM giai đoạn 2009 – 2019 .................. 96 Bảng 3.7. Tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế TNCN của Cục thuế TP. HCM trong giai đoạn 2009–2019 ..............................................................107 Bảng 3.8. Số thu thuế TNCN qua các năm từ 2009 đến 2019 và tỷ trọng thuế TNCN trong tổng số thu NSNN của cả nước và của TP. HCM ................108 Bảng 3.9. So sánh giữa TP. HCM với cả nước về tổng số thu thuế TNCN (giai đoạn 2009 – 2019)......................................................................................109 Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu về hiệu quả chi phí quản lý thuế TNCN ở một số địa phương năm 2019 ......................................................................................110 Bảng 3.11. Hiệu quả quản lý thuế TNCN về đăng ký thuế TNCN đối với các doanh nghiệp ở một số địa phương năm 2019 ...........................................112 Bảng 3.12. Hiệu quả quản lý thuế TNCN về kê khai, tính thuế, khấu trừ và nộp thuế TNCN khối các DN và hộ cá thể ở một số địa phương năm 2019 ....112 Bảng 3.13. Thực hiện dự toán thu thuế TNCN hằng năm ở TP. HCM ..................113 Bảng 3.14. Số thu thuế TNCN ở TP. HCM năm 2019 và giai đoạn 2009 – 2019 ..114 Bảng 3.15. Tóm tắt phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..........................................103 Bảng 3.16. Ma trận nhân tố phân tích EFA cho biến phụ thuộc .............................103 Bảng 3.17. Model summary ....................................................................................103 Bảng 3.18. ANOVA ................................................................................................104 Bảng 3.19. Hệ số hồi quy ........................................................................................104 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy ngành thuế từ Trung ương đến cơ sở ............................ 40 Sơ đồ 2.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý thuế TNCN ......................... 51 Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại TP. HCM ............................................. 79 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ giới tính của các đối tượng tham gia khảo sát ............................. 97 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ độ tuổi của các đối tượng tham gia khảo sát ............................... 98 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ trình độ của các đối tượng tham gia khảo sát .............................. 98 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Thuế là nguồn thu cơ bản, lâu dài của ngân sách quốc gia và là nguồn tài chính quan trọng nhất để thực hiện các chính sách đầu tư phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) của đất nước. Nguồn thu từ thuế được ví như là dòng máu của nền kinh tế đối với một quốc gia. Đối với các quốc gia trên thế giới, thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước (NSNN) mà cao hơn còn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, thông qua chính sách thuế Nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng bằng các nguồn thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)... Ở các nước phát triển, thuế TNCN là một sắc thuế trực thu ra đời tương đối sớm và chiếm tỷ trọng rất cao từ 30% đến 40% trong tổng thu từ nguồn thuế. Ở Việt Nam, Luật thuế TNCN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã giúp Chính phủ bù đắp được sự suy giảm trong số thu từ xuất nhập khẩu (XNK) do phải thực hiện những cam kết giảm thuế XNK trong các hiệp định thương mại tự do quốc tế, mặt khác khiến hệ thống thuế của nước ta ngày càng tiệm cận với những thông lệ của thế giới. Sau 10 năm triển khai thực hiện, số thu thuế TNCN đã tăng từ 14.318 tỷ đồng (năm 2009) lên gần 109.400 tỷ đồng (năm 2019) nhưng hiện mới chiếm khoảng 7% trong tổng số thu NSNN (theo số liệu năm 2019). Các nguồn TNCN chịu thuế cũng rất đa dạng, phong phú và phức tạp: thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ không kinh doanh; thu nhập bằng tiền và không bằng tiền; thu nhập từ trong nước, thu nhập từ nước ngoài; thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên Tuy nhiên, dưới những tác động mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại dẫn đến sự thay đổi cơ cấu thuế và 2 nguồn thu thuế của NSNN. Nhất là, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT), giao dịch thị trường thanh toán không sử dụng tiền mặt ngày càng phổ biến đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi áp dụng các loại thuế trực thu, trong đó có thuế TNCN. Do đó, công tác quản lý thuế (QLT) TNCN cũng rất phức tạp và có nhiều khó khăn nên thường đạt hiệu quả không cao như các loại thuế khác, nhất là dựa trên nền tảng kinh tế kỹ thuật số, nhiều hoạt động kinh doanh đã chuyển sang thực hiện theo mô hình phi truyền thống như thương mại điện tử (TMĐT), xuyên biên giới, bán hàng trực tuyến, đại lý, thuê bao đang là những thách thức lớn đối với công tác QLT nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thuế TNCN, trốn thuế TNCN ở nước ta. Rõ ràng, tình trạng thất thu thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng ảnh hưởng lớn đến yêu cầu tăng thu NSNN vừa làm suy giảm sự công bằng trong phân phối thu nhập, giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảm khả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT – XH của đất nước. Bên cạnh đó, do đặc thù phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, Luật về tất cả các sắc thuế đều do Quốc hội ban hành, vì thế cấp địa phương về cơ bản chỉ thực hiện công tác hành thu chứ không được phép đưa ra những quy định riêng. Điều này dẫn đến những bất cập, hạn chế cần được nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với từng địa phương. Vì vậy, cần phải có các giải pháp căn cơ nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN cho thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) và cho cả hệ thống quản lý thuế TNCN tầm quốc gia. Đó chính là lý do, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài ―Nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh‖ làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển. 2. Mục đích, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa TP. HCM trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về các chính sách quản lý thuế TNCN ở cấp địa phương. 3 Phân tích, đánh giá hiện trạng về công tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM dưới góc độ kinh tế phát triển. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN cho TP. HCM trong thời gian tới. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu này, luận án phải giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu sau: (1) Tác động của công nghệ thông tin và tự do hóa thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến các chính sách thuế TNCN của TP. HCM như thế nào? (2) Dựa vào tiêu chí nào để đánh giá công tác quản lý thuế TNCN của TP. HCM? (3) Hiệu quả về công tác quản lý thuế TNCN của TP. HCM trong thời gian qua đã có những đóng góp gì đối với ngân sách TP. HCM trong thời gian qua? (4) Cần làm gì để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế TNCN tránh tình trạng thất thu thuế trên địa bàn TP. HCM trong thời gian tới? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về thời gian: thực trạng hiệu quả quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP.HCM từ năm 2009 đến năm 2019 và đề xuất giải pháp, kiến nghị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Về không gian: tập trung nghiên cứu về quản lý thuế TNCN trên địa bàn TP. HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án có sử dụng số liệu của các địa phương khác trong cả nước để làm cơ sở phân tích. Về chủ thể tiếp cận và nghiên cứu: Cục thuế TP. HCM. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài nghiên cứu Về mặt lý luận 4 Luận án hoàn thiện cơ sở lý luận về công tác quản lý thuế TNCN ở cấp độ địa phương. Về mặt thực tiễn (1) Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN, tăng thu NSN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_thue_thu_nhap_ca_nhan_tren.pdf
  • pdfQD_HoangThiNgocNghiem.pdf
  • pdfTT Eng HoangThiNgocNghiem.pdf
  • pdfTT HoangThiNgocNghiem.pdf
  • pdfTrichyeu_HoangThiNgocNghiem.pdf
Luận văn liên quan