Luận án Tang ma của người tày ở Đắk Lắk: Nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên

Người Tày là một trong những tộc người thiểu số ở Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật là hệ thống nghi lễ phong phú mà nghi lễ vòng đời chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt, tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày; là quy trình nghi lễ tín ngưỡng dân gian phức hợp gắn liền với người chết và quá trình người sống chuẩn bị cho người chết có một cuộc sống mới ở thế giới vĩnh hằng cùng ông bà tổ tiên thông qua hệ thống nghi lễ chuyển đổi. Việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá Tày từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình công bố, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc, nơi cư trú cội nguồn của người Tày, còn đối với bộ phận người Tày chuyển cư đến các vùng miền khác như Tây Nguyên vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Nhất là hiện tượng lưu giữ tập quán về tang ma của người Tày sau khi di cư đến vùng đất mới, trong bối cảnh thay đổi về kinh tế - xã hội, về sự phân bố dân cư và giao lưu văn hóa, v.v. Có thể thấy, đây là khoảng trống cho các đề tài quan tâm nghiên cứu về đối tượng này. Sau năm 1975, nhất là sau Chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979), các tộc người thiểu số phía Bắc (trong đó có người Tày) di cư vào Tây Nguyên sinh sống với số lượng khá lớn. Đắk Lắk là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có đông người Tày cư trú, trong đó, một bộ phận định cư ở huyện Krông Năng (đây cũng là điều kiện thuận lợi để họ duy trì các hình thức văn hoá truyền thống). Trong quá trình di cư vào Đắk Lắk, người Tày đã mang theo nhiều di sản văn hoá, họ có ý thức cao trong việc duy trì bản sắc văn hoá truyền thống tộc người ở vùng đất mới, góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Krông Năng nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung. Văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Đắk Lắk được bảo lưu ở vùng đất này thể hiện qua các phong tục, nghi lễ, tết, sinh hoạt tín ngưỡng, nghĩ lễ gia đình, lễ hội, v.v., trong đó có nghi lễ tang ma. Tang ma là hình thức văn hoá tín ngưỡng biểu hiện rõ nhất tư tưởng, tình cảm, đời sống tâm linh vẫn được người Tày ở Đắk Lắk duy trì thực hành theo nghi thức truyền thống.

pdf183 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tang ma của người tày ở Đắk Lắk: Nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÀI THỊ VÂN TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÀI THỊ VÂN TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN Ngành: Văn hóa học Mã số: 9.22.90.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Yên 2. TS. Lương Thanh Sơn HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lài Thị Vân DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTQG: Chính trị quốc gia DTH: Dân tộc học ĐHKHXH&NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG: Đại học quốc gia ĐHSP: Đại học sư phạm ĐHVH: Đại học văn hóa GD: Giáo dục H: Hà Nội KHXH: Khoa học xã hội LATS: Luận án Tiến sỹ LVThS: Luận văn Thạc sỹ NHVH: Nhân học văn hóa Nxb: Nhà xuất bản PVS: Phỏng vấn sâu Tc: Tạp chí TĐ: Thời đại TĐBK: Từ điển bách khoa TN: Thanh niên Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân VHH: Văn hóa học VHDT: Văn hóa dân tộc VHDG: Văn hóa dân gian VHNT: Văn hóa nghệ thuật VHTT, VH-TT: Văn hóa Thông tin. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ CỞ LÝ LUẬN, KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tang ma của các tộc người thiểu số từ góc độ nghi lễ chuyển đổi .................................................................................................................. 12 1.1.2. Các nghiên cứu về nghi lễ tang ma của người Tày liên quan đến nghi lễ chuyển đổi ............................................................................................................................... 14 1.1.3. Các nghiên cứu về văn hoá và nghi lễ tang ma của người Tày ở Tây Nguyên ................................................................................................................................................... 18 1.1.4. Nhận xét chung .................................................................................................... 19 1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................................................... 21 1.2.1. Một số khái niệm .................................................................................................... 21 1.2.2. Quan điểm tiếp cận ................................................................................................ 29 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu và người Tày ở huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................................. 33 1.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 33 1.3.2. Người Tày ở xã Ea Tam, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk .............................. 34 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 38 Chương 2: CƠ SỞ THỰC HÀNH NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK .................................................................................................................................... 40 2.1. Cơ sở văn hoá, xã hội, chính sách ............................................................................... 40 2.1.1. Cơ sở đời sống văn hoá vật chất ............................................................................ 40 2.1.2. Cơ sở văn hoá xã hội .............................................................................................. 43 2.2. Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng ........................................................................................... 52 2.2.1. Vũ trụ quan bản địa và sự pha trộn các yếu tố Tam giáo .................................... 52 2.2.2. Quan niệm về hồn vía, thể xác và sự tồn tại linh hồn sau cái chết ...................... 54 2.2.3. Thờ cúng tổ tiên và quan niệm về nơi cư trú của tổ tiên trong thế giới vô hình ..................................................................................................................................... 57 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................. 73 Chương 3: THỰC HÀNH NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI CHO NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK .... 75 3.1. Các khâu chuẩn bị của thầy Tào trước khi thực hành nghi lễ .................... 75 3.2. Nghi lễ chuyển đổi thân xác và linh hồn người chết về với tổ tiên ở khu mộ ..... 78 3.2.1. Tìm đất làm nhà cho nơi ở mới của người chết.................................................... 78 3.2.2. Chuẩn bị “cơ sở vật chất” cho người chết về khu mồ mả/làng mới ................... 79 3.2.3. Những lễ thức bảo quản, chăm sóc thân xác ........................................................ 84 3.2.4. Các lễ thức báo hiếu với người chết trước khi đưa ra mộ .................................... 89 3.2.5. Các lễ thức tiễn đưa người chết ra mộ và an táng ................................................ 91 3.3. Nghi lễ chuyển đổi đưa linh hồn người chết về với tổ tiên ở mường Trời .......... 95 3.3.1. Chuẩn bị vật dụng cho người chết về mường Trời .............................................. 95 3.3.2. Các lễ thức mở đường, khai quang cho linh hồn ................................................. 99 3.3.3. Các lễ thức tiễn đưa linh hồn người chết về mường Trời .................................. 104 3.4. Nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên trên ban thờ ................... 107 3.4.1. Các lễ thức thuộc thời gian chuyển tiếp .............................................................. 107 3.4.2. Lễ mãn tang - nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên trên ban thờ.................................................................................................................................... 110 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 115 Chương 4: NGHI LỄ CHUYỂN ĐỔI NGƯỜI CHẾT SANG THẾ GIỚI TỔ TIÊN TRONG TANG MA CỦA NGƯỜI TÀY Ở ĐẮK LẮK: YẾU TỐ BẢN ĐỊA, SỰ GIAO LƯU TIẾP BIẾN VÀ THÍCH ỨNG, BIẾN ĐỔI Ở VÙNG ĐẤT MỚI ....................... 117 4.1. Thế giới quan, nhân sinh quan của người Tày ở Đắk Lắk qua thực hành nghi lễ chuyển đổi người chết sang thế giới tổ tiên .................................................................... 117 4.2. Bản địa hóa trong thực hành nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về với tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk ......................................................................... 120 4.2.1. Bản địa hóa yếu tố Nho giáo ............................................................................... 120 4.2.2. Bản địa hóa yếu tố Đạo giáo ................................................................................ 124 4.2.3. Bản địa hóa yếu tố Phật giáo ............................................................................... 127 4.3. Thích ứng và biến đổi trong thực hành nghi lễ chuyển đổi người chết về với tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk ............................................................... 129 4.3.1. Thích ứng và biến đổi trong các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của thầy Tào .................................................................................................................................. 129 4.3.2. Thích ứng và biến đổi trong nhận thức và thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của người dân ................................................................................................................... 133 4.3.3. Thích ứng và biến đổi trong các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma Tày từ quá trình giao thoa văn hóa với các tộc người tại chỗ ..................................................... 137 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................ 139 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ................................................. 153 PHỤ LỤC LUẬN ÁN .................................................................................................... 154 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Người Tày là một trong những tộc người thiểu số ở Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, lưu giữ một kho tàng văn hoá phi vật thể quý báu, trong đó nổi bật là hệ thống nghi lễ phong phú mà nghi lễ vòng đời chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt, tang ma là nghi lễ tiêu biểu trong hệ thống nghi lễ vòng đời của người Tày; là quy trình nghi lễ tín ngưỡng dân gian phức hợp gắn liền với người chết và quá trình người sống chuẩn bị cho người chết có một cuộc sống mới ở thế giới vĩnh hằng cùng ông bà tổ tiên thông qua hệ thống nghi lễ chuyển đổi. Việc nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá Tày từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình công bố, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở miền núi phía Bắc, nơi cư trú cội nguồn của người Tày, còn đối với bộ phận người Tày chuyển cư đến các vùng miền khác như Tây Nguyên vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Nhất là hiện tượng lưu giữ tập quán về tang ma của người Tày sau khi di cư đến vùng đất mới, trong bối cảnh thay đổi về kinh tế - xã hội, về sự phân bố dân cư và giao lưu văn hóa, v.v.. Có thể thấy, đây là khoảng trống cho các đề tài quan tâm nghiên cứu về đối tượng này. Sau năm 1975, nhất là sau Chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979), các tộc người thiểu số phía Bắc (trong đó có người Tày) di cư vào Tây Nguyên sinh sống với số lượng khá lớn. Đắk Lắk là một trong những tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên có đông người Tày cư trú, trong đó, một bộ phận định cư ở huyện Krông Năng (đây cũng là điều kiện thuận lợi để họ duy trì các hình thức văn hoá truyền thống). Trong quá trình di cư vào Đắk Lắk, người Tày đã mang theo nhiều di sản văn hoá, họ có ý thức cao trong việc duy trì bản sắc văn hoá truyền thống tộc người ở vùng đất mới, góp phần vào sự đa dạng, phong phú về văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Krông Năng nói riêng, tỉnh Đắk Lắk nói chung. Văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Đắk Lắk được bảo lưu ở vùng đất này thể hiện qua các phong tục, nghi lễ, tết, sinh hoạt tín ngưỡng, nghĩ lễ gia đình, lễ hội, v.v., trong đó có nghi lễ tang ma. Tang ma là hình thức văn hoá tín ngưỡng biểu hiện rõ nhất tư tưởng, tình cảm, đời sống tâm linh vẫn được người Tày ở Đắk Lắk duy trì thực hành theo nghi thức truyền thống. Mặc dù có sự tác động 2 của các yếu tố văn hoá mới, của nền kinh tế thị trường, của sự giao lưu tiếp biến văn hoá khi sinh sống xen kẽ giữa nhiều tộc người, v.v. song, nghi lễ tang ma được cho là ít biến đổi nhất trong hệ thống nghi lễ vòng đời người Tày. Nghi lễ tang ma là một trong những nghi lễ quan trọng của người Tày, thể hiện rõ nhất vũ trụ quan, nhân sinh quan tộc người; vừa mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo vừa hàm chứa những giá trị văn hoá truyền thống, những quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng, mà điểm nổi bật là quan niệm về đạo hiếu, đạo nghĩa, việc đền công, báo đức của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà. Quy trình thực hành nghi lễ tang ma là sự thể hiện cụ thể và sinh động nhất về niềm tin tôn giáo, quan điểm, hệ giá trị, quan hệ xã hội, v.v. của tộc người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nghi lễ tang ma không chỉ là nghi lễ của gia đình mà còn là của cộng đồng, khi trong làng có người mất, cả thôn làng có nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho người quá cố. Nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk với mục đích tìm hiểu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn về nghi lễ này trong truyền thống và đương đại; nhìn ra các chiều kích chuyển đổi của việc thực hành nghi lễ nhằm đưa người chết hoà nhập với thế giới tổ tiên; nhìn nhận nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk như một quá trình chuyển đổi, từ chuyển đổi tâm lý đến chuyển đổi trong thực tế đời sống vật chất và tinh thần của người sống, từ sự chuyển đổi thân xác và linh hồn của người chết về với tổ tiên ở khu mộ, ở mường Trời và ở bàn thờ đến sự chuyển đổi quan niệm và thực hành tang ma trong bối cảnh mới ở vùng đất mới; nhận diện rõ hơn quan niệm của người Tày về sự sống và cái chết qua nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên, tạo lập cuộc sống mới cho người chết ở bên kia thế giới; đánh giá đầy đủ hơn về những đặc trưng trong văn hoá tộc người Tày; đồng thời nhận định sâu sắc hơn những đóng góp về văn hoá của người Tày trong kho tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu nghi lễ tang ma, luận án tập trung vào vấn đề nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên của người Tày ở Đắk Lắk. Về mặt lý luận, luận án đóng góp một nghiên cứu trường hợp cho những lý thuyết trước đây về tang ma trong ngành nhân học, cụ thể, tang ma Tày mặc dù có biến đổi để thích ứng với điều 3 kiện môi trường sống, chính sách, bối cảnh di cư, vị thế xã hội mới, nhưng mục đích cuối cùng của nó vẫn là thực hành nghi lễ chuyển đổi linh hồn người chết về thế giới tổ tiên, là tiếp nối sự sống sau khi chết theo niềm tin tín ngưỡng của người Tày. Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoa học trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về coi trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các dân tộc; góp phần bổ sung nguồn tư liệu quan trọng cho chuyên ngành nghiên cứu về tín ngưỡng, tôn giáo, về văn hoá tộc người Tày, về vấn đề phát huy, phát triển văn hoá truyền thống của người Tày nói riêng và các tộc người ở Việt Nam nói chung trong bối cảnh giao lưu và hội nhập. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn Tang ma của người Tày ở Đắk Lắk: nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên làm đề tài luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Khảo sát, nghiên cứu tang ma của người Tày ở Đắk Lắk từ góc độ nghi lễ chuyển đổi cho người chết sang thế giới tổ tiên nhằm hướng tới cung cấp một nghiên cứu trường hợp về vai trò, chức năng ý nghĩa văn hoá - xã hội của nghi lễ tang ma, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa của các thực hành nghi lễ trong quy trình tổ chức đám tang của người Tày nói chung và người Tày di cư vào Đắk Lắk nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra cho luận án là: - Nhận diện và phân tích cơ sở sinh kế, văn hoá, xã hội, chính sách để từ đó tìm hiểu các vấn đề liên quan đến thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk. - Sưu tầm tài liệu, tư liệu thành văn, khảo sát điền dã, thực địa về đời sống văn hoá tín ngưỡng của người Tày ở Đắk Lắk. - Khảo sát quy trình thực hành nghi lễ tang ma của người Tày tại những điểm tiêu biểu ở tỉnh Đắk Lắk. - Phân tích quy trình nghi lễ chuyển đổi cho người chết về thế giới tổ tiên trong tang ma của người Tày ở Đắk Lắk. 4 - Nhận định, phân tích nghi lễ tang ma của người Tày ở Đắk Lắk dưới góc độ nghi lễ chuyển đổi; thấy rõ các thực hành nghi lễ chuyển đổi trong tang ma chuyển tải nhân sinh quan, thế giới quan của người Tày; nhận định sâu sắc hơn các vấn đề biến đổi và thích ứng văn hoá của người Tày di cư đến Đắk Lắk thông qua nghi lễ chuyển đổi trong tang ma. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày cao tuổi ở Đắk Lắk (cụ thể là huyện Krông Năng) qua thực hành nghi lễ chuyển đổi cho người chết về thế giới tổ tiên trong quan niệm của người Tày. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu nghi lễ tang ma của người Tày ở tỉnh Đắk Lắk. Người Tày có mặt hầu khắp tỉnh Đắk Lắk và sống tập trung ở một số xã trong các huyện như: Ea H’Leo, Krông Năng, Cư Kuin, Krông Ana, Cư M’Gar, Krông Pắk, Buôn Đôn, Ea Súp, v.v.. Krông Năng là huyện có người Tày và người Nùng sinh sống tập trung đông nhất ở tỉnh Đắk Lắk (chủ yếu ở một số xã tiêu biểu như Ea Tam, Ea Puk, Tam Giang, Ea Tân, v.v.), nhiều nhất là ở xã Ea Tam với 83,3% dân số Tày, Nùng (Ea Tam cũng là nơi diễn ra Lễ hội Văn hoá dân gian Việt Bắc vào các ngày 13, 14, 15 tháng Giêng hàng năm từ năm 2014 đến nay, người ta ví vùng đất Ea Tam như một “vùng Việt Bắc thu nhỏ”). Chính vì vậy, ở luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu ở huyện Krông Năng (những xã có người Tày sống tập trung), đồng thời chọn xã Ea Tam là phạm vi nghiên cứu chủ yếu. Bên cạnh đó, tác giả trực tiếp tham dự một số đám tang ở các huyện người Tày sống xen kẽ với nhiều tộc người khác để có cái nhìn tổng quát và những so sánh cụ thể về tang ma của người Tày ở Đắk Lắk (ví dụ như dự một số đám tang tại huyện Buôn Đôn, huyện Ea H’Leo, huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư Jút tỉnh Đắk Nông). Phạm vi thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu tang ma người Tày ở Đắk Lắk (cụ thể là xã Ea Tam, huyện Krông Năng) từ đầu những năm 1980 đến nay. Sở dĩ tác giả luận án lựa chọn mốc thời gian này để nghiên cứu vì đầu những năm 1980, nhất là 5 vào năm 1986 có thể xem là mốc thời gian di cư số lượng lớn đầu tiên của người Tày đến các vùng kinh tế mới, trong đó có xã Ea Tam, đã làm cho dân số của toàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và xã Ea Tam tăng nhanh. Vì vậy, đời sống của các dân tộc cùng cộng cư có sự giao lưu mạnh mẽ với nhau. Quá trình đó đã góp phần hình thành những yếu tố văn hoá mới, sự biến đổi văn hoá của từng tộc người, trong đó có văn hoá tang ma của người Tày. Phạm vi thời gian tiến hành điền dã, khảo sát: Từ năm 2016 đến năm 2021. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên khảo sát thực tiễn, cụ thể là nhóm người Tày di cư vào Đắk Lắk. Về phương pháp luận, trên cơ sở tìm hiểu các khái niệm liên quan đến tang ma của người Tày, luận án sử dụng những quan điểm chức năng tâm lý của Charles Keyes qua nghiên cứu “From Death to Birth: Ritual Process and Buddhist Meanings in Northern Thailand” (Từ tử đến sinh: Nghi lễ và ý nghĩa Phật giáo ở vùng Bắc Thái Lan) [9] làm nền tảng lý luận, từ đó đưa ra nhận thức, có cái nhìn bao quát cũng như cách luận giải riêng về tang ma của người Tày. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận phương pháp nghiên cứu chuyên ngành văn hoá dân gian và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội. Trong luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp tiếp cận liên ngành khoa học xã hội: Được coi là phương pháp kết hợp nghiên cứu của nhiều ngành liên quan như: Văn hoá dân gian, Dân tộc học, Xã hội học, Tôn giáo, v.v.. Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm lý giải một cách hệ thống về văn hoá tang ma của người Tày trong hệ thống nghi lễ vòng đời truyền thống. Ngoài ra, luận án còn áp dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu văn hoá để giải mã những bí ẩn của các hiện tượng văn hoá tâm linh. Thống kê và kế thừa các tài liệu có s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tang_ma_cua_nguoi_tay_o_dak_lak_nghi_le_chuyen_doi_c.pdf
  • pdfQD_LaiThiVan.pdf
  • docTrichyeu_LaiThiVan.doc
  • pdfTT Eng LaiThiVan.pdf
  • pdfTT LaiThiVan.pdf
Luận văn liên quan