Luận án Quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay

Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là nhân tố biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo, xem họ như là khâu then chốt là lực lượng quan trọng hàng đầu trong đổi mới giáo dục. Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào chất lượng của quá trình đào tạo ở các trường sư phạm và phụ thuộc vào công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, việc được đào tạo nghề nghiệp cơ bản trong các trường sư phạm mới chỉ là đào tạo ban đầu để có được những kiến thức và kĩ năng sư phạm cần thiết cho nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Mặt khác, giáo dục và môi trường giáo dục luôn thay đổi, đòi hỏi họ phải có những kiến thức và kỹ năng mới. Bởi vậy, trong quá trình công tác họ cần thường xuyên phải tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực dạy học và giáo dục để thực hiện các mục tiêu giáo dục. Dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó có trường trung học phổ thông (THPT). Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên THPT được đánh giá trên nhiều phương diện, trong đó năng lực dạy học (NLDH) là năng lực cơ bản trong hệ thống năng lực của GV, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Chương trình giáo dục THPT mới được triển khai từ năm học 2022 - 2023, với chủ trương chuyển từ chủ yếu truyền đạt kiến thức, kỹ năng sang rèn luyện/kiến tạo phẩm chất, năng lực người học, đòi hỏi người GV có vai trò hết sức quan trọng và nhiệm vụ hết sức nặng nề. Họ đóng vai trò là gốc rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài vai trò là người truyền thụ kiến thức, giáo viên còn đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động khác nhằm khuyến khích học sinh tham gia học tập và rèn luyện phát triển năng lực toàn diện.

pdf232 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN BA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN BA QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 9 14 01 14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VŨ BÍCH HIỀN HÀ NỘI, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả luận án Trần Văn Ba LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án, tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và động viên của quý Thầy, Cô. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành: Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền, Hiệu trưởng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội - Người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian để hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Lãnh đạo Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa Khoa học Quản lý và Phòng Quản lý đào tạo, Học viện Khoa học xã hội cùng toàn thể Quý thầy, cô đã tham gia giảng dạy, hướng dẫn, nhiệt tình, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục Trung học, Phòng Tổ chức cán bộ, Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn; Ban Giám hiệu và các thầy, cô giáo và học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp các số liệu, phối hợp điều tra, khảo sát, thực nghiệm trong quá trình tôi nghiên cứu, thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban Giám đốc, công chức, viên chức Sở Nội vụ tỉnh Lạng Sơn cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình công tác, đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên và khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả luận án Trần Văn Ba MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ......... 10 1.1. Những nghiên cứu về năng lực và năng lực dạy học của giáo viên ........ 10 1.2. Những nghiên cứu về đánh giá giáo viên và đánh giá năng lực dạy học của giáo viên ............................................................................................ 17 1.3. Những nghiên cứu về quản lý đánh giá năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông .......................................................................... 21 1.4. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết ........................................... 27 Kết luận chương 1 ................................................................................................... 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ................... 30 2.1. Lý luận về năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ........... 30 2.2. Lý luận về đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ...... 51 2.3. Lý luận về quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ................................................................................................. 64 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ........................................................................ 75 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 83 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ................. 84 3.1. Những vấn đề chung về khảo sát thực trạng ............................................... 84 3.2. Thực trạng năng lực dạy học của giáo viên các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn ................................................................................ 86 3.3. Thực trạng đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trường trung học phổ thông trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay .............................. 96 3.4. Thực trạng quản lý đánh giá năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn ...................................................... 106 3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông tại các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................... 119 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông tại các trường trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................... 121 Kết luận chương 3 ................................................................................................. 123 Chương 4: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LẠNG SƠN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY .............. 124 4.1. Bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn .............................................................................. 124 4.2. Những nguyên tắc trong đề xuất các giải pháp quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn .................................. 124 4.3. Đề xuất các giải pháp quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay ................................................................................................. 126 4.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................ 158 4.5. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất ............. 159 4.6. Thử nghiệm giải pháp ........................................................................... 165 Kết luận chương 4 ................................................................................................. 170 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................ 171 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................... 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 175 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Số thứ tự VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ 1. CBQL Cán bộ quản lý 2. CBQLGD Cán bộ quản lý giáo dục 3. CNTT Công nghệ thông tin 4. ĐHSP Đại học Sư phạm 5. GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 6. GV Giáo viên 7. GV THPT Giáo viên Trung học phổ thông 8. HS Học sinh 9. NL Năng lực 10. NLDH Năng lực dạy học 11. NXB Nhà xuất bản 12. PPDH Phương pháp dạy học 13. QLGD Quản lý giáo dục 14. THPT Trung học phổ thông 15. UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cấu trúc nhân cách ..................................................................................... 38 Bảng 2.2. Năng lực dạy học của giáo viên theo đổi mới giáo dục ............................... 48 Bảng 2.3. Các mục đích tổ chức của thông tin đánh giá thành tích .............................. 55 Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn năm học 2021 - 2022 so với năm học 2017-2018 ............................................................................................... 87 Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng năng lực xây dựng kế hoạch dạy học của đội ngũ GV THPT hiện nay ................................................................ 88 Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng năng lực triển khai các hoạt động dạy học của đội ngũ GV THPT hiện nay ......................................................... 90 Bảng 3.4. Đánh giá của học dinh về năng lực triển khai các hoạt động dạy học của đội ngũ GV THPT tỉnh Lạng Sơn hiện nay ...................................................... 91 Bảng 3.5. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy học của đội ngũ GV THPT hiện nay .................................. 87 Bảng 3.6. Đánh giá của học sinh về một số năng lực kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hoạt động dạy học của đội ngũ GV THPT tỉnh Lạng Sơn hiện nay ...................... 93 Bảng 3.7. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng năng lực xây dựng, quản lý và khai thác hồ sơ dạy học của đội ngũ GV THPT hiện nay ................................. 95 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện của các lực lượng đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ........................................ 97 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các phương pháp đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ............. 99 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát đánh giá của GV về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các phương pháp đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ..................... 99 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các hình thức đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ................. 101 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các hình thức đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ................. 101 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về quy trình thực hiện đánh giá năng lực dạy học của GV THPT .................................................................... 103 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát đánh giá của GV về quy trình thực hiện đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ............................................................................ 103 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL, GV về sự cần thiết, mức độ phù hợp khi thực hiện các mức độ đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông .............................................................................. 100 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về công tác xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ...................................................... 108 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về công tác xây dựng kế hoạch đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ...................................................... 109 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ........................................... 111 Bảng 3.19. Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ....................................... 111 Bảng 3.20. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về công tác phản hồi, điều chỉnh về hoạt động đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ................................. 113 Bảng 3.21. Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về công tác phản hồi, điều chỉnh về hoạt động đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ....................... 114 Bảng 3.22. Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL về công tác sử dụng kết quả đánh giá năng lực dạy học của GV THPT .............................................................. 116 Bảng 3.23. Kết quả khảo sát đánh giá của giáo viên về công tác sử dụng kết quả đánh giá năng lực dạy học của GV THPT ...................................................... 117 Bảng 3.24. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý đánh giá NLDH của giáo viên THPT ........................................................................... 120 Bảng 4.1. Mô hình cụ thể hóa khung đánh giá NLDH của giáo viên THPT tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh hiện nay ................................................................. 131 Bảng 4.1. Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đánh giá năng lực dạy học giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................... 161 Bảng 4.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đánh giá năng lực dạy học giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục ............................... 162 Bảng 4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đánh giá NLDH giáo viên trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục ..... 163 Bảng 4.4. Kết quả thử nghiệm về trình độ nhận thức của CBQL, GV ................... 168 Bảng 4.5. Thống kê kết quả thử nghiệm ................................................................. 169 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình hoạt động của người giáo viên trung học phổ thông Sơ đồ 2.2. Các thành phần của năng lực hành động ........................................................ 41 Sơ đồ 2.3. Quan hệ thứ bậc trong mô hình năng lực hành động ..................................... 42 Sơ đồ 2.4. Mối quan hệ giữa năng lực dạy học, năng lực sư phạm và năng lực nghề nghiệp của giáo viên ............................................................................................... 46 Sơ đồ 2.5. Ba biến số đánh giá nhà trường ....................................................................... 52 Sơ đồ 2.6. Mô hình tuần hoàn của việc đánh giá giáo viên ............................................. 55 Sơ đồ 2.7. Phân cấp trong quản lý đội ngũ giáo viên trường THPT ............................... 66 Sơ đồ 2.8. Phân cấp trong quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trường THPT ....................................................................................................................... 66 Sơ đồ 2.9. Quy trình quản lý nhân sự ................................................................................ 69 Sơ đồ 2.10. Sơ đồ quản lý nhân sự .................................................................................... 70 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ quan trọng của hoạt động đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ............................ 96 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của hoạt động đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ........................................... 96 Biểu đồ 3.3. Đánh giá của cán bộ quản lý về mức độ quan trọng của quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ................................... 107 Biểu đồ 3.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ quan trọng của quản lý đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trung học phổ thông ......................................... 107 Sơ đồ 4.2. Sử dụng kết quả đánh giá năng lực dạy học của giáo viên trong quản lý nhân sự ở nhà trường trung học phổ thông ......................................................... 148 Biểu đồ 4.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đánh giá NLDH giáo viên THPT .................................................................... 164 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Giáo viên (GV) là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, là nhân tố biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực. Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo, xem họ như là khâu then chốt là lực lượng quan trọng hàng đầu trong đổi mới giáo dục. Chất lượng đội ngũ GV phụ thuộc vào chất lượng của quá trình đào tạo ở các trường sư phạm và phụ thuộc vào công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, việc được đào tạo nghề nghiệp cơ bản trong các trường sư phạm mới chỉ là đào tạo ban đầu để có được những kiến thức và kĩ năng sư phạm cần thiết cho nhiệm vụ dạy học, giáo dục. Mặt khác, giáo dục và môi trường giáo dục luôn thay đổi, đòi hỏi họ phải có những kiến thức và kỹ năng mới. Bởi vậy, trong quá trình công tác họ cần thường xuyên phải tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực dạy học và giáo dục để thực hiện các mục tiêu giáo dục. Dạy học là hoạt động giáo dục cơ bản trong cơ sở giáo dục phổ thông, trong đó có trường trung học phổ thông (THPT). Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên THPT được đánh giá trên nhiều phương diện, trong đó năng lực dạy học (NLDH) là năng lực cơ bản trong hệ thống năng lực của GV, có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng dạy học trong nhà trường. Chương trình giáo dục THPT mới được triển khai từ năm học 2022 - 2023, với chủ trương chuyển từ chủ yếu truyền đạt kiến thức, kỹ năng sang rèn luyện/kiến tạo phẩm chất, năng lực người học, đòi hỏi người GV có vai trò hết sức quan trọng và nhiệm vụ hết sức nặng nề. Họ đóng vai trò là gốc rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Ngoài vai trò là người truyền thụ kiến thức, giáo viên còn đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động khác nhằm khuyến khích học sinh tham gia học tập và rèn luyện phát triển năng lực toàn diện. Từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV trung học cơ sở, GV THPT; theo đó, năng lực dạy học là một trong 6 tiêu chuẩn trong chuẩn nghề nghiệp GV và gồm nhiều tiêu chí cụ thể. Đến năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT quy định chuẩn nghề nghiệp GV phổ thông gồm 2 05 tiêu chuẩn, trong đó có nhiều tiêu chuẩn, tiêu chí đề cập đến nhóm NLDH của GV. Tuy nhiên trong thực tế, bộ chuẩn này vẫn còn nhiều bất cập trong sử dụng đánh giá giáo viên theo chuẩn. Đánh giá NLDH của GV trong trường THPT là một nội dung đánh giá quan trọng trong nội dung đánh giá GV. Đánh giá NLDH giúp GV THPT tự đánh giá mức độ đạt được về NLDH của bản thân để từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với CBQL, đánh giá NLDH của GV làm cơ sở quan trọng để đánh giá, xếp loại GV hằng năm, phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ GV; xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng NLDH cho đội ngũ GV THPT; nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với GV; cung cấp dữ liệu cho các hoạt động quản lý khác. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay, việc quan tâm đến công tác đánh giá, bồi dưỡng, phát triển NLDH cho GV THPT là rất quan trọng và cần thiết. Công tác đánh giá NLDH của GV cần phải thực chất, công bằng, đúng quy định để có cơ sở đánh giá, phân loại, đào tạo, bồi dưỡng sau đánh giá. Thực tế cho thấy, đội ngũ GV cũng còn có những hạn chế nhất định, đã được Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ tại nhiều văn kiện quan trọng như: "Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp" [5]; "Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_danh_gia_nang_luc_day_hoc_cua_giao_vien_cac.pdf
  • pdfTranVanBa.pdf
  • docTrichyeu_TranVanBa.doc
  • pdfTT Eng TranVanBa.pdf
  • pdfTT TranVanBA.pdf
Luận văn liên quan